Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 89 - 91)

5.1. Kết luận

1. Vòng đời của sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) trên lúa lai và lúa thuần ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27,6C và ẩm độ trung bình 82,3% không có sự sai khác rõ rệt.

2. Mật độ và tỷ lệ hại sâu CLN trên lúa lai vụ xuân 2004 tại Nam Định tăng dần từ đầu vụ đạt đỉnh cao giai đoan lúa làm đòng, tr−ớc trỗ sau đó giảm dần vào cuối vụ.

3. Mật độ và tỷ lệ hại sâu CLN trên các giống lúa lai cao hơn so với các giống lúa thuần.

4. Đối với lúa lai, ruộng bón nhiều phân đạm, mật độ sâu và tỷ lệ hại cao hơn ruộng bón ít đạm.

5. Thành phần thiên địch của sâu CLN trên lúa lai vụ xuân 2004 tại Nam Định gồm 15 loài thuộc 11 họ, 4 bộ. Nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt gồm 9 loài chiếm 60% đạt số l−ợng cao nhất. Nhóm côn trùng bắt mồi gồm 4 loài chiếm 26,7%. Nhóm côn trùng ký sinh có 2 loài chiếm 13,3%.

6. Mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên lúa lai vụ xuân 2004 tại Nam Định tăng dần từ đầu vụ đạt đỉnh cao khi tr−ởng thành CLN ra rộ và giảm dần vào cuối vụ. Các loài bọ cánh cứng, bọ ba khoang, bọ rùa đỏ mật độ tăng dần về cuối vụ, mật độ các loài này phần lớn tăng theo chiều tăng của sâu CLN.

7. Trên lúa lai vụ xuân 2004 tại Nam Định mới chỉ phát hiện 2 loài ong ký sinh sâu CLN. Trong đó ong Apenteles liparidis Bouche ký sinh sâu non CLN đạt 46,34% ở ruộng nông dân phun thuốc 2 lần/vụ.

8. Để phòng trừ sâu CLN cần áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp IPM, chỉ sử dụng biện pháp hoá học khi mật độ sâu ≥ 20 con/m2 mới đem lại hiệu quả kinh tế. Sau khi cấy lúa 30 ngày không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu trên đồng ruộng để giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ thiên địch. Các loại thuốc sử dụng trừ sâu CLN nên sử dụng những thuốc có nguồn gốc sinh học vừa cho hiệu quả cao mà an toàn về sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi tr−ờng.

5.2. Đề nghị

1. Cần quan tâm phòng trừ sâu CLN trên lúa lai hơn lúa thuần.

2. Tiến hành phun thuốc trên lúa lai khi mật độ sâu CLN đạt 20 con/m2

vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ.

3. Nên đ−a lúa lai vào gieo cấy với cơ cấu hợp lý làm tăng đa dạng sinh học, giảm sức ép của sâu cuốn lá nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 89 - 91)