Ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 86 - 89)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ

nghiệm thì thuốc Karate 2,5 EC ảnh h−ởng đến nhóm thiên địch bắt mồi mạnh nhất, sau đó đến thuốc Padan 95 SP, thuốc Ofatox 400 EC ảnh h−ởng ở mức trung bình, còn thuốc Tập kỳ 1,8 EC là thuốc có ảnh h−ởng nhẹ đến nhóm thiên địch bắt mồi. Nh− vậy, xét về tất cả các mặt thì sử dụng thuốc Tập kỳ 1,8 EC mang lại lợi ích nhiều nhất: thuốc vừa cho hiệu quả cao, giúp cây lúa sinh tr−ởng và phát triển tốt, l−ợng hoạt chất sử dụng trên đơn vị diện tích thấp nhất mà ít ảnh h−ởng đến thiên địch. Theo chúng tôi, do tập quán dùng quen các loại thuốc khác bà con ch−a sử dụng thuốc Tập kỳ 1,8EC vì đây là loại thuốc mới. Công tác tuyên truyền vận động bà con sử dụng luân phiên các loại thuốc, đặc biệt là thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học nh− Tập kỳ 1,8EC là rất quan trọng, giúp cho việc phòng trừ các loại sâu đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi tr−ờng, giữ cân bằng sinh thái, hạn chế hậu quả xấu do việc sử dụng thuốc ch−a đúng kỹ thuật đem lại.

4.3.5. nh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ ký sinh sâu non cuốn lá nhỏ cuốn lá nhỏ

Việc sử dụng thuốc BVTV nhiều lần/vụ đã ảnh h−ởng rất lớn đến các loài thiên địch đặc biệt là các loài ong ký sinh là những đối t−ợng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu. Nghiên cứu các mẫu sâu non CLN lấy từ những khu ruộng có số lần phun thuốc khác nhau, chúng tôi thu đ−ợc kết quả thể hiện ở bảng 17.

Bảng 17: ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ sâu non CLN bị ký sinh bởi ong Apenteles liparidis Bouche

Công thức Số cá thể theo dõi Số cá thể bị ký sinh Tỷ lệ ký sinh (%)

2 lần phun thuốc 41 19 46,34

3 lần phun thuốc 55 18 32,72

4 lần phun thuốc 49 13 26,53

Qua bảng 17 cho thấy: với cùng số cá thể theo dõi, ruộng phun thuốc 2 lần/vụ tỷ lệ ký sinh do ong Apenteles liparidis Bouche là 46,34%. Ruộng phun thuốc 3 lần/vụ tỷ lệ ký sinh chỉ có 32,72%, ở ruộng phun thuốc 4 lần/vụ, tỷ lệ này là 26,53%. Nh− vậy, mối liên quan giữa số lần sử dụng thuốc trừ sâu và tỷ lệ ký sinh là tỷ lệ nghịch. Thuốc BVTV sử dụng càng nhiều thì tỷ lệ ký sinh càng thấp. Đây chính là mối nguy cơ dẫn đến sự suy giảm sự đa dạng của các loài sinh vật trong tự nhiên, là nguyên nhân của sự mất cân bằng sinh học. Việc khuyến cáo tuyên truyền ng−ời dân sử dụng thuốc hoá học hạn chế, chỉ nên sử dụng khi sâu đến ng−ỡng gây hại, coi biện pháp hoá học chỉ là một biện pháp tình thế trong hệ thống PTTH là rất quan trọng, giúp cho hoạt động phòng trừ sâu hại đem lại hiệu quả lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 86 - 89)