1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh hưng yên

8 593 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 289,27 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên Vũ Thành Nam Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hùng Sơn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Tài chính; Quản lý ngân sách; Cấp tỉnh. Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của nhà nước gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ngân sách Nhà nước, Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách tài chính quan trọng của một quốc gia để quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính của quốc gia đó. Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu. Là một công cụ tài chính quan trọng của nhà nước, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề nhà nước và tiền đề kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Ở Việt Nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi mô hình kinh tế tại nước ta, từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý Ngân sách Nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể; đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng Ngân sách Nhà nước lành mạnh, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích luỹ để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo các nhiệm vụ quốc kế, dân sinh. Ngân sách Nhà nước là một nhân tố quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách Địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân sách do Trung ương quản lý, phân bổ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân. Mỗi cấp ngân sách có mục tiêu và phạm vi hoạt động khác nhau nhưng có mối liên hệ khăng khít với ngân sách quốc gia; ngân sách cấp huyện, thành phố là một bộ phận hữu cơ cấu thành của ngân sách tỉnh là công cụ để chính quyền cấp huyện, thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Song kể từ khi Luật Ngân sách đi vào thực tiễn, những yếu tố, điều kiện chưa được tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách đặt ra. Trong hoàn cảnh đó, tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng Ngân sách Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả hơn; giúp nước ta sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng. Hưng Yên là một tỉnh được tái lập năm 1997 (tách ra từ tỉnh Hải Hưng theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX) có 10 huyện, thành phố nằm ở tả ngạn Sông Hồng, trung tâm của Đồng Bằng Bắc Bộ với vị trí địa lý thuận lợi. Sau gần 20 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên với quyết tâm và những biện pháp phù hợp đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh, Ngân sách Nhà nước của tỉnh Hưng Yên nói chung và của các địa phương trên địa bàn tỉnh nói riêng đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, công tác quản lý ngân sách cấp huyện tại tỉnh Hưng Yên vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy tốt vai trò, hiệu quả; thu ngân sách hàng năm không đủ chi, ngân sách tỉnh phải trợ cấp cân đối, chính vì vậy, để thực hiện tốt Luật Ngân sách năm 2002 thì vấn đề tăng cường quản lý ngân sách càng trở nên cấp bách. Với thực trạng như vậy, việc nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên” là thực sự cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu công tác quản lý ngân sách nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, chẳng hạn: - Luận án tiến sỹ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, năm 2011; - Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn từ 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012; - Luận án tiến sỹ kinh tế “Tổ chức kiểm toán Ngân sách Nhà nước do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2009; - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” của tác giả Bùi Mạnh Cường, trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012; - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Phù Cát” của tác giả Phạm Văn Thịnh, trường Đại học Đà Nẵng, năm 2011; - Đề tài luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN tỉnh Hưng Yên” của tác giả Đỗ Thị Anh, trường Đại học Ngoại thương-Hà Nội, năm 2013. Hàng năm các địa phương khi trình lên Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố dự toán ngân sách địa phương đều có bản giải trình, đây là những tài liệu rất cụ thể, rất thời sự gợi ý nhiều ý tưởng tốt. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là vấn đề mới đang đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù để quản lý ngân sách cấp huyện có hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng, tình hình quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Ngân sách cấp huyện + Khái niệm về Ngân sách Nhà nước, ngân sách cấp huyện; + Quản lý ngân sách cấp huyện. - Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Luận văn đưa ra các phương án nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách cấp huyện và ngân sách thành phố thuộc tỉnh. - Hướng tiếp cận: Từ góc độ của Sở Tài chính tỉnh để nhìn nhận, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách cấp huyện theo quan điểm tình hình bất cân đối thu chi ngân sách và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này trong thời gian qua. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên ; + Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ những tài liệu đã công bố từ năm 2010 đến nay; Số liệu điều tra thực trạng chủ yếu trong 3 năm từ 2009 đến 2012. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. Trong đó đại diện là thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu; việc chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài đối với hai đơn vị nghiên cứu này xuất phát từ tính đại diện cao cho đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên cho thấy Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội, của tỉnh và mang nhiều nét đặc trưng của tỉnh; Thu, chi ngân sách của Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu, chi toàn tỉnh nên công tác quản lý ngân sách Thành phố Hưng Yên có tính đại diện cao cho các huyện của tỉnh. Huyện Khoái Châu là một huyện thuần nông, có diện tích và dân số lớn nhất trong số các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, là một huyện có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hưng Yên; huyện Khoái Châu là một huyện chưa tự cân đối được ngân sách, đây là một huyện mang nhiều nét đặc trưng của những huyện thuần nông trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, Thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu mang đủ các yếu tố, điều kiện để đại diện và nói nên đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động kinh tế phát sinh, các nét đặc trưng nhất của công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp lý luận chung là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nước được xem như một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần được quan tâm đổi mới. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp thống kê, phân tích dựa trên lý thuyết kinh tế học vĩ mô, kinh tế ngành như: Lý thuyết tài chính - tiền tệ, ngân hàng, … nhằm phân tích, đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên cơ sở số liệu, tài liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp để đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế. 6. Đóng góp mới của luận văn Với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu từ các tác giả khác nhau và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của Người hướng dẫn khoa học, đề tài đưa ra một số đóng góp như sau : - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách cấp huyện và quản lý Ngân sách Nhà nước cấp huyện; - Phân tích rõ thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp huyện, điển hình là thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu; - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. 7. Kết cấu của luận văn (Nội dung chi tiết từng chương) Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp huyện. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên Reference Tài liệu tham khảo * * * Tiếng Việt 1. Bộ Tài Chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, NXB Tài chính, Hà Nội 2003. 2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số 192/2010/TT-BTC-BTP-VPCP của Bộ Tài chính, Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN. 3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, Quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. 4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP. 5. Bộ Tài chính (2003), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý tài chính- ngân sách. 6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. 7. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. 8. Cục Thống kê Hưng Yên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2012. 9. Lê Văn Hưng, Lê Hùng Sơn (2011), Giáo trình Ngân sách Nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 10. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn từ 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. HĐND tỉnh Hưng Yên (2010), Nghị quyết số 143/NQ-HĐND ngày 21tháng 9 năm 2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên, Về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách (Từ năm 2011 đến năm 2015). 12. HĐND tỉnh Hưng Yên (2010), Nghị quyết số 217/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh Hưng Yên, Về điều chỉnh, bổ sung một số mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. 13. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về Ngân sách Nhà nước để thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước mới, NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2002), Luật Ngân sách Nhà nước. 15. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2003), Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân. 16. Uỷ ban nhân tỉnh Hưng Yên (2010, 2011, 2012), Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2010-2011-2012. 17. Uỷ ban nhân thành phố Hưng Yên (2010, 2011, 2012), Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2010-2011-2012. 18. Uỷ ban Nhân dân huyện Khoái Châu (2010, 2011, 2012), Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2010-2011-2012 huyện Khoái Châu. 19. Uỷ ban nhân huyện Chí Linh (2010, 2011, 2012), Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2010-2011-2012. Website 20. http://vi.wikipedia.org 21. http://hungyen.gov.vn 22. http://chilinh.org.vn 23. http://tphungyen.hungyen.gov.vn/ 24. http://khoaichau.hungyen.gov.vn/ . đề lý luận về Ngân sách cấp huyện + Khái niệm về Ngân sách Nhà nước, ngân sách cấp huyện; + Quản lý ngân sách cấp huyện. - Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. quản lý ngân sách cấp huyện. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên. Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện. án nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách cấp huyện và ngân sách thành

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w