1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

59 363 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 131,14 KB

Nội dung

Dovậy, để công tác chi cho xây dựng cơ bản được thực hiện một cách toàn diện, đúngmục đích, theo đúng chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra thì huyệnBảo Lạc cần có những giải

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân

Ban chủ nhiệm khoa Kế hoạch và Phát triển

Tên em là : Nông Thế Lân

Sinh viên lớp : Kế hoạch 54B

Khoa : Kế hoạch và phát triển

Em xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập: “Hoàn thiện công tác quản lýchi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh CaoBằng” là bài chuyên đề nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn tận tình củaThS Phí Thị Hồng Linh cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ Phòng tài chính - kếhoạch huyện Bảo Lạc, tình Cao Bằng

Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập của mình em có tham khảo một

số tài liệu, một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên khóa trên, luận văn thạc sĩ cũngnhư luận án tiến sĩ của trường đại học Kinh tế quốc dân và các trường khác nhưngkhông sao chép vào chuyên đề thực tập của mình Nếu có vi phạm em xin chịu hoàntoàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nông Thế Lân

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô của khoa Kế hoạch

và Phát triển trường đại học Kinh tế quốc dân đã tạo cho em một môi trường tốt đểhọc tập và rèn luyện Các thầy cô luôn tận tình dạy dỗ và trang bị cho em đầy đủkiến thức để hoàn thành chuyên đề thực tập cũng như có những hành trang để bướctiếp trong cuộc đời

Và đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫnchuyên đề - ThS Phí Thị Hồng Linh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ emtrong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này

Tiếp đó em xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ thuộc Phòng tài chính - kếhoạch huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho em rấtnhiều trong thời gian thực tập tại quý cơ quan

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Nông Thế Lân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG - HÌNH

Sơ đồ 1.1 Mô hình bộ máy thực hiện chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện 16 Bảng 2.1 Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 27 Bảng 2.2 Giá trị TSCĐ huy động bằng vốn NSNN tại huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 28 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 34 Bảng 2.4 Tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trên địa bàn huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 38

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Chi ngân sách là một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rấtlớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Chi ngân sách bao gồm chi đầu tư xâydựng cơ bản, chi tiêu dùng thường xuyên và chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay.Trong đó, chi ngân sách về xây dựng cơ bản là khoản chi tài chính nhà nước đượcđầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các công trình kinh tế có tính chấtchiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợicông cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quátrình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế

và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

Trong những năm vừa qua, chi đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc đãchó những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý cũng như việc sử dụngnguồn kinh phí có hiệu quả, thực hiện chi đúng mục đích và yêu cầu đề ra Tuynhiên, vẫn còn tồn tại những thiếu sót do sự thay đổi chế độ, chính sách, biến độnggiá nguyên vật liệu khiến nhiều dự án phải điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tưgây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch Bên cạnh đó, vấn đề nhânlực cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập dự toán, việc cấp phát vốn vàgiải ngân Công viên chức vẫn còn thiếu chuyên môn nghiệp vụ, vẫn còn quá phụthuộc vào kế toán khiến cho công tác chấp hành dự toán và quyết toán chưa đượcchặt chẽ và thường xuyên Vấn đề về giải phóng mặt bằng tại huyện vẫn còn nhiềubất cập do dân trí vẫn còn thấp, không hợp tác với chính quyền để giải quyết vấn đềđất đai, khiến cho hoạt động xây dựng trong địa bàn huyện bị chậm tiến độ, ảnhhưởng đến sự phát triển của huyện Việc nhiều doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xãthực hiện việc xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật cònchưa đủ năng lực cũng gây rất nhiều ảnh hưởng đến tiến độ, tạo ra nhiều khó khăncho việc phát triển huyện Trên đây cũng là những khía cạnh tiêu biểu của công tácquản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản mà huyện chưa điều chỉnh được Dovậy, để công tác chi cho xây dựng cơ bản được thực hiện một cách toàn diện, đúngmục đích, theo đúng chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra thì huyệnBảo Lạc cần có những giải pháp, định hướng như thế nào để hoàn thiện, khắc phụcnhững vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản của huyện

Trang 7

Đây cũng là lý do mà em chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chi

NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng".

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát: đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý

chi NSNN tại huyện Bảo Lạc

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm2020

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, em đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: từ những tài liệu tham khảo có nội dung liênquan đến đề tài, từ đó tổng hợp nội dung

Phương pháp thống kê mô tả: khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các bảnbáo cáo của các cơ quan chức năng huyện

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến trực tiếp từ giảng viên hướngdẫn để hoàn thiện nội dung cũng như hình thức của đề tài

5. Bố cục chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản cấp huyện

Trang 8

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bảntại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xâydựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CẤP HUYỆN

1.1. Chi ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách nhà nước

Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 do Quốc hộiban hành, chi NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NSNN.Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiệnchức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trungvào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, chi NSNN là những việc cụthể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu,từng hoạt động, từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước, thể hiện ở hai quátrình sau:

Thứ nhất, quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng Đây chính là quá trình lập và phân

bổ dự toán NSNN Số lượng, tỷ trọng các loại quỹ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định và khối lượng ngân sách hàng năm.Không thể có cơ cấu chi NSNN cho mọi thời kỳ phát triển, vấn đề cơ bản làtrong phạm vi, khối lượng chi NSNN được phép, Nhà nước sẽ ấn định một cơ cấuchi tiêu phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Thứ hai, quá trình sử dụng là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN

mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

Việc phân biệt hai quá trình này trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với chi NSNN Trong quá trình phân phối, nguồn lực tài chính phải đượccân nhắc để phân bổ cho từng mục tiêu cụ thể với một tỷ lệ thích hợp, sử dụng cáckhoản chi đúng mục đích, tiết kiệm chống lãng phí để đảm bảo cho mọi nguồn lựctài chính đem lại hiệu quả kinh tế một cách tối đa

Trang 9

Trong từng điều kiện lịch sử, chi NSNN có những nội dung cơ bản khác nhau,nhưng chi NSNN gồm có những đặc điểm chung chủ yếu sau:

Thứ nhất, chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ Trong từng thời kỳnhất định, khi bộ máy Nhà nước được mở rộng và đảm đương nhiều nhiệm vụ hơnthì mức độ và phạm vi chi NSNN ngày càng lớn hơn

Thứ hai, chi NSNN gắn với quyền lực Nhà nước, do Quốc hội quyết định Do

đó, chi NSNN mang tính pháp lý cao làm cho NSNN trở thành công cụ có hiệu lựctrong quá trình điều hành và quản lý kinh tế - xã hội

Thứ ba, các khoản chi NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô Chính vìvậy, yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý tài chính là khi xem xét, đánh giá về cáckhoản chi NSNN cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu địnhlượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác dụng ảnh hưởng củacác khoản chi ở tầm vĩ mô

Thứ tư, các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Chính

vì vậy các nhà quản lý tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trênnhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãngphí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi NSNN

Thứ năm, các khoản chi NSNN được gắn chặt với sự vận động của các phạmtrù giá trị khác như: giá cả, lãi suất, tiền lương, tín dụng, tỷ giá hối đoái, (cácphạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ) Mối quan hệ giữa chi NSNN với các chính sách tàikhóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc thực hiện các mụctiêu của kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, kiềmchế lạm phát, giá cả

1.1.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước

Trong từng điều kiện cụ thể, chi NSNN được chia thành nhiều bộ phận khácnhau Ở nước ta hiện nay, theo chức năng nhiệm vụ, chi NSNN bao gồm:

Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng

cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

Chi đảm bảo xã hội, bao gồm: giáo dục; y tế; công tác dân số; khoa học và

công nghệ; văn hóa; thông tin đại chúng; thể thao; lương hưu và trợ cấp xã hội; cáckhoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế; quản lýhành chính; an ninh, quốc phòng; các khoản chi khác; dự trữ tài chính; trả nợ vaynước ngoài, lãi vay nước ngoài

Trang 10

Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra:

Chi thường xuyên (tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước): là những khoản chi có

tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước và đây lànhững khoản chi không có trong khu vực đầu tư Về nguyên tắc, chi thường xuyênphải được tài trợ bằng các khoản thu không hoàn trả của NSNN

Chi đầu tư kết cấu hạ tầng: đây là khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản và khấu

hao tài sản Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng đầy đủ nhucầu đời sống của nhân dân

Phân phối và tái phân phối xã hội: đây là các khoản chi trả lương cho công

nhân viên chức và các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí

1.1.3. Đặc điểm chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản làquá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thựchiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăngcường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Chi NSNN cho đầu tưxây dựng cơ bản được thực hiện để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng, an ninh, ) và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản gồm có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn của NSNN nhưngkhông có tính chất ổn định

Chi đầu tư xây dựng cơ bản yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự phát triển kinh tế

-xã hội của mỗi quốc gia Trước hết, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằmtạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực sản xuất cần thiết cho nền kinh tế; đây lànền tảng về hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Đồng thời, để tạo ra môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong vàngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng củaNhà nước trong từng thời kỳ Quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư xây dựng

cơ bản trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xãhội của Đảng và Nhà nước, và khả năng nguồn vốn NSNN Tại Việt Nam, mặc dùkhả năng của NSNN còn hạn chế, nhưng Nhà nước luôn có sự ưu tiên NSNN chochi đầu tư xây dựng cơ bản tại; đây là khoản chi lớn của NSNN, có xu hướng ngàycàng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN

Trang 11

Thứ hai, chi đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với đặc điểm xây dựng cơ bản vàcông tác xây dựng cơ bản.

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền vớiđất xây dựng công trình Mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng vàchịu sự chi phối của điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu, môi trường xung quanh, của nơi chọn địa điểm để đầu tư xây dựng công trình (nơi đưa công trình vào khaithác sử dụng) chính vì vậy, sản phẩm xây dựng cơ bản chủ yếu được sản xuất theođơn đặt hàng, tư đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cáccông trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình được xác định

và phê duyệt trước khi thực hiện công trình

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi hạng mục côngtrình có một thiết kế và dự toán riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế Tùy thuộcvào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết, của nơi chọn địa điểm để đầu tư xây dựng công trình Mục đích này quyết định đếnquy hoạch, kiến trúc, quy mô và kết cấu, khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải phápcông nghệ thi công, và dự toán chi phí đầu tư của tựng hạng mục công trình Đặcđiểm này đòi hỏi việc quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải gắn với tựnghạng mục công trình, công trình xây dựng để đảm bảo quản lý chặt chẽ về chấtlượng xây dựng và vốn đầu tư Đặc điểm này đòi hỏi trong quản lý chi NSNN chođầu tư xây dựng cơ bản phải có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản

lý nguồn vốn NSNN ngay tư khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựa chọnđịa điểm, điều tra, khảo sát, để dự án được đảm bảo tính khả thi cao

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng thường cóvốn đầu tư lớn, được tạo ra trong thời gian dài Từ đó đòi hỏi phải có biện phápquản lý và cấp vốn đầu tư phù hợp với tiến độ thi công công trình để đảm bảo tiềnvốn được sử dụng đúng mục đích, tránh tồn đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảocho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện liên tục đúng theo kếhoạch và tiến độ đã được xác định

Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả các ngành của nền kinh tếquốc dân, các lĩnh vực kinh tế - xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông,xây dựng, y tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng – an ninh, nên sản phẩm có nhiềuloại hình công trình và mỗi loại hình này có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêngbiệt Vì vậy, tổ chực quản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp vớiđặc điểm của từng loại công trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Trang 12

Do những công trình, sản phẩm thường được thực hiện ngoài trời nên luônchịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết vì vậy lực lượng thi công xây dựngcông trình thường xuyên phải di chuyển đến những vùng, địa phương khác nhautheo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình Từ đó đòi hỏi phải tổchức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công, trong quá trình đầu tưnhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiền vốn trong quá trình đầu tư xâydựng các công trình.

Những đặc điểm trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp của đầu tư xây dựng

cơ bản, nó có tác động chi phối đến sự vận động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản vàđòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý và cấp phát vốn phù hợp nhằm đảmbảo hiệu quả vốn đầu tư

1.2. Công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện

1.2.1. Khái niệm quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản

Quản lý chi NSNN là sự tác động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền đến các hoạt động chi NSNN, làm cho quỹ NSNN được phân bố, sử dụngđúng mục đích, thực hiện hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất cho thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước đảm nhiệm

Như vậy, quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý quá trìnhphân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuấtTSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật

và năng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn

1.2.2. Nội dung công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện

Quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện là quá trình các địaphương vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các phương pháp tácđộng đến hoạt động chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản để đạt được mục tiêu đềra

Đối tượng tác động của quản lý là toàn bộ các khoản chi NSNN cho đầu tưxây dựng cơ bản được bố trí trong niên độ NSNN hàng năm để phục vụ các nhiệm

vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong từng giai đoạn, thời kỳ

Mục tiêu của quản lý chi NSNN nói chung và ở từng địa phương nói riêng làvới số tiền nhất định sẽ đem lại kết quả tốt nhất về kinh tế - xã hội, đồng thời giảiquyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là chính quyền địaphương với một bên là các chủ thể khác trong xã hội

Trang 13

Theo thông tư số 210/2010/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về việc quyếttoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sáchhàng năm, nội dung công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấphuyện bao gồm hệ thống các công việc sau:

1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Hàng năm, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng chính phủ; thông tư hướng dẫn;thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầutư; UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách và

tổ chức hướng dẫn các đơn vị Chủ đầu tư trực thuộc lập kế hoạch vốn đầu tư đối với

dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển hoạch kế hoạch chi đầu tư bằng vốn sự nghiệpđối với dự án sử dụng vốn sự nghiệp

Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các sự án sử dụng vốnđầu tư phát triển, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án lập kếhoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên; cơ quanquản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xâydựng cơ bản của các chủ đầu tư vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.Quá trình lập dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện nhưsau:

UBND huyện tổng hợp lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản gửi Sở tàichính, Sở kế hoạch và đầu tư Sau khi kế hoạch được phê duyệt và giao dự toánngân sách, UBND huyện lập phương án phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản chocác dự án, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụngnguồn vốn đầu tư

Trong quá trình phân bổ vốn đầu tư, Phòng tài chính huyện chủ động phối hợpvới các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện để phân bổ vốnđầu tư cho từng dự án do huyện quản lý để kiểm tra, nếu kế hoạch chưa đảm bảođúng quy định thì cần phải thực hiện điều chỉnh

Sau khi kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được phân bổ hoặc điềuchỉnh, UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch chính thức cho các Chủ đầu tư thựchiện, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản của dự án để tiếnhành theo dõi và từ đó làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Trong quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, khâu lập dự toán chiNSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là rất quan trọng, vì vậy cần phải có nhữngphương pháp lập dự toán khác nhau để đạt được kết quả mong muốn nhất

Trang 14

Theo thông tư số 53/2005/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn lập,thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNNtheo niên độ ngân sách hàng năm, ta có thể rút ra một số phương pháp lập dự toánchi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương như sau:

Phương pháp lập ngân sách theo khoản mục

Phương pháp này giúp cho các khoản thu, chi được khoản mục hóa Nhữngkhoản mục này được phân định chi tiết, rõ ràng số tiền cho mỗi cơ quan, đơn vịđược hưởng là bao nhiêu; đối với mỗi tiểu mục cũng được xác định rõ ràng là đượcchi tiêu bao nhiêu

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện và dễ dàng kiểm soátđược các khoản chi bằng cách so sánh với những năm trước đó thông qua việc sosánh các yếu tố đầu vào của các năm

Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn những hạn chế như: nhấn mạnh vào cáckhoản chi có tính tuân thủ mà Nhà nước đưa ra, chưa giải thích được tại sao lại cónhững khoản chi đó, ngân sách lập trong thời gian ngắn hạn là 01 năm, chưa có chế

độ phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, cứng nhắc trong phân bổ ngân sáchcho các đơn vị thụ hưởng

Phương pháp lập ngân sách theo công việc thực hiện

Phương pháp này giúp phân bổ nguồn lực theo khối lượng công việc hoạtđộng của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc thực hiện với chi phí đầuvào Lập ngân sách theo công việc thực hiện dựa vào khối lượng công việc đượcđoán trước bằng cách nhân chi phí đơn vị với khối lượng công việc được yêu cầutrong năm tiếp theo

Ưu điểm của phương pháp này là liên kết được kết quả tạo ra với nguồn lựcđược yêu cầu trong chu trình chi ngân sách của từng năm Tuy nhiên đây cũng lànhược điểm của nó vì đã không chú trọng đúng mức đến tác động hay ảnh hưởngdài hạn của chính sách

Phương pháp lập ngân sách theo chương trình

Lập ngân sách theo chương trình tập trung vào sự lựa chọn của ngân sáchtrong số các chính sách, chương trình có tính cạnh tranh Lập ngân sách theochương trình thiết lập hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết được những kết quảcủa các chương trình với chi phí bỏ ra để thực hiện những chương trình đó

Trong phương pháp này, ngân sách được phân loại theo các khoản mụcchương trình, đòi hỏi các mục tiêu chương trình phải dài hơn một năm ngân sách

Trang 15

Lập ngân sách theo chương trình yêu cầu cần phải đo lường tính hiệu lực, tác độngcủa những yêu tố đầu ra tới mục tiêu.

Tuy vậy phương pháp này vẫn còn tồn tại những nhược điểm như không thểtạo ra chương trình cho tất cả các tổ chức, cơ quan thực hiện; không đảm bảo sự gắnkết chặt chẽ giữa phân phối ngành và những mục tiêu mang tính chiến lược cần phải

ưu tiên

Phương pháp lập ngân sách theo kết quả đầu ra

Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là hoạt động quản lý ngân sách dựa trên cơ

sở tiếp cận thông tin đầu ra giúp cho Nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực mộtcách có hiệu quả Đây cũng là quy trình kết nối các kế hoạch phân bổ ngân sách vớicác kết quả đầu ra cụ thể ở mức độ chi tiết nhất định, tùy thuộc vào năng lực quản

lý và lĩnh vực chuyên ngành

Việc áp dụng phương pháp này trong lập dự toán chi NSNN cho đầu tư xâydựng cơ bản thể hiện một bước tiến trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư, gắncác mục tiêu đầu tư với những nguồn lực sẵn có, phản ánh cái nhìn tổng thể về dựđịnh đầu tư công trong trung hạn của các cấp chính quyền Việc xây dựng cácchương trình đầu tư công cộng đã góp phần thiết lập chương trình chi tiêu công toàndiện, định hướng vào kết quả Điều này góp phần làm tăng hiệu quả chi tiêu côngtrong đầu tư xây dựng cơ bản, hạn chế thất thoát, tăng chất lượng công trình dotrách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý trong lĩnh vực này tăng lên

Đặc điểm của phương pháp lập ngân sách theo kết quả đầu ra:

Thứ nhất, ngân sách lập mang tính chất mở, công khai, minh bạch

Thứ hai, ngân sách được lập theo thời gian trung hạn, vì vậy cần có sự cam kếtchặt chẽ

Thứ ba, ngân sách được hợp nhất giữa kế hoạch chi thường xuyên và chi đầu

tư phát triển

Thứ tư, ngân sách đưuọc lập theo căn cứ nhu cầu thực tế, hướng tới người thụhưởng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thứ năm, việc phân bổ ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược

Thứ sáu, nhà quản lý được trao trách nhiệm hơn trong quản lý NSNN

Tuy phương pháp lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một bước tiến lớn trongcông tác xây dựng kế hoạch đầu tư, gắn các mục tiêu đầu tư với các nguồn lực sẵn

có, phản ánh cái nhìn tổng thể về dự định đầu tư trung hạn của các cấp chính quyền

Trang 16

địa phương Nhưng dù vậy vẫn luôn gặp phải những khó khăn nhất định, đặc biệt làViệt Nam vì những yếu kém còn tồn tại của nước ta.

1.2.2.2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN

Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Đối tượng cấp phát tạm ứng vốn xây lắp là các gói thầu xây lắp tổ chức đấuthầu theo hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá đảm bảo điều kiện sau:

Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự

án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật kèm theo quyết định đầu tư của cấp có thẩmquyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có)

Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 3 bước) hoặcquyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 1 bước và 2bước), quyết định phê duyệt tổng dự toán kèm theo tổng dự toán

Văn bản lựa chọn Nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu, bao gồm đấuthầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựachọn Nhà thầu trogn trường hợp đặc biệt

Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, gồm các tài liệu đi kèm bản hợpđồng, bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu, bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theobiểu giá chi tiết của Nhà thầu và các điều kiện thay đổi (nếu có), điều kiện chung vàđiều kiện cụ thể của hợp đồng

Dự toán chi tiết được duyệt của từng công việc, hạng mục công trình đối vớicác gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện

Theo thông tư số 10254/BTC-ĐT ngày 27 tháng 07 năm 2015 của Bộ tàichính, với giá trị gói thầu thấp hơn 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối đa thấp hơn 20%

KH vốn năm; giá trị gói thầu nằm trong khoảng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mứctạm ứng tối đa thấp hơn 15% KH vốn năm; giá trị gói thầu lớn hơn 50 tỷ đồng, mứctạm ứng tối đa thấp hơn 10% KH vốn năm

Trường hợp KH vốn cả năm của gói thầu bố trí thấp hơn mức vốn được tạmứng của gói thầu theo quy định, Kho bạc nhà nước tiếp tục cấp phát vốn tạm ứngcho gói thầu trong KH năm sau cho đến khi đạt đến mức tỷ lệ tạm ứng theo quyđịnh

Để được cấp phát tạm ứng, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án, Chủ đầu tư phảilập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn gửi đến Kho bạc nhà nước.Nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán tạm ứng của Chủ đầu tư, Kho bạc nhà

Trang 17

nước cần kiểm soát, cấp vốn cho Chủ đầu tư đồng thời thay Chủ đầu tư thanh toántrực tiếp cho Nhà thầu hoặc người thụ hưởng.

Vốn tạm ứng các hợp đồng xây lắp được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toánkhối lượng xây lắp hoàn thành và được quy định cụ thể như sau:

Theo thông tư số 10254/BTC-ĐT ngày 27 tháng 07 năm 2015 của Bộ tàichính, vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoànthành đạt 80% giá trị hợp đồng Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do góithầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự án không được ghitiếp KH hoặc bị định chỉ thi công, Chủ đầu tư phải giải trình với Kho bạc nhà nước

về tình hình sử dụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp cóthẩm quyền xử lý Trường hợp đã được cấp phát vốn tạm ứng mà gói thầu khôngtriển khai thi công theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, Chủ đầu tư phảigiải trình với Kho bạc nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng

Cấp phát thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành

Khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặchình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện đượcnghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết và có đủ điều kiện sau: Khối lượng nghiệm thuphải đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và có trong KH đầu tư năm đượcgiao

Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, việc thanh toán thựchiện theo các phương thức sau:

Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn): Chủ đầu tư thanh toán cho Nhàthầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng khi Nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theođúng hợp đồng

Thanh toán theo đơn giá cố định: Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu cáccông việc hoàn thành theo đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng

Thanh toán theo giá điều chỉnh: áp dúng cho những gói thầu mà tại thời điểm

ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng, khối lượnghoặc có biến động lớn về giá cả do Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời hạn thựchiện trên 12 tháng

Trong trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng hợpđồng nhưng nằm trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của Nhà thầuthì khối lượng phát sinh tăng giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy địnhtrong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng Giá trị

Trang 18

hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá góithầu trong KH đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền chophép Khối lượng phát sinh vượt ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầuphải có văn bản phê duyệt (khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổsung được duyệt (khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền

cả về khối lượng và đơn giá

Trên khối lượng đã nghiệm thu, Chủ đầu tư và Nhà thầu xác định tiến độ thựchiện theo hợp đồng đề nghị thanh toán

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghịthanh toán gửi Kho bạc nhà nước, gồm:

Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thicông xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặccông trình để đưa vào sử dụng kèm theo bảng tính giá trị khối lượng được nghiệmthu

Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tưGiấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có)

Giấy rút vốn đầu tư

Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp phát vốn do Chủ đầu tư gửi đến, Kho bạc nhà nướckiểm tra, kiểm soát, cấp phát vốn cho Chủ đầu tư và thanh toán cho các Nhà thầuđồng thời thu hồi tạm ứng theo quy định

1.2.2.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cườngcông tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốnNSNN cấp phát đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc năm kế hoạchhoặc khi công trình, hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành để xác định sốvốn đầu tư cấp phát, thanh toán trong năm hoặc số vốn đầu tư cấp phát thành toáncho hạng mục công trình, công trình và dự án kể từ khi khởi công đến lúc hoànthành

Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm

Kết thúc năm kế hoạch, Chủ đầu tư phải lập bảng đối chiếu số liệu thanh toánvốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm và lũy kế số thanh toán từ khikhởi công đến hết niên độ NSNN rồi gửi cho Kho bạc nhà nước để xác nhận Khobạc nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trongnăm và lũy kế từ khi khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án do Chủ đầu

Trang 19

tư lập Đồng thời Chủ đầu tư cần phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm củatừng dự án gửi cấp quyết định đầu tư, Kho bạc nhà nước và các cơ quan tài chínhđồng cấp (đối với dự án địa phương quản lý vào ngày 10/1 năm sau.

UBND tỉnh căn cứ vào báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của các Chủđầu tư, từ đó chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp lập báo cáo thực hiện vốn đầu

tư của các dự án trong năm thuộc phạm vị quản lý gửi Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tàichính, Bộ xây dựng, Tổng cục thống kê vào ngày 20/1 năm sau

Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Khi hạng mục công trình, dự án hoàn thành, Chủ đầu tư có trách nhiệm lậpbáo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán Quyếttoán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm

và tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án Phân định rõ nguồn vốn đầu tư, chi phíđầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành, giá trị tài sản cố định, tàisản lưu động, giá trị tài sản bàn giao đưa vào sản xuất và sử dụng Quy đổi vốn đầu

tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao, đưa dự án vào vận hành

để xác định giá trị tài sản mới tăng và giá trị tài sản bàn giao nếu dự án đầu tư kéodài trong nhiều năm Xác định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư, các Nhà thầu, cơquan tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quátrình đầu tư dự án

Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức vốn đầu tư được cấp cóthẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có) và là toàn bộ chi phí hợp pháp, hợp

lệ đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Phòng tài chính chủ trì tổ chứcthẩm tra đối với dự án cấp huyện trực thuộc tỉnh quản lý Căn cứ vào kết quả thẩmtra, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toánvốn đầu tư dự án để trình báo người có thẩm quyền phê duyệt

Thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành bao gồm: thời gian lập báo cáoquyết toán tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng; thời giankiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực; thời gian kiểm tra, thẩm tra

và phê duyệt quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ

sơ trình duyệt quyết toán

1.2.3. Bộ máy thực hiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp

huyện

Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốchội và Chính phủ, cấp huyện là HĐND và UBND huyện; còn quản lý các hoạt động

Trang 20

nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức cơ quan tài chính (phòng tàichính – kế hoạch huyện), tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (kho bạc nhà nướccấp huyện) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung và quản lý

về chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng

Sơ đồ 1.1 Mô hình bộ máy thực hiện chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ

bản cấp huyện

Từ sơ đồ 1.1 ta có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban đểthực hiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương Cụ thểchức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dưng

cơ bản cấp huyện như sau:

1.2.3.1.Ủy ban nhân dân huyện

UBND huyện là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phốtrực thuộc tỉnh, thị xã UBND cấp huyện có khoảng 10 thành viên, gồm Chủ tịch, 2-

3 Phó Chủ tịch và các ủy viên Lãnh đạo UBND cấp huyện gồm Chủ tịch, các PhóChủ tịch Người đứng đầu UBND cấp huyện là Chủ tịch UBND, trên danh nghĩa là

do HĐND huyện sở tại lựa chọn Thông thường, Chủ tịch UBND huyện sẽ đồngthời là một Phó Bí thư Huyện ủy

UBND huyện có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư thuộcphạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúngmục đích, đúng chế độ Nhà nước

UBND

Chủ đầu tư

Trang 21

Trong phạm vi quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ vàpháp luật Nhà nước về những quyết định của mình.

1.2.3.2. Phòng tài chính – kế hoạch

Phòng Tài chính - kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBNDhuyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư

Phòng Tài chính – kế hoạch huyện có 10 đến 12 thành viên bao gồm Trưởngphòng và không quá 3 Phó Trưởng phòng và các cán bộ thuộc những bộ phận khácnhau, yêu cầu trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên

Phòng Tài chính – kế hoạch huyện đảm bảo đủ nguồn vốn theo quy định của

Bộ tài chính để Kho bạc nhà nước thanh toán cho dự án

Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN

Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các Chủ đầu tư,Kho bạc nhà nước, các Nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chínhsách tài chính đầu tư phát triển; tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; tình hìnhthanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm; ra quyết định,thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ của Nhà nước

Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, Chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thôngtin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư pháttriển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạchvốn đầu tư hàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốnđầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm traquyết toán vốn đầu tư

1.2.3.3. Kho bạc nhà nước cấp huyện

Kho bạc Nhà nước cấp huyện có Giám đốc, không quá 3 Phó Giám đốc vàcác cán bộ viên chức Giám đốc là người đứng đầu Kho bạc Nhà nước cấp huyện,chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước cấphuyện Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước và trướcpháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách Các cán bộ viên chức làmviệc theo nhiệm vụ được phân công phụ trách, yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên Kho bạc Nhà nước cấp huyện có nhiệm vụ ban hành quy trình thanh toán vốnđầu tư để thực hiện thống nhất trong cả nước

Trang 22

Hướng dẫn Chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán.

Kiểm soát và thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã đầy đủ các điềukiện và đúng thời gian quy định

Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho Chủ đầu tư đối với những khoản giảmmức thanh toán, trả lời các thắc mắc của Chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.Nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiệnhành, cần phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất; nếu quá thờigian quy định sau khi đề xuất mà không được trả lời thì sẽ được giải quyết theo đềxuất của mình; nếu được trả lời mà không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiếncủa cấp có thẩm quyền đồng thời báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cao hơn để xemxét, xử lý

Đôn đốc Chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán.Thực hiện chế độ thông tin báo váo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn

sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của LuậtNSNN và Bộ tài chính

Được quyền yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độquy định để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn khi cần thiết được nắmtình hình thực tế thị trường

Kiểm tra định kỳ và đột xuất các Chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án; việcchấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển; tình hình quản lý, sử dụngvốn đầu tư Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà Chủ đầu

tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính củaNhà nước

Không tham gia và cáo Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án

Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thốngnhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, thanh toán kịpthời, đầy đủ cho Chủ đầu tư

Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từkhi khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án; nhận xét về kết quả chấp hànhchế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định

1.2.3.4. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộcông việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại

Trang 23

hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu và phảiđáp ứng các điều kiện:

Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêucầu của gói thầu

Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộcchủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu

và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khảnăng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến

độ thực hiện gói thầu

Chủ đầu tư phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định.Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư pháttriển

Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và cóhiệu quả

Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình; sự đúng đắn, hợp pháp của khốilượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán Đảm bảo sự chính xác, trungthực, hợp pháp của các số liệu cũng như tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạcnhà nước và các cơ quan chức năng

Khi có khối lượng đủ điều kiện theo hợp đồng, cần phải tiến hành nghiệm thukịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho Nhà thầu trong thờihạn quy định

Báo cáo đầy đủ, kịp thời cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhànước có liên quan; cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình cho Kho bạc nhà nước và các

cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn Chịu sự kiểmtra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu

tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước

Thực hiện kế toán đơn vị Chủ đầu tư, quyết toán vốn đầu tư theo quy địnhhiện hành

Được phép yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đầy đủ điều kiện và yêu cầu Khobạc nhà nước trả lời, giải thích

1.2.4. Kết quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện

Việc áp dụng pháp luật về chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản đã giúp chocác cơ quan nhà nước thực hiện quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà

Trang 24

nước đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phát huy được hiệu quả Tạođiều kiện đưa hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của huyện đi vào trật tự và thíchứng với nền kinh tế thị trường mở cửa, hợp tác và hội nhập Khuyến khích nhiềuthành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư phù hợp với chiến lược và quyhoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển, đẩy nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành và quyhoạch vùng, góp phần cải tiến công tác kế hoạch hoá theo hướng gắn với các yếu tốthị trường, tăng thêm quyền tự chủ cho các cơ sở và doanh nghiệp trong hoạt độngđầu tư phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào quá trình đầutư

Góp phần cải cách một bước các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, thựchiện phân cấp, giao quyền, tạo chủ động mạnh hơn cho địa phương về thẩm quyền

và trách nhiệm trong việc quyết định chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư cũngnhư bố trí vốn đầu tư thực hiện các công trình dự án

Giảm thiểu tình hình gian lận trong quá trình thực hiện quyết toán của các Nhàthầu, Chủ đầu tư Qua đó hỗ trợ Nhà nước điều chỉnh để bù đắp những lỗ hổngtrong chế tài xử lý sai phạm quá trình đầu tư xây dựng nói riêng và quản lý đầu tưxây dựng cơ bản nói riêng

Kết quả chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện được phản ánh quacác chỉ tiêu sau:

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt

động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trangthiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài,vốn đầu tư thực hiện là số vốn đầu tư đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạncủa mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành Với những công cuộc đầu tư sử dụngnguồn vốn NSNN thì tổng số vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu

tư phải đạt đúng tiêu chuẩn

Khối lượng VĐT thực hiện = VĐT thực hiện các công tác xây lắp + VĐT

thực hiện cho mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác

Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ:

Chỉ tiêu TSCĐ được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật(số lượng căn nhà, bệnh viện, trường học, ) Chỉ tiêu giá trị TSCĐ huy động có thể

Trang 25

tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng Giá trị dự toánđược sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của TSCĐ, lập KH vốn đầu tư và tínhtoán vốn đầu tư thực hiện; đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốnđầu tư giữa Chủ đầu tư và các Nhà thầu.

Giá trị thực tế của TSCĐ huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỷluật tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vốn NSNN, tính mức khấuhao hàng năm

Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ = VĐT thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ

nghiên cứu + VĐT thực hiện trong kỳ – Chi phí không làm tăng giá trị TSCĐ –VĐT thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau

Hệ số huy động TSCĐ: đây là chỉ tiêu để phản ánh mức độ đạt được kết quả

cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện

Hế số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (Tổng VĐT thực

hiện trong kỳ + VĐT thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng

cơ bản cấp huyện

1.3.1.Hệ thống chính sách pháp luật

Hệ thống các chính sách pháp luật về công tác quản lý chi NSNN cho đầu tưxây dựng cơ bản phải được thể chế hoá Các văn bản quy phạm pháp luật tạo rahành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạtđộng quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng to lớnđến hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản Hệ thốngchính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điềukiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong hoạt động chi NSNN chođầu tư xây dựng cơ bản Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sátthực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và dovậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản

Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm phápluật về công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựngnhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Do vậy các chính sáchpháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng đượcyêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi Để có thể quản lý chi NSNN cho đầu tư

Trang 26

xây dựng cơ bản được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tìnhhình chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thốngchính sách pháp luật về quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợpnhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

1.3.2.Năng lực bộ máy quản lý

Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ công nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng lực chuyên môn của từng cá nhân trong việc tổ chức bộ máy quản lý Năng lực

tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác quản lýchi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồmnăng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào công tác quản lý chiNSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếuthì không thể có hiệu quả cao trong công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xâydựng cơ bản Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quanliêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi NSNN cho đầu tư xây dựng

cơ bản và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp

Năng lực của người lãnh đạo quá trình quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng

cơ bản ở địa phương có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động chi NSNN nóichung và chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở từng địa phương nói riêng Nếunăng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lượckhông phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản

sẽ không đạt hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí và ngược lại

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản ở địa phương là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơbản Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được những sailệch trong cung cấp thông tin của đối tượng, điều này thể hiện ở năng lực phân tích,

xử lý thông tin được cung cấp giám sát, đối chiếu với các quy trình hiện hành củaNhà nước

Tổ chức bộ máy và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn ởđịa phương ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư xâydựng cơ bản Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượngcủa thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản,giảm các yếu tố sai lệch thông tin, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động quản lýchi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 27

1.3.3.Năng lực Nhà thầu thi công

Bên cạnh năng lực của bộ máy lãnh đạo thì năng lực Nhà thầu thi công cũngảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành công tác xây dựng cơ bản Các Nhà thầucần có đầy đủ nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công công trình.Nguồn nhân lực của Nhà thầu cần đáp ứng được các yêu cầu để lập hồ sơthanh toán khi dự án đã hoàn thành Các Nhà thầu cần có đầy đủ lực lượng, nănglực và thiết bị máy móc để thực hiện dự án đúng tiến độ được giao, hoàn thành côngviệc đúng thời hạn Từ đó tạo cơ sở cho việc quản lý chi NSNN cho đầu tư xâydựng cơ bản được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng và tối ưu hóa

1.3.4.Khả năng về nguồn lực NSNN

Quy trình sử dụng NSNN cho những mục đích chi tiêu của Nhà nước theonhững yêu cầu nhất định, chỉ định thực hiện khi quá trình sử dụng NSNN bắt đầutriển khai Điều kiện đầu tiên để đảm bảo chương trình công tác được thực thi lànguồn vốn NSNN phải được cấp Tùy theo từng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

đã đề ra, với những tính toán về mặt kỹ thuật, theo những căn cứ khoa học mà cần

có một lượng vốn NSNN nhất định Với tư cách là một chủ thể, Nhà nước xem xétkhả năng nguồn vốn NS để cấp phát nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đề ra

Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển kém hoặc bước vào giai đoạn khủnghoảng làm cho tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế đạt thấp, thu nhập bình quân đầungười cũng thấp làm cho thu NSNN không đảm bảo sẽ làm cho tình trạng chi NSluôn bị động, dẫn đến phải điều chỉnh việc phân phối nguồn vốn NSNN theo ýmuốn chủ quan, làm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo

KH đã đề ra bị đảo lộn Như vậy, vì không có nguồn vốn NSNN đảm bảo sẽ dẫnđến chi tiêu không có mục đích rõ ràng và nhất quán Có thể nói, vai trò quản lý chiNSNN của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bị ảnh hưởng đáng kể

1.3.5.Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản luôn luôn chịu ảnh hưởng từ môitrường kinh tế - xã hội Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cungcấp đầy đủ; ngược lại khi nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm,Nhà nước thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấuvốn đầu tư, số lượng vốn dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản giảm

Các sản phẩm của xây dựng cơ bản chịu tác động rất lớn từ môi trường tựnhiên như: địa chất, thời tiết, khí hậu, của những địa phương khác nhau để đầu tư

Trang 28

xây dựng công trình Môi trường tự nhiên của nơi đầu tư xây dựng công trình quyếtđịnh đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô, kết cấu, khối lượng, quy chuẩn xây dựng,giải pháp công nghệ thi công, và dự toán chi phí đầu tư của từng hạng mục côngtrình.

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

Theo Luật NSNN thì việc quản lý chung về Tài chính trên địa bàn một huyện

là HĐND huyện và UBND huyện, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ Tài chính làtrách nhiệm của Phòng tài chính – kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện và cácChủ đầu tư thực hiện về chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.Nhiệm vụ cụ thể của từng khâu trong bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tưxây dựng cơ bản tại huyện Bảo Lạc là:

UBND huyện Bảo Lạc: là cơ quan hành chính cao nhất ở địa phương, là cơ

quan có quyền phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán, raquyết định chỉ định thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và thực hiện các nhiệm

vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện

Nhân sự tại UBND huyện Bảo Lạc bao gồm: 01 Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch và

15 trưởng các phòng ban trực thuộc UBND huyện với trình độ học vấn đều từ Đạihọc trở lên, trong đó có 06 cán bộ có trình độ Thạc sỹ

Phòng tài chính - kế hoạch:

Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN (NS huyện), phốihợp với các cơ quan cấp trên xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn NS theo các chương trình dự án

Tham gia về chủ trương đầu tư, phương án tài chính và hiệu quả kinh tế tàichính của các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

Thực hiện chuyển hạn mức kinh phí sang Kho bạc nhà nước huyện để thanhtoán cho các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Phối hợp với Phòng công thương ra thông báo về vật liệu xây dựng cơ bảntrên địa bàn huyện

Ngày đăng: 14/04/2017, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản lý chi NSNN (TS. Đặng Du, TS. Bùi Tiến Hanh) Khác
2. Luận văn thạc sĩ luận án tiến sĩ về quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản Khác
3. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 (Quốc hội ban hành) Khác
4. Các nghị định, quyết định của Quốc hội về công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện Khác
5. Báo cáo thực hiện năm của Phòng tài chính – kế hoạch huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 Khác
6. Các số liệu thống kê về dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản huyện Bảo Lạc giai đoạn 2011-2015 Khác
7. Trang web chính thức của huyện Bảo Lạc và tỉnh Cao Bằng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w