PHẦN ÔN TẬP MÔN CÁC THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC ĐÔNG ÂU VÀ NGA

135 668 6
PHẦN ÔN TẬP MÔN CÁC THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC ĐÔNG ÂU VÀ NGA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. A.S.PUSHKIN THƠ VỀ TỰ DO VÀ TIỂU THUYẾT EVGHENY ONEGIN a. Các vấn đề về tư tưởng tự do 1.1. Tư tưởng tự do Trong nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ tự do xuất phát từ liber của tiếng Latinh, có nghĩa tự do, không phải nô lệ. Từ này đi liền với từ liberty trong tiếng Anh và khái niệm tự do. Âm ỉ suốt trong đêm trường Trung Cổ, cuộc đấu tranh vì tự do bắt đầu từ phong trào Phục hưng Ý, trong cuộc đấu tranh giữa một bên là những người ủng hộ các thành bang độc lập và một bên là những người ủng hộ Giáo hoàng hay Hoàng đế La Mã Thần thánh. Theo Bách khoa toàn thư mở “Thuyết tư tưởng tự do khẳng định rằng các cá nhân không nên chấp nhận hay phủ nhận các quan niệm được đưa ra như là các chân lý mà không dùng đến tri thức và lý tính. Do đó, những người có tư tưởng tự do cố gắng xây dựng các niềm tin của mình dựa trên cơ sở của các dữ kiện, truy vấn khoa học, và các nguyên lý lôgic, tránh phụ thuộc vào bất cứ ngụy biện dữ kiệnlôgic, tránh chịu ảnh hưởng của quyền lực, sự thiên vị trong nhận thức (cognitive bias), kiến thức truyền thống, văn hóa đại chúng, định kiến, chủ nghĩa bè phái, truyền thống, lời đồn đại, và các nguyên tắc giáo điều hay sai lầm khác. Theo đó, khi áp dụng cho tôn giáo, triết lý tư tưởng tự do cho rằng: với các dữ kiện hiện có, các lý thuyết khoa học đã được chấp nhận rộng rãi, và các nguyên tắc lôgic, không đủ bằng chứng cho sự tồn tại của các hiện tượng siêu nhiên.” Tư tưởng tự do nhấn mạnh đến quyền cá nhân. Nó đi tìm kiếm một xã hội có đặc điểm là tự do tư tưởng cho mỗi cá nhân, hạn chế quyền lực (nhất là của nhà nước và tôn giáo), pháp trị, tự do trao đổi tư tưởng, một nền kinh tế thị trường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự do, và một hệ thống chính phủ minh bạch trong đó các quyền của công dân được bảo vệ. Chủ nghĩa tự do phủ nhận nhiều giả thuyết nền tảng đã thống trị các lý thuyết đầu tiên về nhà nước, chẳng hạn như thần quyền của vua chúa, vị trí có được do thừa kế và quốc giáo. Những quyền căn bản của con người mà tất cả những người theo chủ nghĩa tự do đều ủng hộ là quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản. 1.2 Tư tưởng tự do trong nghệ thuật và văn học 1.2.1 Tư tưởng tự do trong nghệ thuật: Không phải chính trị hay khoa học, chính nghệ thuật lại là phạm trù quan tâm đến tự do nhất. Tự do và nghệ thuật như một quả cam mọng nước, bao bọc lấy nhau và sở hữu lẫn nhau, như lời tuyên bố của Albert Camus “Không có tự do, không có nghệ thuật; nghệ thuật chỉ sống dựa vào sự gò bó nó tự tạo nên cho mình, và sẽ chết dưới mọi dạng khác.” Với một mong muốn về cuộc sống bình đẳng, con người được hưởng sự sống tuyệt vời với tất cả quyền lợi của mình, các nhà làm nghệ thuật đã nhắc đến vấn đề tự do trong rất nhiều tác phẩm của mình. Đó là tư tưởng thấm vào Picasso khiến ông sáng tạo nên những bức tranh khỏa thân nổi tiếng như bức Những người phụ nữ Algiers, Lá xanh, khỏa thân và bầu ngực. Hoặc như trong lịch sử các tác phẩm hội họa kinh điển của nền mỹ thuật Pháp, bức “La Liberté guidant le peuple” (Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân) của danh họa Pháp Eugène Delacroix luôn được xem là tác phẩm đắt giá, ghi lại được tinh thần của Cách mạng Pháp. Bức “Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân” khắc họa lại sự kiện Cách mạng Tháng 7 (1830) của nước Pháp, nhưng khi bình luận về bức tranh này, người ta thường nhìn nhận sự kiện như một cái cớ để danh họa Delacroix sáng tác, còn bản thân bức tranh đã vượt ra khỏi ý nghĩa của một sự kiện cụ thể, để vươn lên tầm vóc của một bức tranh khái quát nên những biểu tượng lớn lao của nước Pháp. Hay như người đàn ông đã tạo ra những sự diễn đạt thi vị theo cách mới trong truyền thống ca khúc tuyệt vời của Mỹ_Bob Dylan đã đưa những vấn đề về tự do xuất hiện liên tục trong các tác phẩm âm nhạc của mình_“How many years must a mountain exist before it is washed to the sea? How many years can some people exist before theyre allowed to be free?” (Tạm dịch: Bao nhiêu năm núi vẫn ung dung,cho đến một ngày núi sẽ nằm dưới biển? Bao nhiêu lâu ta sẽ sống, nhưng đến một ngày mới thật sự tự do?) 1.2.2 . Tư tưởng tự do trong văn học: Hoàng đế Marcus Aurelius được mệnh danh là một vị vua triết gia lý tưởng trong tác phẩm Suy ngẫm, đã viết về: “...ý niệm về một thực thể chính trị được quản lý theo cách sao cho có quyền bình đẳng và có tự do bình đẳng trong ngôn luận, và ý niệm về một nhà nước quân chủ tôn trọng tự do của những người bị trị...” Marcus Aurelius Antoninus Augustus, một trong những tác phẩm đầu tiên nói đến tự do. Hay Những đứa con của tự do (Marc Levy) đi đến những khẳng định về những con người khao khát tự do, trải qua bao nhiêu khó khăn của cuộc chiến với Đức quốc xã, đối diện với cái chết, với thiếu thốn,... nhưng họ vẫn hướng về tương lai: một mùa xuân của tự do. Nhà thơ Nga nổi tiếng Mikhail Yuryevich Lermontov thường xuyên viết về tự do đã từng lên tiếng: “Я ищу свободы и покоя Я б хотел забыться и заснуть” (Tạm dịch: Tôi đi tìm tự do và tĩnh lặng Tôi chỉ mong giá được ngủ và quên) Rồi tiếng lòng tha thiết và dữ dội của Paul Éluard: “Trên quyển vở nhà trường Trên án viết thân cây Trên cát trên tuyết Ta viết tên em Trên những trang đã đọc Trên những trang trắng tinh Đá, máu, giấy hay tro Ta viết tên em Trên tranh ảnh tô vàng Trên vũ khí chiến binh Trên mũ miện vua chúa Ta viết tên em Trên rừng hoang sa mạc Trên tổ chim hoa đồng Trên tiếng vang tuổi trẻ Ta viết tên em Trên huyền diệu những đêm Trên bánh trắng ban ngày Trên những mùa cưới hỏi Ta viết tên em Trên các mảnh trời xanh Trên ao mặt trời mốc Trên hồ trăng lung linh Ta viết tên em Trên đồng ruộng chân trời Trên những cánh chim bay Trên máy xay bóng tối Ta viết tên em Trên mỗi thoáng bình minh Trên mặt biển thân tàu Trên ngọn núi điên cuồng Ta viết tên em Trên bọt nổi mây lồng Trên mồ hôi cơn giông Trên mưa dày và nhạt Ta viết tên em Trên hình dáng long lanh Trên chuông ngân màu sắc Trên chân lý hữu hình Ta viết tên em Trên những nẻo rộn ràng Trên đường sá thênh thang Trên quảng trường toả rộng Ta viết tên em Trên ngọn đèn mới khêu Trên ngọn đèn đang tắt Trên mái nhà sum họp Ta viết tên em Trên trái bổ đôi Gương soi và phòng ngủ Trên giường bỏ trống không Ta viết tên em Trên con chó của ta háu ăn và trìu mến Trên tai nó vểnh lên Trên chân nó vụng về Ta viết tên em Trên bục cửa nhà ta Trên các đồ quen thuộc Trên sóng ngọn lửa thiêng Ta viết tên em Trên da thịt hiến dâng Trên trán yêu bè bạn Trên bàn tay đưa nắm Ta viết tên em Trên cửa kính ngạc nhiên Trên làn môi chú ý Vượt xa trên im lặng Ta viết tên em Trên chỗ ẩn bị tan Trên hải đăng sụp đổ Trên tường niềm ngao ngán Ta viết tên em Trên xa vắng không ước thèm Trên quạnh hiu trần trụi Trên bậc thềm cái chết Ta viết tên em Trên sức khỏe phục hồi Trên hiểm nguy tan biến Trên hy vọng chẳng nhớ nhung Ta viết tên em Và do phép màu một tiếng Ta làm lại cuộc đời Ta sinh ra để biết em Để gọi tên em TỰ DO” (Tế Hanh dịch) Để tìm thấy những tư tưởng về tự do trong văn học không hề khó khăn, dù là trong nước hay thế giới. Bởi tư tưởng tự do là điều ám ảnh và ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, và khi đến với nhà văn điều đó lại có cơ hội bộc lộ và thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 2. Tự do trong thơ Puskin 2.1.Tự do ở hình thức Có một nhà thơ được Gorki mệnh danh là “khởi đầu của mọi khởi đầu” trong văn học Nga, được Belinski gọi là “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga”, Gogol xem là “con người của tinh thần Nga”, và đặc biệt Dostoievski khẳng định là “người duy nhất nói tiếng mới” tiếng nói “toàn nhân loại”. Đó chính là lời ca ngợi dành cho “mặt trời thi ca Nga”. Nhưng để chính những người Nga, những nhà văn nổi tiếng của xứ sở bạch dương khẳng định điều này thì thơ ca của Puskin đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ, đó chính là thành công ở phương diện nghệ thuật. Bởi lẽ đây là người đã tạo ra một sự tự do vô tận trong hình thức thi ca Nga. Ông đã phá vỡ nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển khi ông mới 18 tuổi, để rồi ông khai khá chủ nghĩa hiện thực vào năm 26 tuổi và chính thức đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực vào năm 1925. Không chỉ vậy, Puskin còn đem đến những sáng tạo mới trong ngôn ngữ Nga ở văn học hiện đại, một thứ ngôn ngữ đậm đà bản sắc và thoát khỏi sự vay mượn, khoa trương trống rỗng. Chính nhờ Puskin mà văn học Nga có sự hòa quyện giữa dòng văn chương bác học và văn học dân gian. 2.2. Tự do trong nội dung: John Adam từng nói rằng: “Hãy để trí óc con người tự do. Nó phải được tự do. Nó sẽ được tự do. Sự mê tín và giáo điều không thể giam cầm được nó.” Tư tưởng này có lẽ được thể hiện sâu sắc nhất trong thơ ca của Puskin. Thơ ca của Puskin vô cùng đa dạng về nội dung, nhưng một phạm trù không thể thiếu đó chính là cổ vũ cho sự tự do, đấu tranh cho quyền con người. Chủ đề tự do trong thơ Puskin được thể hiện rất đa dạng và đầy hình ảnh. Trong tác phẩm Người tù (1822), nhà thơ từng khuyến khích con người hãy: “Bay bay đi, ta loài chim tự do Bay về nguồn nước vô cùng trong sáng”. Có lẽ chủ đề tự do được tập trung mãnh liệt nhất ở bài Tự do, ngay từ nhan đề tác giả đã chủ đích hướng người đọc đi theo mạch nguồn của sự giải phóng khỏi những ràng buộc. Những lời thơ đanh thép mà tha thiết rền rĩ: “Hỡi nàng thơ kiêu hãnh của tự do? Hãy tới gỡ hoa vinh dự khỏi đầu ta Tới đập tan cây đàn thơ ẻo lả Ta muốn ngợi ca tự do cho trần thế, Ta muốn đập vào những tật xấu gian tham Đang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng...” Đó không chỉ là tự do đơn thuần, mà đó là sự thoát ly khỏi những cái xấu xa và đáng sợ đang thắt chặt cuộc sống đau khổ của con người. Puskin ý thức được nguồn gốc của sự mất tự do, hơn ai hết ổng hiểu cách để tìm thấy tự do. Mà muốn có tự do thì không còn cách nào khác là đấu tranh: “Ôi Nhìn bất cứ về đâu ta cũng thấy; Những gông cùm, xiềng xích với roi da Và lệ sầu thê thảm cuộc đời tù Và tình cảnh tan hoang vòng pháp luật…” Tự do chính là bản tuyên ngôn của các nhà cách mạng: lật đổ chế độ Nga hoàng. Bài thơ mang một sức mạnh cổ vũ lớn lao trong cuộc đấu tranh giải phóng con người bằng một niềm tin mãnh liệt. Kết thúc bài thơ ông viết: “Tự do nhân dân và cuộc sống thanh bình Sẽ là kẻ đứng canh muôn đời bên ngôi báu” Thiên nhiên chính là nơi nhà thơ gởi gắm tâm hồn tự do của mình, bởi lẽ những gì thuộc về tự nhiên vốn dĩ là đỉnh cao nhất của tinh thần tự do. Trong Gửi biển, tác giả gào thét: “Người qua đời niềm tự do gào khóc Để lại cho thế giới cả vòng hoa Hãy gầm lên, biển cả, hãy gầm sóng Chính vì ngươi, Người đã cất lời ca” Rồi đến với Hỡi sóng cả (1823) viết theo bút pháp lãng mạn, lại miêu tả xã hội như một ao tù chật hẹp: “Gió, gió đâu cuốn ao tù thành thác Phá tan tành đập chắn âm u Giông tố đâu hình ảnh của tự do Hãy phủ lên mặt nước tù u uất”. Puskin đã liên tục đấu tranh bền bỉ và không biết mệt mỏi cho tự do, nhà thơ dám lên tiếng chỉ đích danh những kẻ cướp đi sự sống con người, căm thù xã hội Nga hoàng đáng sợ lúc bấy giờ. Không lâu trước khi đón nhận cái chết bi thương, Puskin đã viết bài thơ bất hủ Đài kỷ niệm (1836) như một lời di chúc cho muôn vàn thế hệ mai sau, như lời ca thiên nga bi tráng và bất diệt. Nhà thơ hiểu rằng cuộc đời mình không uổng phí, sự nghiệp của mình sẽ sống mãi trong trái tim nhân loại: “Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm Không bởi sức tay người Đường tới viếng Cỏ không trùm dấu bước thế nhân, Cao hơn cả trụ thờ Alếcxanđrơ bởi cái đầu bất trị. Và nhân thế còn yêu ta mãi Vì đàn thơ ta thức tỉnh thân ái Vì trong thủa bạo tàn ta ca ngợi tự do Và gợi từ tâm với kẻ sa cơ.” (Đài kỷ niệm) Ông nguyện làm một chú chim nhỏ mang sự tự do bay cao, làm làn sóng mạnh vỗ mãi bài ca tự do, cả cuộc đời đấu tranh bền bỉ cho những áp bức. Để làm được điều này không hề đơn giản. Đó phải là một trái tim thức nhận mạnh mẽ với hiện thực cuộc sống, là một tâm hồn rung cảm với bao đau khổ kiếp người, và một trí tuệ siêu việt cùng lòng can đảm. Chính những điều này đã thôi thúc Puskin viết nên những câu thơ về tự do hay đến thế. Ông hiểu được rằng mình chính là Người gieo giống tự do trên đồng vắng: “Tôi ra đi từ sáng sớm tinh mơ Bàn tay tôi trong trẻo ngây thơ Gieo mầm sống trên luống cày nô dịch Nhưng tôi chỉ phí thời gian vô ích Cả tư tưởng và việc làm thiện chí của tôi Nhân danh than bình, cứ gậm cỏ đi thôi Tiếng vinh dự không thể làm tỉnh giấc Tự do đâu cho một bầy súc vật? Chúng chỉ cần cắt xẻo, cạo lông Đời nối đời, di sản chúng nó chung Là ách nặng đeo chuông và roi vọt.” Chính những ám ảnh về tự do đã khiến tác giả quan tâm đến cả những sinh linh bé nhỏ đang khao khát sự sống trọn vẹn ngoài kia: “Nơi đất khách quê người tôi tôn kính Tục ngàn xưa thân thiết của cha ông: Trong ngày hội tưng bừng đầu xuân thắm Trả tự do cho chim nhỏ giam lồng Tôi cảm thấy lòng mình đầy an ủi Còn việc chi mà phải trách ông xanh: Khi có thể đem tự do kia tới Trao tặng cho dù chỉ một kiếp sinh” Như một ca sĩ say mê hát hai từ tự do, Puskin đã để lại cho nước Nga và thế giới một di sản khổng lồ, mà ở đó thơ ca được sống trong một không gian tự do để nói về tự do. Hegel đã khẳng định: “Lịch sử của thế giới chính là tiến trình của ý thức tự do.” Và “tiến trình ý thức của tự do” trong thơ Puskin chính là đỉnh cao nhất của sự tự do thông qua nghệ thuật của Nga lúc bấy giờ. 2. TIỂU THUYẾT EVGHENY ONEGIN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tác giả Puskin (1799 – 1837) Thời thơ ấu Alexander Sergeevich Puskin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 tại thành phố Moska trong một gia đình quý tộc Nga. Cha thi sĩ là một người rất ham mê văn học, thích sân khấu. Ông đã từng làm thơ bằng tiếng Pháp. Chú của Puskin là một thi sĩ có tên tuổi thời bấy giờ. Mẹ của ông (thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannbal một người nô lệ da đen của vua Pyotr Đại đế nhờ thông minh cũng như có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải nước Nga nên được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi. Các nhà thơ, nhà văn lớn thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin như Karamdin, Đơmitơriép, Giucốpxki,… Puskin sớm tiếp xúc với không khí văn học nên lên 10 tuổi, ông đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, Văn học Tây Âu, hàng loạt bài thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga qua Arina Rôđiônôpna và người nô bộc Nikitin Côdơlốp. Thời kì học ở trường Lixe (1811 1817) Năm 1811, Puskin vào học ở trường Lixê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo, bạn bè có tư tưởng tự do. Hơn nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh ái quốc chống Napôlêông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Ông bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất còn lại đến nay là Gửi NaTasa (1813). Năm 1814, tờ “Người truyền tin Châu Âu” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Thơ trữ tình trong thời kì này của Puskin thường ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống và chủ đề văn hóa nghệ thuật như Gửi GiuCốpXki, Thị trấn,… Ngoài ra, ông cũng sáng tác theo khuynh hướng vượt ra khỏi ngoài phạm vi như hàng loạt bài thơ, chủ đề “Tổ Quốc”, “Tự do” xuất hiện. Bài Hồi ức ở Hoàng Thôn (1814) là một chứng cứ để thấy được tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài như bài Gửi Lixinhi, các trường ca Tu sĩ (1813), Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết,… Tóm lại, nội dung sáng tác ở thời kì học ở trường Lixê tương đối phong phú. Về mặt trình độ thì còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớn và đây cũng là mốc đánh dấu cho Puskin vươn cao xa hơn, đi vào bậc nghệ sĩ tiền bối của mình. Thời kì Pêtécbua (18171820) Năm 1817, tốt nghiệp ở trường Lixê. Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong thì nó đàn áp khốc liệt các khởi nghĩa của nông dân. Còn bên ngoài câu kết với bọn phản động để dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Cách cuộc cách mạng như “Liên minh cứu quốc” (1816), “Liên minh hạnh phúc” (1818) ra đời và phát triển. Giờ đây, sáng tác của Puskin đề cập đến chủ đề lớn lao. Thi sĩ viết hàng loạt bài thơ nói về tình cảm của lớp tiến bộ Nga như Tự do (1817), Gửi Sađaep (1818), Nôen (1818), Làng quê (1819). Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên ra đời với bản trường ca Ruxlan và Liutmila. Trường ca bắt đầu viết từ năm 1817 lúc thi sĩ ra chiến trường nên thầy GiuCốpxki đã đề bức ảnh của mình gửi cho Puskin “Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng”. Thời kì đi đày ở Phương Nam (18201824) Năm 1820 bị Nga hoàng đày xuống Phương Nam vì những bài nói lên tinh thần tự do và chống chế độ nông nô. Trong thời gian đi đày thi sĩ đã viết hàng loạt thơ trữ tình để nói lên tinh thần yêu nước và yêu tự do vốn có của thi sĩ như Gửi OVit (1821), Người tù (18210), Con chim nhỏ (1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung (1821), Chiến tranh (1821), Chiếc dao găm (1821),.. Puskin đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển. Bài ca Vầng thái dương đã tắt (1820), hàng loạt trường ca như: Người tù Cápca (18201821), Đài phun nước Backhơsixarai (18201821), Anh em kẻ cướp (18211822). Từ năm 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, Puskin viết lên hàng loạt bài thơ Người Gieo tự do, Quỷ sứ (1823) và bắt đầu viết tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin (51823). Thời Kì bị đày lên Phương Bắc (18241826) Tháng 81824, Puskin bị đày lên Phương Bắc ở xã Mikhailôpxcoiê thuộc trại ấp của cha mình. Năm 1825, sáng tác của Puskin có một bước ngoặc quan trọng. Thi sĩ từ bỏ lãng mạn chuyển sang phương pháp hiện thực. Những tác phẩm của Puskin trong thời kì này: 1910, Bức thư bị đốt, Gửi Kéc 1825),… Thời kì sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825 Ngày 14121825, cuộc khởi nghĩa Pêtecbua nổ ra. Hàng loạt bài thơ của Puskin thể hiện sự đấu tranh giữa nỗi đau buồn và lòng tin cuộc sống Ariôn, Gửi đi Xibia (1827), Cây thuốc độc (1828). Một chủ đề quan trọng khác mà Puskin khai thác đó là chủ đề Nhà nước, dân tộc Nga và các dân tộc khác trong nước Nga. Điều đó thể hiện rõ trong trường ca Pôntava (1828),… Năm 20 cũng là giai đoạn mà Puskin viết các chương chính (5,6,7,8) trong Evgheni Oneghin, và văn xuôi như truyện ngắn Người da đen của Piốt đại đế (1827). Những năm cuối cùng (Từ 1830 trở đi) Tháng 21831, Puskin thành lập gia đình. Trong thời kì này sáng tác thơ ít hơn trừ lúc ở Bônđinô (1830), Mùa thu (1833), Tôi trở lại thăm (1835), Đại Kỉ Niệm (1836). Năm 1831, Puskin kết thúc tiểu thuyết Evgheni Oneghin. Trong giai đoạn này Puskin chú ý đến kịch như Rútxanca (1833), Những màn từ thời hiệp sĩ (1835), và xuất sắc nhất là quyển Người con gái viên đại úy (1836) mô tả về khởi nghĩa nông dân thật sự. Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong sáng tác của ông không còn nữa. Rồi Puskin đấu súng với Đăngtet (821837) để bảo vệ danh dự gia đình trước dư luận xã hội. Thế là Mặt trời thi ca Nga đã lặn. Cái chết của Puskin đã làm cho cả nước Nga tiến bộ đau buồn và phẫn nộ. Cái chết của thi sĩ là số phận đau thương của các nhà văn, nhà thơ tiến bộ Nga dưới chế độ hà khắc của Nicôlai, Rưlêép, Gơribôêđốp, Lécmôntốp và hàng loạt nghệ sĩ khác cũng là hàng loạt nạn nhân của xã hội tàn nhẫn đó. 1.1.2. Tác phẩm Evgheni Oneghin 1.1.2.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Tác phẩm khởi công viết từ 1823 và hoàn thành 1831. Đăng báo dần dần từng chương từ 1825 đến 1833 thì xuất bản toàn bộ. Tiểu thuyết bằng thơ này là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Với tác phẩm này mở con đường mới chưa từng có cho văn học Nga chủ nghĩa hiện thực. Đây là một tác phẩm có sự kết hợp giữa thơ và tiểu thuyết. Nó được coi là cuốn “Bách khoa toàn thư về đời sống Nga” và là “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” đối với tiểu thuyết hiện thực Nga. 1.1.2.2. Tóm tắt tác phẩm Oneghin là một thanh niên quý tộc thông minh, có học thức, hào hoa, là một kiểu mẫu thượng lưu. Sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ trong các phòng trà, nhà hát, tiếp tân, khiêu vũ, tiệc tùng, anh bắt đầu buồn chán nỗi buồn chán của người Nga. Anh đóng cửa ngồi nhà viết văn, đọc sách… nhưng rồi cũng không xóa được căn bệnh buồn chán nặng nề ấy. Cha và chú qua đời , anh về quê thừa kế gia tài, quản lý trại ấp, sống cho khuây khỏa. Nhưng chỉ được vài ngày sau anh lại buồn chán như xưa… Cùng quê, có anh bạn Lenxki đang đắm đuối trong bản tình ca cùng cô Ônga xinh đẹp, hồn nhiên, bạn láng giềng từ nhỏ. Cả hai kết bạn với nhau. Tachyana, chị của Ônga, một tiểu thư nông thôn không đẹp như cô em nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, mơ màng tư lự và giản dị. Tanhia yêu Oneghin ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Cô viết thư tỏ tình gửi ngay cho Oneghin. Xúc động vì tấm lòng chân thành của cô nhưng Oneghin lại từ chối tình yêu vì lo rằng cuộc sống sẽ mất yên tĩnh và tự do. Thực ra anh chưa yêu vì còn ở trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Do sự bực bội với Lenxki, anh tìm cách trả thù bạn theo kiểu quí tộc. Anh giả vờ ve vãn Ônga, chọc tức Lenxki. Đúng vào ngày lễ thánh của Tanhia, xảy ra xung đột giữa Lenxki và Oneghin. Vì thói sĩ diện quí tộc, Oneghin đã nhận lời thách đấu súng và anh đã giết bạn. Đau buồn và hối hận, Oneghin rời làng quê ra đi du ngoạn lang thang suốt mấy năm trời. Ônga mau chóng quên lãng người yêu xấu số Lenxki, cô nhận lời cầu hôn của một viên sĩ quan và cùng chồng đi theo đơn vị. Tanhia cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, sống âm thầm lẻ loi, từ chối mọi đám mai mối. Mùa đông nước Nga, hai mẹ con chuyển về sống ở Moskva. Trong xã hội thượng lưu có một viên tướng lớn tuổi xin cầu hôn nàng. Vì thương nể mẹ, Tanhia nhận lời. Đến ngày Oneghin trở lại thì Tanhia đã là một phu nhân sang trọng và đức hạnh trong giới quí tộc thủ đô. Với Oneghin, tình yêu sống dậy mãnh liệt trong tâm hồn, anh viết thư cho Tanhia. Anh trở nên si tình đến mức ốm đau và không thể chờ hồi âm, anh tìm đến gặp cô. Tanhia thú nhận vẫn còn yêu anh nhưng băn khoăn có nên bỏ cả lầu son gác tía để cùng anh trở lại làng quê giản dị ngày xưa. Cô cảm động vì tình yêu say đắm của anh, nhưng cuối cùng cô quyết định từ chối, vẫn chung thuỷ với chồng. Tanhia bỏ đi, Onegin đứng đó sững sờ,… nàng ra khỏi phòng khách, chồng của nàng bước vào tiếp khách. 1.1.2.3 Giá trị của tác phẩm Giá trị nội dung Tiểu thuyết Evgheni Oneghin được xem là Cuốn Bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga. Bách khoa toàn thư là bộ sách chuyên sâu và chuyên ngành về một lĩnh vực, một phương diện, một góc độ văn hóa, sắc tộc và quốc gia nhất định. Theo nhà phê bình V. Belinsky gọi Evgheni Oneghin là Bách khoa toàn thư của đời sống Nga vì tác phẩm phản ánh thực tại nước Nga thành thị đến nông thôn đầu thế kỉ XIX mà còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên với thời tiết bốn mùa đặc trưng cho nước Nga từ ngàn đời. Thiên nhiên trở thành biểu tượng cho cội nguồn, thành tiêu chí đánh giá và phân loại nhân vật. Vấn đề nước Nga và tương lai của nó được đặt ra trong bối cảnh chung của thế giới, đặc biệt là Châu Âu đầu thế thế kỷ XIX. Qua các nhân vật và những suy ngẫm ngoại đề của người kể chuyện – tác giả, có thể thấy được tư tưởng văn hóa Nga truyền thống được đối sánh với những luồng tư tưởng phương Tây du nhập và chi phối cuộc sống đương đại làm thành một cuộc đối thoại lớn thể hiện bản chất của thực tại. Đồng thời đây cũng là tác phẩm đầu tiên phản ánh cuộc sống “đúng như nó tồn tại”, chân thực, đa dạng có tính chất “bách khoa”. Cuộc sống ở tỉnh và ở quê với những vũ hội, yến tiệc, cưới hỏi, ma chay…và nhiều mặt phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần của nước Nga những năm 1819 – 1825, thời điểm quan trọng sau chiến tranh vệ quốc và trước cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp. Tiểu thuyết Evgheni Oneghin là tác phẩm đầu tiên mở đầu cho văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Chủ nghĩa hiện thực Nga với phương pháp sáng tác hiện thực, đi sâu vào thực tại, lấy cuộc sống và thời đại làm đối tượng khám phá, sáng tạo. Đây là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nước Nga. Với tiểu thuyết thơ này, lần đầu tiên trong văn học Nga xuất hiện hình tượng nhân vật “con người thừa”. Puskin là cái mốc kết thúc dòng văn học lãng mạn Nga và là người mở đầu cho dòng văn học hiện thực Nga. Tiểu thuyết Evgheni Oneghin là sự kết hợp bằng tính nhân dân, tính hiện thực và tính trữ tình. Trong Evgheni Oneghin, Puskin đã nêu lên được các cuộc khởi nghĩa nông dân, những phong tục văn hóa đời sống của nhân dân như lễ cưới, ma chay,… Thi sĩ cũng đề cập đến sự hiện thực Nga trong thời kì này, sự tàn nhẫn, tàn bạo của chính quyền Nga hoàng và đồng thời nêu lên tình cảm yêu nước, yêu tự do và khát vọng đóng góp cho cuộc khởi nghĩa bằng chính thơ, văn chương của bản thân. Giá trị nghệ thuật Thời đại tiểu thuyết hiện thực Nga mở ra trên ngưỡng cửa thập niên 30 với tiểu thuyết bằng thơ của Puskin Evgheni Oneghin. Đó là tiểu thuyết “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” tạo nên những nhân vật điển hình của thời đại, với những phương thức nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau. Về cốt truyện ta thấy sự kiện không đóng vai trò quan trọng. Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt với các chi tiết tỉ mỉ, cụ thể chiếm phần lớn tác phẩm. Không có xung đột kịch tính (các nhân vật chính đều là bạn bè, yêu mến lẫn nhau). Xung đột chủ yếu là ở nội tâm (giữa thiện – ác trong tâm hồn con người). Bên cạnh đó nó còn có kết thúc mở. Nhân vật được mô tả cụ thể, tỉ mỉ, gắn liền với những cảnh sinh hoạt xung quanh, không có xung đột gay gắt giữa các nhân vật. Mỗi nhân vật sống với thế giới riêng tư của mình, không có sự phân chia nhân vật chính – phụ (mỗi nhân vật đều là nhân vật chính), không có sự phân chia nhân vật chính diện – phản diện. Mâu thuẫn chủ yếu là giữa “chính diện” và “phản diện” trong tâm hồn mỗi con người. Tính cách “tự phát triển”. Vẫn có nhân vật “lý tưởng”, nhưng trung tâm tác phẩm vẫn là nhân vật “lưỡng diện”, kiểu nhân vật “con người thừa”. Ngoài ra, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm nằm ở những “khổ thơ Oneghin”, cốt truyện của tác phẩm khá đơn giản và mang kết thúc mở khiến độc giả còn cần phải suy nghĩ. Đó là điểm đặc biệt của truyên thơ mà Pushkin đã để lại. CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN 2.1. Mùa xuân Tháng 51823, Puskin bắt đầu viết tác phẩm đề cập đến vấn đề “con người thời đại”, đó là tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp sáng tác của ông. Giới nghiên cứu phê bình ở Việt Nam đánh giá cao tài năng của ông “Tiểu thuyết Evgheni Oneghin bộc lộ tập trung, nổi bật tài năng của Puskin, thể hiện những quan sát lạnh lùng của trí tuệ và những nhận xét cay đắng của trái tim” 6, 179. Tiểu thuyết Evgheni Oneghin được nhà phê bình V.Belinsky gọi là “Cuốn bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”. Bởi nó không chỉ phản ánh thực tại nước Nga từ thành thị đến nông thôn đầu thế kỉ XIX, mà còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên với thời tiết bốn mùa đặc trưng cho nước Nga từ ngàn đời. Thiên nhiên trở thành biểu tượng cho cội nguồn, thành tiêu chí đánh giá và phân loại nhân vật. Nhiều bức tranh về nông thôn Nga, thành phố Nga được vẽ nên trong tiểu thuyết. Chúng ta bắt gặp những cảnh đẹp của kinh thành Pêtécbua đường bệ ở chương đầu và cuối chương tiểu thuyết, chúng ta cùng Tanhia đến với Moskva cổ kính để trông thấy những vòm nhà thờ, gác chuông, vườn hoa và lâu đài cố đô đi ngang qua Pêtơrốp gợi cho chúng ta nhớ đến cuộc chiến trang giải phóng vĩ đại của nhân dân Nga. Nông thôn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Cả xuân, hạ, thu, đông đều được miêu tả. Cũng như việc diễn tả con người và tính chất con người, Puskin không có khuynh hướng chọn những cảnh đặc biệt khác thường. Ngược lại đây là những cảnh hoàn toàn bình thường, hấp dẫn. Những thi sĩ trước Puskin thể hiện thiên nhiên trong các tác phẩm cổ điển hoặc lãng mạn, họ tìm cái đẹp, cái thi vị trong các tác phẩm cổ điển hoặc lãng mạn. Họ đi tìm cái đẹp, cái thi vị trong những cảnh trí lớn như núi cao, sông rộng, thác đổ dồn, bể trào bọt sóng…Tuy nhiên, trong Evgheni Oneghin chỉ có những cảnh bình thường quen thuộc như một buổi sáng mùa đông, con đường phủ đầy tuyết, bầu trời trong xanh, cành xuân với những lộc non vừa mới nhú… nhưng vẫn hấp dẫn bình thường. Puskin đã thấy được cái đẹp trong những cái bình thường nhất. Chính thi sĩ đã chỉ cho người Nga hiểu và yêu thiên nhiên bình dị của đất nước mình. Lòng yêu nước đã toát ra qua việc thể hiện thiên nhiên Nga đó. Yếu tố mùa là dấu ấn quan trọng trong văn học Nga nói chung và tác phẩm của Puskin nói riêng. Từ một chàng thanh niên quý tộc thông minh, tài hoa nhưng sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ cùng sự buồn chán, bế tắc nơi cuộc sống phồn hoa đô thị. Oneghin trở về nông trại nơi mà cha chàng đã để lại cơ nghiệp cho chàng. Chàng bắt đầu một cuộc sống mới nơi vùng quê thanh bình, giản dị. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Puskin đã tái hiện bức tranh thiên nhiên nước Nga một cách chân thực, độc đáo. Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên tạo nên những hình thức khác nhau, mang nét phong phú, đa dạng. Một mùa đông kết thúc với bao giá lạnh được xua tan, tăm tối thay thế dần cho sự sống. Khi mùa đông nhường chỗ cho mùa xuân thì sức sống của thiên nhiên như được trỗi dậy mạnh mẽ sau giấc ngủ đông dài. Băng tan dần chảy thành những dòng suối uốn lượn. Không khí cũng trở nên ấm áp hơn: Tuyết trên núi, trên gò cao đây đó Được nắng xuân sưởi ấm dần bắt đầu Tan thành nước, chảy từng dòng rất nhỏ Xuống cánh đồng cũng ngập nước từ lâu Cái hối hả, nhựa sống như đang dâng trào trong từng vần thơ của tác giả. Sự thao thức suốt cả mùa đông chỉ vì chờ đợi ánh nắng của mùa xuân. Tầng tầng, lớp lớp những mầm non đang vươn lên tràn đầy nhựa sống. Mùa xuân tất cả đều đẹp. Muôn loài chim, ong, bướm thi nhau hút mật. Các thung lũng tràn ngập những sắc hoa, những reo ẩm khi đông nay đã dần dần khô: Trời rất trong, mây sáng lượn yên lành Và rừng núi, cũng thế bắt đầu xanh Như được phủ lớp nhung hối hả Đàn ong bay vui hút mật khắp đồng... Phải chăng thiên nhiên cũng đang là tâm hồn của con người. Tâm hồn đang chiếm ngự thiên nhiên hay ngược lại. Mùa xuân đến thế nhưng tác giả vẫn mang một nỗi buồn trong tâm hồn và trái tim “Ôi buồn sao khi xuân đến bồi hồi”. Giữa khung cảnh yên tĩnh nơi đồng quê vắng vẻ, khi hơi thở mùa xuân đang thổi nhè nhẹ phả vào người. Nhưng cái vui, cái mới của mùa xuân không làm Oneghin vui lên hay chính sự chuyển giao đột ngột sau một giấc ngủ dài khiến người ngỡ ngàng, bối rối chưa chấp nhận kịp thời: Tôi vẫn buồn buồn một nỗi không đâu Hay không lẽ trái tim tôi lạnh giá Quên niềm vui và tất cả những gì Đẹp tươi mát, luôn ồn ào lấp lánh Khi tâm hồn con người đã chết thì mọi điều đến với nó đều trống rỗng, những điều bên ngoài kia đều vô nghĩa. Hay người lại trăn trở về cuộc đời của mình, khi chàng nhớ lại những cành cây sau thu đã chết, nhưng sự sống lại trỗi dậy để đâm cành. Khi thiên nhiên trong từng giây phút sống dậy chàng lại suy nghĩ về cuộc đời, về mọi điều mình đã trải qua, nhớ lại mà tê tái lòng. Nơi thành thị xa hoa, phồn thực, nơi những nỗi buồn cứ ngự trị lòng người thì tâm hồn đó còn tồn tại cũng như đã chết. Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, lòng người cũng có những rung động, nghĩ suy về quá khứ hay thực tại, tương lai. Người nghĩ rằng, mình có thể như cây, như thiên nhiên kia qua bao ngày trải qua khắc nghiệt của cuộc sống có thể đứng dậy hay không? Rất có thể nhiều khi trong ý nghĩ Một mùa xuân khác hẳn, cũ và già Xen vào giữa những giấc mơ thi vị Đến để làm xúc động trái tim ta Thiên nhiên trỗi dậy mà lòng người cũng tràn đầy sinh khí của mùa xuân. Niềm vui, sự chờ đợi, hứng khởi, tất cả như sục sôi trong tâm hồn của những con người ấy. Những con người đã trải qua mùa đông của sự giá lạnh và u buồn nay đón nhận những điều tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng: Mùa xuân kia bao mong đợi đã về Mời các ngài du ngoạn nơi đồng quê Giờ là lúc vui chơi, hoa và nắng Với những đêm quyến rũ đến mê hồn Sau những giây phút tưởng chừng con người như rơi vào tuyệt vọng của cuộc đời thì thiên nhiên như sự kêu gọi tâm gọi tâm hồn, mùa xuân của Puskin đã kéo chàng trở về với cuộc sống thực tại, xa rời những buồn chán một thời. Những tiếng hô hào, hò reo gấp gáp “hỡi anh lười tốt bụng”, “hỡi triết gia ưa chén hoặc chơi cờ”, “môn đệ Lepsin thực dụng” hãy cũng ta trở về nơi vùng quê thanh bình ấy, bỏ qua tất cả những phồn hoa của thành thị. Nào các vị, ta đi thôi,đi thẳng Từ phố phường một mạch đến nông thôn, Bằng xe ngựa ngồi chen nhau vất vả, Xe chạy suốt, xe thư, xe tam mã Thiên nhiên, con người như đang cùng reo vui với sự sống. Sự háo hức, mong chờ đến một vùng đất mới, vùng đất của sự thanh bình, yên ả chốn làng quê không còn những xô bồ, hối hả, tấp nập nơi thành thị, “Nơi vui đùa giải trí suốt mùa đông”. Thiên nhiên chính là tiếng nói, là đời sống tinh thần của con người. Vì thế trong những sáng tác của Puskin, thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác và thể hiện nội dung. Thiên nhiên trong Puskin là cái hồn trọn vẹn của thiên nhiên Nga. 2.2. Mùa hạ Tuy không được miêu tả một cách chi tiết nhưng qua những dòng thơ của Puskin, ta có thể hình dung được về mùa hè của nước Nga. Thiên nhiên luôn sống động nhưng thiên nhiên mùa hè thì thật đặc biệt. Đó là mùa của sự ấm áp. Sắc xanh của cỏ cây cũng đậm đà hơn, không còn là màu xanh nhạt của chồi non mới nhú. Những cơn gió mát rượi thỉnh thoảng lại thổi qua rừng cây nghe xào xạc. Những cánh đồng như bao la rộng lớn hơn dưới bầu trời cao xanh khoáng đãng. Mùa hè ở Nga rất ngắn ngủi nên khi nó qua đi, mọi người đều cảm thấy tiếc rẻ: Nhưng mùa hè đã vội vã đi qua Và bên cửa mùa thu vàng ngấp nghé Thiên nhiên run rồi nhợt nhạt, thay màu Thiên nhiên thay đổi cũng khiến lòng người thay đổi theo, sự giao mùa nhanh chóng đến chớp mắt làm con người ngỡ ngàng, rối bời trước nó. Puskin đã phản ánh trung thành thực tại, viết nên “Bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”. Đó là cuộc sống đương thời, cuộc sống của những con người Nga cùng thời tác giả, cuộc sống ở hai kinh đô, ở các làng quê, cuộc sống của thiên nhiên Nga bốn mùa…Bằng những chi tiết xác thực, tám chương của tác phẩm đã dựng nên bức tranh toàn cảnh Nga ngày nay – đầu thế kỉ XIX, đủ mọi màu sắc, âm thanh. Điều lí thú ở đây là những độc giả đang sống bên bờ sông Nhêva hay bên cánh rừng bạch dương kia lại sững sờ, kinh ngạc khi gặp lại dòng sông ấy, cánh rừng ấy trong tác phẩm. Cái đẹp vẫn ở bên ta hằng ngày mà ta thờ ơ không biết, đợi đến lúc thi sĩ phát hiện để ta yêu mến, vui sướng cái đẹp bình dị, tự nhiên ta đã thân quen từ thuở nào. Thiên nhiên trong thơ Puskin nói riêng và trong văn học Nga nói chung đều là yếu tố quan trọng trong việc giúp tác giả chuyển tải nội dung tác phẩm. Nó là dấu ấn quan trọng tạo nên những nét riêng không thể lẫn lộn giữa Nga với các bất kỳ nước nào. “Xứ sở của tuyết”, “bạch dương”, “mùa thu vàng”... tất cả những cái bình dị ấy đã tạo nên nét đẹp cho văn học Nga. Khi nói về thiên nhiên, trong văn học Nga không chỉ có Puskin mà còn tên tuổi khác được nhắc đến như Lep Tônxtôi, M. Sôlôkhôp với những tác phẩm vang danh như tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm... Trong Sông Đông êm đềm – “Thiên sử thi nhân dân mãnh liệt”, tình yêu mảnh đất sông Đông là điều không thể phủ nhận trong con người Sôlôkhôp. Tác giả đã đưa vào tác phẩm một thế giới thiên nhiên Nga vừa sinh động, phong phú, một thiên nhiên thuộc về thế giới lao động của những người Côzăc với tính cách đặc trưng trong sáng, khỏe khoắn. Đó là một thế giới thiên nhiên đầy màu sắc, nắng, gió cùng đất nước Nga xinh đẹp. Ở đây, ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên khỏe khoắn, tráng lệ, cao rộng. Thiên nhiên có lúc êm đềm lại có lúc gay gắt, khắc nghiệt. Sự luân chuyển của các mùa trong năm đã phản ánh điều này. Đây là cảnh mùa đông với tuyết trắng bao phủ điển hình của vùng xứ lạnh. “Một màu trắng khắc nghiệt trùm lên khu rừng đầy những sương muối rủ xuống như đăng ten”. Còn đây là vùng sông Đông mùa hạ được miêu tả rất chân thực “Năm ấy hạn hán, khúc sông trước thôn khô cạn dần”. Hay không khí tĩnh mịch của mùa thu và sự ấm áp vốn có của mùa xuân. Sự phong phú trong thiên nhiên còn được thể hiện ở sự xuất hiện của cỏ cây lá cành, chim muôn mà chỉ vùng thảo nguyên mới có. Dưới góc độ nhìn nhận khác, Chiến tranh và hòa bình – “Kiệt tác văn học của mọi thời đại”, của Lep Tônxtôi là những hình ảnh thiên nhiên luôn tạo ấn tượng cho độc giả như cây sồi quan sát của Anđrây, là đêm trăng huyền diệu trong cái nhìn của Natasa, những cách rừng uy nghi bao vây chiến trận trong cái nhìn của Pie. Trong Chiến tranh và hòa bình, thiên nhiên là yếu tố không thể thiếu, đặc biệt khi nói đến các hệ thống điền trang. Những khoảng thiên nhiên xanh bao bọc các dinh thự của các quý tộc. Các điền trang được xây dựng với sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo. Có thể nói cuộc sống các điền trang gắn liền với thiên nhiên, con người lớn lên, trưởng thành cùng thiên nhiên. Không gian thiên nhiên điền trang LưxyêGorư được nhà văn nhắc đến là một nơi “bằng phẳng, toàn bộ những cánh đồng và những rừng tùng, rừng bạch dương, khu thì đã đẵn hết cây, khu thì hãy còn nguyên vẹn”. Với Tolstoy, thiên nhiên là thước đo tâm hồn con người. Hòa nhập với thiên nhiên, theo ông đó là dấu hiệu của tâm hồn nhạy cảm, phong phú, mạnh mẽ. Bởi thiên nhiên trong Chiến tranh và hòa bình được miêu tả gắn liền với cảm xúc nhân vật. Thiên nhiên không chỉ tạo khung cảnh mà gợi sự song hành những nét tâm lí thầm kín trong nhân vật. Có khi là sự hào hứng, say mê, có khi lại cô quạnh, nhuốm màu đau thương. Thiên nhiên trong đời sống có vai trò quan trọng đối với con người, đi vào tác phẩm văn học nó vẫn giữ nguyên giá trị đó. Thiên nhiên có thể xem là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm, thông qua thiên nhiên, tâm lí – tình cảm nhân vật được bộc lộ rõ nét, thiên nhiên là môi trường hoạt động cho nhân vật. Ngoài ra thiên nhiên còn là một yếu tố trong việc thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm tác giả. Như vậy, thông qua tiểu thuyết thơ Evgheni Oneghin, Puskin đã cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống Nga đầu thế kỉ XIX. Ở đó không chỉ có con người, đời sống mà những hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, giản dị và bình yên. Bức tranh ấy là tiếng nói của thiên nhiên, của Puskin và là tiếng lòng, tình cảm của nhân dân, đất nước Nga. Qua bức đó ta như hiểu thêm được vẻ đẹp vốn có của đất nước Nga và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn chân thực của con người Nga. 2.3. Mùa thu A.x.Puskin một nhà văn Nga vĩ đại ,ông được coi là “Mặt trời của thi ca Nga” là vầng dương trên đất nước Nga lạnh giá muôn đời. Thơ của Puskin nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng có sức hấp dẫn và lôi cuốn kỳ lạ chính nhờ những vần thơ của nhà thi hào Nga đại tài này đã cất cánh đưa chúng ta đến một đất nước Nga xa xôi, giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và con người nơi đây cũng như là cuộc sống, tình cảm, tâm hồn của người dân Nga. Qua những vần thơ của nhà thơ nó không chỉ thể hiện được vẻ đẹp trữ tình, nhẹ nhàng, dịu dàng của thơ Puskin mà còn cho ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ qua thời gian, không gian, bốn mùa của nước Nga, dường như nó luôn luân chuyển, thay da đổi thịt, tả cảnh ngụ tình thiên nhiên nước Nga hùng vĩ đẹp nhưng ẩn sâu trong đó là tình cảm tâm trạng của nhà thơ, và tình yêu đất nước, quê hương, xứ sở. Ngay từ lúc nhà thơ còn là học sinh trường Lixe, Puskin đã thể hiện rõ xu hướng thiên về đời sống tự nhiên và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đồng nội, ở thời thiếu thời ông đã sống và gắn bó, quấn quít với cuộc sống ruộng đồng với những người dân bình dị, những người dân nơi đây đã ươm mầm trong tâm hồn nhà thơ bằng những câu chuyện cổ tích Digan, những khúc hát dân ca muôn màu muôn sắc từ đó Puskin càng có thêm niềm tin yêu mãnh liệt với quê hương đất nước con người Nga. Nhà thơ yêu vẻ đẹp đầy sức sống của những bông bách hợp đặt nó trong sự tương hợp với những bông hồng quý tộc đài các nhưng dễ bị úa tàn, theo Puskin thì cái đẹp ở ngay trong những cái mà chúng ta cho rằng là bình thường và những cái dù có cho là cao quý đi chăng nữa thì vẫn bị coi là thấp kém. Thiên nhiên Nga đi vào thơ của Puskin với những gì thuần khiết tự nhiên nhất mà không cần đến những bút pháp thi vị hóa hay lãng mạn hóa. Trong Evgheni Oneghin, hình ảnh thiên nhiên xuất hiện rất nhiều với nhiều hình thức thể hiện khác nhau với những nét phong phú và đa dạng được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng thiên nhiên Nga vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp đặc trưng độc quyền, lạnh giá nhưng rất đẹp, nên thơ, buồn nhưng không ảm đạm, tù túng. Nhà thơ với mong ước đến với nơi nắng ấm nhưng đến nơi nắng ấm vẫn nhớ da diết về cái lạnh, qua đó ta thấy được rằng tình yêu sâu nặng với tổ quốc, quê hương mình. Trong thơ của Puskin cảnh sắc được chú ý là mặt trăng, bầu trời, những cánh rừng, khu vườn, con suối,.. Thiên nhiên trong thơ Puskin được mô tả một cách khái quát, dưới những góc độ khác nhau, từ khái quát đến cụ thể, từ rộng đến hẹp và từ xa đến gần, và khung cảnh xung quanh ngôi nhà mà Oneghin sống là một điển hình. Nơi chàng ở là một ngôi nhà cao Đứng tách riêng bên bờ sống gợn sóng Dãy núi cao sừng sững sát sau nhà Che gió về và thấp thoáng xa xa Là những vệt mờ đen thôn xóm nhỏ Những đồng xanh đang trải rộng bước chàng Những lùm cây nhấp nhô ngoài bãi cỏ Với đàn cừu trong nắng bước lang thang Và bên cạnh là khu vườn rất rộng Cảnh vật với sông núi hữu tình, thiên nhiên là nơi lý tưởng đứng ở đây có thể vươn tầm mắt ngắm cảnh thôn xóm, đồng ruộng, vườn tược, thiên nhiên như ưu đãi cho con người, thiên nhiên nơi đây như một món quà mà tạo hóa ban tặng và con người nơi đây cũng rất ý thức biết giữ gìn trân trọng món quà vô giá ấy. Ngoài ra, trong tác phẩm nhà thơ Puskin thường chú trọng miêu tả những mối thời gian cụ thể với nhiều hình ảnh khác nhau. Chỉ riêng khung cảnh buổi sáng mà ta đã thấy nhiều hình ảnh khác nhau: Bình minh dậy trong sương mù gió lạnh Cả không gian đang yên tĩnh hiền lành Hay: Ông mặt trời còn lười chưa muốn dậy Chưa muốn rời hư ảo những giấc mơ Cảnh trời tối cũng được nhà thơ chú ý miêu tả khá nhiều và đôi khi nó thật đặc biệt: Đêm đã bùng dày đặc đứng bên ngoài. Không chỉ miêu tả một cách đơn thuần mà nhà văn đã thông qua cảm nhận của con người về thiên nhiên. Nhưng đã muộn rừng cây thôi xào xạc Đang mơ màng thiêm thiếp ngủ bên sông Vạn vật thiên nhiên trong thơ Puskin đều mang đặc điểm hoạt động của con người, thiên nhiên có hồn và luôn trong sự vận động không lặp lại mùa này như mùa trước không nhàm chán. Mùa thu trong Evgheni Oneghin đến đem theo sắc vàng ngập trời, mùa thu với vẻ đẹp dịu dàng, nhưng phảng phất buồn khí trời mát mẻ, ấm áp, lá vàng rơi chất thành thảm sương mù thì hệt như hình thể có thể bện từng cuộn trôi trên đồng. Hạ đi thu đến trời đất chuyển mình không còn cái nắng vàng gay gắt của mùa hạ nữa mà là một ngày tiết trời vào thu với nắng vàng ươm nhẹ nhàng nhuộm vàng cả không gian mọi thứ xung quanh như chầm chậm, chùng chình, không vội vàng, tiết trời đỏng đảnh như một người con gái nũng nịu với thời gian. Thu đến đất trời như xao động cả cánh rừng tràn ngập màu của lá, màu vàng nhuộm thắm cả không gian soi chiếu làm vàng luôn cả bầu trời, cảnh đẹp mùa thu ở nước Nga như bức họa mùa thu vàng của họa sĩ nổi tiếng Lavitan. Hơn thế nữa bởi sau cảnh đẹp mùa thu ấy là những cảm xúc đa chiều của con người còn gì đáng trân trọng hơn nâng niu giữ gìn hơn là những cảm xúc rung động bồi hồi của con người trước cảnh sắc của thiên nhiên đất trời mà nhất lại vào mùa thu mùa mà đất trời, con người cũng ngập ngừng, có chút gì đó mơ hồ hoài tưởng, lưu niệm với một không gian mùa thu “yên tĩnh ngọt lành”. 2.4. Mùa đông Mùa đông là mùa được nhắc đến nhiều trong tác phẩm này, trong thời kỳ bị lưu đày ở phương Bắc số lượng câu thơ viết về thiên nhiên và nhất là về mùa đông chiếm khối lượng rất lớn trong khoảng thời gian này nhà thơ đã cho ra đời chùm thơ viết về mùa đông như Con đường mùa đông , Buổi sáng màu đông hay Buổi tối mùa đông đây là những tuyệt tác về thiên nhiên của Puskin miêu tả chân thực cái âm u và dữ dội giá băng lạnh lẽo buồn bã thê lương của mãnh đất u buồn, mùa đông ở nước Nga tuy lạnh nhưng có vẻ đẹp rất riêng và không lẫn vào đâu được, trong mùa đông mặt nước ở những lòng hồ những dòng sông đông cứng lại hệt như một tấm gương sáng bóng phẳng lì. Thế là băng đã bắt đầu xuất hiện Sáng long lanh như dát bạc ngoài đồng Cả không gian được tuyết phủ trắng xóa một màu Mùa đông đến lan khắp nơi tuyết bám Trên cành thông từng mảng lớn và dày Tuyết trải rộng lô xô thành chiếc thảm Phủ kín đồng kín núi đó và đây Cả hai bờ của dòng sông đứng lặng Đều bị ngập trong lớp bông tuyết trắng Sự lạnh giá cũng có vẻ đẹp tự thân của nó, màu trắng của những bông tuyết, sự trong trẻo và lấp lánh của mặt nước đóng băng cảnh vật đó mang một vẻ đẹp thu hút lòng người. Trong Evgheni Oneghin sự chuyển biến mùa này sang mùa khác trong năm cũng được khắc họa, trên đất nước ấy mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng và sự chuyển giao mùa đều được thể hiện rất rõ đôi khi sự chuyển giao đó xảy ra rất bất ngờ chỉ trong một đêm mùa thu đã rời đi và nhường bước cho mùa đông. Vào năm ấy mùa đông như đến chậm Vì mùa thu luôn nấn ná kéo dài Đã hết năm mà ngoài trời vẫn ấm Thiên nhiên chờ những mãi đến tháng hai Đêm mồng ba tuyết rơi vừa tỉnh dậy Qua cửa sổ Tanhia bỗng thấy Cả vườn cây con đường nhỏ mái nhà Trắng một màu tuyết phủ kín gần xa Tiếng chim kêu nghe thánh thoát ngoài đồng Đôi khi mùa sang mùa chỉ trong một ngày, mùa thu ở Nga kéo dài nhưng đôi lúc khá ngắn ngủi, thời gian chuyển đổi từ thu sang đông có thể đếm từng ngày. Mùa đông khá ảm đạm, yên tĩnh nhưng đôi khi cũng dữ dội với những cơn bão tuyết tàn khốc nhưng sự tiêu điều đó vẫn mang đậm màu sắc đặc trưng của khí hậu phía bắc nước Nga, nhưng đâu đó còn là sự chuẩn bị cho mùa xuân thêm ấm áp, đầy sức sống, bốn mùa thiên nhiên luân phiên đổi chỗ cho nhau là quy luật khách quan của đất trời cũng như là lòng người. Mùa đông ở nước Nga như một nàng công chúa kiêu sa, lộng lẫy: Mây kéo đến gió gào rồi đâu đấy Đã xuất hiện thần mùa đông lộng lẫy Nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc: Chúng ta ai cũng náo nức trong lòng Trước những trò tinh nghịch của mùa đông Tất cả các mùa đều đẹp theo cách riêng của nó và theo cảm nhận của mọi người, hiểu và cảm nhận được điều đó nên những người dân Nga nơi đây luôn yêu thích đón chờ sự xuất hiện có mặt của các mùa trong năm. Trong tác phẩm Evgheni Oneghin, đánh giá cao vai trò của thiên nhiên nên hình ảnh thiên nhiên nga được nhà thơ Puskin chú trọng qua thủ pháp miêu tả, thiên nhiên hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động trọn vẹn trên nhiều phương diện thiên nhiên lúc thì buồn bã lúc thì sống động tươi vui. Nhìn chung thiên nhiên luôn là hình ảnh trong sáng góp phần thể hiện được tâm tư, tình cảm suy nghĩ của tác giả qua đó thể hiện được tình yêu sâu nặng, chân thành, thủy chung của nhà thơ Puskin với quê hương đất nước, xứ sở. Hơn nữa, ngôn ngữ thể hiện thiên nhiên mang tính chất đơn ngữ, nó thể hiện nội dung từ ngữ với ý nghĩa cuối cùng, thiên nhiên trong thơ Puskin mang tính khách thể rõ ràng ít được dùng một cách ẩn dụ để thể hiện tâm trạng. Như vậy, thiên nhiên trong thơ Puskin thể hiện cái hồn trọn vẹn của thiên nhiên Nga, đặc biệt là mùa thu và mùa đông, trong thơ ông người ta chỉ nhận ra cảnh sắc chỉ riêng có ở nước nga chứ không phải ở một xứ sở nào khác, thiên nhiên trong thơ Puskin luôn mang tính chân thực và có tính tư liệu, góp phần tạo nên giá trị cho bài thơ, bên cạnh đó thể hiện một nội dung lớn là thể hiện tình yêu chân thành của một con ngừoi ham sống ham giao cảm với đời, tìm thấy trong thiên nhiên những gì tươi sáng, trân trọng thân thương gần gũi nhất thể hiện tình yêu cái đẹp cái thiện của con người, cuối cùng thiên nhiên còn mang tính chất ca ngợi đất nước Nga sâu sắc tác dụng thúc đẩy người đọc bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên và con người Nga. CHƯƠNG 3: XÃ HỘI NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN 3.1. Tâm hồn con người nước Nga 3.1.1. Tầng lớp thanh niên quý tộc nước Nga 3.1.1.1. Hình tượng nhân vật Evgheni Oneghin Trong tác phẩm, tầng lớp thanh niên quý tộc Nga được khắc họa thành công, sâu sắc nhất thông qua nhân vật Oneghin. Oneghin xuất thân trong một gia đình quý tộc Nga thế kỉ XIX, trong “cái thế giới của thói nô lệ khúm núm và tính hám danh, ti tiện” 4, 289. Từ nhỏ, chàng đã không phải lo nghĩ đến việc kiếm tiền, chàng không muốn cũng như không phải lao động, được hưởng khối tài sản lớn từ thân tộc: Nhờ thần Dớt, anh ta nay thừa kế Mọi gia tài của bố mẹ, bà con… Mẹ chàng mất sớm, cha giao phó Oneghin cho một gia sư ngoại quốc giáo dục: Nên me xừ, ông L’Abbbé người Pháp Chỉ vì thương, không bắt cậu học nhiều, Không giáo huấn, không cho bài phức tạp – Học mà đùa, thật dễ chịu bao nhiêu Khi phải tiếp xúc với một nền giáo dục lỗi thời, bảo thủ trong khuôn khổ của giai cấp quý tộc. Cộng với sống trong một thời đại đầy mâu thuẫn phức tạp mà từ nhỏ đã được nuông chiều, tận hưởng sang giàu, không phải lao động,... tất cả, ít nhiều tác động đến Oneghin, chàng khó hòa nhập với thực tế cuộc sống, không phải lo kiếm sống, phung phí thời gian tuổi trẻ, chàng không biết phải làm gì ngoài ăn chơi, giao du với bạn bè “chàng buồn chán, hoài nghi, lạnh lùng… phù phiếm vui chơi, phí hoài tuổi trẻ trong những phòng trà, rạp hát, những mối tình chốc lát” 4, 290. Chàng mệt mỏi, chán nản khi mình sớm thành công quá dễ, khi nhận thức rõ về chàng và mọi thứ xung quanh: Chàng mệt mỏi vì thành công quá dễ, Vì ước mơ, mong muốn quá tầm thường, Vì quanh chàng toàn sáo rỗng, bất lương Khi họ ghét, khi được yêu, thay đổi, Oneghin luôn đau khổ âm thầm Hơn nữa, Oneghin là một thanh niên trẻ đẹp, có học thức, có tâm hồn đẹp nhưng sống xa rời thực tế, xa rời nhân dân. Oneghin có ngoại hình đẹp: Thế là đủ, giới thượng lưu quyết định Rằng chàng đẹp, thông minh và dễ tính. Chàng biết cách làm đẹp cho bản thân, từ cách ăn mặc hợp thời trang đến cách trang điểm thì luôn để tâm kĩ lưỡng: Nên thời trang chàng cũng khá cầu kì Và có phần hơi dí dỏm. Nhiều khi Chàng đã đứng bên gương ít nhất Nhìn trước sau cũng phải đến ba giờ Oneghin vốn thông minh sẵn, học rộng hiểu biết nhiều tuy hiểu biết không sâu: Là chàng trai học khá rộng, hiếu kì Dẫu có phần hơi cố chấp nhiều khi Hay: Về kiến thức, Oneghin, mọi mặt, Tôi không sao kể hết quá dài dòng Chàng không bằng lòng với những kiến thức mình học được, Oneghin luôn cố gắng nâng cao hiểu biết cho mình bằng cách đọc nhiều sách như văn học, triết học, lịch sử, y học, nông học,

1 A.S.PUSHKIN THƠ VỀ TỰ DO VÀ TIỂU THUYẾT EVGHENY ONEGIN a Các vấn đề tư tưởng tự 1.1 Tư tưởng tự Trong nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ tự xuất phát từ liber tiếng Latinh, có nghĩa tự do, khơng phải nơ lệ Từ liền với từ liberty tiếng Anh khái niệm tự Âm ỉ suốt đêm trường Trung Cổ, đấu tranh tự phong trào Phục hưng Ý, đấu tranh bên người ủng hộ thành bang độc lập bên người ủng hộ Giáo hoàng hay Hoàng đế La Mã Thần thánh Theo Bách khoa toàn thư mở “Thuyết tư tưởng tự khẳng định cá nhân không nên chấp nhận hay phủ nhận quan niệm đưa chân lý mà không dùng đến tri thức lý tính Do đó, người có tư tưởng tự cố gắng xây dựng niềm tin dựa sở kiện, truy vấn khoa học, nguyên lý lôgic, tránh phụ thuộc vào ngụy biện kiện/lôgic, tránh chịu ảnh hưởng quyền lực, thiên vị nhận thức (cognitive bias), kiến thức truyền thống, văn hóa đại chúng, định kiến, chủ nghĩa bè phái, truyền thống, lời đồn đại, nguyên tắc giáo điều hay sai lầm khác Theo đó, áp dụng cho tơn giáo, triết lý tư tưởng tự cho rằng: với kiện có, lý thuyết khoa học chấp nhận rộng rãi, nguyên tắc lôgic, không đủ chứng cho tồn tượng siêu nhiên.” Tư tưởng tự nhấn mạnh đến quyền cá nhân Nó tìm kiếm xã hội có đặc điểm tự tư tưởng cho cá nhân, hạn chế quyền lực (nhất nhà nước tôn giáo), pháp trị, tự trao đổi tư tưởng, kinh tế thị trường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự do, hệ thống phủ minh bạch quyền công dân bảo vệ Chủ nghĩa tự phủ nhận nhiều giả thuyết tảng thống trị lý thuyết nhà nước, chẳng hạn thần quyền vua chúa, vị trí có thừa kế quốc giáo Những quyền người mà tất người theo chủ nghĩa tự ủng hộ quyền sống, quyền tự quyền sở hữu tài sản 1.2 Tư tưởng tự nghệ thuật văn học 1.2.1 Tư tưởng tự nghệ thuật: Không phải trị hay khoa học, nghệ thuật lại phạm trù quan tâm đến tự Tự nghệ thuật cam mọng nước, bao bọc lấy sở hữu lẫn nhau, lời tun bố Albert Camus “Khơng có tự do, khơng có nghệ thuật; nghệ thuật sống dựa vào gị bó tự tạo nên cho mình, chết dạng khác.” Với mong muốn sống bình đẳng, người hưởng sống tuyệt vời với tất quyền lợi mình, nhà làm nghệ thuật nhắc đến vấn đề tự nhiều tác phẩm Đó tư tưởng thấm vào Picasso khiến ông sáng tạo nên tranh khỏa thân tiếng Những người phụ nữ Algiers, Lá xanh, khỏa thân bầu ngực Hoặc lịch sử tác phẩm hội họa kinh điển mỹ thuật Pháp, “La Liberté guidant le peuple” (Nữ thần Tự dẫn dắt người dân) danh họa Pháp Eugène Delacroix xem tác phẩm đắt giá, ghi lại tinh thần Cách mạng Pháp Bức “Nữ thần Tự dẫn dắt người dân” khắc họa lại kiện Cách mạng Tháng (1830) nước Pháp, bình luận tranh này, người ta thường nhìn nhận kiện cớ để danh họa Delacroix sáng tác, thân tranh vượt khỏi ý nghĩa kiện cụ thể, để vươn lên tầm vóc tranh khái quát nên biểu tượng lớn lao nước Pháp Hay người đàn ông "đã tạo diễn đạt thi vị theo cách truyền thống ca khúc tuyệt vời Mỹ"_Bob Dylan đưa vấn đề tự xuất liên tục tác phẩm âm nhạc mình_“How many years must a mountain exist before it is washed to the sea? How many years can some people exist before they're allowed to be free?” (Tạm dịch: Bao nhiêu năm núi ung dung,cho đến ngày núi nằm biển? Bao nhiêu lâu ta sống, đến ngày thật tự do?) 1.2.2 Tư tưởng tự văn học: Hoàng đế Marcus Aurelius - mệnh danh vị vua - triết gia lý tưởng tác phẩm "Suy ngẫm", viết về: “ ý niệm thực thể trị quản lý theo cách cho có quyền bình đẳng có tự bình đẳng ngơn luận, ý niệm nhà nước quân chủ tôn trọng tự người bị trị ” - Marcus Aurelius Antoninus Augustus, tác phẩm nói đến tự Hay Những đứa tự (Marc Levy) đến khẳng định người khao khát tự do, trải qua khó khăn chiến với Đức quốc xã, đối diện với chết, với thiếu thốn, họ hướng tương lai: mùa xuân tự Nhà thơ Nga tiếng Mikhail Yuryevich Lermontov thường xuyên viết tự lên tiếng: “Я ищу свободы и покоя! Я б хотел забыться и заснуть!” (Tạm dịch: Tôi tìm tự tĩnh lặng Tơi mong giá ngủ quên!) Rồi tiếng lòng tha thiết dội Paul Éluard: “Trên nhà trường Trên án viết thân Trên cát tuyết Ta viết tên em Trên trang đọc Trên trang trắng tinh Đá, máu, giấy hay tro Ta viết tên em Trên tranh ảnh tô vàng Trên vũ khí chiến binh Trên mũ miện vua chúa Ta viết tên em Trên rừng hoang sa mạc Trên tổ chim hoa đồng Trên tiếng vang tuổi trẻ Ta viết tên em Trên huyền diệu đêm Trên bánh trắng ban ngày Trên mùa cưới hỏi Ta viết tên em Trên mảnh trời xanh Trên ao mặt trời mốc Trên hồ trăng lung linh Ta viết tên em Trên đồng ruộng chân trời Trên cánh chim bay Trên máy xay bóng tối Ta viết tên em Trên thống bình minh Trên mặt biển thân tàu Trên núi điên cuồng Ta viết tên em Trên bọt mây lồng Trên mồ hôi giông Trên mưa dày nhạt Ta viết tên em Trên hình dáng long lanh Trên chuông ngân màu sắc Trên chân lý hữu hình Ta viết tên em Trên nẻo rộn ràng Trên đường sá thênh thang Trên quảng trường toả rộng Ta viết tên em Trên đèn khêu Trên đèn tắt Trên mái nhà sum họp Ta viết tên em Trên trái bổ đôi Gương soi phịng ngủ Trên giường bỏ trống khơng Ta viết tên em Trên chó ta háu ăn trìu mến Trên tai vểnh lên Trên chân vụng Ta viết tên em Trên bục cửa nhà ta Trên đồ quen thuộc Trên sóng lửa thiêng Ta viết tên em Trên da thịt hiến dâng Trên trán yêu bè bạn Trên bàn tay đưa nắm Ta viết tên em Trên cửa kính ngạc nhiên Trên môi ý Vượt xa im lặng Ta viết tên em Trên chỗ ẩn bị tan Trên hải đăng sụp đổ Trên tường niềm ngao ngán Ta viết tên em Trên xa vắng không ước thèm Trên quạnh hiu trần trụi Trên bậc thềm chết Ta viết tên em Trên sức khỏe phục hồi Trên hiểm nguy tan biến Trên hy vọng chẳng nhớ nhung Ta viết tên em Và phép màu tiếng Ta làm lại đời Ta sinh để biết em Để gọi tên em TỰ DO” (Tế Hanh dịch) Để tìm thấy tư tưởng tự văn học không khó khăn, dù nước hay giới Bởi tư tưởng tự điều ám ảnh ăn sâu vào tiềm thức người, đến với nhà văn điều lại có hội bộc lộ thể mạnh mẽ hết Tự thơ Puskin 2.1.Tự hình thức Có nhà thơ Gorki mệnh danh “khởi đầu khởi đầu” văn học Nga, Belinski gọi “nhà cải cách vĩ đại văn học Nga”, Gogol xem “con người tinh thần Nga”, đặc biệt Dostoievski khẳng định “người nói tiếng mới”- tiếng nói “tồn nhân loại” Đó lời ca ngợi dành cho “mặt trời thi ca Nga” Nhưng để người Nga, nhà văn tiếng xứ sở bạch dương khẳng định điều thơ ca Puskin đạt thành tựu vơ rực rỡ, thành công phương diện nghệ thuật Bởi lẽ người tạo tự vơ tận hình thức thi ca Nga Ơng phá vỡ nguyên tắc chủ nghĩa cổ điển ông 18 tuổi, để ông khai chủ nghĩa thực vào năm 26 tuổi thức đặt móng cho chủ nghĩa thực vào năm 1925 Khơng vậy, Puskin cịn đem đến sáng tạo ngôn ngữ Nga văn học đại, thứ ngôn ngữ đậm đà sắc khỏi vay mượn, khoa trương trống rỗng Chính nhờ Puskin mà văn học Nga có hịa quyện dòng văn chương bác học văn học dân gian 2.2 Tự nội dung: John Adam nói rằng: “Hãy để trí óc người tự Nó phải tự Nó tự Sự mê tín giáo điều khơng thể giam cầm nó.” Tư tưởng có lẽ thể sâu sắc thơ ca Puskin Thơ ca Puskin vô đa dạng nội dung, phạm trù khơng thể thiếu cổ vũ cho tự do, đấu tranh cho quyền người Chủ đề tự thơ Puskin thể đa dạng đầy hình ảnh Trong tác phẩm Người tù (1822), nhà thơ khuyến khích người hãy: “Bay bay đi, ta loài chim tự Bay nguồn nước vơ sáng” Có lẽ chủ đề tự tập trung mãnh liệt Tự do, từ nhan đề tác giả chủ đích hướng người đọc theo mạch nguồn giải phóng khỏi ràng buộc Những lời thơ đanh thép mà tha thiết rền rĩ: “Hỡi nàng thơ kiêu hãnh tự do? Hãy tới gỡ hoa vinh dự khỏi đầu ta! Tới đập tan đàn thơ ẻo lả! Ta muốn ngợi ca tự cho trần thế, Ta muốn đập vào tật xấu gian tham Đang ngự trị ngai vàng ” Đó khơng tự đơn thuần, mà thoát ly khỏi xấu xa đáng sợ thắt chặt sống đau khổ người Puskin ý thức nguồn gốc tự do, hết hiểu cách để tìm thấy tự Mà muốn có tự khơng cịn cách khác đấu tranh: “Ơi! Nhìn đâu ta thấy; Những gông cùm, xiềng xích với roi da Và lệ sầu thê thảm đời tù Và tình cảnh tan hoang vịng pháp luật…” Tự tun ngơn nhà cách mạng: lật đổ chế độ Nga hoàng Bài thơ mang sức mạnh cổ vũ lớn lao đấu tranh giải phóng người niềm tin mãnh liệt Kết thúc thơ ông viết: “Tự nhân dân sống bình Sẽ kẻ đứng canh muôn đời bên báu” Thiên nhiên nơi nhà thơ gởi gắm tâm hồn tự mình, lẽ thuộc tự nhiên đỉnh cao tinh thần tự Trong Gửi biển, tác giả gào thét: “Người qua đời niềm tự gào khóc Để lại cho giới vòng hoa Hãy gầm lên, biển cả, gầm sóng Chính ngươi, Người cất lời ca” Rồi đến với Hỡi sóng (1823) - viết theo bút pháp lãng mạn, lại miêu tả xã hội ao tù chật hẹp: “Gió, gió đâu ao tù thành thác Phá tan tành đập chắn âm u Giơng tố đâu hình ảnh tự Hãy phủ lên mặt nước tù u uất” Puskin liên tục đấu tranh bền bỉ mệt mỏi cho tự do, nhà thơ dám lên tiếng đích danh kẻ cướp sống người, căm thù xã hội Nga hoàng đáng sợ lúc Khơng lâu trước đón nhận chết bi thương, Puskin viết thơ bất hủ Đài kỷ niệm (1836) lời di chúc cho muôn vàn hệ mai sau, lời ca thiên nga bi tráng bất diệt Nhà thơ hiểu đời khơng uổng phí, nghiệp sống trái tim nhân loại: “Ta dựng cho ta đài kỷ niệm Không sức tay người! Đường tới viếng Cỏ không trùm dấu bước nhân, Cao trụ thờ Alếcxanđrơ đầu bất trị Và nhân cịn u ta Vì đàn thơ ta thức tỉnh thân Vì thủa bạo tàn ta ca ngợi tự Và gợi từ tâm với kẻ sa cơ.” (Đài kỷ niệm) Ông nguyện làm chim nhỏ mang tự bay cao, làm sóng mạnh vỗ ca tự do, đời đấu tranh bền bỉ cho áp Để làm điều khơng đơn giản Đó phải trái tim thức nhận mạnh mẽ với thực sống, tâm hồn rung cảm với bao đau khổ kiếp người, trí tuệ siêu việt lịng can đảm Chính điều thúc Puskin viết nên câu thơ tự hay đến Ơng hiểu Người gieo giống tự đồng vắng: “Tôi từ sáng sớm tinh mơ Bàn tay trẻo ngây thơ Gieo mầm sống luống cày nơ dịch Nhưng tơi phí thời gian vơ ích Cả tư tưởng việc làm thiện chí tơi Nhân danh than bình, gậm cỏ thơi! Tiếng vinh dự làm tỉnh giấc Tự đâu cho bầy súc vật? Chúng cần cắt xẻo, cạo lơng Đời nối đời, di sản chúng chung Là ách nặng đeo chng roi vọt.” Chính ám ảnh tự khiến tác giả quan tâm đến sinh linh bé nhỏ khao khát sống trọn vẹn kia: “Nơi đất khách q người tơi tơn kính Tục ngàn xưa thân thiết cha ông: Trong ngày hội tưng bừng đầu xuân thắm Trả tự cho chim nhỏ giam lồng Tôi cảm thấy lịng đầy an ủi Cịn việc chi mà phải trách ơng xanh: Khi đem tự tới Trao tặng cho dù kiếp sinh!” Như ca sĩ say mê hát hai từ tự do, Puskin để lại cho nước Nga giới di sản khổng lồ, mà thơ ca sống không gian tự để nói tự Hegel khẳng định: “Lịch sử giới tiến trình ý thức tự do.” Và “tiến trình ý thức tự do” thơ Puskin đỉnh cao tự thông qua nghệ thuật Nga lúc TIỂU THUYẾT EVGHENY ONEGIN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Vài nét tác giả tác phẩm 1.1.1 Tác giả Puskin (1799 – 1837) * Thời thơ ấu Quả vậy, tình thương người Xtas Nen vô bờ bến, đặc biệt tình thương dành cho hai nơ lệ nhỏ tuổi Mea Cali Mới ngày đầu gắn bó với Cali Mea, hai đứa trẻ thấy thương cho thân phận kẻ nô lệ Bởi chúng gắn bó với khơng phải cảnh vui vẻ chơi đùa, mà cảnh bị đày đọa, đau khổ Trước đòn roi giáng xuống Cali, Nen lại thầm khóc cho cậu bé bất hạnh, Xtas lần phẫn nộ lòng đứng bảo vệ nó, lại đành im lặng, cậu biết điều lại khiến cho Ghe-bơ-rơ phấn khích mà thơi Xtas hiểu được, khơng cịn trút giận lên em Nen nữa, nên Ghe-bơ-rơ lại đày đọa cậu bé Cali, nên cần Xtas can thiệp, Cali lại phải chịu khổ nhiều Vốn sợ phải đến gặp Xmai-nơ, Nen lại mong đến chỗ ơng ta thật nhanh, theo cố bé “bởi cạnh Xmai-nơ Ghe-bơ-rơ không dám đánh thằng Cali tội nghiệp tàn tạ đâu” Thế trái tim đầy thương cảm cô bé lại thổn thức, nước mắt lại rơi đến đơi má gầy tọp Xtas nói tất bọn họ đầu khơng thương tiếc kẻ nô lệ Cả hai em buồn, đau xót thay cho địn roi mà Cali phải gánh chịu Đỉnh điểm đoàn người gặp sư tử, gã Ghe-bơ-rơ có ý định đâm chết Cali ném xác xuống cho sư tử, hòng thân Nhưng lúc ấy, Xtas nhanh chóng túm lấy tay áo hắn, với Xtas hành động độc ác, dã man vô nhân tính Xtas mạnh miệng chửi Ghe-bơ-rơ “thằng khốn nạn” Lịng dũng cảm em cộng với tình thương giúp em can đảm Em giằng co với gã, ngăn gã giết chết Cali, phần em sợ sau Cali tính mạng em Nen bị đe dọa Ở Xtas, em khao khát tự tất nhiên em thấu khao khát tự người mang thân phận nơ lệ Cali Mea Xtas địi lấy súng để giết hổ, sau đó, em giết lũ người Ghe-bơ-rơ Stas mạnh dạn không màng nguy hiểm cứu lấy mạng sống em Nen, mà cứu mạng Cali Mea nữa, nữa, hành động giải thoát em khỏi áp bọn người độc ác, giải thoát cho Cali Mea thoát khỏi ách nơ lệ Em tìm lại tự cho mình, khơng phải tự tuyệt đối Chi tiết em giết sư tử chĩa súng vào Ghe-bơ-rơ bắn hạ gã chi tiết đánh dấu thay đổi lớn hành trình em, em tự làm chủ hành trình mình, hành trình này, bên cạnh khó khăn nguy hiểm gặp phải có khơng điều lí thú Và hành trình tiến sâu vào rừng thẳm ấy, Cali Mea theo nguyện làm nô lệ cho Stas Nell, với lịng nhân hậu mình, hai em chưa xem kẻ nơ lệ, sau Stas cịn cưu mang thêm Nasibu-người nô lệ ông Ninđe Mặc dù Cali ln tự nhìn nhận thân phận nơ lệ, nô lệ vui vẻ, sung sướng, nô lệ “ông lớn” “Mdi-mu tốt”, Cali khơng cịn lo sợ bị đánh đạp mà ngược lại cịn sung sướng ln ăn uống no bụng Những đứa trẻ với nhau, sống với người bạn, lúc dọn dẹp hay kiếm củi hay dựng lều, Xtas không để Cali làm mình, mà ln “cùng nhau” làm việc Vì mắt Stas người đồng hành khơng phải kẻ nơ lệ Có lần, gặp trận bão lớn, Cali người nghĩ cách tìm thấy thân lớn cho đám trú ngụ Cali người leo lên làm nhiệm vụ thăm dò để kéo cô bé Nen lên trước, sau Nen khơng phải Xtas mà Mea, với thuyền trưởng Xtas em người cuối chịu rời khỏi tàu đắm” Xtas nghĩ cho người trước, ln người sau Trong suốt hành trình, Xtas Cali tương trợ cho nhau, giúp lúc, không phân biệt thân phận Ngược lại trước tình yêu thương mà Xtas Nen dành cho mình, Cali Mea thương yêu quý mến hai đứa trẻ Những lúc Nen ốm nặng, khơng có Xtas lo lắng mà Cali Mea khơng lần thức khuya để coi sóc, để canh chừng chủ nhỏ Dù biết giúp Cali tìm lạc Cali khơng cịn theo giúp nữa, gặp nhiều khó khăn biết rõ háo hức khao khát tụ họp với gia đình, nên việc giúp Cali tìm gia đình việc nên cần phải làm Xtas Khơng giúp Cali tìm gia đình, Xtas Nen giúp lạc cậu bé da đen giành chiến thắng chiến Đến giây phút cuối, tưởng xa mãi, Cali muốn theo để giúp đỡ phục vụ “ơng lớn” mình, Nen khóc lóc địi cho Cali theo cho Lại chặng đường dài sa mạc nữa, họ chia cho giọt nước cuối cùng, trải qua giây phút tưởng chừng cận kề chết Như vậy, với trái tim đầy nhân hậu mình, Xtas Nen xót thương dành tình yêu sâu sắc cho kẻ mang thân phận nô lệ Cali Mea Các em dùng tình thương, dùng trái tim để đối đãi với hai đứa trẻ da đen tội nghiệp, cho tình yêu nên cuối thứ đứa trẻ nhận lại tình yêu chân thành Biểu tình yêu thiên nhiên cao đẹp tác phẩm điều thiếu người Xtas Nen “Trẻ thông minh hơn, học tốt hơn, khỏe mạnh hạnh phúc có nhiều hội tự hịa với tự nhiên”, nơi ni dưỡng nhiều tình cảm mà khơng đâu có Chính điều khiến nhà văn viết văn học dành cho thiếu nhi đề cập đến thiên nhiên Tác phẩm Trên sa mạc rừng thằm từ nhan đề phần mô tả khơng gian xuất hiện, nơi hồn tồn phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi Và nhà văn Ba Lan làm điều thật xuất sắc dụng cơng xây dựng tình cảm đẹp xun suốt tác phẩm tình cảm u thương gắn bó với thiên nhiên Đầu tiên, thấy Xtas am hiểu thiên nhiên châu Phi Điều chứng tỏ cậu bé học môn Địa lý cách nghiêm túc, đến mức lần thực hành cậu áp dụng thành thục Việc cậu bé 14 tuổi phân tích hướng gió hay tập tính động vật châu Phi nhà khoa học vơ xác phần khẳng định tình u thiên nhiên cậu bé Khơng vậy, người nô lệ châu Phi Cali, Idris nắm rõ thiên nhiên sinh tồn Họ hiểu biết cách sống nương vào thiên nhiên cách thục Châu Phi mảnh đất đáng sợ hai đứa trẻ nhỏ bé sống sót với khắc nghiệt Có lẽ có nương tựa vào thiên nhiên Đó hang đá, thân bao báp rộng lớn mà bọn trẻ gọi Cracow, hay mưa cung cấp nguồn nước cần thiết, loài động vật ăn cỏ mà chúng “thưởng thức” suốt hành trình Chính hiểu biết giúp nhà hành trẻ sống sót đến ngày đồn tụ Khơng vậy, mối quan hệ người với thiên nhiên tác giả đề cập thường xuyên Độc đáo có lẽ cảnh tượng tình cảm Xtas, Nen dành cho voi khổng lồ tên King Ngay hành động Xtas muốn bắn King thấy bị mắc kẹt hai khe đá khơng phải muốn giết để an tồn mà giúp kết thúc nhanh chóng sống đau đơn dằn vặt ngày Rồi ánh mắt hành động Nen liên tục cầu xin Xtas cứu sống voi đáng thương đó: “Em khơng muốn, khơng cho giết nó, em lên sốt anh giết nó” Để ngày bốn người nhỏ bé liên tục cung cấp nguồn thức ăn khổng lồ cho voi Và chuỗi kiện liên tiếp xảy vô bất ngờ việc Nell dám chui qua khe hở vào chơi với “con vật to tòa nhà”, hay bọn định phá tảng đá giải cứu cho King Tất nhắc nhớ đến tình cảm mà chúng dành cho thiên nhiên rộng lớn Có nhiều lúc cảm thấy tác giả dường mâu thuẫn có lúc lại miêu tả bọn trẻ vô thân thiện với vật, có lại dám sẵn sàng giết chết nhiều lồi vật khác Điều lý giải dễ dàng bọn bị đói đe dọa buộc phải tìm kiếm nguồn thức ăn, để ý thấy Xtas thừa sức giết nhiều số linh dương hay ngựa vằn xuất hiện, em giết đủ với số lượng cần thiết Không vậy, đoạn văn miêu tả chi tiết việc Xtas bắn mèo rừng Wobo thực đắt giá tác giả nâng tầm lồi vật “có thể nhảy qua hàng rào ban ngày để giết người” lên ngang tầm với Xtas chiến đấu thực Điều lại lần xuất tác phẩm thiếu nhi Lão già mê đọc truyện tình nhà văn Luis Sepúlveda người Chile Trong tiểu thuyết này, nhà văn Chile quan điểm với người đồng nghiệp xa xôi tận Ba Lan nâng cấp nhân vật mèo rừng trở thành chiến binh chiến đấu với người gắn kết hịa hợp đến cao độ thiên nhiên người Chiến thắng thiên nhiên khơng phải để tàn phá, chinh phục Bên cạnh đó, xuyên suốt tác phẩm người đọc ln cảm nhận thấy tình cảm mà tác giả ưu cho thiên nhiên nơi thông qua việc miêu tả tranh hoang sơ tuyệt đẹp Những loài động vật vừa hoang dã đáng yêu, thực vật đa dạng phong phú kết hợp với rất nhiều tính từ mĩ lệ mà tác giả sử dụng Nếu ngòi bút tài mà thiếu tình yêu thiên nhiên, Henryk khó viết nên câu văn đặc sắc đến 2.4 Khát vọng tự chiến thắng hiểm nguy “Trên xa mạc rừng thẳm” vẽ nên cảnh tượng vùng xa mạc hoang vu khơng bóng người, đói khổ chết chóc vùng phiến loạn, hay đơn giản khoảng khắc nhỏ nhoi khu rừng Phi Châu; cảnh cảnh tranh đa sắc, đa chiều Và bật cảnh tượng ấy, không gian cậu bé gan trường Xtas – cậu bé vô thông minh dũng cảm, cậu đương đầu với khó khăn, cậu đầy sáng suốt mà suy tính cho hành trình tưởng khơng thể với đứa bé 14 tuổi: thoát khỏi tay bọn phiến loạn, xuyên qua “lục địa đen” vốn chưa khám phá hết vào thời đó, đối mặt với lạc Châu Phi đầy man rợ Một khía cạnh đáng để quan tâm đồng hành mạo hiểm Xtas qua trang văn Henryk, khát vọng tự Xtas – khát vọng thoát khỏi bọn phiến loạn – khát vọng tự vươn tới chân trời Mở đầu tác phẩm, chưa có biến cố xảy ra, cịn sống đầy đủ, Stas có khao khát khám phá, tự tìm tịi đặt chân tới nơi lạ: “Em lùng sục khắp nơi chốn, nơi đặt chân tới, tiến hành chuyến dài dọc theo bờ kênh, thuyền hồ Men-dalê nhiều lần bơi thuyền xa Em vượt sang phía bờ Ả Rập, nhảy đại lên lung ngựa đó, thiếu ngựa lạc đà hay chí lừa được, đóng vai tay kị sĩ dũng cảm sa mạc Tóm lại, nói ơng Ta-rơcốp-xki, em ‘chui rúc’ khắp nơi, rảnh rỗi chút học lại lần bờ nước” Nhưng có lẽ khát vọng tự Xtas thể cách chân thực nhất, rõ rang xun suốt hành trình tự giải khỏi bọn phiến loạn Chi tiết “thả găng tay” bắt đầu hành trình tìm kiếm tự do, tìm cách giải thoát Dù cậu bé 14 tuổi phát bé Nen bị bắt cóc đến Ma-hơ-đi nộp cho Xmai-nơ, Xtas bình tĩnh, khơng sợ sệt, cậu sáng suốt đề nghị Nen thả găng tay xuống để làm dấu đường qua, hi vọng người tìm thấy cứu thốt: “ Em đừng sợ nhé, Nen…Em thấy đấy…có thể khơng gặp ba em lẫn ba anh đâu…có thể bọn người đáng ghét bắt cóc Nhưng em đừng sợ…Bởi thế, có người đuổi theo Họ đuổi kịp chắn đoạt lại Chính anh bảo em thả găng tay, người đuổi bắt tìm thấy dấu vết Hiện chưa thể làm điều hơn, sau anh nghĩ cách đó… Chắc chắn anh nghĩ cách đó, cần em đừng sợ tin anh…” Phải đối mặt với quản lí, gắt gao bọn bắt cóc, khát vọng tự Xtas ln sơi sục, Xtas ln ngấm ngầm suy tính chuyện, cậu bé ln nghĩ cách làm để khỏi bọn chúng, để tự do: Xtas dùng lời lẽ tính tốn sẵn đầu nói với I-rix hòng dụ dỗ đưa hai đứa trẻ trở nhận tiền cha cô bé Nen mà khơng phải chịu hình phạt nào: “ Tơi biết người muốn mang đến Ma-hơ-đi nộp cho Xmai-nơ Song ông làm chuyện tiền, ơng nhớ rằng, cha bé bé bỏng cịn giàu tất người Xu-đan gộp lại…Tôi thay mặt hai vị kĩ sư hứa với ông việc diễn lời tơi nói” Kế hoạch thất bại, cậu bé lại lên kế hoạch khác – cướp lại súng bị bọn Xu-đan giành lấy để giết tên bắt cóc giết lạc đà, “ Bọn Xuđan Bê-đu-in tỉnh dậy mà không thấy lao khỏi hang, ấy, hai phát đạn, ta hạ hai tên đầu tiên, trước hai tên sau kịp chạy tới sung lại nạp đạn Chỉ cịn lại Kha-mix thơi, với tên ta đối phó dễ dàng rồi” Cậu bé biết khó khăn nguy hiểm khát vọng tự ln thơi thúc Stas suy tính, tìm cách thân Mặc dù dũng cảm vậy, thông minh vậy, suy cho Stas cậu bé 14 tuổi, từ nhỏ đến lớn sống bảo bọc cha, cảnh tượng gai góc này, cảnh bắt cóc hay việc tìm cách khỏi hiểm nguy, em nghe qua hình dung qua trang sách mà thôi: “ Tim em bắt đầu đập mạnh Giá mà cầm súng hộp đạn, em làm chủ tình Khi ấy, cần khẽ khàng chuồn khỏi hang, ẩn kín chừng vài chục bước chân cách cửa hang, khe đá, từ kiểm sốt lối ra…Nghĩ tới em hình dung thấy bốn thây người nằm máu nỗi kinh hồng khiếp hãi bóp chặt lấy lồng ngực.” Mặt khác, tín đồ Thiên Chúa giáo, Xtas cầu che chở Đức Mẹ linh thiêng, mong Mẹ giúp chúng thoát khỏi áp giải đến Ma-hơ-đi: “Hỡi Đức Mẹ thiêng liêng Chúa, chúng trốn thoát che chở Mẹ…?” Mặc dù kế hoạch mà Xtas suy tính kĩ thất bại, có lúc “cái nghi lực mà em thường có tạm thời nhường chỗ cho cam chịu thuận theo số mệnh hãi hùng nghĩ tới tương lai” nhớ lại phải chịu đựng, nghĩ tới bọn phản bội tàn ác…đấm đá em, tim em sôi sục căm phẫn cay cú…bị bọn chúng làm nhục Xtas lại tâm, lại khao khát tự hết, “cậu bé không chịu buông xuôi tay bất lực tuân theo rủi may, tâm hơng non trẻ tàng trữ nghị lực đáng kinh ngạc, thất bại vừa hun đúc thêm lên” Xtas tự nhủ với thân tất chuyện định làm kết thúc việc bị chúng đánh Nhưng cho dù chúng có quật roi, chí chúng có giết nữa, khơng ngừng tìm cách cứu Nen thân khỏi tay lũ khốn nạn này” hay nhiều lần đường chỗ dừng chân tạm nghỉ, Xtas thầm vào tai bé Nen vùng sông Nin trắng chạy trốn em hồn tồn khơng từ bỏ ý định Khi hận thù lên đến đỉnh điểm khát vọng tự Xtas dâng cao sôi sục, “và nhiên em cảm thấy mũi gị má lại lạnh tốt đi, thứ lạnh khác hẳn, lạnh nảy sinh từ nỗi sợ hãi mà từ định kinh khủng khơng lay chuyển nổi, với định trái tim lồng ngực em thời biến thành sắt thép”, cậu bé chĩa thẳng nhìn vào Ghe-bơ-rơ, cậu bé bắt đầu bng lời nói đe dọa, lạnh lùng Lúc này, Xtas khơng cịn cậu bé 14 tuổi nữa, mà anh hùng chiến đấu tự do, khát khao giải cho Nen cho cậu :“Ơi, đủ rồi! –Cậu rít qua hai hàm rang nghiến chặt –Mày vượt mức rồi! Mày không giết Nen, không giết thêm nữa! Phải! Đây bọn khốn nạn, bọn đao phủ, lũ giết người, cịn Nen nằm tay chúng! Mày giết Nen đâu – Em nhắc lại Em tiến lại phía bọn chúngđứng lại-và đột nhiên, nhanh chớp, nâng sung lên ngang mặt Hai phát sung nối vang động khe núi… Em lặp lại lòng: “Ta giết chết Ghe-bơ-rơ Kha-mix, ta giết bọn Bê-đu-in, giết sư tử tự do…Em cảm giác hai tự do…” Cuộc chạy trốn bọn bắt cóc Xtas Tarocopxki cô bé Nen Rawlinson phải trải qua gian nan, hiểm nguy Nhờ vào trí thơng minh dũng cảm Xtas hai em trốn thoát từ kênh đào Suez qua sa mạc Sahara nắng cháy, xuyên qua rừng già sâu thẳm Đông Phi lúc em đồn người Anh tìm thấy Nhờ khát vọng sống, khát vọng tự em vượt qua thử thách, thực kì tích Xtas bé Nen phải trải qua tháng ngày khốc liệt sa mạc bị bọn người Sudan bắt cóc Các em đưa tìm ngài Smain Bọn người đưa em lưng lạc đà Khi gã Gebhr dùng roi da kinh khủng kiểu Ả Rập - roi chí cứa đứt lạc đà, để đánh lên người Nen cô bé bà nhũ mẫu bọc chăn dày phải thét lên đau đớn Ngay lúc Xtas nhảy tới húc đầu vào ngực hắn, chộp lấy cổ hắn, gã gỡ cổ tay cậu bé ấn cậu xuống quật roi vào lưng cậu Hai đứa bé nhỏ phải gánh chịu đòi roi khủng khiếp Nhưng khơng mà Xtas gục ngã, cậu bé nói với Nen rằng: “ Khơng phải đánh anh, mà quật em, anh thề không tha cho hắn” Xtas cậu bé thông minh, gan Khi bọn Bedouin thúc lạc đà không kịp lúc Nen mệt mỏi mà ngủ thiếp em để ý thấy chúng vào sâu sa mạc Em tỉnh táo để quan sát thứ, hi vọng vào điều dù nhỏ nhoi Cậu ấp ủ ý chí bảo vệ cho Nen, việc bọn họ gặp phải lốc dội cậu bé dù thở nghẹt lồng ngực, cát khiến em mờ mắt Nhưng cần nghe thấy tiếng khóc Nen em quết định chạy sang động viên cô bé Cậu bé suy nghĩ định thực hành động phi thường để giải cho bé khỏi cảnh đày đọa Xtas hết lần đến lần khác tìm cách để bỏ trốn khỏi bọn bắt cóc Dù việc trốn có lúc tắt ngấm Nhưng tia hi vọng dù mỏng manh vấn bừng lên em, âm ỉ lịng em Lúc bọn Ả Rập q mệt mỏi chiến đấu với bão táp ngủ say Xtas thức giấc, bắt đầu quan sát xung quanh Rồi em nhìn thấy súng em tặng Giáng sinh, hộp đựng đạn nằm em Chamis Em bắt đầu đấu tranh tư tưởng, uốn nhện phía người Chamis tóm lấy hộp đạn Nhưng việc cúng khơng thể làm tiếng sủa Saba đánh thức bọn người Ả Rập Cho đến ngày thứ mười, lúc đồn người tới chỗ trú đêm phiến đá khơng lớn nằm lịng khe sư tử nằm Khi Gerbhr có ý định giết chết Cali để đem xác cậu bé nhử sư tử Stas kịp thời ngăn cản hét lên: “ đưa cho súng… Tôi giết chết sư tử!” Xtas dùng súng để bắn vào trán sư tử Gerbhr, Chamis bọn Bedouin chẳng thể thấy chuyện xảy Và giây phút em nổ hai phát súng khiến cho Gerbhr, Chamis gục đầu xuống Và hai tên Bedouin nhảy phía Stas, cậu bé lại thay đạn khe níu lại âm vang tiếng nổ Các em dược tự do, lại bị lạc rừng thẳm hoang vu khơng bóng người, vực sâu “lục địa đen” Bọn trẻ lại phải tiếp tuc đối đầu với khó khăn chờ phía trước Xtas với Cali dựng túp lều dành cho Nen vách đá cịn Mea tìm nước, bọn chúng nấu thịt chim, ngô, muối, sắn khô để ăn Bọn chúng nghỉ đêm đén ngày hôm sau lên đường Niềm vui dành tự có lẽ động lực giúp em hăng hái Giờ Xtas nghĩ phải làm để đưa Nen thân khỏi đây, vượt qua vùng rừng thẳm hiểm nguy Và lại có tiếng gầm vang lên, tiếng gầm sâu thẳm, nặng nề Hai sư tử xuất hiện, bọn chúng tiến đến gần chỗ em nghỉ chân Rồi mưa rào lúc tn xuống từ cành Nó dập tắt lửa mà Xtas tính tốn nhằm ngăn sư tử tiến gần Em đưa Nen vào lêu, đắp chăn cho cô bé Những tia chớp kinh hồng lóe lên bóng tối Cơn giơng tố kinh khủng hoành hành Cơn lốc bay lều, bóng tối thít nịt hai sư tử lởn vởn xung quanh chúng Xtas không dự dùng đầu dây thừng siết vào thân Nen Cali kéo cô bé lên cây, sau Mea, cuối Xtas leo lên Khi bọn trẻ im lặng sâu thẳm đêm vang lên tiếng ngựa hí khinh hồng, đầy đau đớn Hai sư tử giết ngựa Đó đêm kinh hồng, chuyện xảy em lại Trong đêm lại tiếng rống đầy giận tiếng xương gãy rắc khỏe mạnh Khi mặt trời lên, sư tử biến trước tia sáng đấu tiên bừng lên chân trời Dù cho hiểm nguy chồng chất phía trước bọn trẻ có lúc vui đùa Bọn trẻ cịn giúp đỡ voi lúc đói khát Bọn trẻ khơng ngừng phía trước, tìm nơi dừng chân nghỉ ngơi, tìm kiếm thức ăn để sơng sót hành trình khơng biết đến đích Trải qua sống chốn rừng sâu khơng mối nguy hiểm mà bệnh tật, đăc biệt Nen Vì ám ảnh gã Gebhr Chamis mà cô bé trở nên tiều tụy., gánh chịu sốt Các em phải trải qua ngày sống lo âu Xtas định lên đường để tìm đến nơi mà Cali nhìn thấy có khói bay lên Đi đêm khuya tối tăm em phải đối mặt với bao nguy hiểm rình rập Lũ sâu bọ trường cỏ thật đáng sợ Ln phải lắng nghe thứ, đầu óc phải tỉnh táo, súng ln sẵn sàng nhả đạn Cịn có tiếng kêu thú chạy Em mệt rã người khó khăn đứng vững đơi chân phía trước, phải cứu lấy Nen Phải qua chặng đường dài hai đồng hồ Và em nhìn thấy lều to, có người nằm Ơng Linde tốt bụng cho Xtas lọ thuốc để cứu lấy Nell Trên đường trở em phải đón chờ hiểm nguy Vì lúc mà thú ẩn nấu hang đá sau săn đêm Khi em đến với ngưỡng cửa xứ sở người Wahima tin người Samburu thắng chiến binh Fumba, giết chết ngàn người, chúng vây thật chặt Fumba Xtas dẫn Cali 300 chiến binh phía boma ơng Fumba, cậu muốn đánh người Samburu đêm Xtas người lãnh đạo chiến binh với Cali chiến đấu Cuộc chiến nổ cách khinh khủng bóng tối, làm cho quân Samburu sợ hết hồn Xtas cúng dùng rắn lửa, voi để thực chiến Cho đến gần sáng chiến kết túc với thắng lợi qn phía Xtas Sau đồn tiếp tục hành trình, với bọn trẻ cịn có 100 người Wahima, 100 người Samburu Lại gặp phải khó khăn đồn người đến vùng hồn tồn khơng có nước Khơng có sơng, vũng nước Có người bắt đầu chạy trốn bị tóm lại Xtas chứng minh cho họ thấy kẻ chạy trốn trở thành mồi cho sư tử Vùng đất ngày trở nên khơ cằn Xtas hiểu hành trình cuối hồn tồn khơng dễ dàng giai đoạn trước, em lại lo lắng cho Nen Và họ gặp sông nhỏ, hàng mọc hai bên bờ sông Họ lao đến ngụp đầu xuống uống gặp cá sấu người số bị túm cánh tay, đến King đặt chân lên chà vụn chuyện kết thúc Ngày thứ ba họ rời khỏi sông gặp phải chỗ đất trần trụi, dường sông họ dày đặc khó khăn mà thơi Mặc dù có nước thức ăn dự trữ ngày thứ tư khát giày vị họ Để đánh lừa khát họ vặt cuống cỏ khô cằn để nhai Họ dùng giấc ngủ để quên đói khát, cịn phải hứng chịu khí trời móng nực Sự đói khát bao trùm đồn người, mắt sâu hốm, môi nứt nẻ Họ kiệt sức, chờ đợi chết đến giờ, phút Và vào lúc ấy, vọt lên dải lửa tóe thành màu vàng giọt lệ lớn xuống mặt đất Stas nhận đại úy Glenn Clary - cứu tinh bọn họ đến CHƯƠNG TÁC PHẨM TRÊN SA MẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM DƯỚI GĨC NHÌN NGHỆ THUẬT 3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Cho dù tiểu thuyết chuyện hư cấu (ngoại trừ kiện lịch sử), cốt truyện lấy cảm hứng từ kiện có thật Một cậu bé người Ba Lan thực bị bắt cóc vào lúc cậu khơng tìm thấy Nhân vật Nen lấy cảm hứng từ cô gái người bạn Sienkiewicz Cốt truyện hệ thống kiện bao gồm hành vi, việc làm cuả nhân vật, hay kiện xảy với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ ý nghĩa với mục đích người kể Cốt truyện “trên sa mạc rừng thẳm” diễn biến theo kiên sau, có kiện nút thắt cho tác phẩm Tác phẩm với kiên liên túc xáy Nen Xtas bị bắt cóc để chuẩn bị cho trao đổi: Sự kiện 1: Xtas Nen bị nhóm Ả rập bắt làm tin, hy vọng chúng trao đổi đứa trẻ với Fatima, người bà Mahdi bị người Anh quốc bắt giam vào phần mở đầu tiểu thuyết Sự kiện 2: Hai đứa trẻ bị ép buộc phải du hành băng qua sa mạc Sahara đến Khartoum, nơi chúng giao trình cho Mahdi Chuyến hành trình vất vả đầy mệt nhọc, cô bé Nen mong manh, yếu ớt Xtas, cậu bé dũng cảm đầy trách nhiệm, bảo vệ người bạn khỏi độc ác bọn bắt cóc, cho dù điều khiến cậu bị đánh đập Cậu bé lên Kế hoạch bỏ trốn thất bại cậu bé bị lũ nguời bẳt cóc cảnh giác lũ trẻ hy vọng Sự kiện 3: Khi nhóm đến Khartoum, tên Ả-rập thất vọng trước việc Mahdi, bận bịu với việc dẫn dắt khởi nghĩa, phớt lờ “nhiệm vụ” chúng gạt bỏ lời đề nghị chúng đưa Sự kiện góp phần quan trọng vào cốt truyện, cậu bé tin vào niềm tin tơn giáo khơng phục tùng theo Mahdi dù ôn lão Hi Lap nhắc nhở muốn sống tốt an tồn cho bé Nen nên chấp thuận Mahdi Từ việc từ chối tôn giáo mới, lũ trẻ phải tiếp tục hành trình phía nam, đến Fashoda Sự kiện cao trào truyện là: Một ngày nọ, nhóm chạm trán sư tử chuẩn bị công Những tên Ả-rập (không biết cách dùng súng) trao vũ khí cho Xtas van xin cậu bắn chết thú Xtas giết sư tử, bắn hạ bọn Ả-rập Điều dấy lên tuyệt vọng giận dữ, cậu bé biết kẻ khơng trả tự cho bọn trẻ Cậu căm ghét bọn Ả-rập ngược đãi họ - Nen Việc làm cậu bé hệ từ kiện trước, em nuôi ý định từ lâu đợi chờ hội, kiện mở hành trình cho lũ trẻ Bọn trẻ dừng chân nghỉ lại đồi xinh đẹp gần thác nước Chúng nhanh chóng phát voi to lớn bị mắc kẹt rãnh gần thác nước Nen, người yêu động vật, cảm thấy thương cảm vật khổng lồ cứu khỏi chết đói cách ném trái vào hẻm núi Cô bé voi (con vật thông minh hiền lành mà Nen gọi “King” kích thước to lớn nó) nhanh chóng trở thành bạn bè Ít lâu sau, Nel bị sốt rét nặng mạng; Staś, đau buồn vô hạn, liền định đến nơi mà cậu nghĩ trại người du cư để xin thuốc kí ninh Khi đến trại cậu phát thuộc nhà thám hiểm người Thụy Sĩ lớn tuổi tên Linde Người đàn ơng bị thương nặng lợn rừng nằm chờ chết Tất nô lệ châu Phi ông bị bệnh ngủ người Cho dù hoảng sợ trước kinh khủng khu trại chết chóc này, Xtas trở thành bạn với Linde, người tử tế trao cho cậu thức ăn, vũ khí, thuốc súng kí ninh Nhờ số thuốc mà Nen khỏe lại Xtas, biết ơn giúp đỡ Linde, cạnh người đàn ông Thụy Sĩ ông Và rồi, sử dụng thuốc súng Linde, cậu giải thoát cho King khỏi bẫy bắt đầu cho chuyến hành trình khác Bọn trẻ tiếp tục đến làng Wa-Hima Người lạc, nhìn thấy Xtas cưỡi voi, tơn vinh cậu Nen Mzibu Tốt (một linh hồn/nữ thần tốt) Cả nhóm sống làng thời gian ngắn, nơi Kali cha truyền nối hoàng tử lạc Wa-Hima tiếng Xtas cịn người dân làng tơn sùng cậu giết chết wobo (một loại báo đen) gây nguy hiểm cho làng Khi đến quê hương Cali nhóm biết lạc cậu ta bị xâm chiếm công kẻ thù truyền kiếp họ Nhờ hỗ trợ từ lạc Cali súng Xtas Nen, chiến chấm dứt với phần thắng thuộc phe diện Nhờ tính tốt bụng vốn có mình, Xtas Nen yêu cầu người dân lạc Sambur khơng giết chết mà thay vào hòa giải với lạc Wa-Hima Bọn trẻ Xaba 100 người thuộc tộc Sambur Wa-Hima di chuyển lên phía Động, nơi chưa vẽ đồ, với hy vọng đến Ấn Độ Dương tìm nhà thám hiểm người Anh, người có lẽ tìm kiếm họ Kali với hai tên thầy bùa: M'Kunje M'Rua, sợ chúng âm mưu chống lại cậu cậu rời nhà Tuy nhiên, kết thúc đầy bi kịch diễn với nhóm: hai tên thầy bùa ăn trộm thức ăn túi nước cuối nhanh chóng tìm thấy, bị sư tử báo giết chết Rất nhiều người dân lạc Nen Xtas chết thiếu nước Sau nhóm ba ngày khơng có nước sa mạc khơ cằn nóng nực, đứa trẻ cứu vào phút chót nhờ hai sĩ quan quen thuộc, người tìm thấy diều mà trước Nen Xtas ghi lên hoàn cảnh tuyệt vọng, miêu tả nơi địa điểm họ Cả nhóm cứu cho hay Mahdi chết đau tim Nen Xtas Xaba đồn tụ với cha trở châu Âu Kali thành viên lạc cậu trở nơi học bên hồi Rudolf Nen Xtas kết hôn với họ lớn lên quay lại thăm người bạn châu Phi sau 10 năm Cốt truyện có hai tính chất là: kiện chuỗi có mối quan hệ nhân quả, hai cốt truyện có tính liên tục thời gian Trong tác phẩm chuổi kiện tác giả sử dụng hai tính chất trên, vừa có mối quan hệ nhân vừa có tính liên tục thời gian từ tạo nên khơng gian quan trọng tác phẩm Vì tiểu thuyết, đặc biệt tiểu thuyết thiếu nhi phiểu lưu nên tác giả không người đọc phải đọc suy nghĩ nhân vật, kiện, hành động, tác giả tập trung miêu tả, tường thuật lại hành động, lời nói, cử biểu cảm khuôn mặt, hành động, suy nghĩ nhân vật tác giả thể cách rõ ràng khơng trừu tượng Mỗi lời nói, hành động tác giả gắn cho triết lý riêng Như nói cốt truyện bao gồm kiện, mà kiện tiểu thuyết thường gắn với nhân vật, hành động họ xét phương diện: Về phương diện Sự kiện cốt truyện “Trên sa mạc rừng thẳm” thuộc cốt truyện liền mạch điều trái ngược hồn toàn với kiểu cốt truyện phân mảnh, cốt truyện phân mảnh kiểu cốt truyện tạo nên từ hệ thống mảng có tính độc lập tồn bên cạnh nhau, cốt truyện bị nghiền nát, đập vỡ thành mảnh vụn rời rạc, không theo trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân mảnh vụn mảnh thực Còn cốt truyện liền mạch kiện diễn liền mạch không tác rời nhau, kiện trước nguyên nhân dẫn tới kết kiện sau: kiện lũ trẻ diện kiến Madhi, lúc Xtas đón nhận tơn giáo mới, phục tùng Madhi lũ trẻ khơng cần phải tiếp tục hành trình phía nam Hay kiện cậu bé Xtas dung cảm bắt chết sư tử định thực hành động diết chết hết kẻ bắt lũ trẻ phái Nam, tóm lại kiện liền mạch, không bị đảo lộn trật tự Về phương diện thời gian cốt truyện “Trên sa mạc rừng thẳm” cốt truyện tuyết tính, việc tác giả sử dụng loại cốt truyện tạo cho người đọc từ kiện bất ngờ tới kiện bất ngờ khác Nhờ kiện xếp theo tuyết tính mà tác giả giúp người đọc nhận thức tồn diện tính cách suy nghĩ nhân vật, vầ tiềm ẩn mà nhân vật ấp ủ, qua kiện mà phát triển lên dần Về phương diện nhân vật cốt truyện “Trên sa mạc rừng thẳm” thuộc cốt truyện đơn tuyết, Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống kiện tác giả kể lại gọn gàng thường đơn giản số lượng, tập trung thể trình phát triển tính cách vài nhân vật chính, có giai đoạn đời nhân vật chính, qua kiện tích cánh, hành động suy nghĩ nhân vật bộc lộ dần phát triển lên Cả ba loại cốt truyện có mối quan hệ với nhau, kiện diễn theo tính chất nhân theo mạch tuyết ính thời gian, nhân vật đặt hoàn cảnh cụ thể, thời gian cụ thể, khơng gian cụ thể từ bộc lộ hành vi, diễn biến hành động tâm lý Cốt truyện tác giả xây dựng nên gắn kết kiện thành chuỗi tạo thành lịch sử riêng nhân vật mà cụ thẻ nhân vật Xtas để lại dấu ấn ấn tượng cho người đọc, giúp bộc lộ xung đột mâu thuẫn người: mâu thuẫn tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, từ tái tranh đời sống người tác phẩm đời sống xã hội Ba Lan lúc Cốt truyện đem lại nững giá trị nhân sinh sâu săc Và đặc biệt tạo sức ấp dẫn lôi người đọc Nghệ thuật cốt truyện tiểu thuyết “ Trên sa mạc rừng thẳm” có vai trị quan trọng việc phản ánh toàn vẹn thực người, sống mà tác giả - Herkyk sienkiewicz muốn phản ánh gửi gắm tác phẩm 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trên sa mạc rừng thẳm xoay quanh hai nhân vật XtasTarkowski Nen Rawlinson Tác phẩm tiểu thuyết tâm lý nên phân đoạn miêu tả tâm lý nhân vật không chiếm dung lượng lớn tác phẩm Ở nhân vật Xtas, tác giả khắc họa hình tượng nhân vật chủ yếu hành động Có thể đánh giá nhân vật chuẩn mực điển hình mẫu hình nhân vật đặc trưng hành động Từ suy nghĩ đến hành vi lớn nhỏ, nhân vật hồn tồn khác xa với hình ảnh cậu thiếu niên 14 tuổi thông thường Đặt nhân vật Xtastrong mối tương quan với nhân vật anh hùng thể loại sử thi, ta thấy nhân vật Stas giống đến 80% mẫu hình nhân vật anh hùng Ở Xtashội đủ yếu tố người anh hùng là: suy nghĩ chững chạc, chín chắn, hành động nhanh nhẹn, tháo vát, yêu thương, bảo vệ phái yếu, mạnh mẽ, can đảm, tốt bụng, hào hiệp… Một lần nữa, ta gọi nhân vật nhân vật toàn (để xây dựng nhân vật này, tác giả phải đứng vị thấp nhân vật) Tuy nhiên, tiểu thuyết đại nên cách xây dựng tác phẩm khác biệt với nhân vật sử thi XtasTarkowski mang nét tính cách thực tế cậu nhóc 14 tuổi Đó tinh thần lạc quan, hiếu thắng, xốc lịng u thương vơ tư lự Bên cạnh việc khắc họa nhân vật Xtas hành động, suy nghĩ, nhà văn sử dụng thủ pháp miêu tả tâm lý để lột tả nhân vật cách tối đa Vì khơng phải tiểu thuyết tâm lý nên phân đoạn xuất cách rải rác chiếm dung lượng tác phẩm, lần xuất phân đoạn này, đặc tính cá nhân nhân vật biểu rõ ràng Các phân đoạn phân đoạn có nội dung đấu tranh suy nghĩ nhân vật Ta bắt gặp xun suốt câu chuyện, ví dụ điển hình lúc Xtas sử dụng súng để tự vệ Sự xuất chi tiết đấu tranh suy nghĩ làm cho nhân vật trở nên thực hơn, làm mờ tính cách anh hùng mà tác giả tạo dựng cho nhân vật, để lại lịng người đọc cậu nhóc Xtas14 tuổi với băn khoăn, lo lắng giản đớn sâu sắc giai đoạn đầu đời Bên cạnh Xtas, Nen nhân vật khác tác phẩm Nếu Stas mơ mẫu hình nhân vật anh hùng Nen đại diện cho hình mẫu nhân vật nữ thánh thiện thể loại văn học dân gian quen thuộc Ở Nen, tác giả xây dựng nhân vật dựa vào mẫu hình kiểu nhân vật tồn Đối với Xtas, tác giả xây dựng cho nhân vật số nét tính cách trẻ thơ Nen, nét tính cách thật bị lu mờ Một phần hồn mỹ q mức Đẹp tâm hồn cô bé Cái đẹp Nen Thiện, lịng u thương Lòng yêu thương nhân vật đẩy lên đến mức cao nhất, tạo thành thứ biểu tượng, hay chí thứ tín ngưỡng bao trùm toàn chi phối hoàn toàn tác phẩm Từ nhân vật này, tư tưởng tác giả bộc lộ, q trình hướng thứ tốt đẹp Chính tình u thương nguồn mạch người đồng thời, kim nam cho người hành trình đời Ngồi Xtasvà Nen Cali nhân vật xuất nhiều tiểu thuyết Tác giả khắc hoạ nhân vật vật với nhiều nét tính cách đa dạng độc đáo, mang đầy đủ tinh thần tâm hồn người Châu Phi Dù xuất thân sang trọng đời nô lệ khiến Kali chịu nhiều đau khổ Đỉnh điểm tác giả xây dựng nhân vật làm cao trào câu chuyện Nếu khơng có nhân vật Kali Xtasvà Nen khơng tự giải để tìm tự Và thiếu Cali hành trình tìm tự hai người châu Âu thành công Tác giả ưu đặt Cali hoa tiêu xuất sắc giúp bọn trẻ vượt qua nhiều thiên tai vùng rừng núi khắc nghiệt Không vậy, nghệ thuật xây dựng tâm hồn với đau đớn, hạnh phúc, tiếc nuối thăng hoa nhân vật diễn trịn vai Ngơn ngữ Cali điều thú vị Xuyên suốt tác phẩm người đọc nhận thấy câu nói vừa hài hước dí dỏm xúc động Chính điều bộc lộ phần chất đáng yêu cậu bé da đen Có thể khẳng định rằng, Cali nhân vật khơng thể thiếu tiểu thuyết phiêu lưu - người dẫn đường nhanh nhẹ KẾT LUẬN Hành trình Nen Xtas tác phẩm “Trên sa mạc rừng thẳm” đưa người đọc đến với vùng đất lãnh thổ châu Phi Với trí tuệ thơng minh dũng cảm cậu thiếu niên “vừa hết tuổi mười bốn” huy dẫn dắt người bạn đồng hành vượt qua chặng đường nguy hiểm Những thử thách sa mạc rừng thẳm làm ý chí em Chuyến phiêu lưu mang gam màu khát vọng, mong ước tự tơn giáo tạo nên lơi kì diệu bạn đọc Tác phẩm thể thành công chuyến phiêu lưu mạo hiểm, tình cảm cao đẹp suốt chặng đường tình cảm gia đình sâu sắc Với yêu thích phiêu lưu chuyến hành trình hoang dã, người đọc khơng thể bỏ qua tác phẩm Tác phẩm hứa hẹn mang đến cho độc giả nhìn thật ấn tượng vùng đất hoang sơ mà kì dị châu Phi, ấm áp tình bạn bè đứa trẻ với người bạn tự nhiên trung thành Và đặc biệt cả, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương động lực mạnh mẽ giúp cho em vượt qua chuyến hành trình đầy gian nan đầy nguy hiểm ... Puskin sớm tiếp xúc với khơng khí văn học nên lên 10 tuổi, ông đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, Văn học Tây Âu, hàng loạt thơ Pháp làm quen với văn học dân gian Nga qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôpna người... lượng câu thơ viết thiên nhiên mùa đông chiếm khối lượng lớn khoảng thời gian nhà thơ cho đời chùm thơ viết mùa đông Con đường mùa đông , Buổi sáng màu đông hay Buổi tối mùa đông tuyệt tác thiên... lãng mạn nước Nga Với tiểu thuyết thơ này, lần văn học Nga xuất hình tượng nhân vật “con người thừa” Puskin mốc kết thúc dòng văn học lãng mạn Nga người mở đầu cho dòng văn học thực Nga Tiểu thuyết

Ngày đăng: 04/12/2017, 22:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    • 1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm

    • 1.1.1. Tác giả Puskin (1799 – 1837)

    • 1.1.2. Tác phẩm Evgheni Oneghin

    • CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN

      • 2.1. Mùa xuân

      • 2.2. Mùa hạ

      • 2.3. Mùa thu

      • 2.4. Mùa đông

      • CHƯƠNG 3: XÃ HỘI NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN

        • 3.1. Tâm hồn con người nước Nga

        • 3.1.1. Tầng lớp thanh niên quý tộc nước Nga

        • 3.1.2. Phụ nữ nước Nga.

        • 3.2. Phong tục nước Nga

        • CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGIN

          • 4.1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

          • 4.2. Ngôn ngữ

          • KẾT LUẬN:

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

            • ANNA KARENINA- VẤN ĐỀ TIỂU THUYẾT VÀ PHI TIỂU THUYẾT - BIỆN CHỨNG TÂM HỒN

            • CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HENRYK SIENKIEWICZ VÀ TÁC PHẨM TRÊN SA NẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM

              • 1.1 Vài nét về tác giả Henryk Sienkiewicz

              • 1.2 Tác phẩm Trên sa mạc và trong rừng thẳm

              • CHƯƠNG 2 TÁC PHẨM TRÊN SA MẠC VÀ TRONG RỪNG THẲM DƯỚI GÓC NHÌN NỘI DUNG

                • 2.1 Khát vọng khám phá những vùng đất mới

                • 2.2 Vẻ đẹp niềm tin tôn giáo

                • 2.3 Biểu hiện tình thương

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan