Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 86 - 95)

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN

3.2.4. Các giải pháp khác

- Tích cực triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo nguồn vốn đầu tư XDCB. Huy động hiệu quả nguồn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng theo Nghị quyết của HĐND huyện, đặc biệt đẩy mạnh phong trào hiến đất xây dựng đường giao thông thôn, phố, xóm. Tiếp tục

tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn.

- Tiếp tục huy động xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa- thông tin- thể thao, đảm bảo an sinh xã hội; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo công khai, dân chủ, hiệu quả.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hậu Lộc trong quản lý chi NSNN.

+ Huyện uỷ Hậu Lộc định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH để làm cơ sở cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện; đồng thời phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện ở các tổ chức cơ sở Đảng.

+ Hội đồng nhân dân các cấp nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong quản lý chi NSNN, từ khâu lập, phân bổ dự toán, tổ chức thực hiện đến quyết toán ngân sách. Bố trí tăng cường các cuộc giám sát chuyên đề về tài chính, ngân sách, đặc biệt là giám sát việc tổ chức thực hiện tại cơ sở.

+ UBND huyện tăng cường kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban đơn vị trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý ngân sách của đơn vị mình.

+ Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tăng cường tuyên truyền, quán triệt thực hiện Luật NSNN thông qua việc lồng ghép với các nội dung khi triển khai các nghị quyết hay trong các buổi sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt, cần nêu cao tinh thần, ý thức chấp hành Luật NS cũng như ý thức tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn NSNN của các đảng viên, các đoàn viên, hội viên làm gương cho các đối tượng khác cùng thực hiện.

- Định kỳ, huyện cần tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hiệu quả của hoạt động quản lý chi NSNN, chỉ ra những mặt còn hạn chế để kịp thời điều chỉnh, đưa ra những phương án điều hành trong quản lý để hướng tới hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nền kinh tế nước ta đang chịu những ảnh hưởng và tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng thời cũng đang đứng trước rất nhiều khó

khăn, thử thách trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng trước tình hình đó, quản lý NSNN, trong đó có quản lý chi NSNN một cách có hiệu quả chính là chìa khóa đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng của nền kinh tế, và đặc biệt là đảm bảo vai trò của Nhà nước trong quản lý và điều hành nền kinh tế, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, của UBND và HĐND huyện Hậu Lộc, công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là ngày càng phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN.

Với khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012 về hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc, luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:

- Hệ thống hóa một cách có chọn lọc và tương đối đầy đủ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh.

- Phản ánh được bức tranh tương đối đầy đủ về hoạt động chi cũng như quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; trong đó phân tích đánh giá rõ thực trạng: những mặt đã đạt được, những điểm còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng và vận dụng hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện trực thuộc tỉnh, đồng thời dựa trên phương hướng quản lý chi NSNN của huyện Hậu Lộc luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện:

nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp về bộ máy và cán bộ quản lý;

nhóm giải pháp về nâng cao ý thức và trình độ của đối tượng sử dụng NS và một số giải pháp khác.

Để thực hiện được và có hiệu quả các giải pháp đã nêu trên, luận văn xin có một số kiến nghị như sau:

Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thảo luận, góp ý, sớm có những điều chỉnh, bổ

sung cho Luật NSNN đã được xây dựng từ năm 2002, trong đó cần:

+ Phân định rõ ràng, cụ thể, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy quản lý chi NSNN, đặc biệt là ở cấp huyện trực thuộc tỉnh, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lắp.

+ Điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới các tiêu chuẩn, định mức chi đã cũ, không còn phù hợp.

+ Có những quy định chi tiết, rõ ràng, minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm tra trong đó cần nêu được một cách tương đối đầy đủ các trường hợp vi phạm và chế tài xử phạt cụ thể.

+ Điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng để tạo sự thống nhất trong thực hiện và làm cơ sở cho công tác thanh tra, giám sát.

- Nên có những thông tư và văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các luật như XDCB,đấu thầu, đầu tư,… cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Có những cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa trên một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục,…; khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước chủ động sử dụng kênh tín dụng ngân hàng để tạo nguồn vốn đầu tư (nhà nước sẽ hỗ trợ lãi vay) để giảm sức ép cho chi NSNN.

Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa:

- Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về chi và quản lý chi NSNN gắn với tình hình thực tế đặc thù của địa phương, nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và mục tiêu KT-XH đã đề ra.

- Trong phân bổ nguồn vốn chi NSNN, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc, quy định của nhà nước và của UBND tỉnh Thanh Hóa cần có cơ chế đặc thù, lưu ý quan tâm đầu tư hơn cho huyện Hậu Lộc để hỗ trợ cho huyện thực hiện những nhiệm vụ của tỉnh và đặc biệt là để đạt được mục tiêu mà nghị quyết đại hội huyện đảng bộ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra.

- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh hệ thống định mức chi NS cho phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời kịp thời ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh kịp thời và đồng bộ.

- Xây dựng chính sách đền bù, GPMB một cách tương đối chi tiết, có sự điều chỉnh hợp lý trong từng trường hợp; phải có sự chỉ đạo nhất quán và kịp thời, tránh gây khiếu kiện, khiếu nại làm chậm tiến độ GPMB cũng như ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư XDCB.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, thu gọn đầu mối quản lý, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, tạo kẽ hở làm phát sinh tiêu cực.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, NS;

sớm liệt kê được hệ thống các trường hợp vi phạm cùng với các chế tài xử phạt cụ thể; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm khi phát hiện sai phạm.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo một cách toàn diện và thống nhất nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, cũng có những chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời tạo động lực cho các cán bộ tập trung vào công tác chuyên môn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Nhập môn Luật thuế đại cương và Lý thuyết thuế, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Đảng bộ huyện Hậu Lộc (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Phạm Chí Hiếu (2010), Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình quản lý kinh tế - Hệ cử nhân Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Đặng Thị Loan (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mai Phương (2008), Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Philip E.Taylor (1961), Kinh tế tài chính công, bản dịch của trường Đại học

Kinh tế huyện Hồ Chí Minh.

17. Huyện uỷ Hậu Lộc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXV.

18. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Hữu Từ (2005), Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về tài chính ở cấp tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hoc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2006), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006.

22. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2007), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007.

23. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2008), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008.

24. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2009), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

25. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2010), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010.

26. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2011), Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.

27. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2006), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2006 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2007.

28. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2007 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008.

29. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2008), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2008 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009.

30. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2009 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010.

31. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2010), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2010 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

32. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2011), Báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2011 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

33. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB năm 2007. Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2008.

34. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2008), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB năm 2008. Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2009.

35. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB năm 2009. Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2010.

36. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2010), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB năm 2010. Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2011.

37. Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc (2011), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư XDCB năm 2011. Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2012.

38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quyết định về việc phân cấp, uỷ quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng.

39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định về việc Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh.

40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), Quyết định về việc Ban hành quy định về Đinh mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007.

41. Ths. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Đổi mới chính sách pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, Tạp chí tài chính (số 09 (587)2013)

Phụ lục 1: Dự toán chi thường xuyên huyện Hậu Lộc (2007-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dự

toán

Tỷ trọng

(%)

Dự toán

Tỷ trọng

(%)

Dự toán

Tỷ trọng

(%)

Dự toán

Tỷ trọng

(%)

Dự toán

Tỷ trọng

(%)

Dự toán

Tỷ trọng

(%)

1. Chi SN kinh tế 2.445 3,7 2.781 3,7 3.242 3,4 3.284 2,5 3.200 2,2 7.100 3,6

2. Chi SN môi trường 0,0 405 0,5 405 0,4 405 0,3 850 0,6 1.190 0,6

3. Chi SN giáo dục, đào tạo 44.276 66,6 56.089 73,8 65.355 69,2 79.152 60,4 94.316 64,0

106.13

3 54,5

4. Chi SN y tế 2.430 3,7 3.188 4,2 13.746 14,6 11.428 8,7 10.422 7,1 10.928 5,6

5. Chi SN văn hoá – thông tin 824 1,2 854 1,1 887 0,9 919 0,7 1.161 0,8 1.186 0,6

6. Chi SN phát thanh truyền hình 432 0,7 554 0,7 597 0,6 569 0,4 678 0,5 718 0,4

7. Chi SN thể dục thể thao 197 0,3 205 0,3 209 0,2 209 0,2 466 0,3 478 0,2

8. Chi đảm bảo xã hội 6.445 9,7 7.942 10,5 19.048 20,2 20.185 15,4 30.564 20,7 41.520 21,3

9. Chi QLHC, Đảng, đoàn thể 17.73

4 26,7 21.07

6 27,7 25.235 26,7 28.921 22,1 48.850 33,1 60.861 31,3

10. Chi an ninh quốc phòng 1.083 1,6 1.238 1,6 1.900 2,0 1.900 1,4 3.856 2,6 4.196 2,2

11. Chi sự nghiệp khoa học 0,0 0,0 0,0 0,0 35 0,02 35 0,02

12. Chi khác NS 90 0,1 90 0,1 490 0,5 490 0,4 190 0,1 200 0,1

Tổng

75.95

6 114,3

94.42

2 124,3 131.114 138,9

147.46

2 112,5

194.58

8 132,0

234.54

5 120,5 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2007-2012.

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w