Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 80 - 83)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán

3.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Thứ nhất, xem xét, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý chi NSNN (Phòng TC-KH huyện, phòng giao dịch KBNN huyện, bộ phận kế toán của các đơn vị,…); trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh theo hướng chuyên môn hóa, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót công việc, tạo kẽ hở trong công tác quản lý.

Thứ hai, thực hiện tinh giản biên chế trên cơ sở xác định lại nhu cầu biên chế gắn với chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị.

Thứ ba, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trong việc trao đổi thông tin báo cáo, quyết toán các khoản chi của NSNN (có thể tăng cường sự trao đổi thông tin trực tuyến nhằm tiết kiệm về

thời gian, nhân lực; đảm bảo tính chính xác, kịp thời) Thứ tư, nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN của phòng TC-KH huyện.

- Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được áp dụng nhằm xây dựng quy trình hoạt động quản lý một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người lãnh đạo kiểm soát, đánh giá được quy trình hoạt động trong nội bộ cơ quan.

Để việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại phòng TC-KH huyện ngày càng phát huy tính hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây: quán triệt và tổ chức đào tạo cho toàn thể các cán bộ trong phòng cũng như cán bộ của các đơn vị trực thuộc về tầm quan trọng của ISO 9001:2000, về các nội dung trong bộ tiêu chuẩn chất lượng và đặc biệt là quy định về các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ mà từng cán bộ phải đảm nhiệm; Xây dựng hệ thống văn bản trong đó quy định rõ hệ thống chính sách, mục tiêu chất lượng, trách nhiệm, quyền hạn và các yếu tố cần được kiểm soát cho tất cả các hoạt động của phòng TC-KH huyện; Thường xuyên rà soát để đề xuất các phương án điều chỉnh cho các bộ phận của hệ thống chất lượng hiện hành chưa phù hợp với thực tế công việc.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả tham mưu cho các cấp lãnh đạo; triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý thông tin ngân sách và kho bạc (TABMIS); phối hợp và kiến nghị với Trung tâm Tin học - Sở tài chính tỉnh Thanh Hóa trong việc: hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng, tăng cường sự trao đổi trực tuyến với các cơ quan có liên quan, đảm bảo tiếp nhận, xử lý và chuyển tiếp các thông tin một cách chính xác, kịp thời (hiện tại, phòng TC-KH huyện đã và đang ứng dụng các phần mềm quản lý NS xã, phần mềm quản lý thu chi NS huyện, phần mềm kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp; tiến tới cần tiếp tục việc áp dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục); xây dựng website của phòng TC-

KH huyện nhằm đảm bảo sự trao đổi thông tin với các bộ phận khác trong bộ máy quản lý chi NSNN và đồng thời là kênh cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách đến các đối tượng quan tâm, là phương tiện để thực hiện công khai tài chính, công khai hóa các thủ tục hành chính,…

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của phòng giao dịch KBNN huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi của phòng giao dịch KBNN huyện: quá trình nhập và kiểm soát dự toán chi cần nhanh gọn và linh hoạt.

Ban hành quy trình thủ tục tại phòng giao dịch KBNN huyện về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi thường xuyên; xác định rõ về hồ sơ, thủ tục cần có và thời hạn giải quyết; niêm yết công khai tại nơi giao dịch để các đơn vị liên quan có khả năng đối chiếu, kiểm tra, giám sát.

Thứ sáu, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý chi NS, đặc biệt là chi đầu tư XDCB; kiện toàn tổ chức thanh tra nhân dân tại các xã, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, nâng cao năng lực, trình độ và tạo các điều kiện thuận lợi để tổ chức này thực hiện tốt vai trò giám sát của mình.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, NS trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chi NSNN, đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất đạo đức.

Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện:

Thứ nhất, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh; xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ tài chính các cấp, cụ thể tới từng vị trí công việc. Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là trong

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

Thứ hai, tổ chức tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN một cách rộng rãi, công khai nhằm lựa chọn được những người thực sự có năng lực.

Thứ ba, xây dựng quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đao quản lý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra theo quy định; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại theo chức danh và theo từng công việc (đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác:

ngoại ngữ, tin học,…). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kế toán cơ sở (kế toán các xã, thị trấn, kế toán các trường học).

- Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB: các cán bộ tư vấn, thẩm định, xét duyệt thiết kế, chỉ đạo thi công, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình; rà soát lại các vị trí làm việc để bổ sung thêm số lượng cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư XDCB.

- Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra: phải nắm vững quy trình quản lý, luôn cập nhật các quy định mới trong công tác quản lý chi NSNN, nắm vững các chế tài xử lý khi phát hiện sai phạm,…;

đồng thời tăng cường cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực TC-KH, về đầu tư XDCB cho thanh tra huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w