Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngàn hở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 42 - 48)

II. Tình hình đầu tư trong nước:

2.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngàn hở Việt Nam:

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38, 7% xuống 20, 89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22, 7% lên 41, 03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38, 6% năm 1990 và 38, 10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84, 4% năm 1990 xuống 77, 7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12, 3% năm 1990 lên 20, 8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…

Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73. 000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3, 75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004,

đã có 150. 000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182. 000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3, 1% lên 4, 1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4, 4% lên 4, 5%, kinh tế cá thể giảm từ 35, 9% xuống 31, 2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6, 4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu.

Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ 40, 1% GDP năm 1991 xuống còn 38, 3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ 10, 2% xuống 7, 9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003, có 1. 655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp.

Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005.

Mặc dù ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua, nhưng quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam hiện đang nằm giữa hai

nhóm phát triển thấp và trung bình. Từ thực tế này, hai câu hỏi cần đặt ra là:

Thứ nhất: tại sao mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn, đồng thời tỷ lệ đầu tư trên GDP lại rất cao so với các nước trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ ở mức trung bình của khu vực?

Thứ hai:Tăng trưởng của Việt Nam có ổn định và bền vững hay không?

Đối với câu hỏi đầu tiên: tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không cao vì hiệu quả đầu tư của nền kinh tế thấp, được thể hiện qua hệ số ICOR – là hệ số cho biết số đơn vị đầu tư (tính theo % của GDP) cần thiết để đạt được 1% đơn vị tăng trưởng GDP, nghĩa là nếu chỉ số này càng cao thì hoạt động đầu tư càng kém hiệu quả. Nhìn vào Bảng 2 ta thấy ICOR của Việt Nam hiện đang rất cao so với Hàn Quốc và Đài Loan trong những giai đoạn phát triển tương đương. Chẳng hạn như Đài Loan đã duy trì được tốc độ tăng trưởng 9, 7% trong suốt 20 năm mà chỉ cần đầu tư 26, 2% GDP, trong khi đó Việt Nam đầu tư tới 33, 5% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình cũng chỉ đạt 7, 6%. Nói cách khác, cái giá phải trả cho tăng trưởng của Việt Nam cao gần gấp đôi so với Đài Loan.

Hệ số ICOR của Việt Nam so với một số nước trong khu vực

Nguồn: FETP tổng hợp từ số liệu của WB, WDI, Niên giám Thống kê Đài Loan 1992

Nước Giai đoạn Tăng trưởng GDP (%/năm) Tổng đầu tư (% của GDP/năm) ICOR Hàn Quốc 1961-80 7, 9 23, 3 3, 0 Đài Loan 1961-80 9, 7 26, 2 2, 7 In-đô-nê-xia 1981-95 6, 9 25, 7 3, 7 Ma-lay-xia 1981-95 7, 2 32, 9 4, 6 Thái-lan 1981-95 8, 1 33, 3 4, 1 Trung Quốc 2001-06 9, 7 38, 8 4, 0 Việt Nam 2001-06 7, 6 33, 5 4, 4

Câu hỏi thứ hai: đưa chúng ta trở về với bối cảnh chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, trong đó một vấn đề nổi lên hàng đầu là lạm phát. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không có sự cải thiện đáng kể nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng đột biến, từ mức 3-4% vào đầu những năm 2000 lên tới 12, 6% năm 2007.

Không thể phủ nhận việc giá xăng dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị trường thế giới tăng nhanh trong thời gian qua là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tăng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề lạm phát ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là do yếu tố khách quan, mà quan trọng hơn chính là do các yếu tố chủ quan, có tính nội tại của nền kinh tế. Cụ thể là, thứ nhất, nếu lạm phát có nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng giá thế giới thì các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia. . . cũng đều phải chịu cú sốc tương tự. Tuy nhiên, lạm phát ở các nước này tính đến thời điểm hiện nay lại thấp hơn đáng kể so với Việt Nam (Hình 2). Nguyên nhân chính là cả Việt Nam và Trung Quốc đều có tỷ lệ đầu tư/GDP cao kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các DN nhà nước kém hiệu quả. Đồng thời, tính không độc lập của Ngân hàng Nhà nước làm xói mòn khả năng điều hành chính sách tiền tệ và chống lạm phát của cơ quan này. Thứ hai, tuy đã nhìn thấy và đưa ra một số chính sách kiềm chế lạm phát nhưng điều quan trọng là Chính Phủ chưa nhận thức đúng hoặc cố tình phủ nhận những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến lạm phát. Đầu tiên, ở lĩnh vực tiền tệ, đó là tăng cung tiền và tín dụng. Trong giai đoạn vừa qua, VN tiếp nhận khá nhiều nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối. . . từ nước ngoài. Dòng ngoại tệ chảy vào VN rất lớn gây sức ép tăng giá VND, và do vậy có nguy cơ làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, và làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại thêm nghiêm trọng. Do lo ngại điều này, Chính phủ đã cố giữ tỷgiá USD/VND ổn định bằng cách tung tiền đồng ra để mua vào khoảng 9 tỉ USD. Ở lĩnh vực tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-8, 5%/năm, Chính phủ liên tục thúc đẩy tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước là nơi sử dụng đồng vốn hiệu quả thấp. Tính trung bình, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VN trong 5 năm trở lại đây vào khoảng

30%/năm (năm 2007, con số này tăng đột biến, lên tới hơn 40%). Với tốc độ tăng tín dụng cao trong nhiều năm liền, đồng thời cung tiền tăng đột biến, lạm phát xảy ra là điều tất yếu.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực (2007)

Nguồn: Economist Intelligent Unit

Lạm phát cao gây nên nhiều tác động tiêu cực, trong đó có ba vấn đề đặc biệt đáng lo ngại. Thứ nhất, CPI tăng nhanh là một thứ “thuế lạm phát” làm giảm mức sống của đại bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là những người hưởng lương cố định và có thu nhập thấp. Thứ hai, vì mức lạm phát cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức là lãi suất thực bị âm) nên tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế phải chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có suất sinh lời cao hơn như địa ốc hay chứng khoán. Việc đầu cơ quá mức vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng tài sản; và sớm hay muộn thì hiện tượng này cũng sẽ dẫn tới sự bất ổn định cho nền kinh tế. Thứ ba, hiện nay tỉ lệ dư nợ cho vay mua bất động sản ở hệ thống ngân hàng thương mại là khoảng 10%, một tỉ lệ khá cao. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều các khoản vay ngân hàng được bảo đảm bằng bất động sản với giá bong bóng. Điều này có nghĩa là, nếu bong bóng vỡ, bất động sản rớt giá thì tài sản bảo đảm

này không còn đảm bảo nữa. Hệ quả là nhiều khoản vay sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô. Thậm chí, có thể nói rằng nhiều dấu hiệu tiền khủng hoảng 1997-1998 đã xuất hiện ở Việt Nam. Khác chăng chỉ là ở ba điểm: thứ nhất, vay nợ của VN vẫn ở trong phạm vi kiểm soát được; thứ hai, VN vẫn chưa tự do hóa tài khoản vốn; và thứ ba, chưa có một cú sốc đủ mạnh từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế. Bên cạnh những vấn đề về ổn định vĩ mô thì cũng còn có một số vấn đề cản trở sự tăng trưởng cao và bền vững của VN như hệ thống giáo dục và dạy nghề yếu và thiếu, cơ sở hạ tầng quá tải và chi phí cao, thiếu vắng những DN cạnh tranh toàn cầu, năng lượng vừa thiếu vừa đắt, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng cao, môi trường suy thoái ngày càng nghiêm trọng. . .

Tăng trưởng bền vững chỉ là một trong những điều kiện cần và chắc chắn không phải điều kiện đủ cho phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế - thường được đo bằng GDP - chỉ là phương tiện chứ chưa phải và không bao giờ là mục đích cuối cùng của nền kinh tế. Hơn nữa, nếu tính cả những thiệt hại và chi phí do ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, căng thẳng xã hội. . . gây ra thì liệu GDP của chúng ta có tăng trưởng trên dưới 8% một năm như hiện nay hay không?

Tăng trưởng của VN hiện nay cao nhưng đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn. Chạy theo tăng trưởng ngắn hạn có thể thỏa mãn thành tích nhất thời nhưng sẽ không bền vững. Cần nhận thức một cách đúng đắn rằng tăng trưởng là một cuộc đua đường trường, và vì vậy chính phủ cần đặt ưu tiên cao nhất cho sự ổn định bằng cách giải quyết những ách tắc cơ bản trong nền kinh tế. Nếu làm được điều này, không những nền kinh tế Việt Nam có thể hiện thực hóa được những tiềm năng to lớn của mình, đồng thời sự phát triển cũng trở nên bền vững hơn.

Chính vì thế chúng ta cần phải hướng vào tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu:

Hiệu quả đầu tư biểu hiện chủ yếu ở 2 chỉ số tổng hợp quan trọng:1 đồng vốn đầu tư phải tạo ra nhiều đồng GDP hơn để tăng 1 đồng GDP phải tốn ít vốn đầu tư hơn

Dựa vào chỉ số ICOR ta có thể dễ dàng chứng minh được 2 kết luận trên.

Ở Việt Nam 1 đồng vốn tạo ra số đồng GDP qua các năm thể hiện qua bảng sau

Năm 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 3. 16 3. 08 3. 05 2. 92 2. 82 2. 68 2. 56 2. 46 2. 45 2. 44 2. 48

Nếu 1998: 1 đồng vốn tạo ra 2, 50 đồng GDP cao hơn 2007 thì với mức vốn đầu tư dự kiến đưa vào thực hiện 541 000 tỷ đồng sẽ tạo ra 1, 352 tỷ đồng GDP. Nếu tỷ giá khoảng 16 100 VNĐ/USD thì GDP tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái sẽ đạt 83, 9 tỷ $. Nếu dân số phát triển lớn hơn 1, 2% thì dân số 2008 là 86, 3 triệu người. suy ra GDP/người sấp xỉ 972 $, vượt qua ranh giới các nước có thu nhập thấp ( 950$/người). nhưng nếu hiệu quả đầu tư như năm trước tức là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 2, 48 đồng GDP, thì khi đó GDP/người chưa được 964 $.

Năm 2007 để tăng 1 đồng GDP tốn 2, 72 đồng vốn đầu tư, thấp hơn 8 năm trước đó, nhưng lại cao hơn các năm từ 98 trở về trước. Nếu 2008 cũng vậy, để tăng 208 000 tỷ đồng GDP theo dự kiến thì phải đầu tư tới 566 000 tỷ đồng, tăng tới 22, 5% so với năm trước. Vì vậy, cần phải tăng hiệu quả đầu tư lên. Ví dụ: để tăng 1 đông GDP chỉ cần đầu tư 2, 6 đồng vốn thì lượng vốn đầu tư cần có khoảng 541 000 tỷ đồng, tốn ít hơn nhiều so với mức 566 000 tỷ đồng ở trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy để nâng cao hiệu quả đầu tư cần phải làm tốt nhiều công việc. về quy hoạch cần đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, có tầm nhìn xa trông rộng.

Về dự án, kể cả dự án đầu tư nước ngoài, cần có sự chọn lọc cả về kỹ thuật – công nghệ, cả về môi trường. Cần lựa chọn ngành, vùng miền đầu tư

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 42 - 48)