Tỷ lệ ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ trên lúa lai vụ xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 76 - 78)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5. Tỷ lệ ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ trên lúa lai vụ xuân

Ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập sâu non CLN về nuôi trong các ống nghiệm nhằm tìm ra các loài ong ký sinh sâu non CLN, tuy nhiên do đầu vụ mật độ sâu thấp, phân tán vì vậy ong ký sinh sâu non CLN ch−a thấy xuất hiện. Bắt đầu tháng t− trở đi khi nuôi sâu non tuổi 1, chúng tôi đã thu thập đ−ợc 1 loài ong ký sinh sâu non CLN. Đó là ong

Apenteles liparidis Bouche. Kết quả về tỷ lệ sâu non bị ong này ký sinh đ−ợc

thể hiện ở bảng 12.

Từ số liệu ở bảng 12 cho thấy: tỷ lệ ong ký sinh sâu non CLN tăng dần, đạt đỉnh cao vào tháng 5, đạt 46,34%. Tuy nhiên, khi mật độ sâu CLN tăng cao vào giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng thì mật độ ong ký sinh ch−a đạt đ−ợc đỉnh cao. Tỷ lệ ký sinh chỉ thực sự cao sau cao điểm sâu non CLN. Lý do, theo chúng tôi đó chính là phản ứng “chậm trễ” của các loài ong ký sinh. Đây cũng chính là cơ sở để muốn duy trì, bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài ong ký sinh có thể nhanh chóng tiếp cận với sâu hại khi còn ở mật độ thấp chúng ta phải trồng trên bờ ruộng những loại cây phân xanh có hoa tạo nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn để ký sinh tồn tại và phát triển.

Bảng 12: Tỷ lệ sâu CLN bị ký sinh các lứa vụ xuân 2004

tại Nam Phong - Nam Định

Tỷ lệ sâu bị ký sinh (%) Ngày thu mẫu Tổng số cá thể

theo dõi Số l−ợng (con) Tỷ lệ (%)

24/4 38 7 18,42

Với tỷ lệ ký sinh cao nhất là 46,34%, theo chúng tôi, ruộng lấy sâu non để nuôi tìm ký sinh là những ruộng phun thuốc 2 lần thì đây cũng là tỷ lệ t−ơng đối cao. Ong Apenteles liparidis Bouche là loại ong ký sinh chuyên tính, tìm đến sâu non CLN ngay từ khi sâu đang ở tuổi 1, có khả năng tìm để ký sinh khi sâu đang trú ẩn ở trong tổ cũ hoặc ở nõn lá đến khi sâu sang tuổi 3 ong sẽ làm kén hoá nhộng ngay bên xác sâu non (ảnh). Nh− vậy, ong

Apenteles liparidis Bouche đã loại bỏ sâu non CLN tr−ớc khi loài sâu này

đủ lớn để gây hại cho cây lúa. Theo chúng tôi, với một loài ong ký sinh chuyên tính nh− ong Apenteles liparidis Bouche là một thiên địch rất lợi hại của sâu CLN.

ảnh 3: Kén ong Apenteles liparidis Bouche ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ

Do ch−a nghiên cứu đ−ợc tất cả các loại ong ký sinh trên các pha của sâu CLN nh−ng với một loài ong mà tỷ lệ ký sinh là 46,34%, thì kết quả của

tổng tỷ lệ các loài ong ký sinh trên trứng, sâu non, nhộng sẽ là rất cao. Theo chúng tôi, đây mới chính là nhóm thiên địch có vai trò quan trọng, có mối liên hệ chặt chẽ đến sự tăng giảm mật độ của sâu CLN trên đồng ruộng.

4.3. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Để phòng trừ sâu CLN đạt hiệu quả cao song giữ cân bằng sinh thái và hạn chế những tác hại do thuốc đem lại thì việc thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với loài sâu này là việc nên làm. Để áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu CLN chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh 2 ruộng: 1 ruộng tất cảc các khâu canh tác, phòng trừ sâu bệnh làm theo tập quán nông dân, 1 ruộng theo quy trình IPM để so sánh hiệu quả kinh tế, xây dựng ng−ỡng phòng trừ với sâu CLN, khảo sát một số loại thuốc phòng trừ sâu CLN để tìm ra loại thuốc tốt nhất có hiệu quả cao và an toàn với môi sinh để sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)