Đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII):

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 38 - 40)

I. Thực trạng và tác động đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam:

2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII):

Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.

Con số 249 dự án đầu tư ra nước ngoài, trị giá 1, 39 tỷ USD trong vòng 20 năm qua đã phản ánh phần nào xu hướng đầu tư ra nước ngoài ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã có mặt tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lào là nước có nhiều dự án đầu tư của Việt Nam nhất với 86 dự án, tổng vốn đầu tư 583, 8 triệu USD (chiếm 34, 5% về số dự án và 42% về vốn đầu tư). Tiếp theo là một số nước như Cam-pu-chia có 27 dự án, tổng vốn đầu tư 88, 4 triệu USD; LB Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư 48, 1 triệu USD. . . Ngoài ra, còn có một số dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Algeria, Iraq và Madagascar. Riêng năm 2007, dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Madagascar được cấp phép với tổng vốn đầu tư 117, 36 triệu USD. Không chỉ đa dạng về địa bàn đầu tư, cơ cấu đầu tư của các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng đã có sự chuyển dịch tích cực. Bên cạnh việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 40, 2% về số dự án và 64, 2% tổng vốn đầu tư), các DN Việt Nam cũng đã chú ý tới các lĩnh vực khác như nông nghiệp thu hút 21, 2% số dự án và 20, 5% tổng vốn đầu tư; dịch vụ thu hút 39, 6% số dự án và 5, 5% tổng vốn đầu tư.

Bước đầu một số dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện có hiệu quả như dự án thăm dò, thẩm lượng và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Algeria và Malaysia với vốn đầu tư thực hiện khoảng 30 triệu USD đang tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư sau khi phát hiện dòng dầu 5. 100 thùng/ngày tại Algeria và dòng dầu 3. 100 thùng/ngày tại Malaysia. Các dự án trồng cao-su tại bốn tỉnh Nam Lào của Tổng công ty cao-su Việt Nam và Công ty cao-su Ðác Lắc với vốn đầu tư hơn 60 triệu USD cũng đang triển khai hiệu quả.

Nghị định 22/1999/NÐ-CP quy định đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam ban hành năm 1999 cùng với Thông tư 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam và Thông tư 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã hình thành cơ

sở pháp lý cần thiết cho các DN Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, nhiều điều khoản không còn phù hợp, không bao quát sự đa dạng của các hình thức đầu tư ra nước ngoài. Không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa rõ ràng, còn thiếu cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài, cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài. . . Luật Ðầu tư ban hành năm 2005 trong đó có các quy định về đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam đã khắc phục được những hạn chế nêu trên. Cùng với đó, Nghị định 78/2006/NÐ-CP hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng quy định thông thoáng hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và DN khi đầu tư ra nước ngoài. Trong nhiều lĩnh vực như dầu khí ở Ðông-Nam Á, châu Phi; điện lực ở Lào, Trung Quốc; khai thác khoáng sản ở Lào; viễn thông ở Lào, Cam-pu-chia, Hồng Công, Singapore, Hoa Kỳ; giao thông vận tải ở Singapore, Hồng Công, LB Nga; kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ ở Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. . . cho thấy lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam ngày càng đa dạng, và đang trở thành hướng đi mới của không ít DN trong nước.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, giai đoạn 2006-2010 quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ lên đến một tỷ USD. Một loạt các dự án đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam đang được đàm phán và tích cực triển khai.

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w