Ký chủ sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 57 - 59)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Ký chủ sâu cuốn lá nhỏ

Nhằm tìm hiểu vòng chu chuyển cuả sâu CLN trong tự nhiên và nguồn tích luỹ để tạo nên lứa đầu tiên trên ruộng lúa, chúng tôi đã điều tra trên một số loài cây cỏ xem khi ch−a có mặt cây lúa trên đồng ruộng thì những ký chủ nào là thức ăn của sâu CLN và mức độ phổ biến của loài sâu này trên các ký chủ đó.

Bảng 4: Ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ bắt gặp 1 Cỏ bấc Juncus prismatocarpus R.B.I +++ 2 Cỏ lá tre Paspalum conjugatum Berg ++

3 Cỏ mần trầu Eleusine indica Gaertn +

4 Cỏ gà n−ớc Paspalum scrobiculatum Linn + 5 Cỏ lồng vực Echino chloa oryzicola Vasing ++ 6 Cỏ chân nhện Digitaria timorensis Bal + 7 Cỏ chân nhện tím D. violascens Link + 8 Cỏ tranh Imprerata cylindrica P. Beauv ++

Ghi chú:

+ : ít phổ biến, tần suất xuất hiện từ 1-25% ++ : phổ biến, tần suất xuất hiện từ 26-50% +++ : rất phổ biến, tần suất xuất hiện trên 50%

Kết quả cho thấy sâu CLN có mặt ở rất nhiều loại cỏ phổ biến ở các m−ơng máng, bờ ruộng. Đây chính là nơi trú ngụ, nguồn tích luỹ của sâu CLN mỗi khi chuyển vụ. Kết quả của chúng tôi cũng rất phù hợp với nghiên cứu của Vũ Quang Côn. (1987) [6] và Nguyễn Văn Hành (1988) [12] và một số tác giả nh− Barrion và cộng sự (1991) [40]. Điều tra về mức độ phổ biến của sâu CLN trên các loại cây cỏ trên chúng tôi thấy: sâu CLN có mặt phổ biến nhất ở trên cỏ bấc, một loại cỏ có bản lá to, xanh đậm, lá mềm, rất thích hợp với sâu CLN, loại cỏ này có rất nhiều ở các m−ơng máng và xanh tốt quanh năm, rất phù hợp với loài sâu này, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, cây lúa không có mặt trên đồng ruộng thì cỏ bấc là nơi trú ẩn và là thức ăn giúp sâu CLN có thể tồn tại.

Ngoài cỏ bấc còn có nhiều loài cỏ khác là ký chủ phụ của sâu CLN trên cây lúa vụ xuân. Những ký chủ phụ đó tạo nên nguồn sâu tại chỗ khiến sâu CLN nhanh chóng gia tăng mật độ khi cây lúa (ký chủ chính của chúng) bắt đầu hồi xanh đẻ nhánh. Nắm bắt đ−ợc nguồn tích luỹ của sâu CLN trên đồng ruộng để từ đó làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng sẽ hạn chế đáng kể tác hại của sâu CLN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 57 - 59)