Thành phần thiên địch của sâu CLN trên lúa lai vụ xuân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 70 - 72)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Thành phần thiên địch của sâu CLN trên lúa lai vụ xuân

Để tìm hiểu xem thành phần các loài thiên địch sâu CLN trên ruộng lúa

ở Nam Định có những nét gì đặc tr−ng, số l−ợng loài bộ, họ có phong phú hay không? Chúng tôi đã thu thập, điều tra và thu đ−ợc kết quả thể hiện ở bảng 9, 10.

Qua số liệu ở bảng 9, 10 cho thấy: trên ruộng lúa xuân tỉnh Nam Định có tới 16 loài thiên địch bắt mồi và ký sinh thuộc 5 bộ, 12 họ thuộc 3 nhóm sau:

Nhóm nhện bắt mồi ăn thịt thuộc bộ nhện lớn Araneida, đây là bộ chiếm số l−ợng loài lớn nhất có tới 6 họ, 9 loài chiếm 56,2%.

Nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt gồm 2 bộ, 4 họ và 4 loài, chiếm 26,7% bao gồm các bộ nh−: bộ cánh cứng, bộ 2 cánh, bộ chuồn chuồn, số l−ợng loài các bộ này nh− sau: bộ cánh cứng Coleoptera có 3 họ, 3 loài chiếm 20%. Bộ 2 cánh và bộ chuồn chuồn, mỗi bộ đều có 1 họ, 1 loài chiếm 6,7%.

Nhóm côn trùng ký sinh thuộc bộ cánh màng Hymenoptera có 1 họ, 2 loài chiếm 13,3%.

Do nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào ký sinh sâu non CLN cho nên số l−ợng loài ký sinh mới chỉ giới hạn ở 2 loài.

Nhìn chung, số l−ợng thành phần thiên địch của sâu CLN trên đồng ruộng Nam Định t−ơng đối phong phú, tập trung chủ yếu ở nhóm nhện và nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt. Nhóm côn trùng ký sinh tuy ch−a đ−ợc nghiên cứu nhiều song 2 loài đ−ợc phát hiện trên cũng là những loài ký sinh chuyên tính có vai trò rất quan trong trong việc làm giảm số l−ợng sâu hại trên đồng ruộng. Những nghiên cứu của chúng tôi tuy không là mới so với một số nghiên cứu khác nh−ng ở đồng ruộng Nam Định thì đây là những phát hiện đầu tiên mang tính chất cụ thể, đi sâu vào tìm hiểu nhằm mục đích phát hiện, để từ đó phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng nh− làm cơ sở cho việc bảo vệ,

tăng c−ờng lực l−ợng thiên địch sâu CLN để nâng cao biện pháp đấu tranh sinh học giúp cho công tác phòng trừ sâu CLN trong thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả cao và lâu dài.

Bảng 10: Số l−ợng và tỷ lệ % các loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ

Số l−ợng STT Tên bộ Họ Loài Tỷ lệ loài (%) 1 Bộ nhện lớn (Araneida) 6 9 60 2 Bộ cánh cứng (Coleoptera) 3 3 20

3 Bộ chuồn chuồn (Odonata) 1 1 6,7

4 Bộ cánh màng (Hymenopetra) 1 2 13,3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)