Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
* Dân số, lao động và phân bố dân cư
- Dân số: Dân số trung bình của huyện năm 2012 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ về giới nữ giới chiếm 51,62%.
- Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực; chỉ trong 5 năm (từ 2007 -2012) tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25%. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Huyện đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng qua các năm từ 22% năm 2000 lên 24,6% năm 2005 và năm 2010 đạt 26,6%, năm 2011 đạt 27,1%.
Tóm lại nguồn nhân lực của Hậu Lộc mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện và của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.
- Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư giữa các xã, các vùng trong huyện cũng không đều. Xã có dân cư đông nhất là Ngư Lộc (chiếm 9,45% tổng dân số của huyện, mật độ dân số 17.331người/km2 năm 2011), xã số dân ít nhất là Thịnh Lộc (chiếm 1,46% tổng dân số của huyện, mật độ dân số 972 người/km2 ). Mật độ dân số của huyện tập trung đông ở các xã ven biển.
* Thương mại - Du lịch - Dịch vụ - Thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực Thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2005 đạt 265 tỷ đồng; năm 2008 đạt 435 tỷ đồng; năm 2010 tổng mức bán lẻ ước đạt 530 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 7,8 triệu USD; năm 2008 đạt 8,5 triệu USD; Riêng năm 2012 giá trị xuất khẩu đạt 16,5 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu tham gia xuất khẩu gồm mặt hàng nông lâm sản, hải sản, gia cầm, lợn sữa, thuỷ sản...
Hiện nay, toàn huyện có 17 chợ nông thôn và 2 khu trung tâm kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ (tại thị trấn Hậu Lộc). Hầu hết các chợ chưa đáp ứng
được nhu cầu giao thương.
- Du lịch
Trên địa bàn huyện có nhiều di tích và danh lam thắng cảnh gắn liền với nhiều truyền thuyết nỗi tiếng trong tỉnh và cả nước như: đền Bà Triệu, chùa Sùng Nghiêm, Chùa Cách, Đền Hàn, Làng Lộc Tiên, Y Bích, Đò Lèn, Lạch Trường...
Những di tích lịch sử này đã tao nên một quần thể du lịch dọc theo quốc lộc 1A và quốc lộc10 nối liền với quần thể du lịch Phát Diệm - Nhà thờ đá (tỉnh Ninh Bình) với các danh thắng khác trong tỉnh Thanh Hoá. Nhưng cho đến nay do nhiều hạn chế về đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện chưa chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của huyện.
- Dịch vụ
+ Vận tải: Năm 2005 tổng số xe ôtô 66 chiếc, trong đó: số xe vận tải hàng hoá là 50 xe có công suất thiết kế trọng tải 260 tấn, số xe chở khách 16 chiếc, công suất 590 chỗ ngồi. Năm 2012 tổng số xe ôtô vận tải 268 chiếc, công suất trọng tải là 669 tấn, số xe chở khách 22 chiếc, công suất 573 chỗ ngồi.
+ Tài chính, ngân hàng: Giai đoạn 2007 - 2012 hệ thống các tổ chức tài chính, ngân hàng trên địa bàn huyện phát triển cả về số lượng, loại hình, quy mô và chất lượng hoạt động. Đến thời nay, huyện đã có Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, chi nhánh Quỹ tín dụng, các điểm giao dịch... cơ bản đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và dân cư trên địa bàn huyện về sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng đã cố gắng, bằng nhiều hình thức huy động, quản lý và giải quyết nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả; vốn lưu động và dư nợ hàng năm đều tăng, nợ quá hạn giảm.
+ Bưu chính, viễn thông: Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển nhanh, có nhiều tiến bộ trong phục vụ, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
Đến năm 2013 tổng số điện thoại là 21.800 máy, trong đó máy cố định là: 9.609 máy, Di động là : 12.191 máy…
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) thời gian qua có những chuyển biến mới và đang chuyển hướng quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp-TTCN, làng nghề. Ngoài việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống đã du nhập được một số nghề mới như: Thêu ren, móc hộp, mây giang xiên...
Đây là lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Mặc dù, thời gian qua có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN có bước phát triển, Năm 2008: 100 tỷ đồng, dự kiến năm 2012 ước đạt 728 tỷ đồng.
Tính đến năm 2012, toàn huyện có 3.479 cơ sở và hộ cá thể sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp; trong đó: kinh tế tập thể có 7 cơ sở, kinh tế cá thể có 3.468 cơ sở, kinh tế hổn hợp có 4 cơ sở. Một sô nhà máy chế biến nông lâm sản và sản xuất gạch ngói lớn trong huyện như:
+ Nhà máy gạch Tuy nen Đại Thanh công xuất 15 triệu viên/năm + Nhà máy lắp ráp ô tô VINASUKI (Xuân Kiên)
+ Nhà máy May IVORY - Làng nghề truyền thống:
Toàn huyện có các nghề sau:
+ Nghề rèn Tiến Lộc: Hiện nay có gần 400 hộ sản xuất, giá trị sản xuất CN- TTCN từ ngành nghề thu hút trên 1.500 lao động thường xuyên có việc làm ổn định.
+ Nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Quang Lộc, Thành Lộc, sản xuất gạch ngói ở Liên Lộc, Hưng Lộc, Tuy Lộc, Phú Lộc, Thị trấn và một số xã ven Quốc lộ 10 đang phát triển.
+ Nghề thảm cói xuất khẩu: Là một thế mạnh truyền thống của Hậu Lộc, hiện nay đã có thị trường ổn định, nghề quại thảm được phục hồi, mở rộng ở các xã vùng biển như: Minh Lộc, Ngư lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc. Hàng năm sản xuất trên 200.000m2 thảm cói. Nghề rệt chiếu đang được khôi phục và đi vào sản xuất.
+ Làng nghề muối truyền thống ở huyện được sản xuất ở làng Tam Hoà (Hoa Lộc), Nam Khê (Hải Lộc) trong những năm qua đã được nhà nước đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: đường, ô nại, hệ thống thuỷ lợi, hàng năm sản xuất trên 12.000 tấn muối có chất lượng tốt, trong đó muối sạch đạt 1.000 tấn.
+ Nghề chế biến hải sản: mắm tôm, mắm chua, mắm chượp, nước mắm... là những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.
+ Nghề mây tre ở Thịnh Lộc, Liên Lộc vẫn được duy trì, phát triển, vừa qua đã vươn ra thị trường tiêu thụ ở ngoài tỉnh. Hàng năm sản xuất trên 100.000 sản phẩm từ mây, tre phục vụ cho sản xuất đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Mang lại thu nhập từ mặt hàng này hàng năm từ 1-2 tỷ đồng.
+ Nghề đóng sữa tầu thuyền, mộc dân dụng: Hàng năm đóng mới 25-30 tầu thuyền và sữa chữa hàng trăm chiếc đồng thời sản xuất hàng ngàn bộ gỗ dân dụng các loại đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
+ Ngoài những ngành nghề truyền thống trên, một số nghề TTCN như: Xay xát, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, dịch vụ cơ khí, sữa chữa điện tử, hầu hết địa phương đều hình thành và phát triển tốt.
* Giao thông vận tải
- Hệ thống đường bộ
Được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm của các ngành, các cấp và với sự nổ lực của nhân dân trong huyện, mạng lưới giao thông đườn bộ trong huyện được đầu tư xây dựng khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng với tổng chiều dài 440,76 km, trong đó
+ Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 10 với tổng chiều dài 18,511km;
+ Đường tỉnh lộ: có một tuyến dọc theo đường Minh Lộc - Hưng Lộc - Đa Lộc với tổng chiều dài 27km. Điểm đầu thược địa phận xã Hoa Lộc - điểm cuối kết thúc ở xã Đa Lộc. Nền đường hiện tại có chiều rộng từ 4-6m, mặt đường rộng 3- 3,5m. Kết cấu mặt đường đất và mặt đường bán thâm nhập nhựa.
+ Đường đường ven biển: Dự kiến 2010 hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, cải tạo, nâng cấp 1 số đoạn quan trọng có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đoạn thuộc địa phận huyện Hậu Lộc (Đa Lộc - Hưng Lộc - Minh Lộc) nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+ Đường huyện: có 4 tuyến với tổng chiều dài 31,6238km. Giai đoạn 2005-2010 tập chung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, thiết thực phục vụ các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống và các vùng kinh tế nông - ngư nghiệp, nuôi trồng hải sản trọng điểm, các hoạt động phục vụ du lịch.
+ Đường giao thông nông thôn: bao gồm đường liên thôn, đường thôn xóm với tổng chiều dài 327,23 km. Giai đoạn 2006-2010 nhựa hoá đường giao thông trục xã 50%, kiên cố hoá đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn 60%
Ngoài ra còn có các tuyến đi trùng với đê gồm thuộc hệ thống đê trung ương do cục đê điều quản lý và hệ thống đê địa phương do huyện quản lý vừa có tác dụng phòng chống bão lụt vừa phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải.
- Hệ thống đường thủy
Trên địa bàn huyện có 4 tuyến sông, kênh đi qua gồm:
+ Sông Lèn: đoạn đi qua Hậu Lộc từ ngã ba Bông đến Lạch Sung có tổng chiều dài 40km.
+ Sông Cầu Sài: đoạn qua Hậu Lộc thôn Lam Thượng cắt qua quốc lộ 10 và kết thúc tại cuối xã Thuần Lộc; có chiều dài 4km.
+ Sông Bút: đoạn qua Hậu Lộc có chiều dài 9km bắt đầu từ thôn Bộ Đầu (xã Thuần Lộc) và kết thúc tại của Lạch Trường xã Hoa Lộc.
+ Ngoài ra còn có các tuyến kênh như: Kênh De dài 6,6km; kênh Trà Giang gồm hai nhánh và có tổng chiều dài là 17km.
- Hệ thống bến xe, bến cảng
+ Bến xe ô tô khách: hiện tại trên địa bàn huyện mới có một bến xe ô tô khách đã được xây dựng tai xã Minh Lộc. Với tổng diện tích là 3.007 m2; khả năng tiếp nhận xe đạt 50 lượt xe/ngày.
+ Bến cầu De thuộc kênh De: là bến tự nhiên dùng để bốc xếp trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, than. Ngoài ra còn có cảng Lèn đã được quy hoạch với công suất 1,6 triệu tấn/năm, cho loại tàu có tải trọng 1000 tấn ra vào.
Đến năm 2010 xây dựng thêm 3 bến xe tại xã Lộc Tân, Triệu Lộc, Tuy Lộc và nâng cấp bến xe Minh Lộc. Quy mô bến xe Lộc Tân xây dựng thành tiêu chuẩn bến xe loại 4. Các bến xã Triệu Lộc, bến xã Tuy Lộc xây dựng đạt tiêu chuẩn bến loại 5.
* Thuỷ lợi
Tính đến nay toàn huyện đã xây dựng được 61 trạm bơm tưới, diện tích tưới được là 5.648 ha. Diện tích còn hạn 2.040 ha tập trung chủ yếu là ở Đông kênh De (vùng biển): 940 ha; Tây kênh De và vùng Đông Trà Giang: 1.100 ha. Đã kiên cố hoá được 124,9 km/193 km kênh Cấp I; 154 km/354 km kênh Cấp II, III.
- Các trạm bơm chủ đạo gồm: trạm bơm Châu Lộc 9 máy x 1000-1200m3/h.
- Các trạm bơm nằm trên địa bàn các xã lấy nước từ sông Trà Giang, kênh trạm bơm Đại Lộc, kênh 5 xã để cấp nước gồm: 23 trạm bơm với 39 máy công suất từ 780m3/h đến 1000m3/h do các xã trực tiếp quản lý, khai thác.
- Kênh từ trạm bơm Đại Lộc hiện đang làm 2 nhiệm vụ tưới, tiêu kết hợp có chiều dài 7,7 km cung cấp nước tưới và tiêu cho các xã Đại Lộc, Thành Lộc, Lộc Sơn, Cầu Lộc, Tuy Lộc và Phong Lộc.
- Kênh từ trạm bơm Châu Lộc dài 9,97 km cung cấp nước tưới cho các xã:
Châu Lộc, Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân và Mỹ Lộc.
- Kênh từ trạm bơm Yên Hoà dài 2,47 km cung cấp nước tưới cho các xã Thịnh Lộc, Lộc Tân, Hoa Lộc và Phú Lộc.
- Kênh Tân Cầu (kênh 2/9) dài 3 km bắt đầu từ kênh trạm bơm Đại Lộc (10 xã) đến điểm cuối giáp sông Trà Giang phục vụ tưới tiêu cho diện tích đất 2 lúa các xã Lộc Tân, Cầu Lộc, Tuy Lộc.
Là huyện có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh từ năm 1976. Các công trình tưới được hoàn chỉnh đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các công trình về tưới vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các công trình tưới trong chủ yếu là tưới bằng các trạm bơm lấy nước sông Lèn, sông Trà Giang, sông kênh De.
* Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp lớn cho nền kinh tế của huyện Hậu Lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Vì vậy thời gian qua các cấp, các ngành trong huyện luôn quan tâm và chỉ đạo kịp thời sản xuất nông nghiệp. Huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện, nên ngành nông nghiệp của huyện thời gian qua phát triển ổn định và khá toàn diện. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành đạt 1.086 tỷ đồng, gấp 1,15 lần năm 2008 ; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2011 là 7,86 %/năm.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ: huyện đã chỉ đạo chuyển dịch hợp lý cơ
cấu cây trồng mùa vụ theo hướng tránh thiên tai đạt hiệu quả kinh tế cao. Tăng nhanh diện tích xuân muộn, giảm diện tích xuân sớm, bỏ xuân chính vụ. Từ 67%
diện tích xuân muộn năm 2003 lên 81% diện tích xuân muộn năm 2006. Đặc biệt các loại giống lúa chất lượng cao đã gieo cấy với quy mô diện rộng ở nhiều địa phương trong huyện. Chuyển diện tích lúa hay bị úng lụt vụ mùa sang gieo trồng vụ hè thu, chuyển diện tích trồng các cây lương thực hiệu quả không cao sang trồng cây công nghiệp, hoặc lúa - cá... Sản xuất vụ đông được mở rộng, trong đó chú trọng mở rộng trên diện tích đất 2 lúa.
* Chăn nuôi:
Thực hiện trương trình cải tạo nâng tầm vóc đàn bò và nạc hoá đàn lợn của tỉnh. Huyện đã xây dựng chương trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với phát triển trang trại. Từ năm 2004 đến năm 2008 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát ở 13 xã, dịch lở mồm long móng xảy ra ở 7 xã trong huyện, dịch tai xanh ở lợn. Song ngành chăn nuôi của huyện đã có những bước phát triển khá rõ nét; năm 2005 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 188 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 6,53%/năm (TK 2001-2005), nâng tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp của huyện lên 37,68%. Năm 2008, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 253 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 41,96% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2012 là 45,27%.
Tóm lại: Ngành chăn nuôi của huyện phát triển khá mạnh và toàn diện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Phát triển chăn nuôi ngoài việc đáp ứng cơ bản nhu cầu trong huyện còn cung cấp một phần cho nhu cầu ngoài huyện. Chăn nuôi đang dần trở ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện và sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới.
- Lâm nghiệp.
Sản xuất lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong giải quyết môi trường, làm nguyên liệu cho nhà máy giấy, trang trại vườn đồi. Thực hiện tốt công tác trồng và chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, rừng trồng tập trung. Công tác phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm. Đến năm 2011, tổng diện tích rừng