Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 67 - 68)

- Các yếu tố liên quan đến người vay

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định tín dụng

Trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều

Hiện nay, tại Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân TCB, với một lực lượng cán bộ thẩm định tín dụng cá nhân lên tới 100 người để đáp ứng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng bán lẻ trên toàn hệ thống. Với một khối lượng công việc thường xuyên nhiều với áp lực lơn đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có chất lượng cao, trình độ đồng đều, tuy nhiên do lực lượng cán bộ đông, áp lực công việc liên tục nên công tác đào tạo cán bộ thẩm định chưa được coi trọng đúng mức, chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo các kỹ năng như: kỹ năng thẩm vấn, kỹ năng gọi điện, kỹ năng tìm kiếm thông tin,… thiếu các buổi giao lưu trao đổi kiến thức và kinh nghiêm dẫn đến trình độ của từng cán bộ là không đồng đều, người có kiến thức sâu trong lĩnh vực này, người thì mạnh trong lĩnh vực khác, có người thì kỹ năng thẩm vấn khách hàng rất tốt nhưng khả năng giải quyết công việc chưa cao,… Chính vì thế, chất lượng của công tác thẩm định tại RCC cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ảnh hưởng tới kết quả hoạt động và kinh doanh của toàn ngân hàng.

Hệ thống công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng và tốc độ xử lý công việc.

Với việc sử dụng hệ thống phê duyệt trên máy qua hệ thống ECM có sự tích hợp với các hệ thống vận hành và quản lý dữ liêu khác như Globus (phần mềm kế toán kho quỹ và quản lý dữ liệu), Compass Plus (hệ thống quản lý thẻ), trong tương lai gần vào cuối năm 2011 Techcombank còn triển khai hệ thống phê duyệt và quản trị rủi ro hiện đại LOS từ phía nhà cung cấp phần mêm quản trị rủi ro nổi tiếng thế giới Experian, phần mềm này hiện đang được các ngân hàng hàng đầu thế giới như HSBC sử dụng.

Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng công nghệ của Techcombank vẫn còn nhiều hạn chế, các máy tính cá nhân chưa đáp ứng được cầu hình tiêu chuẩn, hệ thống mạng có đường truyền chưa đủ mạnh, máy scan, máy in không đồng bộ…. Việc này dẫn tới tốc độ xử lý của toàn hệ thống bị ảnh hưởng, hồ sơ vay khi được chuyển qua hệ thống ECM hay việc tìn kiếm thông tin khách hàng trên Globus, tìm kiếm thông tin

CIC mất nhiều thời gian, hồ sơ scan mờ, không rõ chữ…. Khiến cho công tác thẩm định bị chậm, đình trệ.

Hệ thóng văn bản, quy trình, chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều văn bản chồng chéo nhau

Khi ban hành và đưa vào áp dụng quy trình phê duyệt tín dụng tập trung tại hội sở, TCB đã thực hiện rất nhiều công tác nhằm chuẩn hóa các quy trình, chính sách nhằm giúp người sử dụng có thể nắm bắt được công việc một cách đơn giản nhất bằng việc ban hành các quy trình cấp tín dụng chi tiết cho từng sản phẩm, khẩu vị rủi ro, xây dựng bảng giá xe ô tô, bảng giá đất tối thiểu phục vụ cho công tác thẩm định giá trị TSBĐ, ban hành hướng dẫn thẩm định trong đó quy định rõ và đầy đủ các nội dung cốt lõi và mô tả chi tiết phục vụ cho toàn bộ quy trình cho vay. Tuy nhiên, do sự biến động thường xuyên của thị trường nên chính sách tín dụng tại từng thời kỳ là không giống nhau và có sự thay đổi liên tục dẫn đến việc ngân hàng cần phải ban hành các quyết định phù hợp cho từng giai đoạn và đối với từng sản phẩm. Ví dụ khi NHNN yêu cầu nâng dự trữ bắt buộc hay kiềm hãm tăng trưởng tín dụng để điều tiết nền kinh tế thì TCB cũng phải ban hành các chính sách tín dụng phù hợp. Điều này dẫn tới không thể có được một chính sách tín dụng chung nhất, quyết định ra sau có thể phủ quyết hoặc không phủ quyết quyết định ra trước, tạo ra sự chồng chéo giữa các quyết định cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quy trình cho vay của ngân hàng.

Công tác kiểm soát sau vay chưa được thực hiện thường xuyên

Hiện nay tại TCB, do chưa có một bộ phận rõ ràng thực hiện việc kiểm soát sau khi cho vay về việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có phát triển hay có xảy ra biến cố gì không, tài sản bảo đảm có biến động gì không… Qua đó có thể đánh giá công tác thẩm định và cho vay có hiệu quả tốt hay không, đối tượng khách hàng có phù hợp với chính sách sản phẩm của ngân hàng không, đánh giá sự biến động của tài sản bảo đảm trên thị trường đồng thời có thể rút ra các bài học kinh nghiệm đối với đội ngũ chuyên vien thẩm định và phê duyệt cũng như bộ phận kinh doanh.

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w