Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 83 - 86)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN

3.2.3. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước

3.2.3.1. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán chi, thưc hiện các quy định về đầu tư XDCB; tiếp tục thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB, kiên quyết loại bỏ những nội dung chi không phù hợp với thực tế, không đúng theo quy hiện hành nhằm đảm bảo: đầu tư hiệu quả, chất lượng, chống thất thoát, lãng phí; ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các

sai phạm, khi phát hiện sai pham phải xử lý nghiêm minh để làm gương cho các đối tượng khác.

- Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình và chế tài xử phạt nếu có vi phạm lớn về mặt tiến độ.

- Yêu cầu UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo quyết toán các công trình, dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng thời gian quy định. Đối với những đơn vị thực hiện không nghiêm túc, UBND huyện xem xét tạm ngừng cấp vốn đầu tư XDCB để hoàn tất hồ sơ quyết toán.

- Tăng cường hơn nữa công tác tư vấn đầu tư XDCB: tăng cường cán bộ làm công tác tư vấn cho từng công trình, dự án; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm tư vấn.

- Tích cực tuyên truyền sâu rộng luật NSNN và các văn bản, quy định mới trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB tới các đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB: có thể bằng hình thức phát tờ rơi, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức vể luật NSNN,…

3.2.3.2. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên

- Yêu cầu các đơn vị lập dự toán NS theo đúng trình tự và phương pháp quy định, đảm bảo tính chính xác, sát với thực tế, theo đúng quy định của luật NSNN.

Các đơn vị khi triển khai lập dự toán phải thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định của phòng TC-KH huyện, tuân thủ hệ thống các chính sách, chế độ và định mức chi hiện hành. Dự toán phải đảm bảo tính chi tiết, cụ thể, đảm bảo sự hợp lý và thuận tiện cho việc phân bổ dự toán.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ chế độ thông tin báo cáo đã được quy định, đảm bảo về thời điểm và chất lượng báo cáo.

- Đẩy mạnh thực hiện công khai tài chính công và quy chế dân chủ:

+ Làm tốt công tác tuyên truyền để các cán bộ, các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội nhận thức được vai trò của công khai tài chính công và việc thực hiện quy chế dân chủ trong công tác quản lý chi NSNN, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khâu giám sát thực hiện.

+ Nội dung công khai cần cụ thể, chi tiết, rõ ràng và dưới nhiều hình thức:

thông qua văn bản, niêm yết công khai và tiến tới khuyến khích việc sử dụng hình thức cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử của đơn vị để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát của chính đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong nội bộ đơn vị.

+ Khi phát hiện những sai phạm trong thực hiện quy chế công khai tài chính và dân chủ trong các đơn vị cần xử lý một cách nghiêm túc, triệt để, tránh sự tái phạm.

- Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và khoán chi hành chính:

+ Nhân rộng việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính đối với các đối tượng thụ hưởng NS.

+ Làm tốt công tác tư tưởng: tuyên truyền, quán triệt về lợi ích của việc thực hiện cơ chế khoán tới các đơn vị và mọi cán bộ, công chức để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan phải được xây dựng và ban hành trên cơ sở sự đồng thuận, nhất trí của tất cả các cán bộ, công nhân viên. Tất cả các khoản chi phát sinh đều phải được thanh quyết toán dựa trên quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được thực hiện thường xuyên, cụ thể hơn nữa để kịp thời ngăn chặn và phát hiện các sai phạm.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công:

+ Mở rộng đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công của huyện.

+ Tăng cường việc trao quyền cho các thủ trưởng đơn vị để họ chủ động trong việc bố trí cán bộ, bố trí nguồn NS được cấp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức.

- Tăng cường công tác thanh tra tài chính NS:

+ Quy trình thanh tra cũng như các hệ thống các văn bản quy định cho công

tác thanh tra cần được đổi mới, cập nhật cho phù hợp với các chế độ, chính sách tài chính mới.

+ Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc cập nhật những kiến thức mới cho các cán bộ thanh tra tài chính thông qua các hình thức: đào tạo, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, thảo luận chuyên đề,…

+ Thực hiện có hiệu quả việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra tài chính, tránh hiện tượng chồng chéo trong công tác thanh tra gây lãng phí về thời gian và nhân lực.

+ Tiếp tục triển khai thanh tra theo trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực, nội dung nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm (như lĩnh vực chi đầu tư XDCB; GPMB; mua sắm tài sản, trang thiết bị).

+ Khi phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm minh, đúng quy định, tránh hiện tượng bao che, nể nang trong xử lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật NS và nâng cao ý thức tiết kiệm của các đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên.

Việc tuyên truyền, phổ biến luật NS có thể thực hiện dưới nhiều hình thức:

ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, nêu gương điển hình,…

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật NSNN, phải nâng cao ý thức tiết kiệm cho từng đối tượng cán bộ, công chức: phải để bản thân mỗi cán bộ nhận thức được thực trạng khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa cũng như huyện Hậu Lộc không nằm ngoài bức tranh chung đó; để vượt qua khó khăn, thách thức đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của mỗi người dân, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức; mỗi cán bộ, công chức phải nêu cao ý thức tiết kiệm ngay trong chính quá trình thực hiện công việc của mình cũng như đề xuất được những sáng kiến giúp tiết kiệm được các khoản chi phí, đồng thời tăng thu cho đơn vị; phải kiên quyết cắt giảm những khoản chi kém hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w