3 Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH:

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 32 - 36)

I. Thực trạng và tác động đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam:

1. 3 Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH:

CNH-HĐH:

Một nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH phải được thể hiện ở tỷ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) trong GDP cao hơn khu vực I (nông nghiệp, thuỷ sản). ở nước ta trong những năm qua nhờ có nguồn FDI nên cơ cấu của nền kinh tế có sự thay đổi. Trong năm 2006 và năm 2007 chúng ta có thể thấy đầu tư nước ngoài tâp chung chủ yếu vào hai ngành công nghiệp và dich vụ theo biểu đồ hình tròn dưới đây.

Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành năm 2006

Vốn đầu tư phân bổ năm 2007

Nguồn: Báo kinh tế Việt Nam

Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phẩn thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả như tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Dương. Năm 2007 Barịa Vũng Tàu (17 dự án, tổng vốn đầu tư 1, 066 triệu USD); Hà Nội( 122, 858 triệu USD);Bình Dương(118, 610 triệu USD);Thành phố Hồ Chí Minh(157, 581 triệu USD).

Có thể thấy đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các địa phương, tỉnh có điều kiện thuận lợi, thu lợi nhuận cao. Trong khi đó chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là phát triển đồng đều các địa phương. Do vậy cần có những chính sách và, phương thức huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho những vùng có ít hoặc không có FDI nhằm khắc phục thực tế này. FDI có mặt ở 61 tỉnh thành phố, trong đó tập trung nhiều ở địa phương có điều kiện thuận lợi như Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp đó là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Sự phân bố FDI không đều là do nhân tố địa lý

tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng và tiện ích. Đầu tư là một hoạt động lâu dài cần phải kiên trì. Bình Dương và Đồng Nai là 2 tỉnh điển hình thu hút FDI.

Phân bổ vốn FDI vào các tỉnh, thành phố năm 2007

Nguồn:Báo kinh tế

Tính từ năm 1998 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9. 500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt khoảng 40 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2000 và duy trì ở mức 17- 18% tổng vốn đầu tư từ năm 2001 đến nay. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Trong 5 năm 2001- 2005, Việt Nam thu hút 18, 5 tỷ USD; năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng 70% so với 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, British VirginIslands, Hồng Kông, Malaysia, Hoa Kỳ, Hà Lan và Pháp.

Nguồn:Báo kinh tế

Nguồn: Báo kinh tế

Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Nếu trong những nǎm đầu, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ phi sản xuất như khách sạn, vǎn phòng, cǎn hộ cho thuê. . . thì những nǎm gần đây, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật chất. Khu vực đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp. Ví dụ trong năm 2007 cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tích cực, tỉ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41, 31% lên 41, 48%, dịch vụ tăng từ 38, 25% lên 38, 44%, nông – lâm - thủy sản từ 20, 45% giảm xuống còn 20, 08%

Với tốc độ tǎng trưởng bình quân hơn 20%/nǎm, các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững tốc độ tǎng trưởng của công nghiệp, cũng như của toàn bộ nền kinh tế trong những nǎm qua.

Cùng với đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước, góp phần phân bố lại công nghiệp một cách hợp lý, xử lý môi trường tốt hơn, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý.

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w