1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh giá hiện trạng môi trường một số làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn hà nội và đề xuất các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề này

99 719 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Đặc điểm chung của làng nghề Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:  Lực l

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác Những tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với sự quan tâm, tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Nhân dịp này tôi cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã giúp đỡ và huớng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường

Bên cạnh đó gia đình bố mẹ và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANG MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN 4

1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội 4

1.1.1 Khái niệm làng nghề 4

1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề 4

1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề 5

1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội các làng nghề dệt nhuộm 6

1.2.1.Chủ trương phát triển làng nghề dệt nhuộm 6

1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội của các làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam 7

1.2.3 Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghềdệt nhuộm 11

1.3 Những vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề dệt nhuộm 13

1.3.2 Hiện trạng môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm 15

1.3.3 Tác động của sản xuất nghề tới sức khỏe cộng đồng ở cỏc làng nghề 20

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM HÀ NỘI 21

2.1 Hiện trạng sản xuất và môi trường tại làng nghề dệt nhuộm lụa Vạn Phúc, Hà Đông - Hà Nội 21

2.1.1 Giới thiệu chung về làng lụa Vạn Phúc 21

2.1.1.1 Vị trí địa lí 21

2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 22

Trang 4

2.1.1.3 Điều kiện kinh tế – xă hội làng nghề Vạn Phúc 23

2.1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 24

2.1.1.5 Những giá trị của làng nghề Vạn Phúc 25

2.1.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề Vạn Phúc 26

2.1.2 Thực trạng môi trường làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 29

2.1.2.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan của làng nghề dệt Vạn Phúc 29

2.1.2.2 Hiện trạng môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 30

2.1.2.3 Thực trạng Quản lí môi trường ở làng nghề Vạn Phúc 39

2.2 Hiện trạng sản xuất và môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá, Mỹ Đức - Hà Nội 44

2.2.1 Giới thiệu chung về làng dệt Phùng Xá 44

2.2.1.1 Vị trí địa lí 44

2.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 45

2.2.1.3 Hiện trạng hạ tầng xã hội 46

2.2.1.4 Điều kiện kinh tế xó hội của làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 48

2.2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 50

2.2.1.6 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề 51

2.2.1.7 Những giá trị của làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 52

2.2.2 Thực trạng môi trường làng nghề đệt nhuộm Phùng Xá 54

2.2.2.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan của làng nghề dệt Phùng Xá 54

2.2.2.2 Hiện trạng môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 55

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM Ở HÀ NỘI68 3.1 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm 68

3.1.1 Đế xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải 68

3.1.2 Đề xuất và phân tích các biện pháp SXSH tại làng nghề dệt lụa 69

Trang 5

3.1.3 Các khó khăn trở ngại khi áp dụng sản xuất sạch hơn ở làng nghề và

kiến nghị 75

3.2 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải áp dụng đối với loại hình làng nghề dệt nhuộm 76

3.2.1 Đối với môi trường không khí 76

3.2.2 Đối với môi trường nước 76

3.2.3 Xử lý chất thải rắn 78

3.3 Các giải pháp sắp xếp quy hoạch làng nghề dệt nhuộm 78

3.3.1 Các phương án quy hoạch không gian sản xuất 78

3.3.2 Mô hình quy hoạch tập trung áp dụng tại làng nghề 79

3.3.3 Mô hình quy hoạch phân tán áp dụng tại làng nghề 80

3.4.1 Hoàn thiện cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề 81

3.4.2 Quản lý vệ sinh môi trường trong thôn xóm 84

3.4.3 Quản lý môi trường đối với từng hộ sản xuất 85

3.4.4 Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề 85

3.4.5 Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã 86

3.3.6 Giáo dục môi trường 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STNMT : SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BTNMT : BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BNN&PTNT : BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BOD : NHU CẦU OXY SINH HÓA (Biological Oxygen Demand) COD : NHU CẦU OXY HÓA HỌC (Chemical Oxygen Demand)

CNH - HĐH : CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

SS : CHẤT RẮN LƠ LỬNG (Suspendid Solid)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Loại và lượng sản phẩm của một số làng nghề dệt điển hình 8

Bảng 1.2 Phân bố số lượng làng nghề Việt Nam theo Tỉnh Thành 9

Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng thủ công 11

Bảng 1.4 Trình độ kĩ thuật ở các làng nghề 12

Bảng 1.5 Định mức sử dụng nước trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa 16

Bảng1.6 Định mức sử dụng hoá chất trong quá trình nhuộm 1tấn lụa 16

Bảng 1.7 Định mức sử dụng than trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa 17

Bảng 1.8 Các công đoạn sinh nước thải và đặc tính dòng thải 17

Bảng 1.9 Đặc trng nớc thải một số làng nghề dệt nhuộm 18

Bảng 2.1 Chất lượng nước thải trung bình tại các làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 33 Bảng 2.2: Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn Quận Hà Đông 38

Bảng 2.3: Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm 39

Bảng 2.4 Chất lượng nước mặt tại các ao trong làng nghề Dệt nhuộm Phùng Xá 58 Bảng 2.5 Hệ số phát thải của than và củi 62

Bảng 2.6 Phát thải ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động đốt nhiên liệu trong làng nghề dệt Phùng Xá (tháng) 63

Bảng 2.7 Nồng độ bụi và khí độc tại một số địa điểm trong làng 64

Bảng 2.8 Phân tích mẫu đất tại khu vực làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá – Mỹ Đức 65

Bảng 2.9 Thành phần rác thải tại làng dệt nhuộm Phùng Xá 66

Bảng 3.1 Các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với làng nghề dệt nhuộm 70

Bảng 3.2 Hoá chất, thuốc nhuộm và nước sử dụng trong quá trình chuội, nhuộm liên tục 1000kg tơ lụa 74

Bảng 3.3 So sánh định mức sử dụng thuốc nhuộm & xà phòng khi xử lý 1000kg tơ lụa 74

Trang 8

DANG MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm kèm theo các nguồn nước thải 14

Hình 2.1 Vị trí địa lí làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc – Hà Đông 21

Hình 2.2 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc 29

Hình 2.3 Vị trí các điểm quan trắc nước mặt làngnghề dệt nhuộm Vạn Phúc 31

Hình 2.4 Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông 32

Hình 2.5 Môi trường nước mặt ở sông Nhuệ đang trong tình trạng ô nhiễm nặng 34

Hình 2.6 Một khúc sông Đáy chảy qua làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc 35

Hình 2.7.Biến thiên giá trị pH trung bình trong nước ngầm tại khu vực qua các năm 36

Hình 2.8 Giá trị Coliforms trong nước ngầm tại khu vực làng nghề dệt nhuộm 37

Hình 2.9 Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại Vạn Phúc 42

Hình 2.10 Vị trí địa lí làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá – Mỹ Đức 44

Hình 2.11 Cơ cấu dệt vải của làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 52

Hình 2.12 Sơ đồ công nghệ ươm tơ, dệt lụa kèm theo dòng thải tại làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 55

Hình 2.13 Các điểm quan trắc trên địa bàn làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 58

Hình 2.14 Chất lượng nước mặt tại các ao trên địa bàn làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 59

Hình 2.15 Ao nước tù đọng lại ở làng nghề gây ô nhiểm môi trường khu vực 60

Hình 2.16 Giếng khơi bị ô nhiễm trong làng 61

Hình 2.17 Nồi nấu thủ công của làng nghề dệt Phùng Xá 62

Hình 2.18 Bãi rác thải của làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá 66

Hình 3.2 Xử lý nước thải dệt nhuộm tại hộ gia đình quy mô lớn 77

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm vừa qua, ở khắp nơi trên cả nước các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề

Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 21 Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương Đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã từng bước nâng lên do sản xuất nông nghiệp phát triển đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề Nhiều làng nghề

đã trở thành tấm gương về làm giàu ở nông thôn Tuy nhiên chính những nơi này đã

và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, cần phải giải quyết những vấn đề bức xúc và bảo vệ môi trường

Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều thuận lợi, được Nhà nước hộ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm Tuy nhiên, do phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ở các làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Tại nhiều làng nghề hiện nay đang bị

ô nhiễm cả về: Môi trường nước, không khí và chất thải rắn Hiện trạng về ô nhiễm biểu hiện: Không khí thì bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói và không gian sống thì ngày càng bị thu hẹp do đất phải nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp và các công trình khác Đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt nhiều nơi đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng do phế thải công nghiệp và sinh hoạt Cây xanh vốn là đặc trưng của nông thôn Việt Nam, nhưng nay đã bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các công trình xây dựng

Trang 10

Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến sức khoẻ con người, người dân làng nghề đang có nguy cơ mắc bệnh mà do ô nhiễm môi trường gây nên.Ở làng giấy Phong Khê (Bắc Ninh) có 30% dân số bị mắc các bệnh về da liễu, hô hấp

và đường ruột [1] Tại làng nghề tái chế kim loại tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, dị tật bẩm sinh tương đối cao

Ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung và môi trường các làng nghề nói riêng hiện đang là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm

Dệt nhuộm là một ngành gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường Đây là một ngành truyền thống, chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sản phẩm ngành dệt nhuộm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng có chỗ đứng trên thế giới Tuy nhiên, với thiết bị lạc hậu, công nghệ không đồng bộ, chắp

vá, phần lớn nhập từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc tự chế tạo gia công trong nước, không có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nếu có thì phần lớn khi đưa vào hoạt động không đem lại hiệu quả cao Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng Trên cơ sở đó đề tài: "Đánh giá hiện trạng môi trường một số làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn Hà Nội và đề xuất các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề này" được thực hiện sẽ có tính thực

tiễn cao, sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường, các giải pháp QLMT của khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp quản lý nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm cho một số làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn Thành phố

Hà Nội trên cơ sở đó rút ra những thuận lợi và khó khăn đối với công tác QLMT,

xử lý môi trường tại làng nghề, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp để hoạt động xử lý, QLMT làng nghề đạt hiệu quả hơn

Nội dung gồm:

- Khảo sát các hoạt động sản xuất của làng nghề phát sinh ô nhiễm môi trường

Trang 11

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Nội và làng nghề dệt nhuộm Phùng Xá - Mỹ Đức - Hà Nội dựa trên các hoạt động của làng nghề

- Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề dệt nhuộm, đến môi trường trong làng nghề và sức khỏe người dân

- Phân tích, dự báo ô nhiễm môi trường của làng nghề dệt nhuộm Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM VÀ CÁC VẤN ĐỀ

MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN

1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội

1.1.1 Khái niệm làng nghề

Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông Làng nghề được cấu thành bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội

Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc [1]

Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ

lệ lớn trong tổng dân số của làng

Có nhiều cách phân loại làng nghề, cho đến nay phần lớn các ý kiến thống nhất

và phân loại làng nghề theo tiêu chí:” Làng nghề là làng có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động làm ra sản phẩm phi nông nghiệp, sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm…”[2]

1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề

Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:

 Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong làng Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn

Trang 13

 Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình Do đó, nó có thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm sản xuất của gia đình

 Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng tham gia Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm

 Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ rệt Một số trường hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ thuộc vào từng khâu trong quy trình sản xuất Nghề càng phức tạp, càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tính chuyên môn hóa càng cao Sự phân chia này không chỉ trong một làng

 Biết tận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao động và

sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn

1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề

Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực

và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc thù hết sức đa dạng Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này

và các tác động của nó gây ra đối với môi trường Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn để

Trang 14

thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau [1]:

1 Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới:dựa trên đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn hoá lãnh thổ khác nhau

2 Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy được

xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội

3 Phân loại theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của các làng nghề qua đó có thể xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu cầu

đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

4 Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề

5 Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng cũng như hạn chế tác động đến môi trường

6 Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển: nhằm xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự phát triển của làng nghề Tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà ta áp dụng cách phân loại này hay phân loại kia

1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội các làng nghề dệt nhuộm

1.2.1.Chủ trương phát triển làng nghề dệt nhuộm

Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông thôn, Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn,

Trang 15

việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu

Nghị định số 73/1995/NĐ-CP ngày 01/11/1995, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn (Nghị quyết số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng của bộ NN &PTNT) Trên cơ sở đó, Bộ NN &PTNT đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách mà cụ thể là Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP, Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thúc đảy phát triển làng nghề Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của bộ NN

&PTNT là thực hiện chương trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu khôi phục và

phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với các hoạt động như: hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng, đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý chất thải làng nghề

1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội của các làng nghề dệt nhuộm ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có 173 làng nghề dệt, tẩy nhuộm, ươm tơ trên tổng số 1450 làng nghề, chiếm 11,93% [1] Các làng nghề này tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc như: Hà Tây (22 làng), Hòa Bình (14 làng), Nam Định (12 làng), Sơn La (46 làng), Thái Bình (13 làng), Thanh Hóa (13 làng) Ngoài ra con nằm rải rác ở mộ số tỉnh miền trung và miền nam với khoảng 1 - 2 làng nghề mỗi tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Cạn, Hà Nội, Hải Dương, Lào Cai, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận, Các làng nghề này

đã góp phần nâng cao cuộc sống cho người dân địa phương, làm phong phú thêm loại hình sản xuất làng nghề [1]

Trang 16

Sản phẩm của các làng nghề dệt tẩy nhuộm, ươm tơ rất phong phú Có thể kể đến: Lụa tơ tằm Hà Tây, vải thổ cẩm Sơn La, vải gạc y tế, khăn mặt, khăn tay (Bắc Ninh), đến các loại vải thô, vải mộc các loại,…

Bảng 1.1 Loại và lƣợng sản phẩm của một số làng nghề dệt điển hình [1]

TT Tên làng nghề Loại sản phẩm Đơn vị

tính

Sản lƣợng

1 Ươm tơ Cổ Chất, Nam

Định

- Tơ

- Lụa

tấn/năm tấn/năm

108.000 10.800 1.800

3 Dệt lụa Vạn Phúc, Hà

4 In nhuộm Dương Nội,

5 Dệt nhuộm Thái

Phương, Thái Bình Khăn các loại tỷ cái 25

6 Ươm tơ dệt lụa Bảo

Lộc, Lâm Đồng

- Tơ

- Lụa các loại

tấn/năm m/năm

250 1.000.000 Ngoài một số làng nghề đã khẳng định được tên tuổi và chất lượng sản phẩm của mình cả trong nước cũng như quốc tế như: dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), ươm tơ dệt lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng), còn lại đại đa số sản phẩm của các làng nghề đều được tiêu thụ một cách tự phát, nhỏ lẻ trong địa phương và theo yêu cầu thị trường Nguyên nhân chủ yếu là công nghệ sản xuất tại các làng nghề này còn lạc hậu, máy móc thiết bị hầu hết đều cũ, chất lượng sản phẩm không cao, chưa có định hướng phát triển lâu dài,

Về mặt doanh thu, hoạt động sản xuất tại các làng nghề dệt tẩy nhuộm, ươm tơ

Trang 17

góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước Có những làng nghề, thu nhập từ sản xuất nghề là chủ yếu trong đời sống hàng ngày như làng nghề ươm tơ

Cổ Chất (Nam Định), thu nhập bình quân từ sản xuất nghề là 3 - 3,6 triệu đồng/người/năm, dệt Thái Phương là 5,2 triệu đồng/người/năm, ươm tơ Đông Yên (Quảng Nam) là 4,2 triệu đồng/người/năm, (năm 2003)

Sự phân bố và phát triển làng nghề dệt nhuộm giữa các vùng không đồng đều Các làng nghề dệt nhuộm ở Miền Bắc phát triển mạnh hơn ở Miền Trung và Miền Nam, trong đó tập trung nhiều nhất và phát triển mạnh nhất là ở vùng đồng bằng Sông Hồng Tình hình phân bố làng nghề dệt nhuộm theo các miền và các địa phương được chỉ ra trên các bảng 1.2:

Bảng 1.2 Phân bố số lƣợng làng nghề Việt Nam theo Tỉnh Thành [1]

Trang 19

Trong thời gian qua, các làng nghề dệt nhuộm Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, thể hiện qua số liệu về tình hình phát triển của công nghiệp nông thôn Các làng nghề nông thôn đã sản xuất một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Đặc biệt, nhờ có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường, cơ cấu sản phẩm của các làng nghề đã có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng càng ngày sản phẩm càng bám sát hơn, phục vụ chặt chẽ hơn nhu cầu của thị trường Nhiều làng nghề được hình thành và hoạt động từ nhiều thế

kỷ và các làng nghề mới đã có sự phát triển nhanh chóng, thể hiện qua bảng 1.3

Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng thủ công (đơn vị 1.000

1.2.3 Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghề dệt nhuộm

Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề dệt nhuộm đã phát sinh một số tác động tiêu cực đến môi trường Những tác động xấu đến môi trường nhiều năm qua đã làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề ngày càng suy giảm, ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển bền vững ở làng nghề,

mà còn ảnh hưởng đến cả tính bền vững của nhiều ngành kinh tế khác

 Quy mô sản xuất của làng nghề nhỏ, phần lớn quy mô hộ gia đình Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt bằng sản xuất trật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường càng xấu đi

 Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ xuất thân từ nông dân đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường Người sản xuất không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến

Trang 20

lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp Hơn thế nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường

 Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có tính gia đình, sản xuất theo kiểu "bí truyền", giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo "hương ước" không cải tiến áp dụng những khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở việc áp dụng giải pháp khoa học kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến mang hiệu quả BVMT của người lao động

 Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh hưởng tới gia thành sản phẩm và chất lượng môi trường Kỹ thuật lao động sản xuất

ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí, chưa có làngnghề nào áp dụng tự động hóa được thể hiện qua bảng 1.4:

Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng

Các ngành dịch vụ

Các ngành khác

Trang 21

mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân hàng) Do đó, khó chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu tư cho xử lý môi trường

 Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, đang học nghề, văn hóa thấp, nên hạn chế nhận thức đối với công tác BVMT Theo điều tra của bộ NN

&PTNT thì chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn chung còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp

I, II chiếm trên 60% Mặt khác đa số người lao động xuất thân từ nông dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong lúc nông nhàn, nên ngại học hỏi, không quan tâm tới BVMT

 Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho BVMT Cạnh tranh trong 1 số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất Tuy nhiên đây không phải là đầu tư cho kỹ thuật bảo vệ môi trường Vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có các

hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường

Hầu hết các làng nghề không có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, như không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, không có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý chất thải nguy hại Đây là một thách thức lớn vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian

1.3 Những vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề dệt nhuộm

1.3.1 Giới thiệu chung về công nghệ dệt nhuộm

Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị trí quan trọng Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặt kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc Những sản phẩm của dệt thổ cẩm, tơ tằm, thêu ren, không chỉ là những thương phẩm mà còn

là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao

Trang 22

Ngành dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu, hoá chất khác nhau Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm ba quá trình cơ bản:

- Kéo sợi

- Dệt vải và xử lý (nấu tẩy)

- Nhuộm và hoàn thiện vải

Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm kèm theo dòng thzải được thể hiện qua hình 1.1 như sau:

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm kèm theo các nguồn nước thải [5]

Tẩy trắng

Chải, ghép, kéo sợi

Giũ hồ Nấu

Nguyên liệu

đầu

bột bị thủy phân NaOH, hóa

Sản phẩm

Nước thải Hơi nước Hơi nước

Trang 23

Nguồn nước thải phát sinh trong quá trình dệt nhuộm là từ các công đoạn là hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu là quá trình giặt sau mỗi công đoạn và mỗi quá trình đều phát sinh ra các dòng nước thải với thành phần và lưu lượng khác nhau Nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm là rất lớn và thay đổi theo các chủng loại mặt hàng khác nhau Nhu cầu sử dụng nước cho 1m2 vải nằm trong phạm vi 12 ÷ 65 lít và thải ra từ 10 ÷ 40 lít Nhìn chung sự phân phối nước trong nhà máy dệt nhuộm như sau [5]:

- Sản xuất hơi: 5,3 %

- Nước làm lạnh thiết bị: 6,4 %

- Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt: 7,7 %

- Nước cho quá trình chính trong quá trình dệt nhuộm: 72,3 %

- Nước vệ sinh: 7,6 %

- Nước cho phòng chống cháy và các vấn đề khác: 0,6 %

1.3.2 Hiện trạng môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm

Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường

và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc

Tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS, độ màu , hàm lượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép [5] Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải, thải ra môi trường Do đó, để tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phần chất thải của mỗi ngành sản xuất

Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người

và thực tế ô nhiễm môi trường luôn phát triển cùng chiều với các hoạt động sản xuất Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết

bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp,

Trang 24

mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống sử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên bức xúc nhất hiện nay

Đặc thù sản xuất của các làng nghề dệt nhuộm mang nặng tính thủ công do vậy các định mức sử dụng nguyên, nhiên liệu, điện, nước thường khá lớn Rất khó có thể đưa ra một tiêu chí chuẩn về công nghệ được coi là sạch ở các làng nghề Vì vậy, trong quá trình đánh giá, người ta thường so sánh những định mức này với các định mức trong các nhà máy sản xuất các loại hình sản phẩm tương ứng nhằm đưa ra một tiêu chí sản xuất tốt hơn (hay nói cách khác là sạch hơn) cho làng nghề Bảng 1.5; 1.6; 1.7 là một số so sánh các định mức tiêu thụ trong quá trình gia công tơ lụa

Bảng 1.5 Định mức sử dụng nước trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa [5]

TT Công đoạn

Định mức sử dụngcủa làng nghề, m 3 /tấn

Định mức sử dụng của nhà máy, m 3 /tấn

Lượng chệnh lệch, m 3 /tấn

Định mức sử dụng của nhà máy, kg/ tấn

Lượng chệnh lệch, kg/ tấn

Trang 25

Bảng 1.7 Định mức sử dụng than trong quá trình chuội, nhuộm 1 tấn lụa [5]

TT Quá trình Công đoạn chuội

(tấn/ tấn)

Công đoạn nhuộm (tấn/ tấn)

Tổng (tấn tấn)

1 Hiện trạng nước thải tại một số làng nghề dệt nhuộm

Trong công nghệ dệt lụa, nước thải là nguồn gây ô nhiễm chính Căn cứ vào các kết quả điều tra khảo sát cho thấy Do đặc thù của làng nghề là vừa sản xuất vừa sống cùng một nơi nên nước thải bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn chuội, nhuộm và giặt Thành phần bao gồm xà phòng, lớp keo tách từ tơ, các hoá chất (Na2CO3, CH3COOH, NaCl, thuốc nhuộm, )

Bảng 1.8 Các công đoạn sinh nước thải và đặc tính dòng thải [6]

TT Công đoạn Các chất gây ô nhiễm Đặc tính dòng thải

1 Hồ tơ (lụa)

Hồ tinh bột biến tính (gạo, bột sắn, ), keo PVA, chất sáp, chất chống mốc, chất làm mềm,

COD, BOD5 cao

2 Chuội tơ (lụa)

Xà phòng trung tính, Na2CO3, NaOH, CH3COOH, Na2SiO3, chất keo,

Trang 26

Ô nhiễm do nước thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm Đây là ngành sử dụng nhiều nước, nhiều hóa chất thuốc nhuộm, bên cạnh

đó các cơ sở thường nhỏ lẻ, sản xuất đan xen với nơi ở, nhận thức về bảo vệ môi trường của người lao động chưa cao nên ô nhiễm do nước thải làng nghề dệt nhuộm ngày càng trở nên nghiêm trọng

Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm và 85-90% hóa chất còn lại trong nước thải Vì vậy nước thải có pH, COD, TS, SS, BOD5, độ màu cao đến rất cao Nhìn chung nước thải sản xuất từ các làng nghề dệt nhuộm có sự biến động mạnh về lưu lượng, thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm giữa các hộ sản xuất

và ngay trong một cơ sở Sự biến động này phụ thuộc vào công nghệ, quy mô sản xuất, loại sản phẩm và yêu cầu chất lượng sản phẩm

Đặc trưng nước thải ở một số làng nghề dệt nhuộm chỉ ra ở bảng 1.5 cho thấy phần lớn các chỉ tiêu điều cao hơn tiêu chuẩn cho phép

Bảng 1.9 Đặc trng nớc thải một số làng nghề dệt nhuộm [1]

Thông số Đơn

vị

LN Nam Cao

Ươm tơ Đông Yên (Quảng nam)

LN Thái Phương (Thái Bình)

Bảo Lộc Lâm Đồng

QCVN 13:2008/B TNMT (cột B)

Trang 27

Các vật tư hoá chất được sử dụng trong dệt nhuộm có chức năng chủ yếu là phụ gia, hỗ trợ cho công nghệ như hồ tinh bột, các trợ cầm màu, hoàn toàn không

đi vào sản phẩm chỉ một phần nhỏ thuốc nhuộm được thấm ngấm vào sợi, phần còn lại tồn tại trong nước thải

2 Hiện trạng môi trường không khí

Bên cạnh vấn đề môi trường do nước thải sản xuất, hoạt động của các làng nghề cũng tạo ra một lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí, các nguồn gây ô nhiễm đó bao gồm: ô nhiễm do bụi bông, do hơi hóa chất và khí thải lò đốt Trong

đó hơi hóa chất chỉ ô nhiễm cục bộ, nhất thời, trong khi khí thải do đốt than có khối lượng lớn Than là nhiên liệu chính được sử dụng ở các làng nghề dệt nhuộm Trong khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường như: SO2, CO,

NOx, và bụi [6]

Khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt lò và hơi hoá chất trong quá trình gia công vật liệu dệt (chuội, nhuộm, ) Trong quá trình sản xuất, quy trình đốt lò thường thực hiện gián đoạn, không theo chu kỳ vì vậy rất khó đo đạc và xác định lưu lượng khí sinh ra

Hơi hoá chất phát thải tại làng nghề dệt nhuộm chủ yếu là từ thùng nấu Do quy mô sản xuất nhỏ nên các hộ gia đình thường sử dụng các thùng nấu nhỏ từ 150-

400 lít, mặt khác do làm việc gián đoạn nên nên các hơi này ảnh hưởng không đáng

kể tới môi trường xung quanh nhưng phần nào sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình tham gia sản xuất

3 Hiện trạng chất thải rắn

Chất thải rắn của các làng nghề dệt nhuộm bao gồm: bụi bông, vải vụn trong quá trình kéo sợi, cắt may, ngoài ra còn bã kén, xỉ than, bao bì, thùng đựng hóa chất, nguyên liệu và rác thải sinh hoạt

4 Tiếng ồn

Do số lượng máy dệt quá cũ và lạc hậu (chiếm 95%) cộng thêm công nghệ dệt lụa thủ công nên tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất tại các làng nghề dệt nhuộm là một thực tế cần quan tâm

Trang 28

Các số liệu đo tại khu dân cư dao động từ 62,8- 71,8dB Còn trong khu vực sản xuất mức âm dao động trong khoảng 86,7- 94,2dB (vượt QCVN 26:2010/BTNMT (6- 18h) từ 11,7- 19,2 dB) [6]

1.3.3 Tác động của sản xuất nghề tới sức khỏe cộng đồng ở cỏc làng nghề

Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp tới sức khỏe của người lao động

Nước thải là nguồn chính gây ô nhiễm ở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Do đặc trưng sản xuất làng nghề nên khối lượng nước thải lớn, giàu chất hữu

cơ, dễ phân hủy sinh học Cống rãnh chứa nước thải là những ổ dịch bệnh tiềm tàng,

là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh cho người và gia súc Nước thải còn gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh đau mắt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân

Tác động do khí thải, do ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn mang tính cục bộ Kết quả khảo sát cho thấy các làng nghề đều đang ở nguy cơ ô nhiễm không khí Tuy mức

độ ảnh hưởng không rộng nhưng tác động không nhỏ đối với người sản xuất trực tiếp: gây mất nước, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và các bệnh về đường hô hấp

Ở các làng nghề dệt nhuộm, người lao động thường phải làm việc trong điều kiện độ ồn cao, thiếu ánh sáng, chế độ gió, độ ẩm không thích hợp, ô nhiễm do bụi bông, hơi hóa chất, chế độ làm việc không hợp lý (thường trên 10 giờ/ngày) đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân Các bệnh thường gặp ở người lao động là bệnh ngoài da, viêm xoang, viêm họng và suy nhược thần kinh

Người lao động tại làng nghề làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, đồng thời lại không có sự bảo hộ nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20% Ông Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc cho biết:

“Vài năm gần đây, người dân Vạn Phúc chủ yếu mắc bệnh về phế quản, tỉ lệ người

bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điếc ngày càng tăng Số người chết do ung thư nhiều hơn trước”

Trang 29

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ

Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức

Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, Chương Mỹ

Phía Nam giáp Thanh Oai

Với vị trí như vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao lưu kinh tế văn hoá với các khu vực xung quanh, nhất là với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước

Vạn Phúc có tổng diện tích đất khoảng 143 ha, địa hình tương đối bằng phẳng,

có khí hậu mang tính chất đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Bộ

Hình 2.1 Vị trí địa lí làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc – Hà Đông

Trang 30

2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên

1 Địa hình, địa chất, thủy văn

Địa hình Vạn Phúc – Hà Đông không bằng phẳng, thấp dần từ bờ đê (đê sông Đáy) xuống cánh đồng với hướng chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, chia thành miền trong đê và ngoài đê, nay được gọi là miền đồng và miền bãi Địa hình bằng phẳng

là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất, cư trú

Được bồi đắp bởi phù sa của lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ nên khu vực rất thuận lợi cho trồng lúa và các hoa màu, là các nguyên liệu chính của làng nghề Song, nền đất này lại dễ thấm nước, làm cho nguồn nước thải của làng nghề dễ thâm nhập vào nguồn nước ngầm hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường làng nghề

Vạn Phúc – Hà Đông nằm ven sông Đáy nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phương Hệ thống ao hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất Ngoài ra còn có hệ thống mương kênh trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp

2 Thổ nhƣỡng

Đất của xã chủ yếu là đất phù sa, thuận lợi cho trồng lúa và cây rau màu Đất

có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng

Đất đai có nguồn gốc phù sa sông Hồng được phân ra hai loại đất chính:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm phân bố ở ngoài đê sông Đáy

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, phân bố ở phía trong đê sông Đáy

3 Thực vật

Thảm thực vật tự nhiên của xã rất nghèo nàn Các loại cây chủ yếu là cây trồng như: lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực miền đồng và miền bãi, một phần ít rải rác trong khu dân cư Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường

Trang 31

2.1.1.3 Điều kiện kinh tế – xă hội làng nghề Vạn Phúc

Vạn Phúc có tổng số dân 385.100 người (số liệu năm 2009) bao gồm hơn 1276

hộ trong đó có khoảng 1059 hộ dệt nhuộm, chiếm đến 83% tổng số hộ

Diện tích đất tự nhiên ( 2009) : 143 ha

Diện tích đất nông nghiệp: khoảng 63 ha

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người: 0.01ha/người

Với bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp như vậy thì việc chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân

Bên cạnh nghề dệt, ở Vạn Phúc còn tập trung khá nhiều ngành nghề khác như nông nghiệp, dịch vụ xen kẽ với các nhà máy xí nghiệp lớn như dệt len

Hà Đông, nhà máy lắp ráp xe máy UMEP, nhà máy nhựa Vinh Hạnh

Vạn Phúc có một nhà trẻ mẫu giáo, mét trường cấp tiểu học, mét trường cấp 2, 100% số trẻ em đến trường đúng độ tuổi, không có trẻ em thất học

Khu vực trung tâm của Vạn Phúc là nơi tập trung của trụ sở UBND, trạm y tế

xã, bưu điện văn hoá, đình làng, chợ và các kiốt bán và giới thiệu sản phẩm lụa

2 Chợ

Vạn phúc có 1 chợ ở trung tâm làng, trước kia chợ họp theo phiên nhưng ngày nay chợ họp thường xuyên mỗi ngày phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân , điều đó chứng tỏ mức sống của người dân đã cao hơn trước

3 Hệ thống đường xá cống rãnh

Trang 32

Hệ thống đường xá ở Vạn Phúc đã được trải nhựa hoặc bê tông, một phần nhỏ lát gạch khiến đi lại trở nên dễ dàng Tuy nhiên hệ thống cống rãnh thoát nước của làng vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, còn nhiều đoạn cống chưa có nắp đậy điển hình như ở xóm Hồng Phong, Độc lập

Hiện nay chính quyền xã đang đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống cống rãnh này

4 Nước sinh hoạt

Trong toàn xã đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nước máy, chỉ còn số ít sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi

Thu nhập bình quân của lao động nghề dệt : 1,5 – 2,5trđ/1 tháng với thời gian làm việc khoảng 10-12 tiếng đồng hồ ( năm 2009)

2.1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc

Có rất nhiều thông tin khác nhau về lịch sử làng nghề truyền thống này Theo thạc sỹ Nguyễn Văn Vượng, người nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam thì nghề dệt đã xuất hiện ở đây từ thế kỉ thứ 3 sau công nguyên, tức là cách đây hơn 1700 năm Còn theo các Cụ cao niên trong làng thì nghề dệt có

ở Vạn Phúc từ thế kỉ 7 - 8 sau công nguyên do một vị tổ sư tên là Lê Thị Nga được Vua Hùng Vương truyền dạy Cũng có tài liệu nói rằng nghề dệt ở Vạn Phúc có từ thời Bắc thuộc khoảng thế kỉ thứ 9 Như vậy dù thông tin nào thì nghề dệt ở Vạn Phúc cũng có từ rất lâu đời Để ghi nhớ công ơn của vị tổ nghề, hiện nay dân làng tôn bà Lê Thị Nga làm thành hoàng làng và thờ tại đ ình làng Vạn Phúc

Theo thời gian, với bàn tay khéo léo tài hoa cùng lòng kiên trì và óc sáng tạo của những nghệ nhân Vạn Phúc, họ đã sáng tạo ra được rất nhiều loại vải độc đáo như vân sa, nhiễu, gấm vóc Những sản phẩm này đã đạt tới trình độ tinh tế và hoàn mĩ nhất trong cả nước lụa Vạn Phúc đã từng được sử dụng để may áo cho Vua quan thời xưa Cũng có thời k ì lụa Vạn Phúc đứng bên bờ vực phá sản do sự sản xuất ồ ạt làm hàng kém chất lượng khiến mất thị trường tiêu thụ, nhưng với lòng yêu nghề và tôn

Trang 33

vinh những giá trị truyền thống, làng nghề đã được khôi phục và hiện nay đang trên đường phát triển mạnh mẽ

Hiện nay, hoà cùng không không khí phát triển của đất nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề, Vạn Phúc cũng đang trên đường thay da đổi thịt Sản phẩm của làng ngày càng được nhiều nơi biết đến, nhưng điều đáng tiếc là nhiều mặt hàng thủ công đặc sắc như gấm vóc, lĩnh hoa, hoặc đă bị thất truyền, hoặc không làm được đẹp như trước nữa Duy chỉ có lụa là đẹp hơn trước nhiều do máy dệt hiện đại hơn trước, máy se tơ cũng hiện đại hơn

Lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng khắp nơi trong nước, trên thị trường Quốc Tế, Lụa Vạn Phúc cũng có sức hấp dẫn kì lạ Vạn Phúc đã trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng, góp phần tạo nên danh tiếng “ Đất trăm nghề Hà Tây”

2.1.1.5 Những giá trị của làng nghề Vạn Phúc

1 Giá trị văn hoá của làng nghề

Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống có từ rất lâu đời ở

Việt Nam Cũng như bao làng nghề truyền thống khác, Vạn Phúc tự nó đã có sẵn hai yếu tố cơ bản: truyền thống văn hoá và truyền thống nghề nghiệp Hai yếu tố này không tách rời nhau, hoà quyện vào nhau đã tạo nên văn hoá làng nghề Sản phẩm dệt lụa truyền thống không chỉ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật, là linh hồn của người Vạn Phúc, góp phần tạo nên nét đặc sắc của nền văn hoá Việt Nam Tại Vạn Phúc tập trung nhiều nghệ nhân của ngành dệt, tài năng sáng tạo, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và biến động của nền kinh tế thị trường, đã đưa làng nghề vươn lên phát triển mạnh mẽ

2 Giá trị kinh tế

Vạn Phúc có nhiều xưởng dệt lớn với hơn 1000 máy dệt, giải quyết công ăn việc làm cho 63% lao động ( 2009 ) Hàng năm, sản xuất khoảng 2.4 đến 2.6 triệu mét vải cùng với nhiều sản phẩm chất lượng cao đa dạng về mẫu mã cung cấp nhu cầu may mặc trong cả nước và nước ngoài như Nhật Bản, Anh, Mỹ .Thu nhập bình quân của một lao động nghề dệt khoảng 2tr đ/ tháng Mức thu nhập này chưa phải là cao nhưng nó là giải pháp cho tình trạng thiếu đất nông nghiệp sản xuất và

Trang 34

tận dụng thời gian nông nhân Ngoài ra, sự phát triển nghề dệt còn kéo theo cả các

loại hình dịch vụ kèm theo như dịch vụ bán và giới thiệu sản phẩm, cung ứng

nguyên vật liệu như tơ, hoá chất, thuốc nhuộm

2.1.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề Vạn Phúc

1 Sản phẩm làng nghề

Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát

triển không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước Ngày

nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trương, nghề dệt lụa của Vạn Phúc

ngày càng có điều kiện phát triển Hiện nay, sản lượng lụa hàng năm từ 2,5 đến 3

triệu mét lụa các loại Với những mặt hàng tơ tằm như: Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh

hoa các loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu tụ rộng rãi trong cả nước

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiến tới sự phát triển lâu dài Vạn Phúc đang

đầu tư xây dựng khu vực sản xuất tập trung trên diện tích 15ha để có cơ sở đầy tư,

cải tiến đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

nhằm thỏa mãn hơn nữa với người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng

thời tạo ra một mô hình cảnh quan của một làng nghề, làng du lịch

2 Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động

Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung

dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hoá 100 Khảo sát thực

tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghề hoặc

làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề Dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các

xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình

khoảng 5 đến 6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình

liên tục suốt ngày đêm (10 giờ/ ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về

tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và

dân cư xung quanh Ngoài ra, trên địa bàn Phường Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ

phần len Hà Đông và Tổ hợp tác Tuấn Hải

Trang 35

Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu

xử lý nước thải sản xuất riêng.Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt

Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau.Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40m lụa/tháng Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ

Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã

có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt… Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao

3 Nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề

Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt Cụ thể, để dệt vải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt

Trang 36

Người dân sử dụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên thị trường Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, Javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất Một tác nhân nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra 25% tạp chất 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước 20g tạp chất

4 Tổ chức sản xuất của làng nghề

Hợp tác xă

Trước kia hợp tác xă có tới 200 máy dệt với hình thức sản xuất là khoán sản phẩm, gắn trách nhiệm từng công đoạn sản xuất tới từng phân xưởng Tuy nhiên hiện nay hình thức tổ chức hợp tác xã như vậy không tồn tại nữ Hợp tác xã chỉ quản lí hình thức đầu vào đầu ra, cung cấp nguyên vật liệu cho các hộ gia đình, hợp tác xã cũng mua hàng cho xã viên cung cấp cho các thị trường lớn Hiện giờ hợp tác

xã chỉ có một máy dệt mẫu và có một máy sấy chung cho toàn xã

Hộ sản xuất có qui mô lớn

Có khoảng trên 10 máy dệt, những hộ gia đình này thường phải thuê nhân công bên ngoài, người nhà chỉ làm công tác quản lí Người lao động thường được trả công 1,5 - 2,5tr đ/tháng, với thời gian làm việc 10 – 12 tiếng / ngày

Hộ sản xuất nhỏ

Những gia đình này thường có từ 1-5 máy dệt Hầu hết các gia đình này đều tự

đảm nhận hết các công việc và không thuê thêm lao động bên ngoài

Trang 37

2.1.2 Thực trạng môi trường làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc

2.1.2.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan của làng nghề dệt Vạn Phúc

Hình 2.2 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc

Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng (hình2.2), do đó sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hoá chất hơn Điều bày đồng nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng nhiều hơn nếu như không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm, nước thải là vấn đề nghiêm trọng nhất Nước thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy trắng, nhuộm như Javen; Xút; CH3COOH và

Trang 38

các tạp chất có chứa trong tơ tằm… Phần lớn các chất này đều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người Ngoài ra, do quá trình giặt nhuộm người dân vẫn

sử dụng phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lượng khí than và xỉ than thải ra khá lớn Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải Theo thống kê cho thấy thực trạng làng nghề Vạn Phúc đang ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động

2.1.2.2 Hiện trạng môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc

1 Hiện trạng môi trường nước

a Nước mặt

Nguồn tài nguyên nước mặt

Trên địa bàn Vạn Phúc, Hà Đông có nhiều sông, ao và hồ Đặc biệt có 2 con sông lớn là sông Nhuệ và sông Đáy chảy qua địa phận của vùng Theo kết quả quan trắc môi trường Hà Đông do phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Hà Đông thực hiện qua các năm 2005 – 2010 cho thấy, nước mặt tại một số khu vực trên địa bàn Vạn Phúc đã bị ô nhiễm nặng Các điểm quan trắc bị ô nhiễm tập trung ở vị trí các nhánh sông Các chỉ tiêu ô nhiễm chính là SS, COD, BOD, NH, và các chỉ tiêu vi sinh Môi trường nước mặt của vùng đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác nhân

là nước thải các làng nghề, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu dân cư không được xử lý đảm bảo trước khi thải ra môi trường Hiện nay các con sông lớn như sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc về mùa khô thường cạn kiệt Tổng lưu lượng dòng chảy kiệt chỉ chiếm 12 – 15% dòng chảy năm Đặt biệt mùa hè chỉ chiếm 7% Vì vậy vụ Hè – Thu rất khó khai thác nước từ các dòng sông để tưới tiêu phục vụ sản xuất

Hiện trạng môi trường nước mặt

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các làng nghề gây ra là vấn đề đáng lo ngại nhất Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3

Trang 39

hoạt chưa qua xử lý chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn Phúc

từ 235,3 - 285,3 m3/ngày[8] Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua

xử lý của các làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nước mặt Đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại các làng nghề Vạn Phúc, La Khê, Phú Lãm, Dương Nội cho thấy hiện tượng các nguồn nước mặt của các làng nghề đều bị ô nhiễm bởi các các nguồn nước thải do chính các làng nghề thải ra Điển hình như xã Dương Nội (Hà Đông) tỷ lệ Colifoms là 28MPN/100L, gấp 9,3 lần tiêu chuẩn cho phép Lượng nước thải do các làng nghề thải ra hầu như không qua xử lý được đổ trực tiếp và gây ô nhiễm sông Nhuệ tiêu diệt các loài thủy sinh, tác động xấu tới sản xuất, sinh hoạt người lao động

Theo các kết quả phân tích cho thấy, tại nhiều điểm quan trắc, lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ đều có nồng độ BOD5, COD, coliform đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Đoạn sông thuộc địa bàn phường Vạn Phúc có nồng độ BOD5, COD, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 5 lần (QCVN 08/2008 BTNMT) Các năm qua, Chỉ cục Môi Trường Hà Nội đã thực hiện quan trắc thường xuyên một số điểm lược thể hiện qua hình 2.3:

Hình 2.3 Vị trí các điểm quan trắc nước mặt làngnghề dệt nhuộm

Vạn Phúc

M

1 M

3

M

2

Trang 40

Chú thích: M1: Sông Nhuệ (gần trạm bơm La Khê)

M2:Ngã ba sông Đáy và sông Nhuệ M3:Nước ao làng nghề Vạn Phúc

Hình 2.4 Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông [8]

Qua đồ thị ta thấy, hầu hết chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc điều vượt qua tiêu chuẩn cho phép Nồng độ COD ở ngưỡng cao, giao động trong khoảng 150 – 300 mg/L, SS từ 100 – 150 mg/L, NO3 dao động từ 30 – 60 mg/L Nước thải ra từ hoạt động của cơ sở sản xuất công nghiệp gây áp lực lớn đối với chất lượng nước mặt của vùng Hiện tại trên địa bàn có những làng nghề khác nhau, nhiều quy mô xuất khác nhau, với mỗi loại hình sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau Nước thải của ngành chế biến gỗ, bột giấy chứa chất rắn lơ lửng và lignin; nước thải của ngành cơ khí luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải của ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và các chất hữu

cơ dễ phân huỷ sinh học Đặc biệt nước thải từ các làng nghề dệt nhuộm chứa một một lượng lớn các c hất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân huỷ và chất tạo màu Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3

và các nước thải khác 2,04m3

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w