Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 55 - 59)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện (Ban quản lý dự án đầu tư XDCB; UBND các xã, phường) tham mưu cho UBND huyện xây dựng phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng dự án

do huyện quản lý. UBND huyện tổ chức thảo luận, thống nhất trình HĐND huyện phê chuẩn, ra nghị quyết, UBND huyện căn cứ nghị quyết ra quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa và cơ quan KBNN.

Sau đó, phòng TC-KH huyện thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho Phòng Giao dịch KBNN huyện theo tháng, quý để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án và gửi cho các đơn vị chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.

Định kỳ 6 tháng hoặc cuối quý IV, huyện rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Trong trường hợp có sự điều chỉnh, phòng TC-KH tham mưu cho UBND huyện quyết định điều chỉnh và thông báo danh mục, kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh đối với từng dự án.

Bảng 2.4: Dự toán chi đầu tư XDCB huyện Hậu Lộc (2007 - 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dự toánchi

đầu tư XDCB

Chi GPMB và đầu tư

xây dựng CSHT Chi đầu tư XDCB các công trình khác

Dự toán Tỷ trọng

(%) Dự toán Tỷ trọng (%)

Năm 2007 10.300 824 8,0 9.476 92,0

Năm 2008 7.500 525 7,0 6.975 93,0

Năm 2009 7.750 698 9,0 7.053 91,0

Năm 2010 11.031 1.103 10,0 9.928 90,0

Năm 2011 7.386 1.034 14,0 6.352 86,0

Năm 2012 25.000 4.500 18,0 20.500 82,0

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2007-2012.

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy: Dự toán chi đầu tư XDCB có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2007 số dự toán chi là 10.300 triệu đồng; đến năm 2012 là 25.000 triệu đồng; gấp 2,4 lần so với năm 2007. Nhưng cá biệt, khoản dự toán này giảm xuống trong ba năm 2008, 2009 và năm 2011. Nguyên nhân: do dự toán thu tiền sử dụng đất năm 2008, 2009 và năm 2011 giảm so với năm trước, trong khi đó nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong dự toán chi đầu tư XDCB, tỷ lệ phân chia giữa chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT và chi đầu tư XDCB các công trình khác tương đối đồng đều trong

các năm từ 2007 đến năm 2008; tuy nhiên hai năm trở lại đây: năm 2011 và năm 2012, tỷ lệ chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT có xu hướng tăng lên (năm 2011 là 19,9%; năm 2012 tăng 19,9%). Nguyên nhân: Tỷ lệ chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT được tính theo tỷ lệ % trên tổng số thu tiền sử dụng đất và được HĐND tỉnh quy định. Tỷ lệ này có sự thay đổi để đảm bảo đáp ứng đủ chi phí GPMB và đầu tư XDCB theo thực tế (Do thay đổi về chính sách GPMB, hỗ trợ nông dân chuyển đổi mục đích..vv, tốc độ tăng giá...).

Dự toán chi đầu tư XDCB được xây dựng dựa trên yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh toán vốn đầu tư XDCB, hạn chế tình trạng nợ đọng vốn đầu tư với giá trị lớn.

2.2.1.2. Thực trạng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Tại phòng TC-KH huyện:

Phòng TC-KH huyện căn cứ vào quyết định của UBND huyện xây dựng kế hoạch cấp phát vốn đầu tư XDCB theo quý, gửi phòng giao dịch KBNN huyện và các đơn vị để thực hiện theo kế hoạch.

Tuy nhiên, do đặc thù nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn thu sử dụng đất nên việc cấp phát vốn đầu tư phải căn cứ vào tiến độ thực hiện thu tiền sử dụng đất trên địa bàn và tốc độ triển khai thực hiện dự án.

- Tại phòng giao dịch KBNN huyện:

Căn cứ vào dự toán NS năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi NS, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết gửi phòng giao dịch KBNN huyện.

Phòng giao dịch KBNN huyện kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Hiện nay, huyện Hậu Lộc áp dụng cả hai phương pháp cấp phát: cấp phát tạm ứng và cấp phát thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành.

Bảng 2.5: Thực hiện chi đầu tư XDCB huyện Hậu Lộc (2007 - 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Thời gian

Tổng chi đầu tư

XDCB Chi GPMB và đầu tư

xây dựng CSHT Chi đầu tư XDCB các công trình khác Thực

hiện

Thực hiện/Dự toán (%)

Thực hiện Thực hiện/Dự toán (%)

Thực hiện

Thực hiện/Dự toán (%)

Năm 2007 19.073 185,2 3.815 462,9 15.258 161,0

Năm 2008 16.361 218,1 3.272 623,3 13.089 187,7

Năm 2009 31.525 406,8 6.305 903,9 25.220 357,6

Năm 2010 31.424 284,9 6.285 569,7 25.139 253,2

Năm 2011 48.377 655,0 9.675 935,7 38.702 609,3

Năm 2012 70.401 281,6 14.080 312,9 56.321 274,7

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2007-2012.

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy: Trong thời gian qua, việc thực hiện dự toán chi đầu tư XDCB ở huyện Hậu Lộc chưa tốt, các khoản chi qua các năm đa số đều vượt dự toán và mức vượt là rất lớn.

Xét cụ thể năm 2011: tổng chi đầu tư XDCB huyện là 48.377 triệu đồng, bằng 655,0% dự toán, trong đó: chi phí GPMB và đầu tư xây dựng CSHT là 9.675 triệu đồng, bằng 935,7% dự toán; chi đầu tư XDCB các công trình khác: 38.702 triệu đồng, bằng 609,3% dự toán. Nguyên nhân: Thứ nhất, chi phí GPMB vượt dự toán chủ yếu là kinh phí GPMB và xây dựng CSHT của một số khu vực đấu giá đất chưa bố trí trong dự toán đầu năm (khu tái định cư, khu văn hoá thể thao); Thứ hai, số chi đầu tư XDCB các công trình khác vượt dự toán do phát sinh kinh phí GPMB và xây dựng CSHT tại trung tâm thị trấn huyện và kinh phí bổ sung cho các công trình trọng điểm, công trình đột xuất khác từ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất năm 2011.

Số liệu chi vượt dự toán chi đầu tư xây dựng ở mức cao qua các năm thể hiện sự không chủ động và không dự báo trước được các khoản chi trong quản lý điều hành chi NS.

2.2.1.3. Thực trạng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Thực trạng quyết toán vốn đầu tư năm:

Kết thúc năm NS, chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn NS, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi phòng giao dịch KBNN huyện, phòng TC-KH huyện.

Phòng Giao dịch KBNN có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và luỹ kế từ khi khởi công đến hết niên độ NS cho từng dự

án; đồng thời tổng hợp báo cáo số vốn cấp phát và thực hiện thanh toán cho từng dự án gửi phòng TC-KH huyện.

- Thực trạng quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:

Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện: gửi báo cáo quyết toán tới phòng TC-KH huyện để thẩm định (trong trường hợp phòng TC-KH huyện không bố trí thẩm tra được có thể thuê đơn vị có chức năng để tiến hành:

trung tâm tư vấn dịch vụ tài chính công của Sở tài chính). Căn cứ kết quả thẩm định, phòng TC-KH huyện trình UBND huyện phê duyệt.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: gửi báo cáo quyết toán lên Sở tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Phòng Giao dịch KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tư đã cấp phát đối với dự án trong phạm vị quản lý; nhận xét, đánh giá, kiến nghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về việc chấp hành trình tự XDCB, chấp hành định mức đơn giá và chấp hành các chính sách chế độ theo quy định của nhà nước trong quá trình đầu tư dự án.

Tuy nhiên, thực tế quyết toán vốn đầu tư XDCB cho thấy còn một số vấn đề tồn tại: chất lượng báo cáo quyết toán của một số đơn vị còn ở mức hạn chế, các loại hồ sơ, sổ sách còn được lập chưa đúng quy định, vẫn còn hiện tượng gửi quyết toán chậm so với thời gian quy định.

Việc thực hiện thanh quyết toán trong đầu tư XDCB vẫn còn xảy ra hiện tượng một số dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chưa hoàn thành hồ sơ quyết toán để thẩm định theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện hậu lộc (hưng) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w