Kết quả hoạt động năm

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 46 - 66)

- Các yếu tố liên quan đến người vay

2.1.1.2.Kết quả hoạt động năm

Năm 2010 là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nền kinh tế trong nước phục hồi tốt với mức phát triển GDP đáng khích lệ là 6,7% nhưng tình trạng thâm hụt thương mại và lạm phát cao đã buộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải kiềm chế phát triển tín dụng.

Các chính sách siết chặt quản lý nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước như việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng, thắt chặt yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ cho vay, việc thông qua luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã buộc các ngân hàng xem xét lại và điều chỉnh hoạt động một cách an toàn nhưng nhiều thách thức hơn.

Đối với Techcombank, năm 2010 là một năm quyết định khi mà ngân hàng bước vào giai đoạn quan trọng trong chương trình chuyển đổi được Mc Kinsey tư vấn nhằm trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu vào năm 2014.

Với định hướng chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, năm 2010, Techcombank tập trung hoàn thiện nền tảng hoạt động của mảng dịch vụ tài chính cá nhân (TCCN) với sự hình thành chuyên biệt và rõ nét về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, trung tâm, nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh và phục vụ tốt nhất nhu cầu của các khách hàng. Năm 2010, có thêm 500.000 khách hàng cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ Ngân hàng, nâng số lượng khách hàng cá nhân lên 1,3 triệu người là một dấu mốc quan trọng trong định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ của Techcombank.

Trong năm 2010, mặc dù môi trường tài chính không ổn định và gặp phải khó khăn tất yếu trong giai đoạn chuyển đổi nhưng Techcombank đã kinh doanh hiệu quản và đạt được hầu hết các mục tiêu kinh doanh của mình và hoàn thành việc xác lập lại các chiến lược Ngân hàng, xắp sếp lại cơ cấu tổ chức cũng như cải tiến chính sách/ quy trình hoạt động.

Vốn chủ sở hữu

Tính đến ngày 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của các cổ đông Techcombank đạt 9.389 tỷ đồng tăng 28,2% so với năm trước. Vốn điều lệ đã tăng từ 5.400 tỷ đồng lên 6.932 tỷ đồng vào tháng 06/2010 khi Techcombank quyết định bổ sung 1.532 tỷ đồng từ quỹ dự trữ để bổ sung vốn.

Ngoài việc tăng vốn chủ sở hữu, việc phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi vào tháng 12/2010 đã củng cố thêm sức mạnh tài chính của Ngân hàng. Do đó đến cuối năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Techcombank đã vượt mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đạt 13,1% so với mức 9,6% vào cuối năm 2009.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ qua các năm

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

(Đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của Techcombank)

Hoạt động huy động vốn

Trong những năm trở lại đây, cùng với những diễn biến bất thường của thị trường kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất kịp thời để đảm bảo tính cạnh tranh; thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn làm cho khách hàng gửi tiền…Techcombank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao.

Techcombank tiếp tục mở rộng và đảm bảo có nền tảng vốn mạnh vào năm 2010. Huy động từ khách hàng đến ngày 31/12/2010 đạt 80.551 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng tài sản trên bảng cân đối, tương đương với mức tăng 29,2% so với mức 62.374 tỷ đồng năm trước. Tăng trưởng huy động đã giúp Techcombank củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/huy động ở mức 65,7%, phù hợp với chính sách thận trọng của Ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ này ở khoảng 65-70%.

Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu là vì Techcombank đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng huy động bán lẻ của Ngân hàng đạt mức 61.806 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 44,4% so với cuối năm 2009. Việc mở rộng mạng lưới của Techcombank, các chiến dịch huy động cạnh tranh, và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng là các nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển này.

Hình 2.1: Hoạt động huy động vốn qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010)

Khả năng sinh lời

Năm 2010, Techcombank đạt tổng doanh thu thuần 4.719 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước. Trong số này, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng. Đáng khích lệ nhất là thu nhập thuần từ phí tăng 45,0%, đạt khoảng 930 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ phí bảo lãnh gần như tăng gấp đôi mức thu nhập của năm 2009 lên khoảng 160 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do biến động tỷ giá hối đoái, do chính sách quản lý thắt chặt của Nhà nước đối với kinh doanh vàng và sự suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán, doanh thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán để kinh doanh của Techcombank năm 2010 giảm đáng kể, thu nhập thuần từ đầu tư chứng khoán cũng thấp hơn nhiều so với năm 2009. Nhưng những sụt giảm đó đã được bù đắp bằng thu nhập từ đầu tư vào những đơn vị khác và các loại thu nhập thuần khác, cả hai loại thu nhập này gần như tăng gấp ba trong năm 2010.

Chi phí vận hành của Techcombank trong năm 2010 tăng lên 1.588 tỷ đồng, so với 1.184 tỷ đồng trong năm 2009. Tỷ lệ tăng 34,1% chủ yếu là do việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng cường đội ngũ nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu kinh

doanh của Ngân hàng. Chi phí thuê văn phòng và tài sản, chi phí công cụ và thiết bị, bảo trì và sửa chữa tài sản tăng 63,3% lên 459 tỷ đồng, trong khi chi phí nhân sự cũng tăng 27,0% lên khoảng 755 tỷ đồng.

Hình 2.2: Khả năng sinh lời của Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010)

Dư nợ cho vay

Năm 2009 và 2010 ghi nhận sự phát triển ổn định cả về quy mô và chất lượng dự nợ cho vay của Techcombank Dư nợ qua các năm tăng trưởng ổn định, năm 2009 tăng 160% so với năm 2008 từ 26.343 tỷ đồng lên 42.093 tỷ đồng, năm 2010 tăng 126% so với năm 2009 lên 52.928 tỷ đồng.

Hình 2.3: Tình hình dư nợ cho vay của Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng)

Thu nhập thuần từ phí dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010)

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tính đến 31/12/2010 của Techcombank

Dư nợ cho vay Đến 31/12/2010 Tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ cho vay doanh nghiệp 34.306 tỷ đồng 65% Dư nợ cho vay cá nhân 18.165 tỷ đồng 34%

Chiết khấu hối phiếu 220 tỷ đồng 0.4%

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

237 tỷ đồng 0.45%

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010)

Chất lượng dư nợ cho vay

Bảng 2.3: Chất lượng dư nợ cho vay qua các năm

Dư nợ cho vay 31/12/2010

Triệu VNĐ %

31/12/2009

Triệu VNĐ %

Nợ đủ tiêu chuẩn 50.096.997 94,65% 39.344.756 93,47%

Nợ cần chú ý 1.619.793 3,06% 1.700.007 4,04%

Nợ dưới tiêu chuẩn 718.812 1,36% 474.050 1,13%

Nợ nghi ngờ 320.284 0,61% 431.159 1,02%

Nợ có khả năng mất vốn 171.971 0,32% 142.795 0,34%

Tổng 52.927.857 100% 42.092.767 100%

(Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010)

Bên cạnh việc phát triển ổn định trên tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Tình hình nợ xấu loại 3, loại 4 và loại 5 chiếm tỷ trọng khoảng 2.4% vào năm 2009 và 2.3% vào năm 2010 so với tổng dư nợ nằm trong mức qui định của NHNN là 5%, cho thấy khả năng quản lý và khống chế nợ xấu của Techcombank là khá tốt.

2.1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt những thành tích không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Thông qua hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… đã có vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Cũng thông qua việc liên tục mở rộng cung cấp vốn tín dụng cho thị trường, các ngân hàng cũng đã nhanh chóng tăng trưởng được quy mô hoạt động và lợi nhuận. Trong những năm trở lại đây, hàng loạt các ngân hàng đã đẩy mạnh việc tăng vốn điều lệ và tăng tổng tài sản như Sacombank, ACB, Techcombank, Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Hàng Hải…. Do điều kiện thuận lợi của thị trường cũng như để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập tài chính, trong thời gian gần đây các ngân hàng có có tỷ lệ tăng trưởng tài sản rất cao từ 50%/năm đến 80%/năm, đây là các tỷ lệ tăng trưởng được xem là rất nóng trong hoạt động ngân hàng, và điều cần quan tâm là tỷ lệ tăng trưởng tài sản này chủ yếu là từ tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, với một thời gian ngắn như vậy, hầu hết các hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng đều chưa có sự thay đổi có bước đột phá nhằm phòng chống các rủi ro ngày càng đa dạng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động được các ngân hàng ưu tiên quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, các ngân hàng đa số đều chưa xây dựng danh mục các loại rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, khả năng xảy ra, các ảnh hưởng của chúng và biện pháp khắc phục/phòng chống. Công tác quản lý rủi ro nói chung

tại các ngân hàng do chưa được chú trọng nên còn mang tính tự phát, mò mẫm. Qua các thực tế trên cũng như yêu cầu khắt khe hơn đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong gian đoạn hội nhập quốc tế, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang có những bước chuẩn bị cho việc xây dựng và hoàn hiện một hệ thống quản lý rủi ro cho mình. Tuy nhiên, do các xuất phát điểm chậm và trước đây còn ít quan tâm nên hiện nay các ngân hàng thương mại còn đang lúng túng trong việc triển khai thực hiện, đó là ngay cả khi Ngân hàng Nhà Nước đã đưa ra các quy định về an toàn, quản lý rủi ro để thúc ép các ngân hàng thương mại thực hiện nhằm làm quen với các thông lệ quốc tế.

Sự mâu thuẫn đang tồn tại: Tăng trưởng mạnh và quản lý rủi ro yếu. Như

trên đã phản ảnh, do nhận thức hạn chế về rủi ro trong hoạt động ngân hàng của lãnh đạo của nhiều ngân hàng thương mại, hiện nay hoạt động quản lý rủi ro của nhiều ngân hàng còn rất yếu kém, tụt hậu so với các chuẩn mực của quốc tế. Ngược lại, các ngân hàng đang tăng trưởng rất mạnh để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn hoặc đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều lệ đang gia tăng. Việc gia tăng nhanh chóng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên nó cũng tạo ra áp lực kinh doanh rất lớn lên vai các nhà điều hành ngân hàng thương mại. Với tuổi đời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn rất ngắn so với các ngân hàng trên thế giới thì việc tăng trưởng mạnh để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ khó có thể được đảm bảoan toàn bằng hệ thống quản lý, trình độ của lực lượng nhân sự hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những trụ cột cơ bản trong quá trình tự do hóa tài chính là “kiếm chế bùng nổ cho vay”, vì theo các chuyên gia thì sức khỏe của hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố quyết định rằng Việt Nam có tận dụng được các lợi ích của hội nhập quốc tế và hạn chế các rủi ro của việc hội nhập hay không. Tuy nhiên, hiện tại chính sự dễ dãi, chậm trễ và thiếu quyết tâm thực hiện việc nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại đã là cơ sở cho sự tồn tại của một mâu thuẫn tiềm ẩn có thể gây ra rất nhiều biến động cho các ngân hàng thương mại

“Tăng trưởng mạnh, quản lý rủi ro yếu”, điều này sẽ khiến cho quá trình đổi mới

hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ trở nên khó khăn nếu không có sự quan tâm đúng mức.

2.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, Khối quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm toán và rủi ro – Arco (thuộc hội đồng quản trị), tham gia vào Ủy ban Quản lý tài sản nợ có – Alco (thuộc Ban điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có phân tích và đánh giá mức độ rủi ro rối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng. Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho TCB đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp.

Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, doạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được hiện đại hóa theo hướng chuyên sâu và thích ứng với tình hình mới, do vậy đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả. Các công tác trọng tâm quả quản trị rủi ro là tiếp tục hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành, mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro, xây dựng và cập nhật liên tục các báo cáo đánh giá rủi ro, theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặc chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc,…

Trong năm 2010, chính sách quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt đã cải tiến và ban hình hàng loạt văn bản quan trọng: Khẩu vị rủi ro tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá

nhân, chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh Quy định về phê duyệt tín dụng Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng cho một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của Techcombank. Khối quản trị rủi ro cũng hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi to tín dụng do McKinsey tư vấn. Bước đầu đã triển khai thí điểm hệ thống xếp hạng này tại 6 chi nhánh, tiến tới triển khai đại trà trên toàn hệ thống vào năm 2011.

Tín dụng luôn là một trong những hoạt động đem lại nguồn lợi nhuân chủ yếu cho các ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế và trong nước còn nhiều bấp bênh. Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 46 - 66)