Ảnh h−ởng của giống lúa đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 65 - 67)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.ảnh h−ởng của giống lúa đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

4.2.1. nh h−ởng của giống lúa đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ nhỏ

4.2.1.1. Mật độ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa lai và lúa thuần gieo cấy tại Nam Định vụ xuân 2004

Trong những năm gần đây tỉnh Nam Định đ−a lúa lai vào gieo cấy với diện tích lớn đã góp phần đ−a năng suất lúa lên cao nhất miền Bắc, song cùng với đó là các loài sâu bệnh ngày càng gia tăng với mức độ và quy mô lớn, trong số các loài sâu hại nổi lên gây dịch hàng năm thì đối t−ợng điển hình nhất là sâu CLN. Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các giống lúa đến khả năng gây hại của sâu CLN song những nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại trên các giống lúa thuần. Để làm rõ mối quan hệ giữa lúa lai và sâu CLN từ đó rút ra kết luận cần thiết cho công tác nghiên cứu cũng nh− áp dụng vào thực tiễn sản xuất, chúng tôi đã điều tra mật độ và tỷ lệ hại của sâu CLN trên một số giống lúa lai và giống lúa thuần gieo cấy phổ biến ở Nam Định. Kết quả thể hiện ở bảng 7.

Số liệu ở bảng 7 cho thấy: ở cùng trà xuân muộn nh−ng các giống lúa khác nhau thì mật độ sâu và tỷ lệ hại khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện rất rõ giữa lúa lai và lúa thuần. Các giống lúa lai nh− Nhị −u 63, Đê −u 527, Nhị −u 838 giai đoạn đẻ nhánh, mật độ sâu trung bình từ 5,2-8,6 con/m2, tỷ lệ hại đạt từ 0,4-0,5%. Trong khi đó các giống lúa thuần nh− ải 32, Nam Định 1, Khang Dân 18,

Việt H−ơng Chiếm mật độ sâu trung bình là 3,2-4,3 con/m2, tỷ lệ hại là 0,1-0,3%. Giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, mật độ sâu ở các giống lúa lai là 10,3-16,9 con/m2 trong khi đó ở lúa thuần là 6,4-8,1 con/m2, tỷ lệ hại ở lúa lai

trung bình từ 2,98-5,6%, còn ở lúa thuần là 1,04-1,57%. Vào giai đoạn lúa trỗ - chín mật độ và tỷ lệ hại giảm, nh−ng sự khác biệt giữa lúa lai và lúa thuần

vẫn thể hiện rất rõ. Sở dĩ có sự khác biệt trên theo chúng tôi là do lúa lai có bản lá to, màu sắc xanh đậm, bộ lá rậm rạp, hấp dẫn tr−ởng thành đến đẻ trứng, vì vậy mật độ sâu CLN tại ruộng cấy lúa lai bao giờ cũng lớn hơn ruộng cấy lúa thuần mặc dù hai ruộng này gần nhau. Đây cũng chính là khả năng bảo tồn nòi giống của chúng. Việc chọn ruộng có nguồn thức ăn dồi dào, chất l−ợng cao sẽ giúp cho thế hệ sau tồn tại và phát triển tốt. Kết quả còn cho thấy trong tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của cây lúa, giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, mật độ sâu và tỷ lệ hại cao hơn các giai đoạn khác. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác nh− Hồ Khắc Tín [31]. Nguyễn Công Thuật [30], Nguyễn Văn Hành [12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 65 - 67)