Thực trạng quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 59 - 64)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên

Tình hình quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Hậu Lộc được phản ánh thông qua phụ lục 1, 2.

2.2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên

Dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở định mức phân bổ NS được áp dụng theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy

định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP, nguồn NSĐP được hưởng theo phân cấp và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

*) Căn cứ xây dựng, lập dự toán chi thường xuyên:

- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng và các hoạt động xã hội khác.

- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến đến việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện trong năm.

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên trong năm.

- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và phải dự đoán được những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên của năm trước.

*) Quy trình lập dự toán chi thường xuyên:

Các phòng ban chức năng căn cứ vào nhiệm vụ được giao, số biên chế, quỹ lương, định mức chế độ chi tiêu để lập dự toán gửi phòng TC-KH huyện.

Phòng TC-KH huyện căn cứ vào định mức phân bổ NS và nhiệm vụ phát triển KT-XH để xây dựng phương án phân bổ NS (trong đó có dự toán chi thường xuyên) theo các lĩnh vực và chi tiết dự toán của từng đơn vị, sau đó trình HĐND huyện phê duyệt, ra nghị quyết. Sau khi có Nghị quyết phê chuẩn của HĐND huyện, phòng TC-KH tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt dự toán.

Qua số liệu ở phụ lục 1 cho thấy: dự toán chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 dự toán chi thường xuyên là: 75.965 triệu đồng; đến năm 2012 dự toán chi thường xuyên là: 234.545 triệu đồng, tăng 3,08 lần so với năm 2007.

Trong chi SN y tế: bắt đầu từ năm 2007 phát sinh thêm nhiệm vụ chi mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng phân cấp về ngân sách huyên nên dự toán khoản chi này tăng lên đáng kể so với các năm tiếp theo.

Xét cụ thể năm 2010 so với năm 2012: dự toán chi thường xuyên năm 2010 là 147.462 triệu đồng, tăng 1,59 lần so với dự toán năm 2012 (dự toán chi thường xuyên năm 2012 là 234.545triệu đồng), trong đó:

- Chi SN kinh tế là 7.100 triệu đồng, tăng 2.1lần so với dự toán năm 2010 (chi SN kiến thiết địa chính, kinh phí thực hiện đề án tổ chức quản lý thu gom rác;

chi SN nông lâm, thủy lợi, bao gồm cả kinh phí thực hiện đề án phát trển sản xuất lúa chất lượng cao)

- Chi SN giáo dục, đào tạo: 106.133 triệu đồng, tăng 1,34 lần so với dự toán năm 2010, số tăng chủ yếu do tiền lương tăng thêm theo Nghị định 33,34/NĐ-CP và bổ sung kinh phí do tăng biên chế.

- Chi SN đảm bảo xã hội khác: 41.520 triệu đồng, tăng 2,05 lần so với dự toán năm 2010, nguyên nhân do phát sinh kinh phí thực hiện chế độ an sinh xã hội...

Dự toán các khoản chi thường xuyên tăng lên do nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trên địa bàn huyện.

Các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán: chi SN giáo dục, đào tạo;

Đảm bảo xã hội, sự nghiệp y tế; chi QLHC, Đảng, đoàn thể.

Các khoản chi còn ở mức thấp: chi SN khoa học, chi SN phát thanh truyền hình, chi SN thể dục thể thao.

Việc phân bổ các khoản chi như trong dự toán cơ bản đã đảm bảo hợp lý, trong đó chủ yếu là chi SN giáo dục, đào tạo; đảm bảo xã hội, sự nghiêp y tế. Tuy nhiên, chi quản lý hành chính còn tương đối cao.

2.2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên

Các phòng ban chức năng căn cứ dự toán được giao lập dự toán chi tiết theo từng quý, gửi phòng TC-KH huyện thẩm định, ra thông báo dự toán, gửi KBNN và các đơn vị để tổ chức thực hiện.

Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung: phòng TC-KH huyện thực hiện điều chỉnh, trình UBND huyện quyết định, ra thông báo bổ sung dự toán.

Qua số liệu ở phụ lục 2 cho thấy: mức chi của đa số các khoản trong chi thường xuyên còn vượt dự toán lớn. Đặc biệt ở một số khoản chi, mức vượt dự toán

là rất lớn như: chi SN kinh tế; sự nghiệp y tế; sự nghiệp phát thanh truyền hình; chi an ninh quốc phòng; chi QLHC, Đảng, đoàn thể và chi khác NS.

Chi SN Kinh tế: năm 2009 vượt dự toán ở mức: 62,3%, năm 2010 mức vượt là 334,2%, năm 2011 vượt là 421,5% và ở các năm tiếp theo. Chủ yếu là do phát sinh kinh phí các chương trình mục tiêu UBND tỉnh bổ sung trong các năm ngân sách (Chương trình Vùng lúa năng xuất chất lượng cao, bổ sung chương trình phát triển chăn nuôi…)

Chi sự nghiệp Y tế: Năm 2011 vượt dự toán ở mức: 56,2%, năm 2012 vượt mức: 61,9% nguyên nhân chủ yếu là do bổ sung kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng phân cấp cho huyện quản lý.

Chi QLHC, Đảng, đoàn thể: thường xuyên vượt dự toán ở mức từ 40% đến trên 45%. Ngoài nguyên nhân do thực hiện chính sách cải các tiền lương còn có nguyên nhân do phát sinh một số khoản chi ngoài dự toán chi QLHC như: chi bầu cử, đi công tác, tiếp khách và một số khoản chi hành chính khác từ các nguồn dự phòng, bổ sung từ ngân sách tỉnh và nguồn vượt thu NS huyện.

Chi khác NS có mức vượt dự toán cao nhất trong các khoản chi thường xuyên: năm 2007 vượt 357,8%; năm 2012 vượt 799,5%. Số vượt chủ yếu là chi hỗ trợ khác cho các đơn vị trong việc phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn như: Chi cục thuế, Kho bạc NN, Viện kiểm sát, Tòa án... Riêng năm 2008 số vượt quá cao là do phát sinh khai thác vùng nuôi trồng thuỷ sản (Vùng triều ở 5 xã ven biển) nội dung thu, chi khác phục vụ cho việc quy hoạch vùng nuôi trồng tập trung.

Nguyên nhân của hiện tượng tăng so với dự toán trong thực hiện các khoản chi thường xuyên: do tình hình thực tế và nhu cầu của nhiệm vụ xây dựng phát triển KT-XH của huyện trong từng năm.

Xét cụ thể năm 2012: chi thường xuyên đạt 379.219 triệu đồng, bằng 161,7%

so với dự toán trong đó số tăng chủ yếu là kinh phí tiền lương tăng thêm theo Nghị định 33,34/NĐ-CP; kinh phí trợ cấp khó khăn và trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội; kinh phí hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hộ cận nghèo, hỗ trợ cho

cán bộ cơ sở phố, thôn, xóm; kinh phí thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, kinh phí hoạt động đảm bảo an ninh trật tự và chỉnh trang đô thị trên địa bàn;… từ nguồn bổ sung từ NS tỉnh, nguồn dự phòng và nguồn vượt thu ngân sách huyện.

Chi tiết mức vượt dự toán của các khoản chi thường xuyên trong năm 2009 như sau:

- Chi SN kinh tế bằng 250% dự toán, do phát sinh kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi từ nguồn NS tỉnh và từ nguồn vươt thu thường xuyên NS huyện.

- Chi SN giáo dục, đào tạo bằng 187,6% dự toán, do phát sinh kinh phí tiền lương tăng thêm theo Nghị định 33,34/2009/NĐ-CP.

- Chi SN Y tế bằng 161,9% dự toán, do phát sinh kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo phân cấp của tỉnh.

- Chi SN phát thanh truyền hình bằng 195,5% dự toán, do việc bổ sung kinh phí tiền lương tăng thêm và phát sinh kinh phí tuyên truyền, phát thanh, truyền hình trực tiếp các hoạt động lớn trên địa bàn.

- Chi QLHC, Đảng, đoàn thể bằng 145,7 % so với dự toán do phát sinh kinh phí chi trả tiền lương tăng thêm theo Nghị định 33,34/NĐ-CP; do kinh phí sửa chữa, mua sắm; kinh phí đi công tác và tiếp khách và nguồn vượt thu ngân sách huyện.

- Chi an ninh quốc phòng bằng 204,4% so với dự toán; nguyên nhân tăng do phát sinh kinh phí tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, kinh phí hỗ trợ hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

- Chi khác NS bằng 89,9% so với dự toán, do phát sinh khoản chi hỗ trợ các đơn vị ngoài đơn vị dự toán cấp huyện trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

2.2.2.3. Thực trạng quyết toán các khoản chi thường xuyên

Hàng quý, các đơn vị sử dụng NS lập báo cáo quyết toán theo quy định, gửi phòng TC-KH huyện.

Kết thúc năm NS, các đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi phòng TC-KH huyện

thẩm tra theo quy định, sau đó ra báo cáo thẩm tra quyết toán.

Phòng TC-KH huyện căn cứ số liệu thẩm tra, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NS theo quy định.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cũng như quyết toán vốn đầu tư XDCB, hoạt động quyết toán chi thường xuyên tuy đã được các đơn vị quan tâm thực hiện nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu về cả mặt tiến độ thời gian cũng như chất lượng của các báo cáo quyết toán; công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán còn chưa cụ thể, chi tiết và đôi khi mang tính hình thức.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w