1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập cộng đồng 2

44 634 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 482 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNChương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng năm thứ 3 với mục đích nâng cao kiến thức thực tế, kĩ năng thực hành của sinh viên để “Xây dựng một bản kế hoạch can thiệp giải

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng năm thứ 3 với mục đích nâng cao kiến thức thực tế, kĩ năng thực hành của sinh viên để “Xây dựng một bản kế hoạch can thiệp giải quyết một vấn đề trong chương trình/hoạt động y tế ưu tiên tại xã thực tập”, nhằm đóng góp một phần vào việc nâng cao sức khỏe cho người dân huyện Gia Lâm nói chung Thời gian vừa qua (từ ngày 14/04/2013 đến 25/04/2013) Nhóm sinh viên

số 1 trường Đại học Y Tế Công Cộng gồm 8 thành viên được phân công thực địa tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Trong quá trình thực địa tại xã, nhóm sinh viên đã tìm hiểu tình hình sức khỏe người dân trong xã, phân tích các nguyên nhân, để xây dựng một bản kế hoạch can thiệp mang tính phù hợp và có khả thi cho vấn đề sức khỏe được nhóm đánh giá là ưu tiên giải quyết Để có được những kết quả này, nhóm sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Y tế Công Cộng, UBND xã Phù Đổng, Ban giám hiệu, các thầy cô và phụ huynh, học sinh trường Tiểu học Phù Đổng, đặc biệt là cán bộ y tế tại Trạm y tế xã Phù Đổng.

Qua đây, nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Y Tế Công Cộng

đã tổ chức đợt thực địa đầy ý nghĩa và bổ ích này Xin chân thành cảm ơn Th.s Chu Huyền Xiêm và Bs Nguyễn Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ nhóm Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới TTYT huyện Gia Lâm, TYT xã Phù Đổng, UBND xã Phù Đổng và các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong việc tìm hiểu địa phương, lập kế hoạch can thiệp, đặc biệt là trạm y tế xã Phù Đổng đã tạo điều kiện ăn ở, làm việc, cung cấp thông tin và liên hệ công việc cho nhóm trong suốt thời gian thực địa.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013

T/M nhóm sinh viên

Nhóm trưởng

Nguyễn Thành Trung

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm, Phù Đổng có diện tích tự

nhiên là 11,65km2, đứng thứ 2 về diện tích trên địa bàn huyện Gia Lâm Phía Đông giápxã Trung Mầu, phía Tây giáp xã Đình Xuyên và Dương Hà, phía Nam giáp xã Cổ Bi,Dương Xá và Phường Phúc Lợi, phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp (Gia Lâm), Phù Chẩn, ĐạiĐồng, Chi Phương (Bắc Ninh) Quốc lộ 1A và đường 291 chạy qua xã Phù Đổng là mộttrong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương Bên cạnh đó,với hơn 5km đê chạy dọc theo bờ Bắc của sông Đuống, công tác phòng chống lụt bão làmột trong những quan tâm hàng đầu của chính quyền xã Phù Đổng nói riêng và huyệnGia Lâm nói chung

Dân số: Tính đến tháng 12 năm 2013 toàn xã bao gồm 6 thôn với khoảng 3571 hộ

gia đình với 13436 nhân khẩu

Kinh tế: Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, nền kinh tế xã phát triển

ở mức trung bình khá Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản gắn với công nghiệp - xây dựng và phát triển dịch vụ thương mại đa ngành nghề.Năm 2013, tổng giá trị thu nhập trên địa bàn xã là 305,92 tỷ đồng; tăng 14% so với năm

2012, trong đó thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 33,7%; côngnghiệp xây dựng chiếm 19,6%; thương mại - dịch vụ chiếm 9,1%; thu nhập khác chiếm37,6 % Thu nhập bình quân theo đầu người là 22,77 triệu/người/năm Người dân trên địabàn xã chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa là nguồn thu nhập chínhcho người dân Phù Đổng (22,23%).

Văn hóa-xã hội: Các phong trào văn hóa được triển khai rộng khắp tới các ban

ngành, đoàn thể, khu dân cư như mừng Đảng, mừng xuân và các ngày lễ lớn của đấtnước, của Thủ Đô, lễ hội Gióng của địa phương và công tác bầu cư trưởng thôn nhiệm kỳ

2013 - 2015

Giáo dục: Trên địa bàn xã có 3 trường học với tổng số 2249 học sinh: 1 trường

Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở Cả 3 trường đều đạt chuẩn quốcgia với cơ sở khang trang và sạch đẹp

Trang 3

An ninh quốc phòng: An ninh trật tự tại xã Phù Đổng luôn được giữ vững, không

có tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn xã

Trạm y tế xã Phù Đổng là TYT đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 từ năm 2004 với

Về cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị y tế …tương đối đầy đủ Qua quan sáttrực tiếp tại trạm và sổ theo dõi tài sản, TYT có diện tích….gồm tổng số 12 giường bệnh

và 15 phòng chức năng: 1 phòng đông y, 1 phòng khám thai, 1 phòng khám phụ khoa, 1phòng KHHGĐ và đẻ, 1 phòng sau đẻ, 1 phòng khám bệnh, 1 phòng xét nghiệm, 1 phòngtruyền thông, 1 phòng lưu bệnh nhân, 1 phòng cấp cứu, 1 phòng hấp sấy, 1 phòng trạmtrưởng, 1 phòng kho, 1 phòng trực và 1 phòng bán thuốc Trạm đã có máy siêu âm, xétnghiệm nước tiểu, dopler tim thai và một số trang thiết bị khác.Ngoài ra, TYT còn có ….(diện tích)các CBYT của trạm cũng trồng và chăm sóc vườn cây thuốc nam phục vụ côngtác khám chữa bệnh đông tây y kết hợp cho người dân TYT xã Phù Đổng hiện đang hoànthiện hồ sơ trình Sở Y tế để xét Chuẩn quốc gia giai đoạn 2, dự kiến hoàn thành trướcnăm 2015

Về mặt nhân sự, TYT xã có 8 CBYT bao gồm 3 y sĩ, 3 điều dưỡng, 1 dược tá và 1

nữ hộ sinh và 6 CBYT thôn phụ trách 6 thôn trong toàn xã và 20 cộng tác viên dân số.(Phụ lục)

YSSN - Phụ trách chương trình CSSKSS - khám thai

- Hỗ trợ công tác khám chữa bệnh

- Tổ trưởng tổ công đoàn

- Thanh quyết toán các chương trình y tế

Trang 4

- Hỗ trợ chương trình TCMR

- Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh

3 Nguyễn Thị Cảnh Nữ hộ

sinh trunghọc

Phụ trách chương trình VTM A dinh dưỡng iod

- Hỗ trợ chương trình sản

- Quản lý các bệnh không lây nhiễm

- Hỗ trợ chương trình TCMR

- Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh

4 Nguyễn Thị Mến ĐDTH - Phụ trách công tác môi trường (3 công trình vệ

sinh) - làng VHSK – chương trình tiêu chảy

- Y tế học đường - điều dưỡng

- Phân trực - chấm công

- Hỗ trợ chương trình TCMR

- Soạn thảo văn bản - kế hoạch

5 Đặng Thị Lụa ĐDTH - Phụ trách chương trình TCMR

ĐDTH - Phụ trách chương trình ATTP

- Tai nạn thương tích

- Số sách giao ban chuyên môn, giao ban y tế thôn

- Hỗ trợ chương trình TCMR

- Điều dưỡng

7 Lê Thị Yến YSĐY - Khám chữa bệnh bằng đông tây y kết hợp

- Vườn thuốc nam

- Phục hồi chức năng

- Người cao tuổi, người tàn tật

- Sổ sách truyền thông

8 Tạ Thị Tuyết DSTH - Quản lý thuốc các chương trình

- Quản lý trang thiết bị tài sản

- Thống kê báo cáo

- Soạn thảo văn bản

2.2.1 Các chương trình y tế và chương trình mục tiêu quốc gia

Trang 5

Trạm y tế xã Phù Đổng đang thực hiện 31 chương trình y tế và chương trình mụctiêu quốc gia Trong đó các chương trình, hoạt động được quan tâm và thực hiện có hiệuquả như Chương trình tiêm chủng mở rộng (tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi đạt85,6%, tỷ lệ tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ đạt từ 98,9% - 100%); Chương trình chămsóc sức khỏe sinh sản (tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau tại nhà tuần đầu sau sinh là 95,6%,

tỷ lệ khám thai 3 lần/3 thời kỳ là 100%); Chương trình Vitamin A (99,6% trẻ em từ 6 –

36 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao); Công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1

và cúm A/H5N1 (phối hợp với UBND làm tốt công tác tuyên truyền và cấp phát tờ rơi.Trong năm không có bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 và cúm A/H5N1); Công tác phòngchống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm (100% bệnh nhân khám tại trạm mắc tiêu chảy đượcđiều trị đúng phác đồ); Chương trình y tế học đường (100% học sinh khám sức khoẻ mắcbệnh được thông báo kết quả về gia đình); Chương trình phòng chống rối loạn chuyểnhoá (100% hộ gia đình dùng muối Iot, không phát hiện ra trường hợp bướu cổ nào)…

(Chi tiết xem phụ lục…)

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNHMỤC TIÊU QUỐC GIA

Theo Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2014, TYT xã Phù Đổng đã thực hiện 31chương trình y tế và chương trình mục tiêu y tế quốc gia, kết quả của các chương trìnhnày được thể hiện dưới đây:

1) Công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1: phối hợp với UBND làm tốt công tác

tuyên truyền và cấp phát tờ rơi Trong năm không có bệnh nhân mắc cúmA/H1N1

2) Công tác phòng chống dịch cúm A/H5N1: phối hợp với UBND làm tốt công tác

tuyên truyền và cấp phát tờ rơi Trong năm không có bệnh nhân mắc cúmA/H5N1

Trang 6

3) Công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm: 100% bệnh nhân khám tại

trạm mắc tiêu chảy được điều trị đúng phác đồ

4) Chương trình phòng chống sốt xuất huyết và tay chân miệng: năm 2013, có 1 bệnh

nhân sốt xuất huyết, 7 bệnh nhân nghi mắc tay chân miệng Trạm chủ động báoTTYT phối hợp với trường làm tốt công tác chống dịch

5) Chương trình tiêm chủng mở rộng, thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh:

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiểm chủng đạt 85,6% Phụ nữ có thai được tiêmphòng uốn ván đủ liều trước sinh đạt 98,9% Phụ nữ 14 – 15 tuổi được tiêm phònguốn ván đạt 100%

6) Chương trình phòng chống Lao: số bệnh nhân lao được quản lý là 5, số bệnh nhân

lao mới năm 2013 là 5 bệnh nhân, phát hiện 72 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm laochuyển lên tuyến trên

7) Chương trình Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng: 100% bệnh nhân tâm thần

được phát hiện, quản lý và điều trị ổn định trở về hoà nhập cộng đồng (11 độngkinh và 15 bệnh nhân thần)

8) Chương trình phòng chống HIV/AIDS: 2 bệnh nhân nhiễm HIV đang được trên địa

bàn Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS, tổ chức thực hiệntốt các nội dung chương trình

9) Chương trình phòng chống SDD trẻ em: tổ chức 6 buổi truyền thông và thực hành

dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ 100% trẻ em dưới 2tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng 1 lần/năm Tỷ lệ SDD năm 2013 là 11,1%giảm so với năm 2012 là 0,8%, vượt chỉ tiêu giao

10) Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản: 100 phụ nữ có thai được tiêm phòng

uốn ván 264/267 đạt 98,9% Số bà mẹ sau sinh được y tế chăm sóc tại nhà tuầnđầu sau sinh đạt 95,6%, khám thai 3 lần/3 thời kỳ 202/205 đạt 98,5% Tỷ lệ các

Trang 7

cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 1766/2459 đạt tỷ lệ 71,8%.Không có uốn ván sơ sinh trên địa bàn.

11) Chương trình phòng chống rối loạn chuyển hoá: 100% hộ gia đình dùng muối

Iot Hàng quý tổ chức giám sát 32 hộ gia đình và 8 cơ sở bán muối Khám pháthiện bướu cổ trẻ em từ 8 – 10 tuổi không phát hiện bệnh nhân bướu cổ

12) Chương trình nâng cao chất lượng y tế cơ sở: duy trì hoạt động theo 10 chuẩn

quốc gia y tế cơ sở theo tiêu chí mới và thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tạitrạm TYT chủ động khám và điều trị tại hộ gia đình cho nhân dân trên địa bàntrong những trường hợp cần thiết

13) Chương trình y tế học đường: phối hợp trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ

sở làm tốt công tác vệ sinh và y tế học đường, phòng chống dịch bệnh, tổ chứckhám sức khoẻ 100% học sinh khám sức khoẻ mắc bệnh được thông báo kết quả

về gia đình

14) Chương trình kết hợp Quân dân Y: tổ chức khám sức khoẻ và cấp thuốc miễn phí

cho người cao tuổi, hộ gia nghèo và đối tượng chính sách nhân ngày 27/7 Khám

sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đạt tỷ lệ 100% Ngoài ra, TYT tham giaxây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương,chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc và hoá chất xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh

15) Chương trình Vitamin A: 99,6% trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi được uống vitamin A

liều cao trong chiến dịch

16) Chương trình VSATTP: tổ chức tập huấn, khám sức khoẻ cho 93 người trực tiếp

sản xuất kinh doanh mặt hàng ăn uống Tỷ lệ cơ sở thức ăn đường phố đạt chỉ tiêu

là 75,8%, TYT kiểm tra 132 lượt các cơ sở thức ăn đường phố và cơ sở sản xuấtchế biến thực phẩm lập biên bản, nhắc nhở 8 lượt cơ sở Trong năm không có vụngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn

Trang 8

17) Chương trình nâng cao chất lượng sức khoẻ gia đình, làng văn hoá sức khoẻ:

TYT đã triển khai tới các Ban ngành đoàn thể, cụm dân cư phát động tuyên truyền

và tham gia giám sát vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình TYT còn Phối hợp vớiVăn hoá thông tin tổ chức ký cam kết tổ chức văn hoá sức khoẻ và triển khai tớicác hộ gia đình

18) Chương trình phòng chống mù loà: tổ chức khám phát hiện đục thuỷ tinh thể cho

256 người cao tuổi, lập danh sách chỉ định mổ cho 13 người

19) Chương trình phòng chống sốt rét và giun sán: quản lý 65 người có nguy cơ cao,

trong năm 2013 không có bệnh nhân sốt rét và lấy đủ chỉ tiêu lam máu 24/24 lamđạt tỷ lệ 100% không có lam (+) TYT còn phối hợp các ban ngành đoàn thể vàcác trường học tẩy giun cho trẻ 745/750 trẻ em trong độ tuổi quy định đạt 99,3%,không có tai biến xảy ra

20) Chương trình phòng chống bệnh dại: UBND xã có kế hoạch tiêm phòng dại cho

đàn chó trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền, tập huấn phòng chống bệnh dại cho cán

bộ y tế, CTV, Ban ngành đoàn thể… các trường hợp chó cắn được TYT tư vấn vàhướng dẫn tiêm phòng Năm 2013 không có bệnh dại ở người và gia súc lên cơn

21) Công tác xét nghiệm: Số ca siêu âm: 24 ca Các xét nghiệm khác: 48 ca.

22) Vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn thương tích: làm tốt công tác VSATLĐ,

lập phiếu theo dõi tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng, phối hợp Ban dân

số gia đình và trẻ em tổ chức tuyên truyền

23) Chương trình truyền thông – giáo dục sức khoẻ: tổ chức và tham gia phối tổ chức

các buổi họp cộng đồng tại các thôn để truyền thông giáo dục sức khoẻ được 6buổi Phát thanh trên hệ thống loa đài 432 lần, tư vấn tại TYT 3529 lần TYT đã tổchức 7 buôi truyền thông về chăm sóc BVSKBMTE, VSMT, phòng chống tai nạnthương tích, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS…

Trang 9

24) Chương trình phòng chống hen phế quản: Theo dõi, quản lý 2 bệnh nhân hen phế

quản

25) Chương trình khôi phục vườn thuốc nam: đưa y học dân tộc vào cộng đồng, tại

trạm có vườn thuốc nam theo quy định Bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng yhọc cổ truyền kết hợp y học hiện đại đạt tỷ lệ hơn 56%

26) Chương trình phục hồi chức năng: năm 2013 quản lý 480 người tàn tật, hướng

dẫn 7 người có nhu cầu phục hồi đạt 100%

27) Hoạt động khám chữa bệnh: Tổng số khám 2884 lượt người Trẻ em dưới 6 tuổi

được khám: 571 người Cấp cứu: 134 ca TYT phối hợp Hội chữ thập đỏ, Ban dân

số, người cao tuổi khám và cấp thuốc miễn phí cho 352 người cao tuổi Trên 85%bệnh nhân chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ, trong năm không có tai biến và saisót về chuyên môn

28) Công tác tài chính, quản lý tài sản: đảm bảo công tác thu chi và quản lý tài sản

theo đúng quy định của TTYT huyện

29) Công tác dược: đảm bảo duy trì các loại thuốc thiết yếu Thuốc độc, thuốc gây

nghiện, thuốc hướng tâm thần, các thiết bị chương trình Quốc gia được quản lý tậptrung một đầu mối, có cán bộ dược quản lý riêng Trong năm không xảy ra tai biến

do sử dụng thuốc

30) Công tác thống kê, báo cáo: xây dựng và triển khai đầy đủ các kế hoạch thực hiện

tốt công tác thống kê báo cáo hàng tháng, hàng quý, năm kịp thời quy định

31) Thực hiện các phong trào thi đua: TYT cam kết các phong trào thi đua thực hiện

tốt thi đua như phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, đăng ký thi đua chiến sĩ thiđua cấp cơ sở và tham gia đầy đủ các cuộc vận động của các cấp phát động

Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân:

Trang 10

• Công tác VSMT còn hạn chế do một số gia đình phân gia súc chưa đổ đúng nơiquy định; vứt và đốt rác bừa bãi…

• Công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và phối hợp kiểmtra đối với các hộ kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn

• Cán bộ y tế và cộng tác viên trình độ năng lực và nhận thức không đồng đều, kiêmnhiệm nhiều chương trình do vậy phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra

• Phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ y tế còn chưa đa dạng

2.2.2 Các hoạt động khám chữa bệnh

Theo thông tin thu thập từ Sổ khám bệnh A1/YTCS trong năm 2013: tổng số lượtmắc bệnh đến khám tại TYT là 2884 lượt người (đã bao gồm cả chiến dịch khám phụkhoa và khám cho người cao tuổi) Các bệnh có lượt khám cao nhất lần lượt là: nhiễmkhuẩn hô hấp với 1132 lượt (chiếm 39,24%); tai nạn thương tích với 487 lượt (chiếm16,87%), rối loạn tiêu hóa với 261 lượt (chiếm 9,05%), tăng huyết áp với 938 lượt (chiếm18,02%), bệnh phụ khoa với 221 lượt (chiếm 7,64%), viêm Amidan (chiếm 5.81%), nghilao phổi (chiếm 3,73%), rối loạn tiền đình (chiếm 3,06%) và 1,89% là bệnh tăng huyếtáp Còn lại là một vài ca bệnh của các bệnh khác nhau như Zona thần kinh, dị ứng, thủy

Trang 11

Tai biến mạch máu não 15,09 22,97

Tai nạn thương tích 3,77 2,70

II CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP

1 Phương pháp và quy trình thu thập thông tin

a) Thu thập thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp

b) Thu thập số liệu sơ cấp

2 Các vấn đề sức khoẻ nổi cộm

Trang 12

Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thâp

(Xem chi tiết tại phụ lục)

CB y tế trường TH PhùĐổng

Hiệu trưởng trường TH PhùĐổng

Người dân xã Phù ĐổngPhó chủ tịch UBND xã PhùĐổng

xã

Thống kê, tổng hợp số liệu,thông tin

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH CBYT TYT

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh cán bộ y tế TYT xã Phù Đổng về tình hình sức khoẻ địa phương

Đối tượng: Địa điểm:

Người phỏng vấn: Thời gian: phút

Xin chào cô/chị, chúng cháu là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, hiện đang thực địa tại TYT xã Phù Đổng Chúng cháu đang thực hiện bài tập về tìm hiểu về các vấn đề

Tra cứu

Phỏng

vấn

2 vấn đề sức khỏe

3 vấn

đề quy trình

Phỏn

g vấn

Tham khảo ý kiến các bên liên quan

Chấ

m điểm quy trình

Chấm điểm BPRS

VẤN

ĐỀ

ƯU TIÊN CAN THIỆP

Mô tả, phân tích 5 vấn đề được chọn

1 vấn đề sức khỏe

1 vấn đề quy trình

Thảo luận

Trang 13

sức khoẻ tại xã để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm mục đích làm giảm cải thiện vấn đề này Rất mong cô tạo điều kiện phối hợp và giúp đỡ chúng cháu!

Sau đó là một số câu hỏi cháu muốn phỏng vấn cô:

Mục tiêu:

• Tìm hiểu chung về trạm y tế xã Phù Đổng: một số hoạt động, các chương trình y tếđược quan tâm và triển khai, thuận lợi, khó khăn và cách giải quyết

• Tìm hiểu chung về tình hình sức khoẻ tại xã Phù Đổng

• Sự phối hợp của trạm y tế với các ban ngành liên quan trong xã

Nội dung phỏng vấn:

1 Xin cô giới thiệu qua các thông tin chung về trạm y tế xã mình Hiện nay, có bao nhiêu cán bộ y tế tại trạm và nhiệm vụ của từng người? Số lượng y tế thôn và cộng tác viên? Những cộng tác viên này hoạt động chính trong các chương trình y tế nào?

2 Hiện nay, trạm đang triển khai bao nhiêu chương trình y tế quốc gia? Chương trình nào là chương trình trọng điểm? Tại sao những chương trình đó lại được ưu tiên? Kết quả hoạt động những chương trình này?

3 Những chương trình nào muốn nhưng chưa có điều kiện triển khai? Việc triển khai những chương trình này gặp khó khăn gì? Cách giải quyết những khó khăn này? Kếtquả thực hiện như thế nào?

4 Trong năm 2013, tình hình khám chữa bệnh tại trạm hoạt động như thế nào? Những vấn đề sức khỏe nào được thường người dân tại địa phương quan tâm?

5 Mô hình bệnh tật tại xã như thế nào? Những vấn đề sức khỏe nào phổ biến tại xã mình? Đối tượng tới khám thường là những đối tượng nào?

6 Các cô/chị có được đi tập huấn nâng cao trình độ hay không? Nếu có thì do đơn vị nào tổ chức, được tổ chứ như thế nào?

7 Trong năm 2013 tại xã có những dịch gì xảy ra? Trạm đã làm gì để phòng và giảm

số bệnh nhân mắc bệnh dịch?

8 Trong xã có vấn đề gì về sức khoẻ môi trường? TYT đã làm gì để giải quyết vấn đề ấy?

9 Sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của UBND giải quyết vấn đề đó như thế nào?

10 Theo chú, các ban ngành đoàn thể khác quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe như thế nào?

11 Trong quá trình thực hiện công việc, TYT có những khó khăn và thuận lợi gì? Trạm đã giải quyết những khó khăn đó ra sao?

Trang 14

Xin cảm ơn cô đã trả lời phỏng vấn!

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh Phó chủ tịch UBND xã Phù Đổng về tình hình sức khoẻ địa phương

Đối tượng: Địa điểm:

Người phỏng vấn: Thời gian: phút

Xin chào chú, chúng cháu là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, hiện đang thực địatại TYT xã Phù Đổng Chúng cháu đang thực hiện bài tập về tìm hiểu về các vấn đề sức khoẻ tại xã để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm mục đích làm giảm cải thiện vấn

đề này Rất mong chú tạo điều kiện phối hợp và giúp đỡ chúng cháu!

Sau đó là một số câu hỏi cháu muốn phỏng vấn chú:

Mục tiêu:

• Tìm hiểu chung xã Phù Đổng

• Tìm hiểu chung về tình hình sức khoẻ tại xã Phù Đổng

• Sự phối hợp của Uỷ ban nhân dân với trạm y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Trang 15

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH NGƯỜI DÂN XÃ PHÙ ĐỔNG

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh người dân trong xã Phù Đổng về tình hình sức khoẻ địa phương

Đối tượng: Địa điểm:

Người phỏng vấn: Thời gian: phút

Xin chào cô/chị, chúng cháu là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, hiện đang thực địa tại TYT xã Phù Đổng Chúng cháu đang thực hiện bài tập về tìm hiểu về các vấn đề sức khoẻ tại xã để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm mục đích làm giảm cải thiện vấn đề này Rất mong cô tạo điều kiện phối hợp và giúp đỡ chúng cháu!

Sau đó là một số câu hỏi cháu muốn phỏng vấn cô:

Mục tiêu:

• Tìm hiểu chung tình hình sức khoẻ tại xã Phù Đổng

• Tìm hiểu tình hình sức khoẻ môi trường tại xã Phù Đổng

1 Theo cô/chú đánh giá thì tình hình sức khoẻ ở xã mình như thế nào? Những bệnh gì

mà người dân hay mắc phải?

2 Cô/chú quan tâm tới những vấn đề liên quan tới sức khoẻ nào trong xã? Vì sao cô/chú lại quan tâm tới sức khoẻ ấy?

3 Theo cô/chú người già, người cao tuổi thường hay mắc bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đấy? Thực trạng của bệnh đó theo cô/chú là thế nào?

4 Theo cố/chú thanh niên, những người trong độ tuổi lao động thường mắc những bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh đấy là gì? Thức trạng của bệnh đó?

5 Theo cô/chú trẻ con, thường hay mắc những bệnh gì? Nguyên nhân của nó là gì? Thực trạng của bệnh đó?

6 Theo cô/chú xã mình gập những vấn đề gì về môi trường? Nguyên nhân của vấn đề

đó là gì? Xã mình đã có những biện pháp nào để giải quyết?

7 Cô/chú đánh giá các hoạt động tại TYT như thế nào? Cô/chú có tham gia những hoạt động nào do TYT tổ chức?

8 Cô/chú biết được thông tin về các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của TYT thông qua nguồn nào và nhận được như thế nào?

Xin cảm ơn cô/chú đã tham gia phỏng vấn!

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG

Trang 16

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh Hiệu trưởng trường Tiểu học Phù Đổng về tình hình sức khoẻ của học sinh trong trường

Đối tượng: Địa điểm:

Người phỏng vấn: Thời gian: phút

Xin chào cô, chúng em là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, hiện đang thực địa tại TYT xã Phù Đổng Chúng cháu đang thực hiện bài tập về tìm hiểu về các vấn đề sức khoẻ tại xã để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm mục đích làm giảm cải thiện vấn

đề này Rất mong cô tạo điều kiện phối hợp và giúp đỡ chúng em!

Sau đó là một số câu hỏi chúng em muốn phỏng vấn cô:

Mục tiêu:

• Tìm hiểu chung tình hình sức khoẻ học sinh trường Tiểu học Phù Đổng

• Tìm hiểu các giải pháp giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trường Tiểu học Phù Đổng

1 Theo cô đánh giá thì tình hình sức khoẻ chung của học sinh trong trường như thế nào?

2 Những bệnh hay mắc của học sinh trường mình là gì? Theo cô lý do gì dẫn tới việc học sinh hay mắc những bệnh ấy?

3 Xu hướng mắc cận thị của học sinh trường mình trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao lại có xu hướng như vậy?

4 Nhà trường đã làm gì để giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trường mình? Hiệu quả của những giải pháp ấy như thế nào?

5 Nếu có cạn thiệp làm giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trong trường mình thì cô mong muốn gì từ chương trình cả về nội dung và hình thức?

Xin cảm ơn cô đã tham gia phỏng vấn!

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH Cbyt TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh cán bộ y tế trường Tiểu học Phù Đổng về tình hình sức khoẻ của học sinh trong trường

Đối tượng: Địa điểm:

Người phỏng vấn: Thời gian: phút

Xin chào chị, chúng em là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, hiện đang thực địa tại TYT xã Phù Đổng Chúng em đang thực hiện bài tập về tìm hiểu về các vấn đề sức

Trang 17

khoẻ tại xã để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm mục đích làm giảm cải thiện vấn

đề này Rất mong chị tạo điều kiện phối hợp và giúp đỡ chúng em!

Sau đó là một số câu hỏi chúng em muốn phỏng vấn chị:

Mục tiêu:

• Tìm hiểu chung tình hình sức khoẻ học sinh trường Tiểu học Phù Đổng

• Tìm hiểu các giải pháp được đề ra để giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trường Tiểu học Phù Đổng

1 Theo chị đánh giá thì tình hình sức khoẻ chung của học sinh trong trường như thế nào?

2 Những bệnh hay mắc của học sinh trường mình là gì? Theo chị lý do gì dẫn tới việc học sinh hay mắc những bệnh ấy?

3 Xu hướng mắc cận thị của học sinh trường mình trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao lại có xu hướng như vậy?

4 Nhà trường và phòng y tế đã làm gì để giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trường mình? Hiệu quả của những giải pháp ấy như thế nào?

5 Nếu có cạn thiệp làm giảm tỷ lệ cận thị của học sinh trong trường mình thì chị mong muốn gì từ chương trình cả về nội dung và hình thức?

Xin cảm ơn cô đã tham gia phỏng vấn!

Qua báo cáo hàng năm về y tế học đường của TYT xã Phù Đổng, tỷ lệ cận thị họcsinh tiểu học năm 2013 là 26,2% cao hơn 7,3% so với năm 2012 Một điểm đáng chú ý làtrong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rất nhiều học sinh bị cận thị, kể cả mức độ nặng,nhưng các em không hề biết và không đeo kính Nhiều em có biết mình bị cận thị nhưng

các em cũng không đeo kính vì nhiều lý do như “Đeo kính vào nhìn xấu lắm chị ạ” (1

em học sinh nam, lớp 5) và phần lớn là do các em không biết tác hại của việckhông mangkính

Tỷ lệ cận thị của học sinh trong xã được báo cáo cùng năm cao hơn so với các xãkhu vực lân cận xung quanh như xã Đặng Xá tỷ lệ cận thị chỉ 12,1% (cao hơn 14,1%), xãKiêu Kỵ 8,5% (cao hơn hẳn 17,7%), xã Đa Tốn tỷ lệ cận thị là 15,4% (cao hơn 10,8%)

Trang 18

Điều này cũng dễ hiểu vì xã Phù Đổng là xã có nền kinh tế phát triển, các hộ gia đình hầunhư nhà ai cũng có tivi, tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính cũng khá cao (thấy hỏi học sinhlớp 1 nhà đứa nào cũng có) và các bậc phụ huynh cũng chưa quan tâm đến việc giữ gìnđôi mắt cho con em Các cuộc kiểm tra mắt cho học sinh chỉ khi nhà trường có đợt khámsức khỏe đầu năm hoặc phụ huynh chỉ đưa con em đi khám khi được nhà trường yêu cầu.

Cận thị học đường có nhiều nguyên nhân những nguyên nhân chính là ánh sángphòng học không đảm bảo, kích thước bàn ghế không phù hợp, tư thế ngồi học khôngđúng Ngoài ra còn do các em học sinh chơi điện tử, xem tivi quá nhiều hay đọc cáctruyện tranh có cỡ chữ quá nhỏ

Cận thị là bệnh học đường hay xuất hiện ở học sinh, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và khảnăng học tập của học sinh cũng như ảnh hưởng lâu dài đến khả năng lao động và làm việcsau này Việc phòng chống bệnh học đường nói chung, cận thị nói riêng cần sự quan tâm củangành y tế, giáo dục cùng với phụ huynh học sinh Sự phối hợp tốt giữa nhà trường, giađình, xã hội sẽ tạo cho các em môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần phòngchống bệnh học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh

Theo thống kê sổ khám bệnh tại TYT, năm nào? có 1132 trường hợp chẩn đoán mắcNKHH (chiếm 39,24% tổng số trường hợp đến khám tại trạm), trong đó tất cả các trườnghợp mắc là trẻ em dưới 5 tuổi Theo ước tính, gần 3% dân số xã bị ảnh hưởng bởi NKHH.Các bệnh NKHH chủ yếu là các bệnh thông thường như viêm họng, viêm amydal, viêmphế quản, trong đó chủ yếu là viêm họng

Tỷ lệ mắc NKHH cao do đây là bệnh mắc theo mùa phổ biến, trẻ em dưới 5 tuổi sức đềkháng yếu hơn người lớn nên dễ mắc bệnh Nguyên nhân thứ 2 là do ô nhiễm không khínhư khói do người dân đốt rác bừa bãi, khói xe,…

NKHH ở trẻ em dưới 5 tuổi không quá nghiêm trọng, “NKHH các cô khám chủ yếu ở thể nhẹ, điều trị đơn giản, không gặp trường hợp biến chứng nào cả Hơn nữa, khi trẻ bắt đầu ho, sốt là cha mẹ đưa trẻ tới TYT khám ngay” - Phỏng vấn CBYT TYT xã Phù Đổng.

Chính vì vậy, tính đến hết năm 2013, xã không có trường hợp nào tử vong do NKHH

Trang 19

1.3 Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não ở những người trên 50 tuổi đang có

xu hướng gia tăng

Theo thống kê từ sổ nguyên nhân tử vong của TYT năm 2013, 17/74 trường hợp tử vong

ở xã Phù Đổng là do tai biến mạch máu não, chiếm 22.97%, cao hơn 7.88% so vơi nămtrước đó.Theo ước tính, tử vong do tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến 0.5% dân sốxã Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng làcác bệnh cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, ngoài ra do tuổi già hay thói quen sinh hoạtkhông tốt Vì vậy phòng chống tai biến mạch máu não cho người cao tuổi được nhóm coi

là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm

Chăn nuôi bò sữa mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân tại xã, tuynhiên, quản lý phân bò chưa tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng tạixã

Theo quan sát của nhóm sinh viên kết hợp với phản ánh của cán bộ y tế cũng nhưcán bộ xã, phân bò trực tiếp thải qua các cống, rãnh ra ao, hồ, … gây ô nhiễm môi trường

nước, không khí và mất mỹ quan.”Ô nhiễm phân bò là vấn đề bức xúc nhất ở đây, ở đâu cũng thấy phân bò” – Phỏng vấn CBYT TYT

UBND xã cũng đã có những biện pháp quản lý, cũng như triển khai nhiều chươngtrình, nhằm tuyên truyền cho người dân như xây bể biogas,…nhưng cũng không hiệu

quả, “Nhiều nhà kêu tốn tiền nên không làm, thải trực tiếp ra cống cho tiện” – Phỏng vấnCBYT TYT Các biện pháp xử lý những trường hợp thải phân bò bừa bãi cũng không

mang lại hiệu quả do “ở đây họ quen nhau cả mà xử phạt xong họ dừng được mấy hôm rồi lại đâu vào đấy” – Phỏng vấn CBYT TYT.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH-ANQP năm 2013 củaxã Phù Đổng, khoảng 1,103 tấn rác thải sinh hoạt được Công ty Môi trường đô thị huyệnvận chuyển về bãi rác của huyện để xử lý Mặc dù vậy, qua quan sát, NSV nhận thấy tạitrên các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã vẫn tồn tại rất nhiều những túi ni-lon,bao tải chứa rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi hai bên lề đường, ném quanh các bụi rậm, ven

Trang 20

các kênh mương tưới tiêu hay cả ngay dưới biển “Cấm vứt rác” và thậm chí cả xungquanh UBND xã, hiện tượng đốt rác thải sinh hoạt ngay ven đường cũng rất phổ biến.

Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là bởi một bộ phận người dân không ý thức được táchại của việc đổ rác thải, vứt xác súc vật bừa bãi ra môi trường, không phân loại rác để xử

lý Việc sử dụng tùy tiện túi ni lon, rồi ngay sau đó tùy tiện vứt bỏ ra môi trường của một

số người dân đã kéo theo những hệ lụy tất yếu đối với môi trường sống, trong khi rác thảisinh hoạt hiện nay phần lớn là khó tiêu hủy, cần phải được phân loại xử lý đúng quy trình.

Bảng chấm điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe theo thang điểm BPRS

vi (A)

Độ trầm trọng (B)

Hiệu quả (C)

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp

ở trẻ em dưới 5 tuổi cao

Tỷ lệ tử vong do tai biến

mạch máu não ở người gia

đang có xu hướng gia tăng

Xem chi tiết phụ lục:

PHỤ LỤC: BẢNG LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

Các yếu tố

Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh TH cao và có xu hướng tăng

Tỷ lệ trẻ em dưới

5 tuổi mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cao

Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não đang có xu hướng gia tăng

A (Phạm vi) Số học sinh TH tại Phù

Đổng mắc tật cận thị họcđường là: 26.2% học sinh ởtrường TH Phù Đổng ước

Tỷ lệ mắc nhiễmkhuẩn hô hấp củatrẻ dưới 5 tuổi là39,24% Tương

Tỷ lệ tử vong trong xã

do tai biến mạch máunão 2013 là 22,97%,gây ảnh hưởng đến

Trang 21

tính gần 1.87% dân số xã bịảnh hưởng bởi

Nhận đinh của người dân

về vấn đề này:

Nhận định của cán bộ y tế

đương với gần 3%

dân số bị ảnhhưởng bởi bệnhnày Đây là bệnh

có tỉ lệ mắc caonhất trong các vấn

đề sức khỏe đượckhám tại trạm

gần 0.5% dân số xã

nhẹ, tuy nhiên nếu không

có biện phòng ngừa đúngđắn, theo quan sát củanhóm trong đợt khám sứckhỏe, vẫn còn và kịp thời

sẽ gây ra ảnh hưởngnghiêm trọng có thể dẫn tới

mù loà

Bệnh có thể tự khỏihoặc điều trị triệt

để dễ dàng

Ảnh hưởng ngiêmtrọng có thể dẫn tới tửvong, liệt nửa người

và nhiều biến chứngkhác

Bệnh nhiễm khuẩn

hô hấp ở trẻ nhỏ làbệnh phụ thuộcnhiều vào thời tiết

và phụ thuộc sức

đề kháng của trẻnên can thiệp ít

Can thiệp vào thay đổilối sống cần thời giandài, ngoài ra hiệu quảcan thiệp cũng phụthuộc thuộc nhiều vàomôi trường sống

Trang 22

quyết được vấn đề này hiệu quả.

Bảng chấm điểm lựa chọn các vấn đề quá trình

Stt Yếu tố Tên vấn đề Tác động can thiệp Nhu cầu Tích số chọn Lựa

1 ONMT do xử lý rác thải sinh hoạt

PHỤ LỤC: BẢNG LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN VẤN ĐỀ QUÁ TRÌNH

Tên vấn đề

Yếu tố

ONMT do xử lý rác thải sinh hoạt chưa tốt

ONMT do quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt

Đổng, việc xả rác hoặc đốt rác thải sinh hoạt bừa bãi chủyếu làm mất mỹ quan, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của

họ.Và nó chỉ diễn ra ngoài nhà, như ở bờ sông… nên ít ảnh hưởng đến không khí trong nhà đề gây bệnh

CTCNBS không qua xử lý

và thải trực tiếp tới môi trường gây hiện tượng ứ tác, gây mùi hôi thối và ONMT Hơn nữa còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người như mắc cácbệnh về mắt, bệnh tiêu chảy

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Thông tin về tình hình y tế tại xã Phù Đổng - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
2. Thông tin về tình hình y tế tại xã Phù Đổng (Trang 3)
2.2. Hoạt động và tình hình khám chữa bệnh tại Trạ my tế xã - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
2.2. Hoạt động và tình hình khám chữa bệnh tại Trạ my tế xã (Trang 4)
2.2.3. Mô hình, cơ cấu tử vong - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
2.2.3. Mô hình, cơ cấu tử vong (Trang 10)
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhanh cán bộ y tế TYT xã Phù Đổng về tình hình sức khoẻ địa phương - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
c âu hỏi phỏng vấn nhanh cán bộ y tế TYT xã Phù Đổng về tình hình sức khoẻ địa phương (Trang 12)
Bảng chấm điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe theo thang điểm BPRS - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
Bảng ch ấm điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe theo thang điểm BPRS (Trang 20)
PHỤ LỤC: BẢNG LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
PHỤ LỤC: BẢNG LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE (Trang 20)
Bảng chấm điểm lựa chọn các vấn đề quá trình - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
Bảng ch ấm điểm lựa chọn các vấn đề quá trình (Trang 22)
PHỤ LỤC: BẢNG LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN VẤN ĐỀ QUÁ TRÌNH                        Tên vấn đề  - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
n vấn đề (Trang 22)
1. Hiện tại, em ngồi ở vị trí nào trong lớp? Chỗ của em có nhìn rõ bảng không? - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
1. Hiện tại, em ngồi ở vị trí nào trong lớp? Chỗ của em có nhìn rõ bảng không? (Trang 36)
PHỤ LỤC: BẢNG KIỂM ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG, BÀN GHẾ CỦA TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
PHỤ LỤC: BẢNG KIỂM ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG, BÀN GHẾ CỦA TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG (Trang 41)
8. Bàn đầu cách bảng từ 1,7m đến 2m, bàn cuối cùng cách bảng  không quá 8m - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
8. Bàn đầu cách bảng từ 1,7m đến 2m, bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m (Trang 42)
11. Viết phấn: Bảng màu xanh lá cây hoặc màu đen - Báo cáo thực tập cộng đồng 2
11. Viết phấn: Bảng màu xanh lá cây hoặc màu đen (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w