Ảnh h−ởng của các nền phân đạm khác nhau đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 67 - 70)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.ảnh h−ởng của các nền phân đạm khác nhau đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

cuốn lá nhỏ

Trong thực tế sản xuất, việc bón phân cho lúa là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa. Tuy nhiên việc bón quá nhiều phân đặc biệt là phân đạm sẽ dẫn đến tình trạng sâu bệnh ngày càng phá lại năng. Với lúa lai, giống lúa chịu phân, đẻ khoẻ, có nhiều

đặc tính sinh học phù hợp với sâu CLN thì việc bón quá nhiều đạm sẽ ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự gây hại của sâu CLN? Để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi đã làm thí nghiệm trên các nền phâm đạm khác nhau và theo dõi diễn biến mật độ sâu và tỷ lệ hại ở các công thức thí nghiệm.

Kết quả cho thấy: Ô bón nhiều đạm, mật độ sâu cao hơn và cùng với đó là tỷ lệ hại tăng so với ô bón ít đạm. Mối quan hệ này là tỷ lệ thuận. Sự chênh lệch về mật độ sâu và tỷ lệ hại càng lớn khi l−ợng đạm bón càng nhiều. ở ô bón 90kgN/ha, mật độ sâu là 6,5 con/m2, tỷ lệ hại là 0,58%. Khi bón 110kgN/ha mật độ sâu là 8,17 con/m2, tỷ lệ hại là 0,95%. Với l−ợng bón 130 kgN/ha, mật độ sâu lên 11,53 con/m2, tỷ lệ hại là 1,45%. Khi l−ợng bón là 150 kgN/ha, mật độ sâu tới 16,5 con/m2, tỷ lệ hại là 3,2%. Nâng mức bón lên 180kgN/ha thì mật độ sâu trung bình cả vụ rất cao, lên tới 22,19 con/m2, tỷ lệ hại là 3,93%. Nh− vậy, ở các công thức bón 90kg N/ha, 110kgN/ha, 150kgN/ha và 180kgN/ha có sự sai khác rõ rệt về mật độ sâu CLN.

Nguyên nhân dẫn tới hiện t−ợng trên theo chúng tôi khi bón nhiều đạm, cây lúa phát triển mạnh thân lá, số nhánh đẻ nhiều, lá lúa mềm và xanh non, thu hút tr−ởng thành đến đẻ trứng, tỷ lệ sâu non sống sẽ cao hơn ruộng bón ít phân do chất l−ợng thức ăn tốt hơn. Kết luận của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành [12] cho rằng những ruộng bón nhiều đạm, cây lúa đều có sự gia tăng diện tích lá, chiều cao cây, số dảnh bình quân trên khóm. Quần thể cây lúa rậm rạp dẫn đến ẩm độ đồng ruộng cao tạo điều kiện thích hợp cho sâu CLN phát sinh với số l−ợng lớn hơn ruộng bón ít đạm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 67 - 70)