Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hậu Lộc
2.3.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
Nhóm nguyên nhân thứ nhất: cơ chế, chính sách về quản lý chi đầu tư XDCB
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư XDCB còn thiếu tính đồng bộ, chưa sát với thực tế và luôn có sự thay đổi.
- Chế tài xử phạt khi vi phạm trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng còn thiếu và yếu.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB có nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án đầu tư XDCB.
- Sự thay đổi của chính sách tiền lương với quy định về mức lương tối thiểu đã tác động làm tăng đơn giá nhân công, dẫn dến tăng tổng mức đầu tư của dự án.
- Các quy trình, thủ tục lập và thẩm định dự án đầu tư XDCB còn rườm rà, nhiều thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Thứ hai, chưa có cơ chế rõ ràng để nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng xã hội đối với các công trình đầu tư XDCB.
Thứ ba, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư, chính sách về cơ chế chất lượng còn lỏng lẻo.
Thứ tư, chưa có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa cấp phát vốn với quyết toán vốn đầu tư hoàn thành nên gây khó khăn trong việc yêu cầu chủ đầu tư quyết toán đúng thời hạn, dẫn đến nhiều công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chưa có hồ sơ quyết toán.
Nhóm nguyên nhân thứ hai: bộ máy và cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB
Cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi đầu tư XDCB nhìn chung còn hạn chế về năng lực.
Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư chưa được đào tạo một cách bài bản; chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ; do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, dẫn đến sự sai sót trong xử lý công việc: trong khâu nghiệm thu, giám sát, thanh quyết toán công trình.
Ngoài ra, còn một bộ phận cán bộ có tinh thần và ý thức trách nhiệm chưa cao.
Thứ hai, cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch XDCB chưa đi sâu, đi sát
tìm hiểu thực tế dẫn đến kế hoạch được xây dựng hàng năm chưa thực sự hợp lý và chưa được quan tâm đúng mức, mục tiêu còn dàn trải; chưa có sự lựa chọn các công trình, dự án trọng điểm để đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư trong điều kiện khả năng cân đối của NSTP có hạn.
Thứ ba, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực đầu tư XDCB còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, trình độ chuyên môn còn chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến công tác thanh, kiểm tra chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
Thứ tư, một số cán bộ của phòng TC-KH huyện và các phòng ban chuyên môn đôi khi còn chưa sâu sát cơ sở, việc thực hiện thẩm định quyết toán còn chậm.
Thứ năm, một số cán bộ KBNN vẫn còn cứng nhắc trong xử lý công việc, chưa nắm chắc chuyên môn về lĩnh vực XDCB nên vẫn còn sai sót trong kiểm soát thanh toán vốn, gây khó khăn cho các chủ đầu tư.
Thứ sáu, phòng TC-KH huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong quản lý chi NSNN song đội ngũ cán bộ còn ít, thiếu cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực đầu tư XDCB, do đó ảnh hưởng phần nào đến công tác đầu tư XDCB trên địa bàn.
Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý đầu tư XDCB (giữa KBNN, phòng TC-KH huyện, phòng Công thương và các đơn vị chủ đầu tư) còn thiếu chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, báo cáo; trong việc quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm.
Thứ hai, phòng giao dịch KBNN huyện tuy đã có nhiều cải cách trong thủ tục hành chính nhưng nói chung một số thủ tục vẫn còn rườm rà.
Nhóm nguyên nhân thứ ba: ý thức của đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB
- Năng lực của chủ đầu tư, nhất là khối xã, phường không đồng đều và còn yếu.
- Chậm trong việc thi công và lập hồ sơ quyết toán các công trình XDCB.
- Chưa thực sự quan tâm đến chất lượng báo cáo quyết toán và thời hạn nộp
lên cơ quan cấp trên.
- Chưa chấp hành đúng các quy trình, thủ tục trong quản lý chi đầu tư XDCB.
Nhóm nguyên nhân thứ tư: thực trạng KT - XH
- Tình hình kinh tế khó khăn của cả nước nói chung và của huyện Hậu Lộc nói riêng đã tác động đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư XDCB: giá các loại vật tư tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, làm giảm tốc độ triển khai dự án, do đó gây khó khăn cho công tác quản lý.
2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi thường xuyên
Nhóm nguyên nhân thứ nhất: cơ chế, chính sách về quản lý chi thường xuyên
Thứ nhất, hệ thống các văn bản dưới luật chưa thực sự hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, ban hành chậm so với yêu cầu. (Còn tình trạng ban hành định mức chi cho các hoạt động đặc thù hoặc các phong trào, các cuộc vận động song việc bố trí nguồn kinh phí chưa cụ thể, gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp dự toán chi ngân sách;
việc ban hành quy định cụ thể hóa một số định mức chi tiêu cụ thể tại địa phương như hội nghị, công tác phí, tiếp khách,... còn chậm).
Thứ hai, định mức phân bổ ngân sách đối với một số lĩnh vực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đặc biệt là định mức phân bổ ngân sách cho các SN (Ví dụ: định mức chi SN văn hóa - thông tin cấp xã, thị trấn tính trung bình, tổng chi SN văn hóa - thông tin của 1 đơn vị xã, thị trấn thuộc huyện, với số lượng dân số xấp xỉ 10.000 người, là 10 triệu đồng/năm, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền tại địa phương)
Nhiều định mức phân bổ NS còn mang tính bình quân, chưa có sự tách biệt rõ rệt giữa huyện trực thuộc tỉnh và các cấp huyện, thị xã khác, gây khó khăn cho việc phân bổ NS.
Thứ ba, ở một số lĩnh vực còn chưa có quy định về công khai tài chính, chưa quan tâm tới việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nhóm nguyên nhân thứ hai: bộ máy và cán bộ quản lý chi thường xuyên
Thứ nhất, sự giám sát của cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân và các
đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý và sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.
Thứ hai, việc kiểm soát chi của KBNN trong một số trường hợp vẫn còn mang tính nguyên tắc, cứng nhắc, chưa có sự linh hoạt trong điều hành cho phù hợp với thực tế nhiệm vụ của các đơn vị và các cấp chính quyền. (còn chia đều dự toán năm)
Thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn chưa thực sự thuận lợi, làm mất nhiều thời gian của các đối tượng sử dụng NS trong giao dịch với KBNN.
Thứ ba, sự phối kết hợp giữa các cơ quan: KBNN huyện và phòng TC-KH huyện đôi lúc còn chưa chặt chẽ.
Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của KBNN cho phòng TC-KH huyện đôi lúc còn chậm, chưa theo đúng quy định.
Thứ tư, năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính -
ngân sách còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ làm công tác tài chính - ngân sách xã, thị trấn do đó hiệu quả quản lý chưa cao.
Cán bộ chưa nhận thức đầy đủ, chưa nắm vững được các quy định của Luật NSNN, các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN, đặc biệt là việc sử dụng các khoản chi thường xuyên.
Thứ năm, cán bộ làm công tác tài chính – ngân sach chưa thường xuyên kiểm tra cơ sở và đôi khi chưa thực sự sâu sát với công việc, dẫn đến chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý những sai phạm trong sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các khoản chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức, khi phát hiện sai phạm thì việc xử lý chưa thực sự nghiêm minh.
Nhóm nguyên nhân thứ ba: thực trạng kinh tế - xã hội
Huyện Hậu Lộc là thường xuyên phải gánh chịu hậu quả do thiên tai, yêu cầu và nhiệm vụ chi là rất lớn trong khi cơ chế đặc thù cho huyện còn chưa đảm bảo, do đó gây khó khăn cho việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho thường xuyên.
Tình hình kinh tế biến động, lạm phát ngày một tăng cao, dẫn đến một số
định mức chi thường xuyên không còn phù hợp, đòi hỏi phải tăng theo để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng NS, lại đặt trong điều kiện Nhà nước chủ trương cắt giảm chi tiêu công để giảm thâm hụt NS, đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý chi thường xuyên.
Tình hình thời tiết trên địa bàn huyện một số năm gần đây diễn biến phức tạp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai như bão lũ, sâu hại cây trồng, các dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản chi thường xuyên của NSNN.
Nhóm nguyên nhân thứ tư: ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên
Thứ nhất, các đơn vị sử dụng NS chưa nhận thức đầy đủ về Luật NS, chưa tiếp cận được với các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng NS, dẫn đến hiện tượng chi kém hiệu quả, thậm chí chi sai quy định.
Trình độ và ý thức chấp hành của một số đơn vị còn hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong chi thường xuyên.
Thứ hai, vẫn tồn tại tư tưởng lệ thuộc vào NSNN như khi thực hiện cơ chế cũ ở một số đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Chương 3