Các nghiên cứu về ng−ỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 27 - 29)

Các kết quả nghiên cứu về dự báo thời gian thích hợp để tiến hành phòng trừ sâu CLN bằng thuốc hoá học (Chiang, 1977; Kudagamage, 1983) [44] [52] cho thấy, sau từ 10 đến 20 ngày kể từ khi b−ớm CLN vũ hoá rộ, sẽ xuất hiện đỉnh cao về thiệt hại lá (lá lúa bị bạc trắng nhiều nhất) và thời điểm thích hợp để trừ sâu CLN là lúa có 70% sâu non tuổi 2 xuất hiện trên đồng ruộng hoặc có 5% số lá bị hại.

Việc xây dựng ng−ỡng phòng trừ sâu CLN trên cơ sở thiệt hại về kinh tế hay thiệt hại về sản l−ợng ở hai giai đoạn sinh tr−ởng của cây là giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn từ làm đòng đến trỗ. Vì 2 giai đoạn này sâu CLN th−ờng

phát sinh với mật độ cao. Nhận xét và đánh giá về thiệt hại của cây lúa trong các giai đoạn phát triển Dyck(1978)[46] Shen và Lu (1984) [59] cho biết sản l−ợng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu CLN gây hại vào giai đoạn lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và mức hại nhẹ nhất giai đoạn lúa chín sữa. Kết quả nghiên cứu của Tô Thành Đ−ờng (1992) [11] cho thấy khi cây lúa có lá đòng bị hại, năng suất giảm so với đối chứng là 21,06%, nếu lá đòng và một lá nữa bị hại thì năng suất giảm 25,44%, nếu lá đòng và 2 lá nữa bị hại, năng suất giảm 36,99%. Nghiên cứu về mức độ gây hại của sâu CLN có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều cơ quan, nhà n−ớc khác nhau và ng−ỡng kinh tế đ−ợc xác định với sâu CLN đã đ−ợc Bautista và cộng sự (1984) [41] chỉ ra rằng 1,5 sâu non/khóm hoặc 4% lá bị hại đã làm giảm năng suất của giống IR-36 khoảng 200kg/ ha, nh− vậy ng−ỡng phòng trừ phải ở mức thấp hơn. Boling (1978) [15] xác định 25-50% lá bị sâu CLN gây hại sẽ thất thu 3-8% sản l−ợng (giai đoạn mạ) và 5-10% sản l−ợng (giai đoạn lúa đẻ nhánh). Rice (1982) [15] chỉ ra rằng 50% lá bị sâu CLN gây hại sẽ làm giảm 40-60% năng suất, 25% lá bị hại sẽ không làm giảm đến năng suất (giai đoạn lúa đẻ nhánh). Theo một số tác giả khác [42] cho rằng: sâu CLN gây hại trong suốt thời kỳ sinh tr−ởng dinh d−ỡng của cây lúa thì không làm thiệt hại đến năng suất do giai đoạn này cây lúa có khả năng tự đền bù. Nếu cây lúa bị hại nặng giai đoạn làm đòng sẽ ảnh h−ởng nghiêm trọng đến năng suất. Các kết quả nghiên cứu về ng−ỡng phòng trừ sâu CLN ở một số n−ớc nh− sau:

Thái Lan: 20% lá bị hại hoặc 2 lá/dảnh.

Phi-lip-pin: 50% lá bị hại (giai đoạn đẻ nhánh), 25% số lá bị hại (giai đoạn làm đòng - trỗ).

Ma-lai-xia: 15% số lá bị hại (giai đoạn đẻ nhánh), 10% số lá bị hại (giai đoạn đòng - trỗ).

ấn Độ: từ 1-2 lá chớm bị hại/khóm (giai đoạn lúa trỗ). Băng-la-đet: 25% số lá bị hại (giai đoạn làm đòng - trỗ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 27 - 29)