1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng)

95 748 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 653,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUY HƯNG qu¶n lý chi ng©n s¸ch nhµ n­íc TR£N §ÞA BµN huyÖn hËu léc, tØnh thanh hãa Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Kim Văn Chính Hµ Néi 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Duy Hưng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 6 1.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 15 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở một số thị xã, huyện trực thuộc tỉnh và bài học rút ra cho huyện Hậu Lộc 30 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA 35 2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 35 2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc Thực trạng và những vấn đề đặt ra. 44 2.3. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc 54 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC 67 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTXH : Chính trị xã hội CSHT : Cơ sở hạ tầng GPMB : Giải phóng mặt bằng HCSN : Hành chính sự nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KTXH : Kinh tế xã hội NS : Ngân sách NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước QLHC : Quản lý hành chính SN : Sự nghiệp TCKH : Tài chính Kế hoạch UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng hợp chi NSNN huyện Hậu Lộc (20072012) 39 Bảng 2.2: Tổng hợp chi đầu tư XDCB của huyện Hậu Lộc (2007 2012) 40 Bảng 2.3: Tổng hợp chi thường xuyên của huyện Hậu Lộc (20072012) 40 Bảng 2.4: Dự toán chi đầu tư XDCB của huyện Hậu Lộc (20072012) 45 Bảng 2.5: Thực hiện chi đầu tư XDCB của huyện Hậu Lộc (20072012) 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý chi Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện là nội dung quan trọng để đảm bảo cho mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện, làm tốt và từng bước hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước từ khâu xây dựng dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước chính là điều kiện để cấp huyện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Một trong những công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế chính là NSNN. Hoạt động quản lý NS đã có những bước cải cách, hoàn thiện và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận: tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng NSNN lành mạnh; thúc đẩy sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần vào đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Ngân sách huyện chính là một bộ phận cấu thành của NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện, huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KTXH, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, quá trình quản lý Ngân sách các cấp, trong đó có cấp huyện, huyện vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách Nhà nước đặt ra. Trong bối cảnh chung đó, thực tế tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa công tác quản lý chi Ngân sách tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập: Chi Ngân sách mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh vực cụ thể chưa cao, vẫn còn tình trạng chi vượt dự toán… Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ KTXH trong giai đoạn 20102015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đã đề ra, một trong những yếu tố quan trọng là tăng cường quản lý chi NSNN; góp phần tạo ra nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho huyện. Xuất phát từ những thực tiễn trên, việc nghiên cứu về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc là rất cấp bách, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý chi NSNN trong và ngoài nước, ở cấp Trung ương cũng như địa phương: Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý “ Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Thanh Hoá” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002. Luận án đã đưa ra những phân tích, đánh giá về cơ chế phân cấp Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh cho tới cấp huyện và cấp xã. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp Ngân sách thực sự hiệu quả và đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. Luận Văn Thạc sỹ Kinh tế “ Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của” tác giả Vũ Hoài Nam, Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2007. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007. Luận văn đã trình bày những lý luận chung về quản lý thu, chi NSNN và đưa ra được một số vấn đề lý luận cụ thể về quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh như: nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời luận văn cũng đi sâu đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN ở huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN cấp huyện nói riêng. Luận văn đã phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN trên ba khía cạnh: phân cấp quản lý NSNN, quản lý thu NSNN và quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bài viết “ Nâng cao vai trò Kho bạc Nhà nước cơ sở trong quản lý kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước” của tác giả Phan Đình Tý, tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số Xuân kỷ Sửu năm 2009. Bài viết “Đổi mới chính sách pháp luật về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước” của tác giả Thạc sỹ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, đăng trên tạp chí tài chính, số 09 (587) 2013. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh trong quản lý NSNN nói chung, cũng như quản lý NSNN cấp huyện, huyện trực thuộc tỉnh nói riêng, đã đưa ra được thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu, chi NS trong thời gian tới. Hai luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thị Mai Phương cũng nghiên cứu về quản lý NSNN cấp huyện trên từng địa bàn riêng biệt, tuy nhiên chưa đưa ra được một số vấn đề lý luận cụ thể về quản lý chi NSNN cấp huyện trực thuộc tỉnh như: vai trò, nguyên tắc, mục tiêu và mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Mặt khác, mỗi một địa phương có một đặc thù khác nhau và trong từng giai đoạn phát triển KTXH thì nhiệm vụ quản lý chi NSNN cũng khác nhau. Xét riêng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực quản lý chi NS. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề mới, thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh; đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh. + Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc cả về những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và nguyên nhân. + Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. + Thời gian: dựa trên những tài liệu thu thập được từ năm 2007 đến 2012. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân sách, mà cụ thể là quản lý chi NSNN. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… 6. Dự kiến những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh. Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Đưa ra những đề xuất, giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, các ngành để hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý chi NSNN của huyện Hậu Lộc trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ DUY HƯNG

qu¶n lý chi ng©n s¸ch nhµ níc TR£N §ÞA BµN huyÖn hËu léc, tØnh thanh hãa

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Kim Văn Chính

Hµ Néi - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Duy Hưng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi ngân sách nhà

1.2 Nội dung và nhân tố ảnh hưởng của quản lý chi ngân sách nhà

1.3 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở một số thị xã,

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa

Trang 4

Bảng 2.1: Tổng hợp chi NSNN huyện Hậu Lộc (2007-2012) 39

Bảng 2.2: Tổng hợp chi đầu tư XDCB của huyện Hậu Lộc (2007

Trang 5

Bảng 2.3: Tổng hợp chi thường xuyên của huyện Hậu Lộc

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý chi Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện là nội dung quan trọng để đảmbảo cho mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện, làmtốt và từng bước hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước từ khâu xây dựng dựtoán, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước chính là điều kiện để cấp huyệnthực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển đất nước

Một trong những công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh

tế chính là NSNN Hoạt động quản lý NS đã có những bước cải cách, hoàn thiện và đạtđược một số thành tựu đáng ghi nhận: tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lýthống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng NSNN lành mạnh; thúc đẩy sử dụngvốn vàtài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; góp phần vào đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Ngân sách huyện chính là một bộ phận cấu thành của NSNN và là công

cụ để chính quyền cấp huyện, huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạntrong quá trình quản lý KT-XH, an ninh - quốc phòng Tuy nhiên, thực tế hiện naycho thấy, quá trình quản lý Ngân sách các cấp, trong đó có cấp huyện, huyện vẫncòn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách Nhànước đặt ra

Trong bối cảnh chung đó, thực tế tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa côngtác quản lý chi Ngân sách tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn tồn tạinhững vấn đề bất cập: Chi Ngân sách mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu củamục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh vực

cụ thể chưa cao, vẫn còn tình trạng chi vượt dự toán…

Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ KT-XH trong giai đoạn2010-2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đã đề ra, một trongnhững yếu tố quan trọng là tăng cường quản lý chi NSNN; góp phần tạo ra nguồn

Trang 7

lực tài chính mạnh mẽ cho huyện.

Xuất phát từ những thực tiễn trên, việc nghiên cứu về quản lý chi NSNN trên

địa bàn huyện Hậu Lộc là rất cấp bách, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa" làm đề tài

luận văn thạc sĩ

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vựcquản lý chi NSNN trong và ngoài nước, ở cấp Trung ương cũng như địa phương:

- Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý “ Hoàn thiện kiểm soát chi NSNNqua Kho bạc Nhà nước Thanh Hoá” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Học việnChính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008

- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính

quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, Trường Đại học Tài chính Kế toán

Hà Nội, năm 2002

Luận án đã đưa ra những phân tích, đánh giá về cơ chế phân cấp Ngân sáchcủa các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh cho tới cấp huyện và cấp xã Đồngthời cũng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp Ngân sách thực

sự hiệu quả và đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra

- Luận Văn Thạc sỹ Kinh tế “ Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí Ngânsách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh của” tác giả Vũ Hoài Nam, Đại Học Quốc gia ThànhPhố Hồ Chí Minh năm 2007

- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của

huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Học viện Chính

trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007

Luận văn đã trình bày những lý luận chung về quản lý thu, chi NSNN và đưa

ra được một số vấn đề lý luận cụ thể về quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyệntrực thuộc tỉnh như: nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng Đồng thời luậnvăn cũng đi sâu đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đề xuất các

Trang 8

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN ở huyện Nha Trang, tỉnhKhánh Hòa.

- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị

xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, Học viện Chính

trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý NSNNnói chung và quản lý NSNN cấp huyện nói riêng Luận văn đã phân tích thực trạng,nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi NSNNtrên ba khía cạnh: phân cấp quản lý NSNN, quản lý thu NSNN và quản lý chiNSNN trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Bài viết “ Nâng cao vai trò Kho bạc Nhà nước cơ sở trong quản lý kiểmsoát chi Ngân sách Nhà nước” của tác giả Phan Đình Tý, tạp chí quản lý ngân quỹquốc gia, số Xuân kỷ Sửu năm 2009

- Bài viết “Đổi mới chính sách pháp luật về phân cấp quản lý Ngân sách Nhànước” của tác giả Thạc sỹ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, đăng trên tạp chí tài chính, số

và trong từng giai đoạn phát triển KT-XH thì nhiệm vụ quản lý chi NSNN cũng khácnhau Xét riêng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho đến nay chưa cócông trình nghiên cứu nào về lĩnh vực quản lý chi NS Chính vì vậy, việc nghiên cứu

đề tài này là một vấn đề mới, thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của địa phương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Trang 9

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn

về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh; đánh giá thực trạng côngtác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc; từ đó đề xuất những giải pháp,kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyệnHậu Lộc trong thời gian tới

+ Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lýchi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc,

tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

+ Thời gian: dựa trên những tài liệu thu thập được từ năm 2007 đến 2012

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước về lĩnhvực ngân sách, mà cụ thể là quản lý chi NSNN

- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, phương pháp phântích - tổng hợp, phương pháp so sánh…

6 Dự kiến những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNNtrên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh

Trang 10

- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bànhuyện Hậu Lộc.

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, các ngành đểhoàn thiện tốt hơn công tác quản lý chi NSNN của huyện Hậu Lộc trong thời giantới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcấu bao gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NSNN CẤP HUYỆN

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi ngân sách cấp huyện

1.1.1.1 Các khái niệm :

*Khái niệm ngân sách nhà nước:

Theo Điều 1, Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2, năm 2002: “Ngân sách nhà nước là toàn

bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước” [1, tr.5]

Xét về biểu hiện bên ngoài, NSNN là một bản dự toán thu, chi bằng tiền củaNhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Xét về bản chất kinh tế: Bản chất kinh tế của NSNN là mối quan hệ về lợi íchkinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế Mối quan hệ nàyđược thể hiện thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ NSNN Đểtạo lập được một NSNN bền vững, các chủ thể quản lý tài chính công phải giảiquyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể trong nền kinhtế

( Bản chất của chi NS là những quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phốidưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng quỹ NSNN một cách có kế hoạch nhằmthực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, vănhóa, xã hội của Nhà nước và duy trì sự tồn tại của Nhà nước)

NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sáchđịa phương bao gồm ngân sách đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân Theo quy định hiện hành, ngân sách địa phương bao gồm:

Trang 12

+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sáchtỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh;

+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngânsách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;

+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)

* Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thựchiện các nhiệm vụ KT-XH của mình trong từng thời kỳ nhất định

Phạm vi chi NSNN rất rộng, rất đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng Điều này xuất phát từvai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc phát triển KT-XH Luật NSNN năm

2002, tại Điều 2 có ghi rõ: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máynhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quyđịnh của pháp luật” [1, tr.6]

Chi NSNN bao gồm hai quá trình: quá trình phân phối và quá trình sử dụngquỹ NSNN Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hìnhthành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng Quá trình sử dụng là quá trình trựctiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trải qua việc hình thànhcác loại qũy trước khi đưa vào sử dụng

Theo quy định tại khoản 2, điều 5 của Luật NS năm 2002, chi NSNN chỉđược thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Đã có trong dự toán NS được giao, trừ trường hợp quy định của luật;

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh;

- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyếtđịnh chi

* Chi ngân sách cấp huyện

Trang 13

Chi ngân sách cấp huyện là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sáchhuyện nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên địa bàn cấphuyện Đó là toàn bộ các khoản chi của ngân sách cấp huyện có trong dự toán, được

cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thựchiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện và các mụctiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện

1.1.1.2 Đặc diểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Thứ nhất, chi NSNN đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, gắn liền với

những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời

kỳ Nguồn NSNN là có hạn, do đó nó hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước,buộc Nhà nước phải lựa chọn phạm vi hoạt động của mình Nhà nước phải xác định

rõ những nhiệm vụ trọng tâm, khoanh rõ phạm vi hoạt động để xác định phạm vichi NSNN, không được chi một cách tràn lan, phải tập trung giải quyết những vấn

đề lớn của đất nước

Thứ hai, chi NSNN gắn liền với quyền lực nhà nước và mang tính pháp lý cao.

Cơ quan quyền lực nhà nước các cấp (Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp) là chủ thểquyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi NSNN

Thứ ba, hiệu quả của các khoản chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ mô.

Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó phảiđược xem xét một cách toàn diện, là hiệu quả KT-XH, an ninh quốc phòng

Thứ tư, các khoản chi của NSNN chủ yếu mang tính chất không hoàn trả trực

tiếp Các khoản chi của NSNN cho các cấp, các ngành, các hoạt động văn hóa - xãhội, xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công cộng… không đòi hỏi phảihoàn trả lại cho Nhà nước Đặc điểm này xuất phát từ chức năng của Nhà nước đốivới sự đảm bảo phát triển KT-XH đất nước

Thứ năm, chi NSNN là một bộ phận cấu thành và gắn chặt với sự vận động

của các luồng tiền tệ Những sự điều chỉnh trong chi NSNN sẽ có sự tác động mạnh

mẽ đến tổng cung và tổng cầu về vốn tiền tệ và do đó sẽ tác động đến tổng cung,tổng cầu của nền kinh tế Đặc điểm này dẫn đến chi NSNN sẽ có tác động đến sự

Trang 14

vận động của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hốiđoái…

1.1.2 Nội dung, vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Căn cứ vào yếu tố chi tiêu, phương thức quản lý và thời hạn tác động, chiNSNN cấp huyện bao gồm các nội dung sau:

* Chi đầu tư phát triển, bao gồm:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không cókhả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý;

+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các

cơ quan cấp huyện thực hiện;

+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

* Chi thường xuyên, bao gồm:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóathông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp huyện quản lý

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý như: sự nghiệp giaothông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp; sựnghiệp thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sựnghiệp địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động sự nghiệp về môi trường vàcác sự nghiệp kinh tế khác

+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sáchcấp huyện bảo đảm theo quy định;

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam ởcấp huyện;

+ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện: Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ

Trang 15

chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện theo quy định.

+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp huyện quảnlý;

+ Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơquan cấp huyện thực hiện;

+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;

* Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới, bao gồm:

+ Bổ sung cân đối ngân sách xã;

+ Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã

* Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyệnnăm sau, bao gồm:

- Số dư dự toán được phép chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư tạm ứng được phép chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư tài khoản tiền gửi khinh phí ngân sách (gồm cả tài khoản tiền gửikhinh phí ủy quyền - nếu có) được phép chuyển sang ngân sách năm sau;

- Số dư dự toán của các cấp ngân sách được cấp có thẩm quyền cho phéphoặc theo chế độ quy định được chuyển sang ngân sách năm sau như: Dự phòng, dựtoán chưa phân bổ (nếu có), nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ chưa sửdụng và số tăng thu so dự toán của các cấp ngân sách, nguồn cải cách tiền lương

1.1.2.2 Vai trò của chi NSNN cấp huyện:

Vai trò của chi ngân sách huyện được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, cung cấp nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của

hệ thống chính quyền cấp huyện

Hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện không chỉ nhằm mục đíchthống nhất quản lý các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trên địa bàn huyện mà cònnhằm đảm bảo ổn định về mặt an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.Điều này đòi hỏi phải có bộ máy chính quyền đủ mạnh, có năng lực để thực thinhiệm vụ trên Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà nước phải có nguồn lực về vật

Trang 16

chất để xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyệnthông qua việc bố trí các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán theo quyđịnh mức chi quy định

Thứ hai, là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn huyện

Thông qua việc bố trí các khoản chi NSNN cấp huyện, đặc biệt chiĐTXDCB, chi sự nghiệp, chi chương trình mục tiêu sẽ cung cấp nguồn tài chínhcho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công đảm bảo

công bằng xã hội

Cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa và cách biệt rất lớn giữa người có thunhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội Để giảm khoảng cách đó, nhànước sử dụng các hình thức trợ cấp NSNN Các khoản trợ cấp từ NSNN nói chung

và ngân sách cấp huyện nói riêng cho các đối tượng có thu nhập thập, các đối tượngchính sách, xã hội, người nghèo làm tăng thêm thu nhập cho các đối tượng trên,thu hẹp dần khoảng cách giữa người giàu và người nghèo Bên cạnh đó, thông quacác khoản chi cho ĐTXDCB, các công trình phúc lợi công cộng, các trường học,trạm y tế, nhà văn hóa, trợ cấp cho giáo dục, y tế ngân sách cấp huyện có ý nghĩa

to lớn trong việc nâng cao dân trí, tăng cường sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo côngbằng xã hội

Thứ tư, Chi ngân sách có tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổn

định kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Khi nền kinh tế gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng,suy thoái kinh tế, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, nguồn thu của NSNN sụt giảm,việc gia tăng các khoản chi của chính phủ, các cấp chính quyền hoặc việc bố trí cơcấu các khoản chi không hợp lý dẫn tới bôi chi ngân sách Bội chi ngân sách là yếu

tố tác động trực tiếp tới việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về tiền tệ, vềkinh tế nhằm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, anh sinh xã hội

Mặt khác, nhà nước sử dụng chi NSNN như là công cụ tài chính để kiềm chế

Trang 17

lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất

ổn định KT-XH Muốn thực hiện tốt vai trò này, NSNN phải có quy mô đủ lớn đểNhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt ) kíchthích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội

1.1.3 Nguyên tắc chi NSNN cấp huyện

- Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước, được cơ quan cóthẩm quyền cấp huyện là HĐND hoặc UBND huyện (trong trường hợp không có tổchức HĐND cấp huyện) giao, trừ các trường hợp sau:

+ Vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngânsách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính cấphuyện và Kho bạc Nhà nước huyện tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ: chi lương

và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; một sốkhoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước (trừ các khoảnmua sắm trang thiết bị, sửa chữa); chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trìnhquốc gia do cấp huyện thực hiện; chi bổ sung cân đối cho ngân sách xã

Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng củanăm trước

Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngânsách huyện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyđịnh;

- Các khoản chi đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngườiđược ủy quyền quyết định chi;

- Các khoản chi thực hiện đấu thầu, thẩm định giá đối với trường hợp chi đầu

tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việckhác theo quy định phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá

- Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi;các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu

tư xây cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường

Trang 18

xuyên khác phải thực hiện theo dự toán được đơn vị dự toán cấp I giao cùng vớigiao dự toán năm.

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN

1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi NSNN cấp huyện.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quản lý chi NSNN cấp huyện như sau:

“Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trực thuộc tỉnh là quá trình ủyban nhân dân huyện vận dụng các quy luật khách quan, dựa trên các cơ sở pháp lý,

sử dụng hệ thống các phương pháp quản lý tác động đến hoạt động chi ngân sáchnhà nước trên địa bàn nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.”

1.2.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi NSNN cấp huyện

- Nguyên tắc phân cấp quản lý chi NSNN giữa ngân sách tỉnh và ngân sáchhuyện

+ Ngân sách huyện được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể Trong

đó, ngân sách tỉnh bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hỗ trợ cho ngân sách các huyện chưa cân đối

Trang 19

được thu, chi ngân sách HĐND tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụchi giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn Thời gianthực hiện phân cấp thường ổn định trong thời gian từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời

kỳ ổn định ngân sách)

+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp huyện do ngân sách huyện bảo đảm.Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ủy quyền cho cơ quan quản lý nhànước cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì kinh phí của ngân sách cấptỉnh sẽ được chuyển giao cho ngân sách cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ đó Ngânsách cấp huyện không được sử dụng để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác

- Nguyên tắc đối với quản lý lập dự toán chi ngân sách cấp huyện

+ Dự toán chi ngân sách cấp huyện hàng năm phải được lập căn cứ vàonhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bànhuyện; nhiệm vụ của các cơ quan QLNN cấp huyện và hoạt động của các cơ quankhác trên địa bàn huyện do ngân sách cấp huyện bảo đảm; quy định về phân cấpnguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong từng thời kỳ ổn địnhngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách

do Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quy định; số kiểm tra về dự toán thu, chingân sách cấp huyện do UBND tỉnh thông báo hàng năm và tình hình thực hiện dựtoán chi ngân sách cấp huyện các năm trước

+ Dự toán chi ngân sách huyện phải được lập và tổng hợp theo từng lĩnh vựcchi, theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trợ cấp và chuyểngiao cho ngân sách xã Khi lập dự toán, tổng dự toán thu thuế và phí, lệ phí phảilớn hơn tổng dự toán chi thường xuyên

+ Dự toán chi đầu tư phát triển phải được lập căn cứ vào danh mục dự án đầu

tư có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định, phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm

và khả năng cân đối ngân sách hàng năm của huyện Đồng thời, vốn được ưu tiên

bố trí cho các dự án được HĐND, UBND huyện quyết định, đã khởi công và thựchiện thi công đúng tiến độ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở các tiêu

Trang 20

chí phân bổ định mức chi thường xuyên và các chính sách, chế độ do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định.

+ Trong tổng dự toán chi ngân sách huyện phải bố trí khoản dự phòng từ 2%đến 5% để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, các nhiệm vụquan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dựtoán

- Nguyên tắc về quản lý phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cấp huyện

+Dự toán chi ngân sách do UBND huyện giao cho các cơ quan quản lý nhànước ở cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp I, cũng như dự toán của các đơn vị dựtoán cấp I phân bổ và giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, phải luônđảm bảo tổng dự toán chi ngân sách giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá

dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết

+ Đối với nhiệm vụ chi đầu tư XDCB, những dự án quan trọng chuyển tiếpđược ưu tiên bố trí vốn trong dự toán Đối với các dự án mới, chỉ phân bổ và giao

dự toán khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xâydựng

+ Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách của đơn vị dự toán cấp I cho cácđơn vị trực thuộc phải được gửi cho phòng Tài chính - kế hoạch huyện để thẩm tratrước khi giao cho các đơn vị trực thuộc

+ Thời gian phân bổ và giao dự toán chi NS cấp huyện cho các đơn vị sửdụng ngân sách phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dựtoán chi ngân sách cấp huyện chưa được Hội đồng nhân dân huyện quyết định

+ Trong quá trình thực hiện dự toán, khi cần thiết, đơn vị dự toán cấp I có thểđiều chỉnh dư toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc sau khi thống nhất vớiPhòng Tài chính - kế hoạch huyện, song không được làm thay đổi tổng mức và chitiết dự toán đã giao cho đơn vị dự toán cấp I

- Nguyên tắc quyết toán chi NSNN

+ Tất cả các khoản chi của ngân sách cấp huyện phải được kiểm tra, kiểmsoát trong quá trình cấp phát, thanh toán

Trang 21

+ Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN, được phân bổ, đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị

sử dụng ngân sách cấp huyện hoặc người được ủy quyền quyết định chi

+ Chi ngân sách được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách,cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước hiện hành

+ Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước cáckhoản chi sai chế độ sẽ được thu hồi Căn cứ vào quyết định của Phòng Tài chính -

Kế hoạch hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nướchuyện thực hiện việc thu hồi và hạch toán giảm chi, tăng thu cho NS cấp huyện

+ Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách huyện phải chính xác, trungthực, đầy đủ Nội dung của báo cáo quyết toán ngân sách phải đầy đủ các nội dungtrong dự toán chi ngân sách được giao và theo Mục lục NSNN

+ Trong báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán và báo cáo ngân sách cấphuyện, không thực hiện quyết toán chi lớn hơn thu Ngân sách huyện không quyếttoán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương và báocáo quyết toán ngân sách cấp mình

+ Báo cáo quyết toán năm phải kèm theo báo cáo thuyết minh nguyên nhântăng, giảm các chỉ tiêu chi ngân sách so với dự toán được giao

1.2.2 Vai trò của quản lý chi NSNN cấp huyện

Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị, phát triển KT-XH trên địa bàn.

Thông qua việc quản lý có hiệu quả các khoản chi của NSNN sẽ có sự tácđộng tích cực đến đời sống KT-XH, đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển đã đề

ra Từ đó sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là giải quyết được cácvấn đề bức xúc của xã hội như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đầu tư vàocác công trình công cộng,…

Thứ hai, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN trên địa

bàn

Các khoản chi NSNN trên địa bàn nếu được quản lý một cách chặt chẽ, có khoahọc sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo chi đúng, chi tiết kiệm

Trang 22

Thông qua hoạt động quản lý các khoản chi NSNN sẽ tránh được tình trạngchi dàn trải, chi cho những lĩnh vực chưa thực sự cần thiết và đặc biệt là tình trạngthất thoát nguồn vốn NS.

Thứ ba, điều tiết thu nhập dân cư, thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn.

Thông qua công tác quản lý sẽ giúp đề xuất được những dự án chi NS nhằm

hỗ trợ người nghèo, những vùng còn gặp nhiều khó khăn; giảm bớt sự phân hóagiàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư trên địa bàn; từ đó côngbằng xã hội sẽ được cải thiện Những người dân nghèo, những khu vực còn gặpnhiều khó khăn sẽ có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ công cộng như:chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ văn hóa, giải trí… thông qua sự hỗ trợ của các côngtrình, dự án được thực hiện bởi các khoản chi NSNN

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

Thông qua việc quản lý các khoản chi NSNN, mà đặc biệt là khoản chi đầu tưphát triển sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước tạo ra được cơ cấu kinh tế phù hợpnhằm kích thích sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế địa phương, với việc đầu

tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tếmở,…

1.2.3 Nội dung quản lý chi NSNN ở cấp huyện

Quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm nhiều nội dung Có thể tiếp cận cácnội dung này theo cách phân loại các khoản chi NSNN trên địa bàn Trong phạm vicủa luận văn, tác giả đi sâu phân tích hai nội dung quản lý chi NS chủ yếu ở cấphuyện, đó là: quản lý chi đầu tư XDCB và quản lý chi thường xuyên

1.2.3.1 Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư XDCB là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổngnguồn vốn chi đầu tư phát triển của NSNN Chi đầu tư XDCB là các khoản chi đểđầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năngthu hồi vốn, các công trình của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư theo kế hoạchđược duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ… Chi đầu tư XDCB có thể đượcthực hiện theo hình thức hình thức đầu tư xây dựng mới hoặc theo hình thức đầu tưxây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản cố định và năng lực

Trang 23

sản xuất phục vụ hiện có.

* Quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN chịu sự chi phối, phải phù hợp với các đặc điểm của sản phẩm đầu tư XDCB, bao gồm:

Thứ nhất, sản phẩm đầu tư XDCB là các công trình xây dựng gắn liền với đất

xây dựng công trình Mỗi công trình có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi phốibởi các điều kiện của nơi đầu tư xây dựng công trình, nơi đầu tư xây dựng côngtrình cũng là nơi đưa công trình vào khai thức, sử dụng Do đó, quản lý vốn đầu tưxây dựng công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình đãdược xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Thứ hai, sản phẩm đầu tư XDCB có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình,

công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điềukiện của nơi đầu tư xây dựng công trình Vì vậy, quản lý chi đầu tư XDCB phải gắnvới từng hạng mục công trình, công trình xây dựng

Thứ ba, sản phẩm đầu tư XDCB là các công trình thường có vốn đầu tư lớn,

được tạo ra trong một thời gian dài Do đó, trong quản lý chi đầu tư XDCB phảithiết lập các biện pháp quản lý và cấp phát vốn đầu tư phù hợp nhằm đảm bảo tiềnvốn được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư

Thứ tư, đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của

nền kinh tế quốc dân, sản phẩm XDCB có nhiều loại hình và mỗi loại hình cónhững đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng Quản lý chi đầu tư XDCB phải phù hợp vớiđặc điểm của từng loại hình công trình

Thứ năm, đầu tư XDCB thường được tiến hành ngoài trời nên chịu sự ảnh

hưởng của điều kiện tự nhiên và đội ngũ thi công xây dựng công trình thườngxuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng Quản lý chi đầu

tư XDCB phải thúc đẩy sự tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thicông… nhằm giảm bớt sự lãng phí, thiệt hại trong quá trình đầu tư xây dựng

* Trong quản lý chi đầu tư XDCB cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo

đúng đối tượng

Trang 24

Các dự án thuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN bao gồm:các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, quốc phòng - an ninh không có khả năngthu hồi vốn và được quản lý theo phân cấp quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển;các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự thamgia của Nhà nước theo quy định của pháp luật được NSNN hỗ trợ; các dự án quyhoạch tổng thể phát triển KT-XH chung của cả nước, vùng, lãnh thổ, ngành; quyhoạch sử dụng đất đai cả nước, các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm;quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch chung xây dựng đô thị, nông thôn; quy hoạchchi tiết các trung tâm đô thị; các dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.

Nguyên tắc thứ hai, trong quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải thực

hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toánđược duyệt

Tất cả các dự án đầu tư đều phải thực hiện theo đúng trình tự đầu tư và xâydựng bao gồm 3 công đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng,đưa dự án vào khai thác sử dụng

Các tài liệu thiết kế và dự toán công trình xây dựng đã được duyệt là căn cứpháp lý trong quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB Do đó, cần phải nâng cao chấtlượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế và dự toán các công trìnhxây dựng Khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tuânthủ đúng trình tự các công việc lập, thẩm định, trình phê duyệt tài liệu thiết kế, dựtoán công trình và gửi tài liệu, dự toán đã được phê duyệt đến cơ quan quản lý cấpphát vốn

Nguyên tắc thứ ba, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng

mục đích, đúng kế hoạch

Vốn đầu tư XDCB chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư XDCB đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho các mục đích khác Đồngthời, khi cấp phát vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ đúng theo kế hoạch vốn đã đượcduyệt cho từng công trình

Trang 25

Nguyên tắc thứ tư, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải theo mức độ

khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giá dự toán đượcduyệt

Khối lượng XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đãthực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, có trong dựtoán, có trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu, bàn giao theo đúng chế

độ quy định của Nhà nước Nguyên tắc này xuất phát từ những đặc điểm của sảnphẩm XDCB: sản phẩm XDCB có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài do dóphải quản lý và cấp vốn theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch; mặtkhác, đây cũng là sản phẩm có tính đơn chiếc, mỗi công trình có một thiết kế và dựtoán riêng nên khi quản lý phải dựa vào dự toán đã dược duyệt và chỉ trong phạm vi

dự toán đã được duyệt

Nguyên tắc thứ năm, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải thực hiện

giám đốc bằng đồng tiền

Theo nguyên tắc này, phải kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng tiềnđúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả Giám đốc bằng đồng tiền được thựchiện đối với mọi dự án đầu tư, trong tất cả các giai đoạn, bao gồm giám đốc trước,trong và sau khi cấp phát vốn

Thực hiện nguyên tắc này có tác dụng đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm tiềnvốn, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy thực hiện tốt công trình đầu tưXDCB

* Quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn TP trực thuộc tỉnh bao gồm các nội dung sau:

Nội dung thứ nhất, lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.

Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàngnăm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN được thực hiện theo quy định củaLuật NSNN

Đối với cấp huyện trực thuộc tỉnh: phòng TC-KH huyện phối hợp với các cơquan chức năng tham mưu cho UBND huyện phương án phân bổ vốn đầu tư XDCBcho từng dự án do huyện quản lý Sau khi phân bổ, UBND huyện gửi kế hoạch vốn

Trang 26

đầu tư cho Sở Tài chính cấp tỉnh.

Sau đó, trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã được phân bổ, đã được các

cơ quan tài chính thẩm tra, chấp thuận, phòng TC-KH huyện có trách nhiệm thôngbáo kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN cùng cấp để làm căn cứ kiểm soát thanh toánvốn cho các dự án, đồng thời gửi cho các ngành quản lý dự án để theo dõi, phối hợpquản lý

Để thuận tiện cho công tác kiểm tra, thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu

tư cho từng dự án, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan tài chính các cấp, trong đó cóphòng TC-KH huyện các tài liệu cơ sở của dự án

Định kỳ, huyện rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trongnăm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư Phòng TC-KH huyện rà soát để thông báodanh mục và kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh cho từng dự án

Nội dung thứ hai, cấp phát vốn đầu tư XDCB.

Cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc khâu thứ hai: chấp hành dự toán chi tronghoạt động chi NSNN

Việc cấp phát vốn đầu tư XDCB được quy định rõ tại điều 53-Luật NSNN

2002, trong đó:

Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đãthực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèmtheo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi cơ quan cấp phát vốn [1,tr.73]

“Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toáncủa chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định” [1,tr.73]

* Điều kiện cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB:

Thứ nhất, dự án đầu tư phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà

nước Đối với các dự án đầu tư thuộc phân cấp thẩm quyền của huyện trực thuộctỉnh: Chủ tịch UBND huyện căn cứ vào kết quả thẩm định dự án được quyết địnhđầu tư các dự án trong phạm vi của NS địa phương sau khi đã thông qua HĐNDhuyện

Trang 27

Các dự án đầu tư chỉ được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nướckhi có đủ các điều kiện sau: dự án quy hoạch có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án và

dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt; dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợpvới quy hoạch phát triển vùng và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tácchuẩn bị đầu tư được duyệt; dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư trước31/10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế, có dự toán và tổng dự toán được duyệt

Thứ hai, dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm bằng

nguồn vốn NSNN

Khi các dự án đầu tư được thông báo kế hoạch vốn đầu tư thì điều đó chứngminh dự án đã có nguồn vốn đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành cấpphát thanh toán cho dự án

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn cấp phát của NSNN chỉ được cấp phátthanh toán vốn khi KBNN nhận được kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm của cơquan tài chính

Thứ ba, dự án đầu tư phải có đủ tài liệu cần thiết để làm căn cứ cấp phát

thanh toán vốn gửi tới KBNN

Chủ đầu tư phải chuẩn bị và gửi đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phátthanh toán vốn phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của trình tự đầu tư tớiKBNN Các tài liệu phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ theo đúng quy định củapháp luật

* Phương pháp cấp phát vốn đầu tư XDCB:

Cấp phát vốn đầu tư XDCB bao gồm: cấp phát tạm ứng và cấp phát thanhtoán cho khối lượng XDCB hoàn thành

Cấp phát tạm ứng: là việc KBNN cấp phát vốn cho công trình khi chưa có

khối lượng XDCB hoàn thành nhằm tạo điều kiện về vốn cho các nhà đầu tư thựchiện đúng kế hoạch đầu tư XDCB và trang trải những chi phí phát sinh trong quátrình đầu tư

Cấp phát thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành: là việc KBNN cấp

phát thanh toán vốn cho công trình khi có khối lượng XDCB của công trình hoànthành, đã được nghiệm thu, đủ điều kiện được cấp phát vốn thanh toán Cấp phát

Trang 28

thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành bao gồm: khối lượng công tác quyhoạch hoàn thành, khối lượng công tác chuẩn bị đầu tư hoàn thành, khối lượng thựchiện dự án đầu tư hoàn thành, các chi phí khác của dự án.

Nội dung thứ ba, quyết toán vốn đầu tư XDCB.

Đây là công đoạn cuối cùng trong hoạt động chi NSNN nhằm mục đích đánhgiá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường hiệu quả củacông tác quản lý

Quyết toán vốn đầu tư XDCB bao gồm hai nội dung: quyết toán vốn đầu tưkhi kết thúc năm kế hoạch hoặc quyết toán khi công trình, hạng mục công trình, dự

án đầu tư hoàn thành để xác định số vốn đầu tư cấp phát thanh toán trong năm hoặc

số vốn đầu tư cấp phát cho công trình, hạng mục công trình, dự án từ khi khởi côngđến khi hoàn thành

Quyết toán vốn đầu tư năm: Kết thúc năm NS, chủ đầu tư phải báo cáo quyết

toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn NS, tình hình sử dụng vốn và giá trịkhối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn, cơquan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính KBNN có trách nhiệm kiểm tra,đối chiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và lũy kế từ khi khởi công đến hếtniên độ NS cho từng dự án

Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự

án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáoquyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán và KBNN cùng

cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (nếu có) Trong báo cáo quyết toán phải xác địnhchính xác, đầy đủ số vốn đầu tư thực hiện hàng năm và tổng số vốn đã đầu tư thựchiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tínhvào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản cố định, tài sản lưuđộng hình thành qua đầu tư…

Vốn đầu tư được quyết toán được giới hạn trong tổng mức đầu tư được phêduyệt và là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư đểđưa dự án vào khai thác sử dụng

KBNN có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tư đã cấpphát đối với dự án trong phạm vi quản lý; nhận xét, đánh giá kiến nghị với đơn vị

Trang 29

thẩm tra, phê duyệt và quyết toán vốn đầu tư về việc chấp hành trình tự XDCB,chấp hành định mức đơn giá và chấp hành chính sách, chế độ theo quy định củaNhà nước trong quá trình đầu tư dự án.

1.2.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên

Trước tình hình thực tế hiện nay, khi KT-XH ngày càng phát triển, các nhiệm

vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng tăng, dẫn đến chi thường xuyên củaNSNN ngày càng phong phú, đa dạng, do đó đòi hỏi phải quản lý một cách có hiệuquả

Quản lý chi thường xuyên của NSNN cấp huyện là quản lý quá trình phânphối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thựchiện các nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền để đảm nhiệm mục tiêuquản lý KT-XH ở địa phương

* Nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN cấp huyện được quy định tại điều 24, Luật NSNN năm 2002, bao gồm chi thường xuyên về:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóathông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,các sự nghiệp khác do địa phương quản lý;

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý;

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an an toàn xã hội do NS địaphương thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ởđịa phương;

- Hoạt động của các cơ quan địa phương của ủy ban mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh;

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quảnlý;

- Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địa

Trang 30

phương thực hiện;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật

* Các đặc điểm của chi thường xuyên:

Chi thường xuyên mang tính ổn định; có hiệu lực tác động trong khoảng thờigian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội; phạm vi, mức độ chi gắn chặt với cơcấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cungứng các hàng hóa công cộng

Những đặc điểm này sẽ có sự tác động, ảnh hưởng tới công tác quản lý chithường xuyên

* Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên:

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán:

Những khoản chi thường xuyên khi đã được ghi vào dự toán chi NSNN vàđược cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh Trên góc độquản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các

cơ quan chức năng về quản lý tài chính công với các đơn vị thụ hưởng NSNN

Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầucân đối của NSNN; tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN; hạn chế đượctính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng NSNN

Nguyên tắc quản lý theo dự toán được thể hiện:

- Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xácđịnh trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơ quanquyền lực nhà nước từ thấp đến cao Khi các chỉ tiêu thuộc dự toán chi thườngxuyên đã được thông qua thì các ngành, các cấp, các đơn vị phải có trách nhiệmchấp hành nghiêm chỉnh

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị thụ hưởng NS phải căn cứ vào

dự toán kinh phí đã được phê duyệt mà phân bổ và sử dụng cho các khoản, mục chi

và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định

- Định kỳ, khi quyết toán kinh phí, các đơn vị thụ hưởng NS cũng phải lấy dựtoán làm căn cứ đối chiếu so sánh để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của kỳ

Trang 31

báo cáo.

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý một số nội dung sau:

- Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đốitượng hay từng tính chất công việc, phải có tính thực tiễn cao

- Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thứccấp phát phù hợp với mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng NS, với yêu cầu quản lý củatừng nhóm, mục chi

- Lựa chọn được thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục,chi sao cho với tổng số chi có hạn những vẫn hoàn thành khối lượng công việc vớichất lượng cao

- Phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN, phảixem xét trên góc độ những lợi ích về KT-XH mà toàn xã hội được thụ hưởng

- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN:

Đây là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: đơn vị sửdụng NSNN, KBNN, các tổ chức hoặc cá nhân nhận được các khoản tiền do đơn vị

sử dụng NSNN thanh toán chi trả bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản của mình

để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nàođó

Để nguyên tắc này được thực hiện cần giải quyết tốt những nội dung sau:

- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽtrong quá trình cấp phát, thanh toán (phải có trong dự toán NSNN đã được duyệt,tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoản chi, phảiđược thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi)

- Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN;chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong cả ba khâu: lập

dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN

- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán NS của các cơ

Trang 32

quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của các đơn vị

dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán cấp dưới Định kỳ, cơ quan tài chính cáccấp có trách nhiệm thẩm định các báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp Itrực thuộc để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi NSNN

- KBNN phải kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấpphát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; phối hợp với các

cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra tình hình sửdụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị

- Phải lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán phù hợp với hoàn cảnh

KT-XH hiện tại đối với từng khoản chi thường xuyên

* Nội dung quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh:

- Lập dự toán chi thường xuyên:

Khi lập dự toán chi thường xuyên cần dựa vào các căn cứ sau:

+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động của bộmáy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng - an ninh vàcác hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định

+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đặc biệt là cácchỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên củaNSNN kỳ kế hoạch

+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ

- Chấp hành dự toán chi thường xuyên:

Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần lưu ý phảidựa trên một số căn cứ sau:

+ Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán Đây là căn

cứ mang tính quyết định nhất

+ Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường

Trang 33

xuyên trong mỗi kỳ báo cáo.

+ Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành

Để đạt được mục tiêu cơ bản của khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên làđảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm vàhiệu quả cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản sau:

+ Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểmtrên cơ sở dự toán chi đã xác định

+ Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh mọi

sơ hở gây lãng phí, tham ô, làm thất thoát nguồn vốn của NSNN

+ Phải đề cao nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn NSNN

Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên cần phải tránh hai khuynhhướng: quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện dẫn đến làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả củacác khoản chi thường xuyên Cần phải thiết lập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huyđược quyền dân chủ ở cơ sở trong quản lý tài chính, kiểm soát tốt nhất sự lạm quyền hayquá tải của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS trong sử dụng kinh phí đối với những đơn vịđược giao quyền tự chủ về tài chính

- Quyết toán chi thường xuyên:

Mục đích của quyết toán chi thường xuyên là nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lýlại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánhgiá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cho kỳ chấphành dự toán sau

Khi quyết toán chi thường xuyên cần chú ý các yêu cầu:

+ Phải lập đầy đủ và gửi kịp thời các loại báo cáo tài chính cho các cơ quan

có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định

+ Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác đối với các số liệu trong báo cáo;nội dung báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung trong dự toán và theo mụclục NSNN đã quy định

+ Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của KBNN đồng cấp trước khitrình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn

Trang 34

+ Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệtquyết toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc.

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ THỊ

XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN HẬU LỘC

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh tường là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc Huyện có 17 xã và 1Thị Trấn Đây là huyện có số thu điều tiết cho Ngân sách cấp huyện lớn nhất so với cáchuyện trong toàn tỉnh do làm tốt việc khai thác nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất

và huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư trên địa bàn

Công tác quản lý chi NSNN ở huyện Vĩnh Tường trong những năm qua đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận

Chi NSNN chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và đáp ứngcác khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực Các khoản chi luôn phù hợp với yêu cầuphát triển của huyện Chi đầu tư phát triển bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế của huyện, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuậtphục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế Trong thực hiện chi đầu tư phát triển còntập trung thực hiện các chương trình KT-XH của huyện: xóa đói giảm nghèo, kiên

cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng công cộng…Huyện đã

bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục,đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trínguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiếtkiệm, phù hợp với khả năng NS

Huyện đã có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tưphát triển: nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn,nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường quản lý chất lượng các côngtrình…

Trong quản lý chi thường xuyên: ở tất cả các khâu như lập dự toán, chấp hành dự

Trang 35

toán và quyết toán chi đều được thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực Khâu lập dựtoán đã bám sát các định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS cũng như nhiệm vụcủa từng đơn vị Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng tiết kiệm, đúng mụcđích Công tác kiếm soát chi qua KBNN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả Trong quản lýchi NSNN đã thực hiện nghiêm túc cơ chế tự chủ tài chính và khoán kinh phí hànhchính.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN tại huyện Vĩnh Tường vẫn còn một số tồntại cần khắc phục Trong quản lý chi đầu tư phát triển: việc bố trí vốn đầu tư còn dàntrải, phân tán; chất lượng công tác tư vấn chưa cao; tốc độ triển khai các dự án cònchậm; công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn chưa kịp thời, chất lượng báo cáochưa đảm bảo…Trong quản lý chi thường xuyên: công tác lập dự toán còn chậm về mặtthời gian và thường bị phụ thuộc, việc phân bổ dự toán ở một số đơn vị sử dụng NSchưa được thực hiện tốt, vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên…Một mặt

do năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ xã, thị trấn cũng như năng lực của các đơn vị tư vấn

về công tác đầu tư XDCB trên địa bàn còn nhiều hạn chế bất cập Nguồn thu của ngânsách các xã, thị trấn còn hạn chế và chưa tự cân đối được ngân sách Việc bố trí vốn đầu

tư XDCB chủ yếu trông chờ vào nguồn thu cấp quyền sử dụng đất và của ngân sách cấptrên Để tránh tình trạng đầu tư giàn chải, quyết định đầu tư không phù hợp với quyhoạch chung của huyện, không bố trí, cân đối được dẫn đến nợ đọng trong XDCB,UBND huyện đã quy định mọi dự án đầu tư trên địa bàn có sự tham gia vốn ngân sáchcấp huyện do UBND huyện quyết định đầu tư Chủ đầu tư được chủ động trong việcthuê tư vấn lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra thiết ký dự toán, trước khiquyết định đầu tư, UBND huyện giao cho các phòng ban chuyên môn thẩm định hoặc

đề nghị các sở chuyên ngành thẩm định để đảm bảo chất lượng của dự án và tránh tìnhtrạng khép kín trong đầu tư XDCB

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Thị xã Sầm Sơn là một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa cũng nhưcủa cả nước

Thực tế cho thấy, chi cân đối NS của thị xã qua các năm đều không ngừng tănglên Tuy nhiên, đối với chi đầu tư XDCB, nguồn vốn để cân đối chi đầu tư chủ yếu từ

Trang 36

nguồn thu tiền sử dụng đất nên chi đầu tư chưa đạt được kết quả cao so với yêu cầu củanhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn Chi thường xuyên hàng năm đều tăng nhữngcũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu các nhiệm vụ thường xuyên của thị xã.

Công tác quản lý chi NSNN ở thị xã Sầm Sơn trong những năm qua cơ bản được

tổ chức đúng quy định, quản lý sử dụng NS ngày càng chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: đã bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, ưu tiên xây dựng

cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành kinh tế mũi nhọn du lịch và định hướng xây dựng cơ

sở vật chất cho đô thị loại III Năng lực quản lý của chủ đầu tư được nâng cao: Ban quản

lý công trình thị xã đã được kiện toàn theo hướng tinh gọn và chất lượng, đáp ứng nhucầu quản lý trong điều kiện mới Trong công tác tư vấn: thị xã đã lựa chọn được các đơn

vị tư vấn có uy tín, chất lượng trong tất cả các khâu như lập dự án, thẩm định dự án vàgiám sát thi công

Trong quản lý chi thường xuyên: về cơ bản đã điều hành được nguồn chi, đã đápứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XHtrên địa bàn Kinh phí chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm,đúng mục đích Các đơn vị sử dụng NS với việc được giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí đã chủ động hơn trong điềuhành NS; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí; các đơn vị đã xây dựng được quy chế chitiêu nội bộ, đưa ra được các phương án tiết kiệm chi thường xuyên để nâng cao thu nhậpcho cán bộ và đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác quản lý chi NSNN ở thị xãSầm Sơn vẫn còn một số điểm hạn chế

Trong quản lý chi đầu tư phát triển: việc xây dựng kế hoạch vốn hàng năm chưathực sự khoa học và chặt chẽ, việc bố trí còn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm,trọng điểm; việc đầu tư vào những công trình chưa thực sự cần thiết, nguồn vốn khôngđáp ứng được đã dẫn đến tình trạng nợ đầu tư XDCB khá lớn; vẫn tồn tại một số hạn chếtrong khâu tư vấn làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình; nhiều công trình bàngiao đưa vào sử dụng đã lâu nhưng chậm quyết toán

Trong quản lý chi thường xuyên: trình độ lập dự toán của các đơn vị còn hạn chế,

Trang 37

chủ yếu dựa vào số liệu năm trước và số áp đặt chỉ tiêu của cấp trên; phương án phân bổ

NS còn cứng nhắc; việc chấp hành dự toán chi thường xuyên vẫn còn một số SN chichưa hiệu quả như SN chuyển giao kỹ thuật, SN môi trường - công cộng; vẫn còn tồn tạitình trạng lãng phí trong chi thường xuyên và chủ yếu ở lĩnh vực hành chính; công táckiểm soát chi của KBNN đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị trongquan hệ giao dịch…

1.3.3 Bài học rút ra cho huyện Hậu Lộc trong quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN cấp huyện, thị xã, huyện trực thuộc tỉnh đều tập trung chủyếu vào hai nội dung: quản lý chi đầu tư phát triển (trong đó tập trung vào chi đầu

tư XDCB) và quản lý chi thường xuyên

Mặc dù bị phụ thuộc về nguồn Ngân sách được phân bổ từ cấp tỉnh nhưngcác địa phương đều có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lýchi NSNN

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: chú trọng thực hiện nghiêm túc theo cácquy định của Nhà nước về đầu tư XDCB trong tất cả các khâu; coi trọng việc bố trí

cơ cấu đầu tư hợp lý trong đó có xác định lĩnh vực được ưu tiên phù hợp với mụctiêu phát triển KT-XH trên địa bàn Công tác quản lý của chủ đầu tư, công tác tưvấn giám sát ngày càng được quan tâm, chú ý để không ngừng nâng cao chất lượng

Trong quản lý chi thường xuyên: luôn bám sát theo đúng quy định của LuậtNgân sách trong thực hiện quy trình quản lý; việc thực hiện công khai tài chính cáccấp luôn được coi trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức và nhândân trong quản lý sử dụng Ngân sách ở các địa phương, đơn vị; đồng thời đẩy mạnhviệc thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị nhằm nâng caohiệu quả của các khoản chi Ngân sách, nâng cao ý thức tiết kiệm để tăng thu nhậpcho chính bản thân của các cán bộ, công chức

Tuy nhiên, cần chú ý khắc phục một số tồn tại sau trong công tác quản lý chiNSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc đó là:

Thứ nhất, đối với quản lý chi đầu tư phát triển: cần nâng cao hơn nữa chất

Trang 38

lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tránh tình trạng dàn trải, nên đầu

tư có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng chất lượng của công tác quản lý và tư vấn đểnâng cao chất lượng các công trình; đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và nângcao chất lượng báo cáo quyết toán

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên: cần có các biện pháp để nâng cao

chất lượng của công tác lập dự toán; khắc phục tình trạng lãng phí trong chi thườngxuyên; nâng cao công tác kiểm soát chi của KBNN, tránh gây khó khăn trong giaodịch cho các đơn vị sử dụng NS

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, THANH HÓA

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm

200 04'10'' độ Bắc và kinh tuyến từ 1050 54' 45'' đến 1060 04'30'' độ Đông có ranhgiới như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn

- Phía Nam giáp huyện Hoằng Hoá

- Phía Đông giáp với biển Đông

- Phía Tây giáp sông Mã (ranh giới với huyện Thiệu Hoá và huyện HoằngHoá)

Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông Lèn, Phía Nam là sôngCầu Sài và sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông thuận lợi cho giao thôngđường thuỷ và phát triển kinh tế tổng hợp Đường bộ có Quốc lộ 1A đi qua các xãĐồng Lộc, Đại Lộc và Triệu Lộc theo hướng Bắc Nam Đây là tuyến giao thôngquan trọng tạo thế mạnh để khu vực Phía Tây huyện Hậu Lộc trở thành khu đô thịcông nghiệp Quốc lộ 10 chạy xuyên xuốt toàn huyện qua các xã Liên Lộc, HoaLộc, Thịnh Lộc, Thị trấn đến hết xã Thuần Lộc Đây cũng là tuyến giao thôngquan trọng tạo điều kiện để huyện phát triển kinh tế toàn diện bền vững

* Địa hình, địa mạo

Địa hình Hậu Lộc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tạo thành hìnhlòng chảo, có thể chia địa hình Hậu Lộc thành 3 vùng

- Vùng đồi: Nằm phía Tây Bắc của huyện gồm các xã Châu Lộc, Triệu Lộc,

Trang 40

Đại Lộc với diện tích 2.165,0ha chiếm 15,2% diện tích tự nhiên toàn huyện Đây làvùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng Thuận lợi cho việctrồng lúa, chăn nuôi gia súc - cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Vùng đồng gồm các xã: Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tiến Lộc, Phong

Lộc, Tuy Lộc, Lộc Tân, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Thuần Lộc, Thịnh Lộc, XuânLộc, Thị trấn với diện tích 6.578,09ha chiếm 46,49% diện tích tự nhiên toàn huyện.Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đaichủ yếu là phù sa có glây trung bình, thích hợp với cây lúa, cây vụ đông trên đất 2lúa (cây ngô) và chăn nuôi

- Vùng ven biển gồm các xã: Liên Lộc, Quang Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Hòa

Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc có diện tích 5.406,59hachiếm 38,29% diện tích tự nhiên toàn huyện đây là vùng đất được hình thành doquá trình bồi đắp của sông và biển từ xa xưa Đây là vùng có địa hình tương đốibằng phẳng, thành phần có giới chủ yếu là cát pha, dễ thoát nước, thích hợp choviệc trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, đây cũng là vùng

có các cửa sông, cửa biển nên sẽ tập trung phát triển thủy hải sản của huyện

* Khí hậu thời tiết

Theo tài liệu của đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc miền Trung - trên địahình Thanh Hóa thì Hậu Lộc nằm trong vùng khí hậu ven biển (tiểu vùng Ib) củatỉnh Thanh Hóa có đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 86000C, biên độ 12-130C, biên độ ngày

5,5-60C

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600-1900mm Vụ mùa chiếm 87-90%

lượng mưa cả năm Mùa mưa kéo dài từ đầu tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trungvào các tháng 6, 7, 8, 9 Lượng mưa phân bố ở các tháng không đều Tháng 8 vàtháng 9 có lượng mưa lớn nhất, mỗi tháng xấp xỉ 460mm, tháng 1 có lượng mưa ítnhất khoảng 18-22mm

- Độ ẩm không khí: Trung bình năm 85-86% các tháng có độ ẩm không khí

cao nhất là tháng 2, 3 và tháng 4 xấp xỉ 90%

Ngày đăng: 18/04/2017, 20:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chínhcông
Tác giả: Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2007
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
7. Phạm Chí Hiếu (2010), Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnhHà Tĩnh
Tác giả: Phạm Chí Hiếu
Năm: 2010
8. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Tài chính công
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2007
9. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình quản lý kinh tế - Hệ cử nhân Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhquản lý kinh tế - Hệ cử nhân Chính trị
Tác giả: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
10. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấpchính quyền địa phương
Tác giả: Phạm Đức Hồng
Năm: 2002
11. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngân sách nhà nước
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2006
12. Đặng Thị Loan (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thànhtựu và những vấn đề đặt ra
Tác giả: Đặng Thị Loan
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
13. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thựctrạng và giải pháp
Tác giả: Lê Chi Mai
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2006
14. Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạngvà giải pháp
Tác giả: Dương Thị Bình Minh
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
15. Nguyễn Thị Mai Phương (2008), Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn thị xãSầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Phương
Năm: 2008
16. Philip E.Taylor (1961), Kinh tế tài chính công, bản dịch của trường Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài chính công
Tác giả: Philip E.Taylor
Năm: 1961
18. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Năm: 2007
19. Nguyễn Hữu Từ (2005), Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về tài chính ở cấp tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hoc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về tài chính ở cấptỉnh, huyện trực thuộc Trung ương
Tác giả: Nguyễn Hữu Từ
Năm: 2005
20. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình về quản lý ngân sách
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
41. Ths. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Đổi mới chính sách pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, Tạp chí tài chính (số 09 (587)2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách pháp luật về phân cấpquản lý ngân sách nhà nước
Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Năm: 2013
4. Đảng bộ huyện Hậu Lộc (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015 Khác
17. Huyện uỷ Hậu Lộc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXV Khác
21. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2006), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w