Phân tích các nguyên nhân gốc rễ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cộng đồng 2 (Trang 28 - 31)

3.1. Học sinh thiếu kiến thức

Khi nhóm sinh viên phỏng vấn định lượng và phỏng vấn sâu các em học sinh, nhóm sinh viên thấy kiến thức phòng chống cận thị của các em còn thiếu. (tỷ lệ thiếu kiến thức) Khi được hỏi, một học sinh lớp 3 đã trả lời: “cận thị là mù” hay 2 học sinh lớp 2 đã trả lời

“em không biết vì sao bị cận thị”. Khi được hỏi về tư thế ngồi học đúng thì một em học

sinh lớp 2 khác đã nói: “tư thế ngồi học đúng là ngồi thẳng lưng, mắt cách vở 50cm,

ngực cách bàn 25 – 30cm”.

3.2. Tư thế ngồi học không đúng

Qua phỏng vấn sâu ở trường học nhóm sinh viên nhận thấy phần lớn các em học sinh có tư thế ngồi học không hợp lý, em học sinh lớp 2 trả lời “em vẫn ngồi học cúi gằm xuống

bàn”, hay có em học sinh nói “lớp em có nhiều bạn ngồi không đúng tư thế bị cô giáo nhắc, nhưng cô nhắc xong các bạn vẫn ngồi cúi mặt xuống viết hay đọc bài”; “ở nhà em ngồi học được một lúc mỏi là em nằm xuống bàn để đọc hay viết”. Giáo viên dạy Tiếng

Anh đã nói: “nói chung tôi cũng nhắc nhở các em thường xuyên nhưng chỉ được một lúc

các em lại ngồi như cũ như thế cũng mệt lắm”. Nhóm quan sát ngẫu nhiên 14 lớp trong

trường thì kết quả cho thấy trong cả 14 lớp thấy tỷ lệ các em ngồi sai tư thế từ 26,2 – 60,0%.

3.3. Thực hành chăm sóc mắt chưa tốt

Hầu hết các em chưa từng chăm sóc mắt, một số chăm sóc sai cách. Có 5 em học sinh được phỏng vấn sâu thì tất cả đều có kiến thức thực hành chăm sóc mắt chưa tốt. Em học sinh lớp 5 đã nói: “khi mắt em bị mỏi em vẫn cố đọc nốt truyện”; hay em học sinh lớp 3 nói: “khi mỏi mắt thì em không làm gì cả, chơi game là quên hết”.

3.4. Kiến thức của giáo viên còn hạn chế

Ở trên lớp giáo viên cũng hướng dẫn nhưng ngay các thầy cô cũng không biết mình hướng dẫn các em như vậy là đúng hay sai, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 “Thầy cũng hướng

dẫn các em nhưng chắc là chưa đúng chuyên môn”.

3.5. Cha mẹ thiếu kiến thức

Cha mẹ chưa biết về các cách phòng chống cận thị, thường “đặt bàn học tập ở góc nhà

cho gọn” mà không quan tâm đến ánh sáng của góc học tập, độ sáng vở mà con họ dùng, “chơi điện tử, xem tivi, đọc truyện… ở nhà còn hơn ra ngoài chơi …..”, “chị cũng không rõ vở thế nào là đủ độ sáng cho cháu cả, cháu cứ thấy thích vở nào thì mua cho nó thôi”.

3.6. Gia đình chưa quan tâm

Qua phỏng vấn đối tượng là các bậc cha mẹ học sinh tiểu học cho thấy hầu hết các bậc phụ huynh thường không hay để ý đến tư thế ngồi học của con “chỉ thấy nó ngồi vào bàn

học thôi chứ không để ý đến tư thế nó ngồi học như thế cả”. Bố mẹ không có thời gian

quan tâm đến con cái, thường để cho con cái tự do thời gian học hành, xem tivi, đọc truyện… Một chị phụ huynh có con học lớp 3: “Chị không nắm bắt được tình hình xem

tivi của em đâu”. Ngoài ra, một số bố mẹ không nhắc nhở khi thấy con ngồi sai tư thế, bị

cận nhưng không đeo kính… đôi khi, có nhắc nhở nhưng nghe theo hay không thì họ không quan tâm.

3.7. Giáo dục không đúng cách

Phụ huynh quản lý việc sử dụng điện thoại, thời gian xem tivi còn lỏng lẻo, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận điện thoại, truyện. Một phụ huynh học sinh lớp 4 chia sẻ: “thà để nó

ở nhà chơi game còn hơn để nó ở ngoài lêu lổng, không quản lý được”, “gia đình làm nông lại còn một đứa nhỏ nữa nên là bận, không có thời gian nên kệ nó làm gì thì làm”.

4. Phương pháp thu thập thông tin phân tích vấn đề ưu tiên

Nhóm SV đã tiến hành thu thập thêm thông tin bằng phương pháp phát vấn, phỏng vấn sâu kết hợp với sử dụng bảng kiểm nhằm xây dựng khung xương cá thực tế về cận thị học đường của học sinh Tiểu học xã Phù Đổng.

Phương pháp phát vấn được nhóm áp dụng với đối tượng là học sinh trường TH Phù Đổng. Nhóm SV cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ y tế Trạm y tế xã Phù Đổng, cán bộ y tế, GV, phụ huynh học sinh (PHHS) và học sinh trường TH Phù Đổng. Chi tiết xem tại bộ câu hỏi. Ngoài ra, nhóm cũng đã sử dụng bảng kiểm cho cơ sở vật chất của trường TH Phù Đổng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chi tiết xem phụ lục)

Bộ câu hỏi phát vấn cho hoc sinh trường TH Phù Đổng Hướng dẫn phỏng vấn sâu học sinh trường TH Phù Đổng Hướng dẫn phỏng vấn sâu CBYT trường TH Phù Đổng Hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên trường TH Phù Đổng Hướng dẫn phỏng vấn sâu CBYT ở TYT xã Phù Đổng Hướng dẫn phỏng vấn sâu PHHS trường Tiểu học Phù Đổng

Bảng kiểm điều kiện chiếu sáng, bàn ghế của trường TH Phù Đổng

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙĐỔNG ĐỔNG

I. Mục tiêu:

• Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh trường Tiểu học Phù Đổng về cận thị.

• Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các cận thị học đường ở học sinh Tiểu học Phù Đổng.

• Tìm hiểu về một số chương trình về mắt tại trường Tiểu học Phù Đổng.

II. Nội dung

TT Nội dung câu hỏi Cấu trả lời Chuyển

(hoặc ghi chú) I. THÔNG TIN CHUNG

C1 Giới 1. Nam 2. Nữ C2 Tuổi ... C3 Lớp 1. Lớp 1 2. Lớp 2 3. Lớp 3 4. Lớp 4 5. Lớp 5 C4 Em có bị cận không ? 1. Có 2. Không Nếu chọn ý 2 chuyển sang C9 C5 Mắt em cận mấy độ ? 1. Nhỏ hơn 1 độ 2. Từ 1 – 2 độ 3. Từ 3 độ trở lên 4. Không biết

C6 Em đã bị cận năm lớp Em đã bị cận năm lớp mấy 1. Lớp 1 2. Lớp 2 3. Lớp 3 4. Lớp 4 5. Lớp 5 6. Không nhớ 7. Khác (ghi rõ): ………. C7 Em có đeo kính thường xuyên không ? 1. Có 2. Không C8 Khi em bị cận bố mẹ em có thường đưa em đi

khám mắt không ?

1. Thường xuyên

2. Chỉ khi em thấy khó nhìn (mờ hơn) 3. Thỉnh thoảng

C9 Gia đình em có ai bị cậnkhông? (Bố, mẹ, anh chị…)

1. Có 2. Không

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cộng đồng 2 (Trang 28 - 31)