4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.1. So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM và ruộng theo tập quán nông dân
nông dân
Bảng 13: So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM
và ruộng theo tập quán nông dân
Chỉ tiêu Ruộng nông dân Ruộng IPM
Năng suất thực thu (kg/ha) 6.925 6.786
Giá thành (đ/kg) 2.000 2.000
Tổng thu nhập (ng.đồng) 13.850.000 13.572.000 Tổng chi
+ Chi phí BVTV (ng.đồng) 1.171.710 490.290
Lợi nhuận 8.897.240 9.300.660
Từ tr−ớc tới nay, trên đồng ruộng Nam Định việc phòng trừ sâu CLN hầu nh− chỉ chú ý đến biện pháp hoá học. Ngay cả khi sử dụng biện pháp này, nông dân vẫn phun thuốc quá nhiều lần/vụ, số l−ợng thuốc sử dụng quá mức cần thiết. Có tr−ờng hợp phun trừ sâu CLN, nông dân cộng cả Padan 95 SP và Sát trùng song 95 WP một cách không cần thiết khiến l−ợng chất độc sử dụng trên đơn vị diện tích rất lớn gây ô nhiễm môi tr−ờng, tốn kém về chi phí dẫn đến không mang lại hiệu quả kinh tế. Để giúp ng−ời dân chứng kiến tận mắt kết quả của hệ thống PTTH chúng tôi đã h−ớng dẫn bà con thực nghiệm 2 khu ruộng, 1 theo quy trình IPM, 1 theo tập quán nông dân để họ có thể nhận rõ hiệu quả do IPM đem lại.
ở 2 khu ruộng có thể thấy năng suất và tổng thu nhập sai khác nhau không nhiều song tổng chi phí ở 2 khu ruộng có sự chênh lệch nhau rất lớn. Đặc biệt, sự chênh lệch này thể hiện rõ ở chi phí BVTV. Điều này càng chứng tỏ nông dân đã sử dụng quá nhiều loại thuốc, số l−ợng sử dụng nhiều dẫn đến có sự khác nhau về lợi nhuận. ở ruộng IPM hiệu quả kinh tế thu đ−ợc cao hơn ruộng nông dân. Không những thế ruộng làm theo quy trình IPM còn mang lại hiệu quả về nhiều mặt:
Về kinh tế: đem lại lãi suất cao hơn ruộng nông dân
Về môi tr−ờng: hạn chế số lần phun thuốc, l−ợng thuốc sử dụng trên đơn vị diện tích ít do đó hạn chế ô nhiễm môi tr−ờng.
Về xã hội: nông dân bắt đầu thấy đ−ợc ý nghĩa và tác dụng của IPM, nhận biết đ−ợc kẻ thù tự nhiên của sâu CLN. Từ đó có ý thức bảo vệ, tạo điều
kiện cho thiên địch phát triển, nhận biết giai đoạn xung yếu của cây lúa để có kế hoạch theo dõi phòng trừ kịp thời.