báo cáo thực địa, cộng đồng 2, tại trạm y tế, xã phù đổng, huyện gia lâm hà nội
Trang 1Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện sự phân công của nhà trường, nhóm sinh viên số 1 đã thực hiện đợt thựcđịa 2 tuần tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Chúng tôi đã hoàn thànhđợt thực địa theo đúng nội dung và mục tiêu học tập của nhà trường cũng như của nhóm
đề ra
Trong thời gian học tập tại địa phương, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tíchcực từ nhà trường, thầy cô giáo hướng dẫn, trạm y tế, phó chủ tịch UBND xã Phù Đổng,cán bộ các phòng ban trực thuộc UBND và người dân xã Phù Đổng
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ủy ban nhân dân xã Phù Đổng và các phòng ban trực thuộc
Các cán bộ Trạm y tế xã Phù Đổng, đặc biệt là sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tìnhcủa cô Vương Thu Phương - Trạm trưởng TYT xã Phù Đổng
Người dân xã Phù Đổng
Chúng tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đạihọc, phòng Quản lý sinh viên và các phòng ban liên quan của trường Đại học Y tế Côngcộng
Và đặc biệt, chúng tôi chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thái Quỳnh Chi và thầy LưuQuốc Toản đã tận tình hướng dẫn về chuyên môn, động viên tinh thần nhóm trong suốttrước, trong và sau quá trình thực địa để nhóm hoàn thành tốt nhất bản báo cáo của mình
Trong quá trình xây dựng kế hoạch can thiệp, chúng tôi không thể tránh khỏinhững sai sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và anh chị
để báo cáo được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
TM nhóm sinh viênTrưởng nhóm
Nguyễn Thị Hiền
i
Trang 2Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
MỤC LỤC
I Thông tin chung về xã Phù Đổng 1
II Thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe tại xã Phù Đổng 2
1 Nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe tại xã Phù Đổng 2
2 Tình hình khám chữa bệnh tại Trạm y tế năm 2012 2
III Xác định vấn đề ưu tiên 3
1 Phương pháp thu thập thông tin 3
1 Xác định vấn đề ưu tiên can thiệp 5
2 Chọn vấn đề ưu tiên can thiệp 7
3 Phương pháp xác định nguyên nhân gốc rễ 8
4 Phân tích vấn đề can thiệp 10
IV Kế hoạch can thiệp 13
1 Mục tiêu can thiệp 13
2 Giải pháp 14
3 Kế hoạch hành động cụ thể 16
V Kế hoạch giám sát 27
1 Tên kế hoạch 27
2 Mục tiêu giám sát 27
3 Địa điểm giám sát 27
4 Thời gian giám sát 27
5 Sơ đồ giám sát 27
VI Kế hoạch theo dõi, đánh giá 29
1 Tên kế hoạch 29
2 Mục tiêu theo dõi đánh giá 29
3 Các chỉ số đánh giá 29
VII Kết luận 33
1 Kết quả thu được 33
2 Bài học kinh nghiệm 33
3 Khuyến nghị hoạt động thực địa 34
ii
Trang 3Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TYT XÃ PHÙ ĐỔNG 35
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH CÁN BỘ Y TẾ 37
PHỤ LỤC 3: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH LÃNH ĐẠO UBND XÃ 38
PHỤ LỤC 4: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NHANH NGƯỜI DÂN 38
PHỤ LỤC 5: BỘ CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH 39
PHỤ LỤC 6: LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN 44
PHỤ LỤC 7: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN HGĐ CHĂN NUÔI BÒ SỮA 47
PHỤ LỤC 9: CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 55
PHỤ LỤC 10: LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 58
PHỤ LỤC 11: PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 61
PHỤ LỤC 12: KẾ HOẠCH GIÁM SÁT TỪNG HOẠT ĐỘNG 65
PHỤ LỤC 13: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THEO THỜI GIAN 68
PHỤ LỤC 14: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ 74
PHỤ LỤC 15: CHẾ TÀI XỬ PHẠT 81
Tài liệu tham khảo 82
iii
Trang 4Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngườiAcquired Immuno Deficiency Syndrom Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
KT-XH-ANQP Kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng
QLCTCNBS Quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa
iv
Trang 5Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
Trang 6Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
I Thông tin chung về xã Phù Đổng
Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm, Phù Đổng có diện tích tự
nhiên là 11,65km2, đứng thứ 2 về diện tích trên địa bàn huyện Gia Lâm Phía Đông giáp
xã Trung Mầu, phía Tây giáp xã Đình Xuyên và Dương Hà, phía Nam giáp xã Cổ Bi,Dương Xá và Phường Phúc Lợi, phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp (Gia Lâm), Phù Chẩn, ĐạiĐồng, Chi Phương (Bắc Ninh) Quốc lộ 1A và đường 291 chạy qua xã Phù Đổng là mộttrong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương Bên cạnh đó,với hơn 5km đê chạy dọc theo bờ Bắc của sông Đuống, công tác phòng chống lụt bão làmột trong những quan tâm hàng đầu của chính quyền xã Phù Đổng nói riêng và huyệnGia Lâm nói chung
Dân số: Dân số của xã là 13076 người với 3666 hộ gia đình sinh sống tại 6 thôn:
Phù Đổng I, Phù Đổng II, Phù Đổng III, Phù Dực I, Phù Dực II và Đổng Viên Phù Đổng
là xã đông dân thứ 3 của huyện Gia Lâm, chỉ sau Yên Thường và Ninh Hiệp Trong xã có
93 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,5% dân số của xã Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 3520người, chiếm 26,9%; số trẻ em dưới 5 tuổi là 1152 trẻ, chiếm 8,8% dân số toàn xã Tỷ lệgia tăng dân số tự nhiên là 1,78%; tỷ lệ sinh con sớm là 6,27% (giảm 3,43% so với năm2011), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10% (tăng 5% so với năm 2011)
Kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 vào khoảng 15,5 triệu
đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế của xã: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ lệ52,3%; thương mại dịch vụ chiếm 9,4%; thu nhập kinh tế dân sinh (bao gồm thu nhập từlương, từ các ngành nghề khác như trồng cây cảnh, tiểu thủ công nghiệp, …) chiếm tỉ lệ38,3% Tăng trưởng kinh tế so với năm 2011 đạt 10,58% Phù Đổng được mệnh danh là
“thủ phủ” chăn nuôi bò sữa của huyện Gia Lâm với tổng đàn bò sữa lên tới khoảng 1610con Hiện nay, sữa bò tại xã Phù Đổng được bán trực tiếp cho 3 công ty sữa: Vinamilk,Hanoimilk, Dozy với sản lượng sữa mỗi ngày đạt gần 13 tấn Nghề chăn nuôi bò sữa thực
sự đã giúp nhiều nông dân tại xã Phù Đổng đổi đời
Văn hóa: Số hộ dân cư được công nhận “gia đình văn hóa” là 2975 hộ gia đình,
chiếm 81,2% tổng số hộ toàn xã Có 2/6 thôn được công nhận “Làng văn hóa” Phù Đổngcòn là địa danh du lịch hấp dẫn với đền thờ Thánh Gióng và lễ hội Gióng được tổ chứcchính thức vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm Lễ hội Gióng được UNESCO côngnhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2011 Ngoài ra, Phù Đổngcòn có nhiều công trình văn hóa tầm cỡ như: Nhà thờ Đặng Công Chất, Chùa Kiến Sơ,Đền Thượng, Đền Hạ, Miếu Ban, Đình Hạ Mã…
Giáo dục: Trên địa bàn xã có 3 trường học với tổng số 2249 học sinh: 1 trường
Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở Cả 3 trường đều đạt chuẩn quốcgia với cơ sở khang trang và sạch đẹp
An ninh quốc phòng: An ninh trật tự tại xã Phù Đổng luôn được giữ vững, không
có tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn xã
1
Trang 7Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
II Thông tin về tình hình chăm sóc sức khỏe tại xã Phù Đổng
1 Nguồn lực cho công tác chăm sóc sức khỏe tại xã Phù Đổng
Trạm y tế xã Phù Đổng là TYT đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 từ năm 2004 với cơ
sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ Qua quan sát trực tiếp tại trạm
và sổ theo dõi tài sản, TYT có tổng số 12 giường bệnh và 15 phòng: 1 phòng đông y, 1phòng khám thai, 1 phòng khám phụ khoa, 1 phòng KHHGĐ và đẻ, 1 phòng sau đẻ, 1phòng khám bệnh, 1 phòng xét nghiệm, 1 phòng truyền thông, 1 phòng lưu bệnh nhân, 1phòng cấp cứu, 1 phòng hấp sấy, 1 phòng trạm trưởng, 1 phòng kho, 1 phòng trực và 1phòng bán thuốc Trạm đã có máy siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, dopler tim thai và một
số trang thiết bị khác Ngoài ra, các CBYT của trạm cũng trồng và chăm sóc vườn câythuốc nam phục vụ công tác khám chữa bệnh đông tây y kết hợp cho người dân TYT xãPhù Đổng hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình Sở Y tế để xét Chuẩn quốc gia giai đoạn 2, dựkiến hoàn thành trước năm 2015
Về mặt nhân sự, TYT xã có 8 CBYT bao gồm 3 y sĩ, 3 điều dưỡng, 1 dược tá và 1
nữ hộ sinh và 6 CBYT thôn phụ trách 6 thôn trong toàn xã và 20 cộng tác viên dân số.(Xem chi tiết tại Phụ lục 1 trang 35)
2 Tình hình khám chữa bệnh tại Trạm y tế năm 2012
Biểu đồ 1: Các bệnh có lượt khám cao nhất tại TYT Phù Đổng năm 2012.
Việc tổng hợp và phân tích thông tin khám chữa bệnh từ Sổ khám bệnh A1/YTCStrong năm 2012 cho thấy tổng số lượt mắc bệnh đến khám tại TYT là 5204 lượt người (đãbao gồm cả chiến dịch khám phụ khoa và khám cho người cao tuổi) Các bệnh có lượtkhám cao nhất lần lượt là: khám phụ khoa (1622 lượt) chiếm 31,17%); các bệnh hô hấpvới 1147 lượt (chiếm 22,04%), tăng huyết áp với 938 lượt (chiếm 18,02%), tiêu hóa với
514 lượt (chiếm 9,88%), tai nạn thương tích với 266 lượt (chiếm 5,11%), da liễu (chiếm2,56%)
2
Trang 8Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
Căn cứ vào số liệu được tổng hợp từ sổ theo dõi của TYT, 3 nguyên nhân chủ yếudẫn đến tử vong ở xã Phù Đổng năm 2012 ung thư (32,81%), suy nhược tuổi già(18,75%) và tai biến mạch máu não (14,06%)
Biểu đồ: Các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người dân xã Phù Đổng theo sổ tử vong
của TYT năm 2012
III Xác định vấn đề ưu tiên
1 Phương pháp thu thập thông tin
Trong thời gian thực địa, NSV đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấpbằng nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời kết hợp so sánh, đối chiếu, và kiểm trachéo các thông tin đã thu thập Dưới đây là sơ đồ thể hiện quá trình thu thập thông tin củanhóm:
3
Trang 9Báo cáo thực địa cộng đồng 2 Nhóm 1- K9
4
Trang 10Đánh giá nhanh về tình hình sức khỏe và VSMT của xã qua phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, CBYT của TYT và một số người dân
UBND xã Phù
Đổng
TYT xã
Xã Phù Đổng Tìm hiểu thêm các thông tin từ CBYT, ban
ngành liên quan để xây dựng kế hoạch can thiệp
Thông tin cụ thể về các vấn đề sức khỏe, môi trường nổi cộm tại xã
Xây dựng cây vấn đề thực tếCác thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch can thiệpLựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp
Chỉnh sửa kế hoạch can thiệp cho phù hợp
Phương pháp thu thập thông tin tại cộng đồngThông tin chung về xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
THÔNG TIN THU ĐƯỢC
Thông tin về dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội và VSMT trong xã
Tình hình chăm sóc sức khỏe và các vấn đề sức khỏe tại xã
Lựa chọn được vấn đề ưu tiên can thiệp
Tìm hiểu thông tin qua sách, báo và mạng Internet
QUY TRÌNH THU THẬP
Thông
tin thứ
cấp
Nhóm chủ động liên hệ với lãnh đạo UBND
xã Phù Đổng để thu thập các thông tin chung
TYT xã Trình bày kế hoạch can thiệp trước CBYT và
giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến đóng góp, chỉnh sửa
Trang 111 Xác định vấn đề ưu tiên can thiệp
Sau khi sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như đã trình bày ở trên, nhóm
đã xác định được 3 vấn đề sức khỏe nổi cộm tại xã Phù Đổng năm 2012 bao gồm: 1) Tỷ
lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 15 - 49 tuổi cao, 2) Tỷ lệ tăng huyết áp
ở người cao tuổi cao, 3) Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh thấp, và 2 vấn đề quy trình có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân tại xã: 1) ONMT do xử lý rác thải
sinh hoạt chưa tốt và 2) ONMT do quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt.
a) Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 15-49 cao
Trong 2 đợt chiến dịch khám phụ khoa và chiến dịch khám tầm soát ung thu vú vàung thư cổ tử cung tại xã Phù Đổng tháng 10 năm 2012, tại xã có 1622 lượt phụ nữ trong
độ tuổi từ 15-49 tuổi đến khám, hầu hết là các đối tượng đã lập gia đình “Phụ nữ chưa có chồng thường có tâm lý e ngại và họ chỉ đi khám khi mà bệnh của họ quá nặng, ảnh hưởng quá mức đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, còn nếu chỉ bị viêm nhiễm bình thường thì họ không đi khám” (PVS CBYT phụ trách chương trình CSSK sinh sản) Theo thống kê của TYT, trong tổng số 1622 phụ nữ đến khám, có tới 1516 phụ nữ
được chẩn đoán là mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, chiếm tới 93,46%, cao hơn rấtnhiều so với các xã trong cùng huyện Gia Lâm như: thị trấn Yên Viên (24%), xã KimSơn (50,4%), xã Kim Lan (80%) Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩnđường sinh sản ở phụ nữ từ 15-49 cao là do nghề nghiệp chủ yếu của người dân là sảnxuất nông nghiệp, phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, bên cạnh
đó, điều kiện vệ sinh còn hạn chế, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở xã là nước giếngkhoan không có hệ thống lọc (60,3% giếng khoan tại xã không có hệ thống lọc)
Hoạt động phòng chống NKĐSS tại xã còn ít, chủ yếu là các đợt khám chiến dịch.Trước chiến dịch, TYT có thông báo trên loa đài trước 2 ngày vào buổi chiều nhưng vì xãdiện tích khá rộng (11,65km2) nên có nhiều người không nghe được thông tin đi khámphụ khoa
Hoạt động truyền thông SKSS cho VTN/TN mới dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức
và tư vấn trong các buổi sinh hoạt đoàn tại các thôn xóm 2 buổi/năm
b) Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi cao
Theo thống kê từ sổ sách của TYT, trong chiến dịch khám sức khỏe cho người caotuổi diễn ra vào tháng 12 tại xã Phù Đổng, có 938 trường hợp bị cao huyết áp trong tổng
số 1483 người cao tuổi tại xã, chiếm 63,25% Ngoài các nguyên nhân thường gặp như dotuổi già, thói quen ăn uống của người dân, tỷ lệ người cao tuổi trong xã mắc bệnh tiểuđường và béo phì lần lượt là 27,98% và 4,9% cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tănghuyết áp ngày càng gia tăng Tăng huyết áp dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt
là làm tăng tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não, đột quỵ và nhồi máu cơ tim Theo sổtheo dõi nguyên nhân tử vong của xã Phù Đổng, năm 2011, không có trường hợp nào tửvong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim nhưng đến năm 2012, tỷ lệ tử vong do tai biến mạchmáu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim lần lượt là 14,06% ; 6,25% và 3,13%
Ngoài ra, hoạt động truyền thông phòng chống bệnh tăng huyết áp trong cộngđồng chưa được chú trọng, chỉ có 1 bài phát thanh về vấn đề này qua loa phát thanh vàphát lại 6 lần/1 năm
c) Tỷ lệ phụ nữ được CBYT chăm sóc sau sinh thấp
Trang 12Năm 2012, tổng số sản phụ là 269 phụ nữ Số phụ nữ mang thai được quản lý thai
là 269 phụ nữ, đạt 100% Số lượt khám thai là 777 lượt Số phụ nữ khám thai 3 lần 3 thời
kỳ là 259/269 đạt 96,3% (cao hơn so với toàn huyện là 0,9% và cao hơn so với năm 2011
là 1,9%) Tỷ lệ phụ nữ được CBYT chăm sóc sau sinh đạt: 246/269 (91,4%) thấp hơn sovới toàn huyện là 0,9% Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc tuần đầu sau sinh thấp: 203/246(82,5%) thấp hơn so với năm 2011 là 6,4% Trong khi đó, các chương trình truyền thôngchủ yếu là cho phụ nữ mang thai và không có chương trình truyền thông cho phụ nữ sausinh Các nguyên nhân của việc tỷ lệ sản phụ được CBYT chăm sóc sau sinh thấp mộtphần là do gia đình sản phụ tự làm, lại thêm địa bàn xã rộng, chia làm nhiều thôn, xóm vàCBYT ít nên khó tiếp cận Hơn nữa, hầu hết phụ nữ đều sinh tại các cơ sở y tế khác(242/269 phụ nữ) nên không xác định được thời gian ra viện của các sản phụ để tới thămkhám sau sinh
d) Ô nhiễm môi trường do xử lý rác thải sinh hoạt chưa tốt
Đối với vấn đề rác thải sinh hoạt, tại xã đã có đội thu gom rác hoạt động 3ngày/tuần Vào các buổi sáng, các vệ sinh viên sẽ đến từng HGĐ thu gom rác vào trong
xe rác, sau đó đẩy các xe này ra khu vực tập kết đã được quy định trước tại từng thôn Xínghiệp môi trường đô thị sẽ cử các xe lớn đến khu vực tập kết đó vào lúc 1-2h chiều đểchở rác thải đi xử lý Mặc dù vậy, qua quan sát, NSV nhận thấy tại xã vẫn còn tình trạngngười dân (đặc biệt là những HGĐ gần khu vực trường học) không mang rác ra nơi tậpkết mà tự đốt rác và vứt rác không đúng nơi quy định Các triền đê, rìa ao hồ gần nhữngkhu vực công cộng và đông người như: chợ, đền Gióng và các trường học là những nơi
mà người dân xả rác bừa bãi nhiều nhất Một số hộ dân lại mang rác thải sinh hoạt ra các
hố tập kết chất thải chăn nuôi để đổ Điều này gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí
và làm mất mỹ quan của xã
e) Ô nhiễm môi trường do quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt
“Chất thải chăn nuôi bò sữa” bao gồm các loại: chất thải rắn, chất thải khí, chất
thải lỏng và tiếng ồn phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi bò sữa Tuy nhiên, trong kếhoạch can thiệp này, khái niệm “chất thải chăn nuôi bò sữa” được hiểu là phân bò vànước thải từ chuồng nuôi bò như nước tiểu, nước tắm cho bò, nước rửa chuồng, nước rửadụng cụ vệ sinh chuồng
“Quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa” ở đây được hiểu là một quy trình bao gồm
các khâu thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTCNBS
Tổng đàn bò sữa trên địa bàn xã Phù Đổng hiện nay lên tới khoảng 1610 con,
trong đó có 750 con bò hiện đang cho sữa và 860 con bò dự bị (PVS Chủ tịch Hội khuyến nông xã Phù Đổng) Các thôn có số lượng hộ chăn nuôi bò sữa lớn nhất xã là: Phù Dực I,
Phù Dực II và Phù Đổng I Trung bình mỗi một ngày đêm, một con bò thải ra 15-20kgphân và 6-10kg nước tiểu và một lượng lớn nước thải từ việc tắm cho bò sữa, rửa chuồng
và rửa các dụng cụ vệ sinh chuồng Tại xã Phù Đổng, việc chăn nuôi bò sữa dừng lại ởquy mô nhỏ lẻ tại từng HGĐ, do đó việc xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế và ý thức của từng hộ dân Qua đánh giá nhanh tại cộng đồng, 100%người dân phàn nàn về hiện tượng một số HGĐ đổ phân bò không đúng hố tập kết quyđịnh và tình trạng ONMT do nước thải chuồng trại không qua xử lý được xả trực tiếp vào
hệ thống cống rãnh của thôn xóm, gây ứ đọng cặn phân, tắc nghẽn dòng chảy, bốc mùihôi thối, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật nuôi, sức khỏe và đời sống sinhhoạt của người dân trong xã
Trang 132 Chọn vấn đề ưu tiên can thiệp
Để xác định vấn đề ưu tiên can thiệp trong số các vấn đề nói trên, nhóm sử dụngphương pháp xác định theo hệ thống thang điểm cơ bản (BPRS) đối với các VĐSK vàbảng chấm điểm theo qui trình đối với các vấn đề qui trình (Chi tiết lý giải cách chấmđiểm được trình bày trong phụ lục 6 trang 41)
Bảng 1: Bảng chấm điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe
STT Các vấn đề sức khỏe
Các yếu tố
A B C (A+2B)x C Thứ tự ưu tiên
1 Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh tăng
2 sản ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 có Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường sinh
chồng cao
Bảng 2: Bảng chấm điểm lựa chọn các vấn đề quy trình
Stt Yếu tố Tên vấn đề Tác động can thiệp Nhu cầu Tích số Xếp loại
1 ONMT do xử lý rác thải sinh hoạt
2 ONMT do quản lý chất thải chăn
Sau khi tiến hành chấm điểm, 2 vấn đề được lựa chọn bao gồm: “Tỷ lệ tăng huyết
áp ở người cao tuổi cao” và “ONMT do quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt”.
Nhóm tiến hành phân tích, so sánh giữa vấn đề sức khỏe và vấn đề quy trình để chọn ravấn đề ưu tiên can thiệp Dựa trên phỏng vấn định tính về nhu cầu và mong muốn của
người dân và chính quyền xã, nhóm đã thống nhất chọn vấn đề “ONMT do quản lý chất
thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt” để can thiệp.
Trang 143 Phương pháp xác định nguyên nhân gốc rễ
Sau khi xác định được vấn đề can thiệp, nhóm đã vận dụng những kiến thức đãhọc và sử dụng kỹ thuật “nhưng-tại sao” đồng thời kết hợp với các thông tin thu thậpđược từ những nguồn khác nhau để đưa ra cây ấn đề thực tế, bao gồm:
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định tính
Để đánh giá nhanh cộng đồng và thu thập thêm thông tin cho vấn đề cần can thiệp,nhóm đã thực hiện 21 cuộc phỏng vấn với các đối tượng, bao gồm: Phó chủ tịch UBND
xã phụ trách mảng công tác văn hóa-xã hội, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch HộiKhuyến nông, cán bộ HTX DV chăn nuôi bò sữa, cán bộ truyền thông của đài phát thanh
xã, cán bộ Ban văn hóa thông tin xã, cán bộ phụ trách công tác VSMT của xã, hai trưởngthôn và 12 người dân trong xã (Chi tiết bộ câu hỏi định tính xem tại phụ lục 5 trang 39)
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng
Mục đích của bộ câu hỏi định lượng giúp tìm hiểu tỷ lệ người dân tại Phù Đổng cókiến thức đúng và thực hành đúng về quản lí chất thải chăn nuôi bò sữa Nhóm đã tiếnhành phỏng vấn 64 người dân bằng bộ câu hỏi này (Chi tiết bảng hỏi xem phụ lục 7 trang41) Mẫu định lượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm 2 giai đoạn: Giai đoạn
1, lập danh sách các cụm trong xã Toàn xã được chia thành 6 cụm tương ứng với 6 thôncủa xã Giai đoạn 2: tại mỗi cụm đã lập, thực hiện chọn mẫu thuận tiện cho đến đủ sốlượng theo kế hoạch nghiên cứu
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, nhóm đưa ra cây vấn đề thực tế nhưsau:
Trang 15Nội dung truyền thông chưa phong phú
Thiếu sự đồng thuận của người dân
Thiếu nguồn lực và thời gian.
Chưa có quy định xử phạt đối với HGĐ không tham gia VSMT
Người dân không biết về các buổi tổng VSMT
Người dân biết nhưng không tham gia VSMT
Số lượng người dân tham gia ít
Tần suất các buổi VSMT ít
Người dân không được thông báo về các buổi tổng VSMT
Hố tập kết xa khu dân
cư, đường đi nhiều dốc
Người dân không biết có hố tập kết/vị trí của hố
Ảnh hưởng từ thực hành của người xung quanh
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt
Chưa có hầm Biogas
Chưa triển khai quy hoạch chuồng trại chăn nuôi tập trung
Thiếu các quy định
về thu quỹ và quản lý quỹ xử lý CTCNBS
Chế tài xử phạt chưa hiệu quả
Hoạt động tổng VSMT chưa hiệu quả
Ô nhiễm môi trường tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm năm 2013 do việc quản lý chất thải
chăn nuôi bò sữa chưa hiệu quả
Ô nhiễm môi trường tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm năm 2013 do việc quản lý chất thải
chăn nuôi bò sữa chưa hiệu quả
Thực hành xử lí CTCNBS của người dân chưa tốt Việc tập kết CTCNBS gặp nhiều khó khăn Công tác QLCTCNBS của địa phương chưa tốt
Chế tài xử phạt chưa
rõ ràng, còn mang tínn hình thức
Trang 164 Phân tích vấn đề can thiệp
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề cần can thiệp,nhóm nhận thấy việc ONMT tại xã Phù Đổng do QLCTCNBS chưa tốt bắt nguồn từ 3nguyên nhân trực tiếp, bao gồm: thực hành xử lí CTCNBS của người dân chưa tốt, việctập kết CTCNBS gặp nhiều khó khăn, công tác QLCTCNBS của địa phương chưa tốt
a Thực hành xử lí CTCNBS của người dân chưa tốt
Sau khi phỏng vấn những người dân trực tiếp chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng,nhóm nhận thấy một trong những nguyên nhân chính của việc thực hành xử lí CTCNBSchưa tốt là do người dân thiếu kiến thức về quản lí chất thải chăn nuôi (chỉ có 57,8% sốHGĐ trả lời đúng >70% số câu hỏi về kiến thức) Các tiêu chí đánh giá kiến thức mànhóm đưa ra là: thế nào là chuồng trại hợp vệ sinh, phân bò sữa có cần phải xử lý trướckhi thải ra môi trường không và hậu quả của việc thải trực tiếp phân bò sữa ra môitrường Theo tiêu chí đánh giá chuồng trại hợp vệ sinh của nhóm, chỉ có 42,2% số HGĐđạt kiến thức về chuồng trại hợp vệ sinh (trả lời đúng >70% câu trả lời về chuồng trại hợp
vệ sinh) Tỷ lệ HGĐ trả lời cần phải xử lý phân, nước thải trực tiếp ra môi trường rất thấp(54,7%) nên có tới 46,9% số HGĐ đổ trực tiếp phân hoặc nước thải xuống cống rãnhquanh nhà
Bên cạnh đó, hậu quả của việc xả trực tiếp phân, nước thải ra môi trường màngười dân biết đến chủ yếu là gây ô nhiễm môi trường (93,8%), còn tác động đến sứckhỏe của chính họ thì mới có 59,4% người dân biết đến Theo PVS người dân thôn PhùĐổng 2 về hậu quả của việc thải trực tiếp nước thải, phân bò sữa ra môi trường, người
dân cho biết: “Bác chỉ biết là đổ trực tiếp ra môi trường thì nó có mùi, nhìn những cống rãnh thì khủng khiếp lắm, chắc là gây ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng tới sức khỏe thì bác không biết” (PVS người dân, nữ, 45 tuổi).
Việc thiếu hiểu biết về các phương pháp quản lý CTCNBS hiệu quả và ảnh hưởngcủa CTCNBS chưa qua xử lí lên môi trường và sức khỏe con người cũng khiến cho ngườidân chưa có ý thức tốt trong thực hành xử lí chất thải chăn nuôi Theo số liệu điều tra củaNSV, có 75% người dân biết đến các thông tin về quản lý CTCNBS qua các buổi tậphuấn của xã; 31,2% số người dân biết được các thông tin này qua loa đài; chỉ có 6,2%người dân tiếp cận các thông tin về quản lý CTNBS qua sách, báo và 3,1% nhận đượcthông tin qua các trạm thu mua sữa Khi được phỏng vấn, 68,8% người dân muốn đượcnhận thêm thông tin về kỹ thuật QLCTCNBS từ các nguồn sau: các buổi tập huấn ở địaphương (65,9%); trạm thu mua sữa (34,1%); loa đài (27,3%); sách báo (13,6%) Đối vớicác hình thức tài liệu mong muốn được nhận từ các buổi tập huấn, 53,5% người dân chobiết muốn nhận tài liệu dưới dạng tờ rơi, sách mỏng và 47,7% muốn nhận băng đĩa Qua
đó có thể thấy tại xã Phù Đổng đã có một số kênh truyền thông khác nhau vềQLCTCNBS, tuy nhiên các phương thức truyền thông còn chưa đa dạng, nội dung chưaphong phú và tần suất truyền thông chưa thường xuyên, liên tục, chưa đáp ứng được hếtnhu cầu của người dân Vì vậy, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có thêmkiến thức đúng về xử lí CTCNBS, bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân là điều rấtcần thiết tại Phù Đổng hiện nay
Để xử lí tốt nước thải và phân bò sữa, có một biện pháp rất hữu ích đó là xây hệthống hầm Biogas, tuy nhiên trong 64 hộ được hỏi, chỉ có 56,2% số hộ có hầm Biogas và
Trang 17hầm Biogas cũng không xử lý hết được lượng phân và nước thải từ việc chăn nuôi bòsữa Theo PVS người dân thôn Phù Đổng 1 về việc đổ phân, nước thải xuống hầm
Biogas, người dân cho biết: “Nhà bác xây Biogas cũng lâu lắm rồi, khoảng 20 năm Bác có đổ phân với nước thải xuống đó nhưng do phân bò quá nhiều (8 con bò một ngày thải
ra khoảng một tạ rưỡi đến hai tạ phân mà đổ phân xuống hầm Biogas nhanh đầy nên bác
đổ phân ra ruộng còn nước thải bác mới đổ xuống hầm” (PVS người dân, nam, 40 tuổi,
thôn Phù Đổng 1)
Trong 64 HGĐ được hỏi thì có tới 54,7% số HGĐ đổ phân ra ruộng hoặc bón cho
cỏ lau và chỉ có 20,3% HGĐ đổ xuống hố tập kết theo quy định của xã Đa số dụng cụđựng phân đã có nắp đậy (87,5%) Khi hỏi các HGĐ đổ phân ra ruộng thì chỉ có 23,7%trong số đó là có ủ phân còn lại thì bón trực tiếp Theo PVS người dân thôn Phù Dực 1 về
việc ủ phân trước khi bón thì người dân trả lời rằng: “Nhà chú đổ nước thải xuống hầm Biogas còn phân thì chú đổ ra ruộng với bón cho cỏ lau Chú thường ủ ở 1 góc của ruộng rồi khi nào tơi chú sẽ bón ruộng, còn bón cho cỏ lau thì cứ trực tiếp là xong” (PVS
người dân, nam, 37 tuổi, thôn Phù Dực 1)
b Việc tập kết CTCNBS gặp nhiều khó khăn
Xã Phù Đổng được chia làm 6 thôn, hiện nay đang có 7 hố tập kết phân bò sữa,(mỗi thôn chỉ có 1 hố tập kết, riêng thôn Phù Dực II có 2 hố do có thêm 1 hố để nuôi giunquế) và khi hố đầy sẽ được lấp đi để đào hố khác Theo quy định về VSMT, hố tập kếtphải xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân Tuynhiên, kết hợp với địa hình đường đê dài, nhiều dốc của xã Phù Đổng thì đây chính làmột yếu tố cản trở việc người dân mang chất thải chăn nuôi bò sữa ra hố tập kết của thôn
để đổ Hơn nữa, khi phỏng vấn, vẫn có người dân nói rằng họ không biết hố tập kết của
thôn ở vị trí nào (14,8%), mặc dù trong thôn vẫn tồn tại hố tập kết: “Ở đây làm gì có hố, chú thấy người ta thường đổ ra đê ở gần đường Quốc lộ thì chú đổ thôi Sau rồi người ta đều gọi đó là hố mà” (PVS người dân, nam, 53 tuổi, thôn Phù Dực I).
Ngoài ra một số HGĐ ý thức chưa tốt, muốn tiết kiệm thời gian và công sức đi lại
nên đã đổ trực tiếp phân và nước thải bò sữa chưa qua xử lí ra cống rãnh, ao gần nhà: “Ở đây có 1 hố tập kết đấy, nhưng cô không mang ra đấy, nó ở mãi đầu làng cơ Ở gần nhà
cô có cái ao bỏ không, cô cứ xả nước trực tiếp vào chuồng là nó chảy ra cống rồi ra cái
ao đấy luôn mà” (PVS người dân, nữ, 42 tuổi, thôn Phù Dực 1)
Trong 13 HGĐ mang phân bò sữa ra hố tập kết đổ, có tới 31,2% số HGĐ đổ ngaytrên miệng hố, làm cản trở việc đổ CTCNBS tại lòng hố tập kết cho những người đến sau
c Công tác quản lí CTCNBS của địa phương chưa tốt
Vấn đề ONMT do CTCNBS tại xã Phù Đổng đang trở nên nghiêm trọng và cầnđược giải quyết ngay lập tức Nhận thấy điều này, UBND xã đã đưa ra nhiều giải pháp đểkhắc phục tình trạng trên Một trong những giải pháp đó là tổ chức các chiến dịch tổngVSMT trên địa bàn toàn xã vào các dịp lễ Tết, hội Gióng, các ngày bầu cử, các ngày kỷniệm như 8/3, 26/3 Trong các chiến dịch này, các ban ngành đoàn thể như Hội nông dân,Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đội vệ sinh của xã cùng một số hộ dân tham gia dọn vệsinh quanh nhà, khơi thông cống rãnh tại một số điểm nóng về ô nhiễm CTCNBS Tuynhiên, do các chiến dịch này chủ yếu được thực hiện trong các tháng đầu năm (từ tháng 2đến tháng 5), số lượng người dân tham gia còn chưa đông đảo nên các hoạt động chưa đạt
hiệu quả cao Nhiều người dân phản ánh: “Thỉnh thoảng thì cũng có các buổi dọn VSMT
Trang 18làng xóm, nhưng chủ yếu là hội phụ nữ tham gia thôi, mà tôi cũng không nghe thấy ai thông báo cả” (PVS người dân, nam, 50 tuổi).
Để người dân chấp hành tốt các quy định về xử lí CTCNBS do địa phương đề ra,công tác quản lí CTCNBS của các cấp chính quyền địa phương phải chặt chẽ, nghiêmtúc Tuy nhiên qua PVS lãnh đạo UBND xã, trưởng thôn và chủ tịch các hội, ban ngànhliên quan cùng một số hộ chăn nuôi bò sữa, nhóm nhận thấy việc giám sát người dân xử líCTCNBS chưa được cán bộ địa phương thực hiện tốt (chỉ có 31,2% cho rằng cótrưởng/phó thôn giám sát, 48,4% cho rằng không có ai giám sát) Mặc dù UBND xã đãđưa ra chế tài xử phạt đối với những HGĐ không chấp hành quy định xử lí CTCNBS từnăm 2006, nhưng chế tài này chưa thực sự rõ ràng và còn mang tính hình thức Một
trưởng thôn cho biết: “Cũng có quy định xử phạt đối với những HGĐ gây ô nhiễm môi trường nhưng không thực hiện được vì nhắc nhở người dân vi phạm hôm trước thì hôm sau người ta lại vi phạm Khi làm quyết liệt thì người ta đổ trộm lúc về ăn cơm hoặc đổ buổi trưa, buổi tối nên không bắt được Khi bắt được lập biên bản mà người ta không ký thì cũng không làm gì được thì cũng đành chịu Chỉ có cắt điện thì mới được, nhưng lại nể nang anh, em, họ hàng lại thôi Nói chung là không thể xử phạt được ” (PVS một
trưởng thôn) Tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn người dân về chế tài xử phạt thì có78,1% người dân đồng ý xử phạt nghiêm minh các HGĐ gây ONMT và các hình thức xửphạt là nhắc nhở, phạt tiền và cắt điện…
Sau 6 năm thực hiện bộ chế tài trên, nhận thấy có nhiều hạn chế, bất cập khi ápdụng trên thực tế, UBND xã đã ra quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 1/4/2013 banhành quy định mới về việc bảo vệ cảnh quan môi trường, môi sinh và vệ sinh sinh hoạthàng ngày trên địa bàn xã Phù Đổng, trong đó có chế tài xử phạt đối với các HGĐ chănnuôi không xử lý CTCNBS gây ONMT chung (Chi tiết nội dung quy định xử phạt xemphụ lục 15 trang 82) Bộ quy định mới này chưa đưa ra được các quy định rõ ràng, minhbạch về thu quỹ và quản lý quỹ xử phạt các HGĐ vi phạm quy định xử lí CTCNBS nêndẫn đến tình trạng người dân thiếu tin tưởng vào tính khả thi của các chế tài quản lý và xửphạt Đồng thời, UBND xã cũng ban hành các quyết định về việc thành lập các tiểu banVSMT các thôn, gồm từ 9-11 người/thôn với thành viên là đại diện của các ban ngànhkhác nhau, nhằm tăng cường kiểm tra và xử lý các hộ vi phạm quy định về bảo vệ môitrường trong các thôn xóm Tuy nhiên, mỗi thôn lại có nhiều xóm, các thành viên trongtiểu ban VSMT lại kiêm nhiệm nhiều vị trí nên công tác của tiểu ban VSMT có thể gặpnhiều khó khăn khi triển khai Điều này dẫn đến yêu cầu cần thành lập các đội tự quảncủa các xóm để giám sát việc xử lý CTCN và đảm bảo VSMT cho xóm
Hiện nay, xã Phù Đổng đang thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới và mộttrong những mục tiêu quan trọng là triển khai quy hoạch chuồng trại chăn nuôi bò sữa tậptrung ngoài khu vực dân cư sinh sống Tuy nhiên, chủ trương này đang vấp phải sự phảnđối của rất nhiều hộ chăn nuôi vì kế hoạch chưa rõ ràng nên người dân chưa nhận thấyđược lợi ích và tầm quan trọng của việc chăn nuôi tập trung Cán bộ HTX DV chăn nuôi
bò sữa cho biết: “Xã cũng đang xây dựng kế hoạch chăn nuôi tập trung nhưng nói đến tập trung là người ta nghĩ đến ngay là tập trung thành một trang trại rồi chăn nuôi ở đó Đặt vào vị trí của chú là một người chăn nuôi bò sữa,nhà chú có 3 con bò, nuôi ở nhà nên chú thăm nom thường xuyên, ốm hay bệnh sẽ biết ngay, lại còn buổi chiều thì chăn thả nữa Khi mang ra chỗ tập trung thì nó xa nhà, ngày nắng thì thôi, ngày mưa cũng
Trang 19phải ra cho ăn, cho uống, rồi bệnh tật không theo dõi được Mà con bò là tài sản của mình mà mang ra đấy thì còn gọi gì là tài sản nữa, nó thành của công rồi nên cái dự án đó cũng khó thực hiện lắm”
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề QLCTCNBS chưa tốt trên địabàn xã, nhóm đã cân nhắc đến các yếu tố hiệu quả, khả thi về mặt nguồn lực của kế hoạch
và nhận thấy rằng, để giải quyết vấn đề tồn tại, cần có một kế hoạch can thiệp nhằm giảiquyết các nguyên nhân gốc rễ là:
1 Nội dung truyền thông chưa phong phú
2 Tần suất truyền thông chưa thường xuyên
3 Phương thức truyền thông chưa đa dạng
4 Người dân không được thông báo về các buổi tổng VSMT
5 Tần suất các buổi tổng VSMT ít
6 Chế tài xử phạt chưa rõ ràng, còn mang tính hình thức
7 Công tác giám sát việc xử lý CTCNBS chưa chặt chẽ
Để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ trên, nhóm đã xây dựng kế hoạch can thiệp
“Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội năm 2014” với các mục tiêu và kế hoạch cụ thể được trình bày ở phần
sau
1 Mục tiêu can thiệp
a) Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa
tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
b) Mục tiêu cụ thể
1 Tăng tỷ lệ các HGĐ chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội có kiếnthức đúng về QLCTCNBS từ 57,8% vào tháng 6 năm 2013 lên 80% vào tháng 5năm 2014
2 Tăng tỷ lệ các HGĐ chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội có thực hành đúng về QLCTCNBS vào tháng 6 năm 2014
Trang 20Nâng caotrình độ, kỹnăng cho cán
bộ truyềnthông
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ truyền thông về kỹ năng truyền thông và các kiến thức về QLCTCNBS đúng cách
Tăng tần suấttruyền thôngvề
QLCTCNBStới người dân
Tăng tần suất phát thanh các tin bài chuyên sâu về QLCTCNBS qua loa phát thanh
Tăng cường các buổi tập huấn về QLCTCNBS cho người dân theo
Phương thứctruyền thôngchưa đa dạng
Đa dạng hóacác phươngthức truyềnthông
Lồng ghép các nội dung truyền thông về QLCTCNBS đúng cách vào các buổi họp thôn, xóm, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân…
Cung cấp tài liệu phát tay, băng ghi hình hướng dẫn QLCTCNBS cho người dân tại các trạm thu mua sữa
Tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm QLCTCNBS kết hợp với
Tổ chức hội thi tìm hiểu về kĩ thuật và QLCTCNBS giữa các xóm 3 2 6 K
2 Nâng cao Người dân Thông báo về Tăng cường tần suất truyền thông về các buổi tổng VSMT qua 3 5 15 C
Trang 21các buổi tổngVSMT tớitừng HGĐ
loa phát thanh Tăng cường thông báo về các buổi tổng VSMT qua cán bộ hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
Duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động tổng VSMT vào cácdịp lễ tết, ngày kỷ niệm quan trọng…
và xử phạtcác hành vigây ONMTchưa rõ ràng,còn mangtính hình thức
Xây dựng vàban hành bộchế tài cụ thể,
rõ ràng dựatrên sự đồngthuận củangười dân
Điều chỉnh chế tài về QLCTCNBS (Bao gồm chế tài về xử phạt HGĐ gây ONMT, chế tài sử dụng nguồn quỹ, chế tài đóng góp kinh phí từ những hộ chăn nuôi bò sữa và chế tài quản lý nguồn quỹ)
Công tácgiám sát việc
CTCNBSchưa chặt chẽ
Thắt chặtcông tác giámsát việc xử lýCTCNBS
Thành lập các đội tự quản của các thôn để đảm bảo công tác VSMT
Đẩy mạnh hoạt động của các tiểu ban VSMT tại các thôn 3 5 15 C
Trang 22Để chọn được các giải pháp phù hợp, nhóm đã phân tích tình hình thực tế và xemxét đến các yếu tố hiệu quả và khả thi trong điều kiện của xã (chi tiết phân tích thuận lợi,khó khăn của các giải pháp trong phụ lục 11 trang 62) và đưa ra cách chấm điểm cho cácgiải pháp như trên (Chi tiết lý giải cho cách chấm điểm trong phụ lục 10 trang 58) Cuốicùng, để giải quyết 7 nguyên nhân gốc rễ nhóm đã quyết định chọn ra 7 giải pháp với 11phương thức thực hiện là:
1 Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ truyền thông về kỹ năng truyền thông và các kiến thức về QLCTCNBS đúng cách
2 Tăng tần suất phát thanh các tin bài chuyên sâu về QLCTCNBS qua loa phát thanh
3 Lồng ghép các nội dung truyền thông về QLCTCNBS đúng cách vào các buổi họp thôn, xóm, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…
4 Cung cấp tài liệu phát tay, băng ghi hình hướng dẫn QLCTCNBS cho người dân tại các trạm thu mua sữa
5 Tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm QLCTCNBS kết hợp với tư vấn về QLCTCNBS tại các trạm thu sữa
6 Tăng cường tần suất truyền thông về các buổi tổng VSMT qua loa phát thanh
7 Tăng cường thông báo về các buổi tổng VSMT qua cán bộ Hội Nông dân, Hội phụ
nữ, Đoàn Thanh niên…
8 Tổ chức thực hiện chiến dịch tổng VSMT vào ngày thứ 7 của tuần thứ 3 hàng tháng với sự tham gia của các ban ngành và toàn bộ người dân
9 Điều chỉnh chế tài về QLCTCNBS
10 Thành lập các đội tự quản của các xóm để giám sát việc xử lý CTCNBS của các hộ gia đình trong xóm
11 Đẩy mạnh hoạt động của các tiểu ban VSMT tại các thôn
Kế hoạch chi tiết sẽ được trình bày ở phần tiếp theo
3 Kế hoạch hành động cụ thể
Dưới đây là bảng kế hoạch hành động cụ thể theo giải pháp
Trang 23Người phối hợp
Người giám sát
Nguồn lực (VNĐ) Dự kiến kết quả Bắt đầu Kết thúc
Mục tiêu 1: Nâng cao tỉ lệ người dân có kiến thức và thực hành đúng về QLCTCNBS thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông tại xã Giải pháp 1: Nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ truyền thông
Phương thức 1: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ truyền thông về kỹ năng truyền thông và các kiến thức về QLCTCNBS (2 lần vào tháng 6 và tháng 12 năm 2013)
1 Liên hệ ban văn hóa xã
thông báo tập huấn
06/06/2013
06/12/2013
PhòngVHTT xã
Cán bộ dựán
VHTT xã
Được sự chấp thuậncủa ban văn hóa xã
3 Mời chuyên gia về
truyền thông và chuyên
Mời được chuyên gia
về đào tạo cho cán bộtruyền thông
4 Thực hiện chương trình
tập huấn 10/06/2013 10/12/2013 Hội trườngUBND Chuyêngia được
mời
Trưởng thôn,hội nông dân,hội phụ nữ …
Cán bộ
dự án 300.000 Chương trình thựchiện theo kế hoạch,
cán bộ tham gia đủ
5 Tổng kết và đánh giá
(2 lần/cả chương trình) 11/2013 5/2013 Hội trườngUBND Cán bộ dựán Cán bộ truyềnthông Cán bộVHTT Đánh giá tổng kết quátrình thực hiện
Giải pháp 2: Tăng tần suất truyền thông về QLCTCNBS tới người dân
Trang 24Phương thức 2: Tăng tần suất phát thanh các tin bài chuyên sâu về QLCTCNBS qua loa phát thanh (1 tuần 2 lần)
1 Thu thập tin bài phát
thanh về QLCTCNBS 02/06/2013 09/06/2013 TYT xã Cán bộ dựán CánVHTT xã bộ Thu thập đủ thông tincần cho chương trình
2 Cung cấp tin bài chuyên
sâu cho truyền thông xã
10/06/2013
12/06/2013
PhòngVHTT xã
Cán bộ dựán
VHTT xã
Phòng VHTT xã nhậntin bài chuyên sâu
3 Thực hiện chương trình
phát thanh
15/06/2013
30/05/2014
Đài phátthanh xãPhù Đổng
Cán bộphát thanhcủa xã
VHTT xã
Đánh giá tổng kết quátrình thực hiện
Giải pháp 3: Đa dạng hóa các phương thức truyền thông
Phương thức 3: Lồng ghép các nội dung truyền thông về QLCTCNBS đúng cách vào các buổi họp thôn, xóm, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân… (2 lần vào tháng 7 năm 2013 và tháng 1 năm 2014)
1 Liên hệ nhà tài trợ xin
tài liệu về QLCTCNBS
01/06/2013
30/06/2013
Cán bộ dựán
Xin được 800 bộ tàiliệu
2 Viết bài truyền thông về
thu gom và xử lý
CTCNBS
01/07/2013
08/07/2013
PhòngVHTT xã
Cán bộVHTT xã
đủ thông tin về thugom, xử lý CTCNBS
3 Liên hệ với trưởng thôn
tổ chức các buổi họp
09/07/2013
09/01/2014
Nhà trưởngthôn
Cán bộ dựán
Trưởng thôn,cán bộ TYT
Bố trí được thời giancho các buổi họp
4 Cung cấp kiến thức về
thu gom xử lý CTCNBS 07/2013 01/2014 Nhà vănhóa của 6 Cán bộVHTT xã Trưởng thôn/hội nông dân, Cán bộdự án 100.000/buổi x2x 6 100% người đi họpbiết cách thu gom và
Trang 25đúng cho người dân thôn hội phụ nữ… =1.200.000 xử lý CTCNBS đúng
5 Tổng kết đánh giá
(2 lần/cả chương trình) 11/2014 05/2014 PhòngVHTT xã Cán bộ dựán CánVHTT xã bộ Đánh giá tổng kết quátrình thực hiện
Phương thức 4: Cung cấp tài liệu phát tay, băng ghi hình hướng dẫn quản lý CTCNBS cho người dân tại các trạm thu mua sữa (2 lần vào tháng 8 và tháng 2)
1 Liên hệ nhà tài trợ tài
liệu về QLCTCNBS
01/06/2013
30/06/2013
Cán bộ dựán
500 tài liệu, 300 đĩahình về QLCTCNBS
2 Liên hệ với trạm thu
mua sữa để phối hợp
cung cấp tài liệu cho
3 Cán bộ trạm thu mua
sữa thông báo về việc
cung cấp tài liệu tới
từng người đến đưa sữa
15/07/2013
30/01/2013
Đài phátthanh xãPhù Đổng
Cán bộphát thanhcủa xã
4 Phát tài liệu cho 6 trạm
thu mua sữa 08/2013 02/2014 Trạm thumua sữa Cán bộ dựán Đoàn Thanhniên Tài liệu được phátđầy đủ đến 6 trạm
5 Giám sát số lượng tài
liệu được phát
08/2013 02/2014 Trạm thu
mua sữa
Cán bộ dựán
Người dân đều nhậnđược đầy đủ tài liệu
6 Tổng kết và đánh giá
hoạt động (sau 1 tháng) 09/2013 03/2014 PhòngVHTT xã Cán bộ dựán CánVHTT bộ Tổng kết và lên kếhoạch hoạt động tiếp
Trang 26Phương thức 5: Tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm QLCTCNBS kết hợp với tư vấn về QLCTCNBS tại các trạm thu mua sữa (1 quý/lần
và 1 buổi/trạm thu mua sữa)
1 Lập kế hoạch chương
trình, danh sách cán bộ
truyền thông tham gia
03/07/2013
05/07/2013
2 Báo cáo UBND về buổi
chia sẻ và tư vấn
QLCTCNBS
06/07/2013
06/07/2013
UBND xã Cán bộ dự
án
UBND xã,cán bộ truyềnthông
UBND xã thông qua
kế hoạch hành động
3 Liên hệ với 6 trạm thu
mua sữa về kế hoạch
thực hiện
01/07/2013
07/04/2014
6 trạm thumua sữa
Cán bộ dựán
HTX DVchăn nuôi bòsữa
sữa thông báo về buổi
chia sẻ kinh nghiệm tới
từng người đến đưa sữa
08/07/2013
08/04/2014
6 trạm thumua sữa
Cán bộtruyềnthông
Nhân viêntrạm thu muasữa
Tất cả hộ chăn nuôi
bò sữa được thôngbáo lịch tổ chức
5 Tổ chức chia sẻ và tư
vấn về QLCTCNBS 09/07/2013 09/04/2014 6 trạm thumua sữa Cán bộVHTT xã Nhân viêntrạm thu mua
sữa
Cán bộ
dự án 400.000x62.400.000 100% hộ chăn nuôibò sữa được tư vấn
6 Báo cáo rút kinh nghiệm
(sau khi thực hiện 15
xã Tổng kết, rút kinhnghiệm cho lần sau
Mục tiêu 2: Nâng cao tỉ lệ thực hành đúng về QLCTCNBS thông qua việc nâng cao hiệu quả các hoạt động tổng VSMT và ban hành, áp dụng các chế tài QLCTCNBS một cách hiệu quả
Giải pháp 4: Thông báo về các buổi tổng VSMT tới từng HGĐ
Trang 27Phương thức 6: Tăng cường tần suất truyền thông về các buổi tổng VSMT qua loa phát thanh
1 Lên kế hoạch truyền
VHTT của xã Cán bộdự án 5.000/lần x24 lần =
120.000
Tất cả các người dânđều được thông báo
về các buổi VSMT
5 Đánh giá hiệu quả của
việc thông báo
(1 quý/lần)
09/2013 03/2014 Phòng
VHTT xã Cán bộ dựán CánVHTT của xãbộ Truyền thông đầy đủtheo kế hoạch
Phương thức 7: Tăng cường thông báo về các buổi tổng VSMT qua cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…
1 Liên hệ UBND xã lấy
lịch hoạt động chương
trình tổng VSMT
06/06/2013
06/06/2013
Ban VSMTxã
Cán bộ dựán
Cán bộ banVSMT xã,UBND xã
Có lịch hoạt độngVSMT vào thứ 7 tuần
08/06/2013
Nhà trưởngthôn
Cán bộ dựán
các hộ gia đình
4 Lên kế hoạch hoạt động
thông báo cụ thể 09/06/2013 10/06/2013 TYT xã Cán bộ dựán Chủ tịch cáchội Có bản kế hoạch hoànchỉnh phù hợp
Trang 285 Phổ biến kế hoạch cho
cán bộ 11/06/2013 11/06/2013 Hội trườngUBND xã Hội nôngdân Cán bộ thôngbáo Cán bộdự án Các cán bộ đều hiểurõ nhiệm vụ
23/05/2014
Các HGĐ Hội Nông
dân, phụ
nữ, thanhniên …
Trưởng thôn Cán bộ
dự án
Tất cả các HGĐ đềuđược thông báo về kếhoạch VSMT hàngtháng
7 Đánh giá hiệu quả của
việc thông báo
(1 quý/lần)
09/2013 03/2014 Phòng
VHTT xã Cán bộ dựán CánVHTT của xãbộ Truyền thông đầy đủtheo kế hoạch
Giải pháp 5: Tăng tần suất các buổi tổng VSMT
Phương thức 8: Tổ chức thực hiện chiến dịch tổng VSMT vào ngày thứ 7 của tuần thứ 3 hàng tháng với sự tham gia của các ban ngành và toàn bộ người dân (1 tháng/lần)
13 11/06/2013 TYT xãPhù Đổng Cán bộ dựán CánVSMT bộ Bản kế hoạch hoànchỉnh về việc VSMT
cho UBND xã, Hộinông dân, Hội phụnữ…
2 Báo cáo với UBND xã
kế hoạch hoạt động của
buổi tổng VSMT
12/06/2013
12/06/2013
3 Thông báo tới người
dân về việc tổng VSMT 16/06/2013 20/05/2014 Các thôn,xóm Cán bộVHTT xã CánVHTT xã bộ Cán bộdự án 100% người dân biếtvề việc VSMT
4 Tổng VSMT tại các 18/06/20 21/05/20 Các thôn, Ban Toàn bộ Chủ tịch 100% kênh mương,
Trang 29cống rãnh, kênh mương,
đường làng… 13 14 xóm VSMT xã người dântrong xã UBNDxã đường làng được vệsinh sạch sẽ
5 Kiểm tra việc VSMT
sau khi làm xong và tiến
hành làm lại nếu chưa
đảm bảo
18/06/2013
21/05/2014
Thôn xómcủa xã PhùĐổng
BanVSMT xã
Cán bộ cácHội Nôngdân, phụ nữ,thành niên
Chủ tịchUBNDxã
Kiểm tra các địa bàntrọng điểm về ONMTlàm lại nếu chưa đảmbảo yêu cầu
6 Báo cáo kết quả với chủ
Giải pháp 6: Xây dựng và ban hành bộ chế tài cụ thể, rõ ràng dựa trên sự đồng thuận của người dân
Phương thức 9: Điều chỉnh chế tài về QLCTCNBS (Bao gồm chế tài về xử phạt HGĐ gây ONMT, chế tài sử dụng nguồn quỹ, chế tài đóng góp kinh phí từ những hộ chăn nuôi bò sữa và chế tài quản lý nguồn quỹ)
1 Liên hệ với UBND xã
việc điều chỉnh chế tài 06/06/2013 06/06/2013 UBND xã Cán bộTYT Cán bộdự án Được sự đồng ý củaUBND xã
2 UBND xã họp các
phòng ban thực hiện
điều chỉnh chế tài
10/06/2013
14/06/2013
TYT
Các phòngban có liênquan
Cán bộ
dự án
5.000đ/ 1tài liệu x
10 tài liệu
= 50.000
Đưa ra chế tài vềQLCTCNB cụ thể, rõràng, cam kết thựchiện của phòng ban
3 Thông báo tới các HGĐ
về nội dung chế tài mới
qua loa phát thanh
15/06/20
13 22/06/2013 Đài phátthanh xã
Phù Đổng
Cán bộVHTT xã CánVHTT xã bộ Cán bộdự án 5.000/lầnx 7 lần
=35.000
100% HGĐ biết vềchế tài mới vềQLCTCNBS
Trang 304 Lấy ý kiến của các
1.000x 200
= 200.000 Lấy ý kiến người dân,sửa lại chế tài mới
phù hợp hơn
5 Tập huấn cho thành viên
tiểu ban VSMT thôn,
Cán bộ
dự án Cán bộ nắm đượcquyền hạn, trách
nhiệm cách thực hiệncác quy định, chế tàimới
500đ/phiếu
400.000
100% các HGĐ chănnuôi bò sữa ký camkết
Giải pháp 7: Thắt chặt công tác giám sát việc xử lý CTCNBS
Phương thức 10: Thành lập các đội tự quản của các xóm để giám sát việc xử lý CTCNBS của các hộ gia đình trong xóm
1 Liên hệ với UBND xã
và các trưởng thôn 01/07/2013 06/07/2013 UBND xã Cán bộTYT UBND, banVSMT Cán bộdự án UBND xã và cáctrưởng thôn đồng ý
2 Xây dựng bộ chức năng
nhiệm vụ quyền hạn của
Trang 31thôn vụ, quyền hạn
5 Đưa các đội tự quản đi
vào hoạt động 08/08/2013 30/05/2014 Các thônxóm Đội tựquản Trưởng/ phóthôn, Tiểu banVSMT 100% đội tự quảnhoạt động hiệu quả
Tiểu banVSMTcủa thôn
Đoàn Thanhniên hội nôngdân, phụ nữ
Cán bộ
dự án Tổng kết hoạt độngvà phương hướng
thực hiện tiếp theo
Phương thức 11: Đẩy mạnh hoạt động của các tiểu ban VSMT tại các thôn
1 Kiểm tra đột xuất hoạt
động của đội tự quản 15/08/2013 30/06/2014 Thôn xómcủa xã Tiểu banVSMT Trưởng thôn Cán bộdự án Kiểm tra đột xuất 1lần/tháng đội tự quản
2 Họp giữa tiểu ban
30/05/2014
Thôn xómcủa xã
Cán bộtiểu banVSMT
Trưởng thôn,đội tự quản
100% các HGĐ đềuchấp nhận hình thức
xử phạt
4 Báo cáo công tác và nộp
quỹ xử phạt tới ban
Trang 32Tổng kinh phí toàn bộ chương trình: 7.840.000 VNĐ
Trang 33V Kế hoạch giám sát
1 Tên kế hoạch
Kế hoạch giám sát các hoạt động can thiệp tăng tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng
về quản lý chất thải chăn nuôi của các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, huyện GiaLâm từ 6/2013 đến 5/2014
2 Mục tiêu giám sát
Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch can thiệp tăng tỷ lệ kiến thức và thực hành
đúng về quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Phù Đổng
3 Địa điểm giám sát: Tại 6 thôn tại xã Phù Đổng: Phù Đổng 1, Phù Đổng 2, Phù
TYT xã Phù Đổng
Ban ngành đoàn thể xã Phù Đổng
Người dân xã Phù Đổng
Hội nông dân
Chú thích:
Giám sát trực tiếp Giám sát gián tiếp
Trang 34Nhiệm vụ của các ban liên quan của sơ đồ giám sát
UBND huyện Gia Lâm:
- Giám sát chung
- Giám sát triển khai kế hoạch của UBND xã
UBND xã Phù Đổng:
- Giám sát quá trình triển khai hoạt động tổng VSMT của xã
- Giám sát các buổi họp thôn, ban ngành
- Giám sát hoạt động của các ban ngành đoàn thể về tổ chức tuyên truyền cho ngườidân
- Giám sát chi phí
- Giám sát hoạt động VSMT của người dân và quá trình QLCTCNBS
- Giám sát chung
TYT xã Phù Đổng:
- Hướng dẫn, giám sát về các hoạt động trong triển khai của ban ngành đoàn thể
- Giám sát các buổi họp thôn, ban ngành
- Giám sát quá trình triển khai tổng VSMT của người dân
Hội nông dân
- Giám sát các buổi chia sẻ và tập huấn cho người dân
- Các ban ngành đoàn thể, trưởng thôn:
- Giám sát các hoạt động của thành viên trong đội
- Giám sát hoạt động tổng VSMT của người dân
Vai trò các bên liên quan của kế hoạch xem chi tiết ở phụ lục 9 trang 55
Kế hoạch giám sát từng hoạt động xem tại phụ lục 12 trang 66
Trang 35VI Kế hoạch theo dõi, đánh giá
1 Tên kế hoạch
Theo dõi và đánh giá thực hiện chương trình can thiệp Cải thiện vấn đề quản lý
chất thải chăn nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội trong thời gian từ tháng
6/2013 đến tháng 5/2014
2 Mục tiêu theo dõi đánh giá
a. Mục tiêu theo dõi: Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch can thiệp
b Mục tiêu đánh giá:
- Đánh giá hiệu quả của can thiệp
- Đánh giá tác động của chương trình can thiệp
- Đưa ra các khuyến nghị cải thiện chương trình nhằm đạt được các mục tiêu và bài
học kinh nghiệm cho các chương trình về sau
- Xác định nhân lực, trang thiết bị, kinh phí để phân bổ hợp lý
1 Tổng số cán bộ tại địa phương có thể tham
gia chương trình (cán bộ ban VHTT xã, Hội
Phụ nữ, Hội Nông dân, )
Số lượng cán bộ tại địa phương sẽ tham giaphối hợp với cán bộ dự án khi chương trìnhđược triển khai
2 Tổng số kinh phí thực hiện cho chương
3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có phục
vụ cho công tác truyền thông
Số tài liệu, trang thiết bị phát thanh, micro,địa điểm truyền thông…
4 Tổng số loa phát thanh hiện có Tổng số loa phát thanh của xã
5 Số trạm thu mua sữa có phát tài liệu truyền
thông
Số trạm thu mua sữa có phát tài liệu truyềnthông
Tổng số bài được truyền thông tại xã
7 Số tài liệu truyền thông được phát cho
người dân
Tổng số tài liệu, băng ghi hình được pháttới tay người dân
Trang 368 Đánh giá tình hình môi trường trên địa bàn
xã
Tình hình môi trường trên địa bàn xã
Chỉ số quá trình
Người sử dụng: Cán bộ dự án
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cụ thể trong chương trình can thiệp, từ
đó có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối với những hoạt động tiếp theo nhằm đạtđược mục tiêu của cả chương trình can thiệp
1 Số buổi chia sẻ kinh nghiệm về
QLCTCNBS kết hợp với tư vấn tại trạm thu
mua sữa
Số buổi chia sẻ kinh nghiệm vềQLCTCNBS kết hợp với tư vấn tại trạmthu mua sữa
2 Số người dân tham gia các buổi chia sẻ kinh
nghiệm và tư vấn tại trạm thu mua sữa Số người dân tham gia các buổi chia sẻkinh nghiệm và tư vấn tại trạm thu mua sữa
3 Số lượng người dân được thông báo về các
buổi chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn Số lượng người dân được thông báo về cácbuổi chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn
4 Tổng số bài truyền thông qua loa phát thanh
về QLCTCNBS
Tổng số bài truyền thông được viết và phátthanh tại xã
5 Tổng số lần truyền thông qua loa phát thanh
về QLCTCNBS Tổng số lần truyền thông qua loa phátthanh về QLCTCNBS
6 Tỷ lệ người dân nghe được nội dung phát
thanh về QLCTCNBS
Số người dân nghe được nội dung phátthanh về QLCTCNBS/tổng số người dânphỏng vấn
7 Số buổi truyền thông về thu gom và xử lí
CTCNBS được lồng ghép trong các buổi
họp thôn, xóm
Tổng số buổi truyền thông về thu gom và
xử lí CTCNBS được lồng ghép trong cácbuổi họp thôn, xóm
8 Số tài liệu truyền thông về thu gom và xử lí
CTCNBS được lồng ghép trong các buổi
họp thôn, xóm …
Tổng số bài truyền thông được viết Tổng số bài được truyền thông tại buổihọp
9 Tỷ lệ người dân được tham gia các buổi họp
thôn
Số người dân tham gia các buổi họp thôntrên tổng số người dân tại một thôn
10 Tỷ lệ HGĐ được phát tài liệu tờ rơi, băng
đĩa về quản lý CTCNBS Số HGĐ chăn nuôi bò sữa nhận được tàiliệu truyền thông trên tổng số HGĐ chăn
nuôi bò sữa
11 Tỷ lệ người dân xem tài liệu truyền thông Số người xem tài liệu trên tổng số người
Trang 37sau khi nhận được tài liệu dân nhận được tài liệu
12 Số buổi phát thanh về hoạt động cung cấp
tài liệu cho các HGĐ tại trạm thu mua sữa Số buổi phát thanh về hoạt động cung cấptài liệu cho các HGĐ tại trạm thu mua sữa
13 Số lượng cán bộ truyền thông tham gia tập
15 Tỷ lệ cán bộ truyền thông có kĩ năng đúng
về truyền thông Tổng số cán bộ truyền thông tham gia tậphuấn có kĩ năng đúng về QLCTCNBS trên
tổng số cán bộ truyền thông tham gia tậphuấn
16 Số buổi phát thanh thông báo về hoạt động
VSMT
Tổng số buổi phát thanh thông báo về hoạtđộng VSMT tại xã
17 Tỷ lệ người dân nghe được bài phát thanh
và nhớ được nội dung của bài phát thanh về
VSMT
Số lượng người dân được nghe được bàiphát thanh và nhớ được nội dung của bàiphát thanh về VSMT trên tổng số ngườidân tại xã
18 Số lượng các buổi tổng VSMT Tổng số buổi vệ VSMT vào ngày thứ 7
tuần thứ ba của tháng
19 Tổng số cán bộ tại địa phương tham gia
truyền thông và thực hiện chiến dịch tổng
VSMT (cán bộ ban văn hóa thông tin xã,
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên )
Số lượng cán bộ tại địa phương sẽ tham giaphối hợp với cán bộ dự án khi chương trìnhđược triển khai
20 Tổng số cán bộ thông báo về buổi tổng
VSMT tới từng HGĐ Số cán bộ tại địa phương đến từng HGĐthông báo
21 Tỷ lệ HGĐ biết về việc VSMT Số HGĐ được thông báo về hoạt động của
chương trình trên tổng số HGĐ của xã
22 Tỷ lệ HGĐ tham gia tổng VSMT Số HGĐ tham gia vào hoạt động của
chương trình trên tổng số HGĐ của xã
Trang 3823 Số bài phát thanh về quy định xử phạt các
HGĐ chăn nuôi bò sữa gây ONMT
Tổng số bài phát thanh về quy định xử phạtcác HGĐ chăn nuôi bò sữa gây ONMTTổng số bài truyền thông về quy định xửphạt được truyền thông qua loa phát thanhxã
24 Tỷ lệ người dân nghe các bài phát thanh về
quy định xử phạt các HGĐ chăn nuôi bò
sữa gây ONMT
Số lượng người dân biết các bài phát thanh
về quy định xử phạt các HGĐ chăn nuôi bòsữa gây ONMT trên tổng số HGĐ chănnuôi bò sữa
25 Tỷ lệ HGĐ ký cam kết thực hiện các quy
định về bảo vệ môi trường do UBND xã ban
hành
Tổng số HGĐ chăn nuôi bò sữa ký cam kếtthực hiện các quy định xử phạt mới trêntổng số HGĐ chăn nuôi bò sữa
26 Tỷ lệ thành viên trong đội tự quản có tham
gia tập huấn Tổng số thành viên trong đội tự quản cótham gia tập huấn trên tổng số thành viên
đội tự quản
27 Đánh giá hoạt động của đội tự quản Đánh giá về tần suất hoạt động, hiệu quả
của đội tự quản thông qua quy định về chứcnăng nhiệm vụ và quyền hạn của đội tựquản
28 Số HGĐ vi phạm quy định xử lý CTCNBS Tổng số HGĐ vi phạm quy định xử lý
CTCNBS
29 Số cán bộ của tiểu ban VSMT tham gia
kiểm tra đột xuất hoạt động của đội tự quản Số cán bộ của tiểu ban VSMT tham giakiểm tra đột xuất hoạt động của đội tự quản
30 Số buổi kiểm tra đột xuất hoạt động của đội
tự quản
Số buổi kiểm tra đột xuất hoạt động của đội
tự quản
31 Số buổi họp báo cáo hoạt động của đội tự
quản với tiểu ban VSMT
Số buổi họp báo cáo hoạt động của đội tựquản với tiểu ban VSMT
32 Số buổi thông báo tới người dân về những
33 Số HGĐ nhận được bằng khen về việc chấp
hành tốt công tác QLCTCNBS Số HGĐ nhận được bằng khen về việcchấp hành tốt công tác QLCTCNBS
34 Số HGĐ bị xử phạt do vi phạm quy định
bảo vệ môi trường do UBND xã ban hành
Số HGĐ bị xử phạt do vi phạm quy địnhbảo vệ môi trường do UBND xã ban hành
Trang 39Chỉ số đầu ra
Người sử dụng: Cán bộ dự án
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho những
can thiệp tiếp theo
1 Tỷ lệ người chăn nuôi bò sữa có kiến thức
đúng về QLCTCNBS sau can thiệp Tổng số HGĐ có kiến thức đúng vềQLCTCNBS sau can thiệp trong tổng số
HGĐ chăn nuôi bò trên toàn xã
2 Tỷ lệ người chăn nuôi bò sữa thực hành
đúng về thu gom và xử lý CTCNBS sau can
thiệp
Tổng số HGĐ có thực hành đúng vềQLCTCNBS sau can thiệp trên tổng sốnhững HGĐ chăn nuôi bò trên toàn xã
3 Đánh giá tình hình môi trường của xã Tình hình môi trường của xã sau can thiệp(Chi tiết các chỉ số và thời gian đánh giá xem tại xem tại phụ lục 14 trang 75)
VII Kết luận
1 Kết quả thu được
Trong hai tuần thực địa tại xã Phù Đổng, nhóm sinh viên tiến hành thu thập, tổng
hợp, phân tích các thông tin về tình hình sức khỏe và môi trường tại xã, từ đó xác định
được “Ô nhiễm môi trường do quản lý chất thải chăn nuôi bò sữa chưa tốt” là vấn đề cần
ưu tiên can thiệp Nhóm đã phân tích vấn đề, lựa chọn các giải pháp, thông qua ý kiến
đóng góp của người dân, TYT, UBND xã Phù Đổng và các ban ngành liên quan để xây
dựng bản kế hoạch can thiệp phù hợp với tình hình địa phương trong khoảng thời gian
một năm từ 01/06/2013 đến 31/05/2013
Quá trình thực địa đã giúp nhóm sinh viên có cơ hội được thực hành và tăng
cường một số kỹ năng làm việc cần thiết: Xây dựng công cụ thu thập thông tin thích hợp,
phân tích và xử lí thông tin, kỹ năng huy động cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng viết và trình bày báo cáo Bên cạnh đó, việc tham gia vào một số hoạt động của
TYT như: tham gia tổng hợp sổ sách, hỗ trợ chương trình tiêm chủng viêm não Nhật Bản
cũng giúp nhóm sinh viên hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ, thuận lợi và khó khăn trong
công việc của y tế tuyến cơ sở
2 Bài học kinh nghiệm
Qua hai tuần thực địa tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, nhóm sinh viên đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm thực tế như sau:
- Về công tác chuẩn bị: Nhóm sinh viên cần nắm chắc kiến thức về lập kế hoạch và
các phương pháp phân tích, xử lý thông tin trước khi xuống cơ sở thực địa
- Về liên hệ với các ban ngành đoàn thể tại địa phương: Trước khi đến làm việc với
các cán bộ TYT, chính quyền địa phương hoặc ban ngành đoàn thể nên gọi điện hẹn lịch
trước và có kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng để có thể thu thập được tất cả các thông tin
cần thiết
Trang 40- Về hoạt động nhóm: Cần có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể cho từng buổi thảoluận nhóm, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và cố gắng giải quyết côngviệc theo đúng thời gian trong kế hoạch làm việc
- Về kĩ năng: Trước khi đi phỏng vấn người dân, các thành viên trong nhóm nênthực tập phỏng vấn lẫn nhau để tự hoàn thiện kĩ năng phỏng vấn, giao tiếp trước khi tiếpxúc với cộng đồng Sau mỗi buổi phỏng vấn, các thành viên nên chia sẻ những kinhnghiệm cá nhân thu được trong ngày để những buổi phỏng vấn sau được hiệu quả hơn
3 Khuyến nghị hoạt động thực địa
Về tổ chức nhóm: Công tác tổ chức nhóm, phân chia công việc trong cần đượcthực hiện nghiêm túc, khoa học để kết quả đạt được là tốt nhất Cần đề cao ý kiến cá nhântrong nhóm, bất kỳ ý kiến cá nhân nào cũng nên được nhóm đưa ra bàn bạc
Tăng cường hoạt động tiếp cận cộng đồng: Nên có phần điểm ưu tiên cho nhómsinh viên có nhiều hoạt động tiếp cận, hòa nhập cộng đồng
Thời gian và nội dung công việc thực địa: Thời gian thực hiện thực địa nên kéo dàihơn để tăng hiệu quả thực địa, buổi tập huấn cho sinh viên trước khi đi thực địa cần được
tổ chức nghiêm túc hơn