2 Nước nhận đầu tư tiếp nhận công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ sảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến.

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 30 - 32)

I. Thực trạng và tác động đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam:

1. 2 Nước nhận đầu tư tiếp nhận công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ sảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến.

sảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến.

Mô hình Harrod-Domar chỉ ra rằng sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại nếu đầu tư không hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Kể cả trong trường hợp đầu tư hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn. Chính vậy mà nhà kinh tế Solow(1924) đã xây dựng lên mô hình tăng trưởng kinh tế mang những ý tưởng mới. Nếu như mô hình của Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất, thì mô hình của Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng và ông cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố quyết định tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn.

Đứng trên góc độ xem xét yếu tố lao động và công nghệ trong mô hình của Solow thấy được thực tế đối với các nước đang phát triển, khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, làm cho không khí hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ''nóng lên'', buộc họ phải hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình để tồn tại và phát triển. Để có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Muốn đem lại hiệu quả cao nhất thì các nhà đầu tư phải đổi mới công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất để có thể tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác là nâng cao năng lực, trình độ quản lý và đội ngũ lao động phải được đào tạo trong khi vận hành máy móc và công nghệ. Việc nước ngoài đầu tư vào nước ta hay việc chúng ta mua các dây chuyền sản xuất của họ giúp ta có thể tiếp cận với thị trường thế giới, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nắm bắt các cơ hội các nhu cấu của thị trường tạo điều kiện giúp cho nước ta có thể tiến hành nhanh sự nghiệp CNH-HĐH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, năng lực của nền kinh tế cũng được nâng cao đáng kể. Nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn, có phương thức quản lý và kinh doanh tiên tiến, là động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Có thể nói rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Sau 20 năm, Việt Nam nhận được gần 98 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư với 9. 500 dự án. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w