Nguyên nhân chủ quan từ phía Techcombank

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 77 - 80)

- Các yếu tố liên quan đến người vay

2.3.2.3.Nguyên nhân chủ quan từ phía Techcombank

Thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm

Ngoài các nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng, còn có nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Techcombank dẫn đến rủi ro tín dụng. Cụ thể như :

- Cán bộ thẩm đinh thiếu năng lực, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thường được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay.

-Về phía chuyên gia phê duyệt, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của chuyên viên khách hàng nên dễ bị đi theo những điều kiện cán bộ thẩm định đã đề xuất mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, CGPD cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi

đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do chuyên viên khách hàng đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới.

Áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu doanh số phát vay do Hội sở Techcombank giao về cho các Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều, đồng thời tỷ lệ nhân sự nghỉ việc lại khá cao. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng không được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết.

Hệ quả của việc chạy theo doanh số phát vay là việc quản lý sau khi cho vay trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều vụ việc cần giải quyết, tỷ lệ gia hạn nợ và nợ quá hạn có xu hướng tăng theo doanh số phát vay. Việc tăng trưởng tín dụng ở một số chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ của chuyên viên khách hàng.

Rủi ro do lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng

Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, v.v so với luật và các qui định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các ngân hàng, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các qui định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong qui tŕnh nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra ngân hàng nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Techcombank chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hành động kiểm soát nội bộ từ Ban điều hành Techcombank chưa đủ mạnh, thứ hai là do thiếu nhân sự có đủ trình độ để làm công tác kiểm soát nội bộ. Nhân sự của Ban Kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng của Techcombank nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của công việc kiểm soát, nên các cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển công tác. Nguồn nhân sự từ ngành kiểm toán thì thường không am hiểu sâu về công tác tín dụng nên gặp khó khăn trong công việc. Hệ quả của việc lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ tại Techcombank, là nhiều sai phạm trong thẩm định, trong phát vay, theo dõi sau khi cho vay không được phát hiện kịp thời mà lẽ ra các sai phạm này phải được ngăn chặn ngay từ đầu, dẫn đến hàng loạt công tác khắc phục hậu quả đang phải thực hiện.

Ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền.

Theo ý kiến của các chuyên viên khách hàng Techcombank, họ rất sợ điều này vì nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ, khách hàng lại vay nhiều tiền. Khi người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền của chuyên viên khách hàng phân công cho họ thẩm định những hồ sơ vay mà người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền và bị chỉ định phải tìm cách cho vay. Chuyên viên khách hàng thường bị thúc ép về thời gian thẩm định và thiếu tính khách quan khi đề xuất cho vay do phải bỏ qua những yếu tố không tốt và không thẩm định kỹ càng.

Các nhà quản lý ngân hàng thường không thừa nhận rủi ro tín dụng do nguyên nhân này vì họ cho rằng không một nhà kinh doanh nào lại muốn tạo rủi ro cho mình và ngay cả trong trường hợp quyết định về những khoản cho vay ưu đãi so với bình thường, họ cũng đã có sự cân nhắc.

Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một số vụ việc nợ xấu phải xử lý trong thời gian vừa qua tại Techcombank có liên quan đến sự tiếp tay của một số chuyên viên khách hàng cùng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay như: cho vay nhiều hơn nhu cầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, tìm mọi cách để làm đẹp hồ sơ vay vốn của khách hàng, làm giả hồ sơ nguồn trả nợ qua mặt cán bộ thẩm đinh, thậm chí có thể cấu kết với đơn vị định giá ngoài

nâng giá trị TSBĐ lên cao hơn giá trị thị trường....giá trị của những tổn thất này không hề nhỏ. Hậu quả là Techcombank phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, không rõ có thu hồi tài sản được hay không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LƯỢNG THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc (Trang 77 - 80)