Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và lúa thuần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 59 - 61)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và lúa thuần

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vòng đời của sâu CLN trên lúa thuần ở điều kịên ôn, ẩm độ khác nhau. Nh−ng ở góc độ nghiên cứu về lúa lai, chúng tôi muốn tìm hiểu xem sự thay đổi ký chủ có liên quan nh− thế nào đến tiến độ phát dục của loài sâu này (Bảng 5).

Giống lúa Khang Dân 18 (lúa thuần) và Nhị −u 63 (lúa lai) là hai giống gieo cấy phổ biến ở Nam Định cùng trà xuân muộn. Khi nuôi sâu CLN trên hai giống lúa trên, chúng tôi nhận thấy với cùng thời gian nuôi (từ 20/5) ở cùng nhiệt độ trung bình 27,60C và ẩm độ trung bình 82,3%, tuy nuôi trên hai loại thức ăn là lá lúa Nhị −u 63 và Khang Dân 18 song kết quả cho thấy vòng đời của sâu CLN không có sự sai khác rõ rệt. Nh− vậy, sự phát dục của sâu CLN dù ở giống lúa lai hay lúa thuần nh−ng đ−ợc cung cấp đầy đủ thức ăn và thức ăn có chất l−ợng cao (cây lúa đ−ợc cung cấp dinh d−ỡng đầy đủ) thì không có sự biến động. Tuy nhiên, sự phát dục giữa các tuổi sâu khi nuôi cùng loại thức ăn thì có sự khác nhau. Tuổi 1, 2 th−ờng phát dục nhanh hơn các tuổi khác. Theo kinh nghiệm của Chi cục BVTV tỉnh Nam Định khoảng thời gian từ khi trứng rộ đến tuổi 1 tuổi 2 nở rộ là 5 - 7 ngày. Đây chính là khoảng thời gian để quyết định phòng trừ nếu mật độ sâu đến ng−ỡng sẽ cho hiệu quả cao nhất. Chúng tôi cho rằng thời gian này cũng hợp lý, căn cứ vào thời gian hoàn thành trứng và sâu non tuổi 1, 2.

Đối với mỗi loài sâu hại, việc tìm hiểu vòng đời của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho những ng−ời làm công tác dự tính dự báo hiểu đ−ợc ở

từng vùng sinh thái mỗi loài có bao nhiêu lứa, thời gian hoàn thành của mỗi lứa, trên cơ sở đó dự báo đ−ợc thời gian xuất hiện của mỗi lứa sâu trên đồng ruộng. Đặc biệt là những lứa gây hại chính để từ đó có kế hoạch phòng trừ. Tuy nhiên vòng đời của sâu hại nói chung và sâu CLN nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố; ôn, ẩm độ, dinh d−ỡng… Ngoài đồng ruộng, sự sai khác về vòng đời của sâu CLN theo chúng tôi do nhiều nguyên nhân nh− ôn, ẩm độ khác nhau, chất l−ợng trứng sâu CLN, chất l−ợng thức ăn. Những kết luận trên đã đ−ợc chứng minh bằng những nghiên cứu của nhiều tác giả nh− Nguyễn Văn Hành [12], Đặng Thị Dung [10]. Nh− vậy, để biết đ−ợc nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về thiệt hại của sâu CLN trên lúa lai và lúa thuần chúng tôi còn phải nghiên cứu nhiều khía cạnh khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)