Vũ Cương và các cán bộ phòng Tàichính kế hoạch huyện Hòa An, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đềtài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng n
Trang 1- -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI HÀNG NĂM TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
Hà Nội: 12 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Cương
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Liên
Trang 2Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Ban chủ nhiệm khoa Kế hoạch và Phát triển
Tên tôi là : Hoàng Thị Liên
Sinh viên lớp : Kế hoạch 54B
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Sau thời gian thực tập tại phòng Tài chính kế hoạch huyện Hòa An, tỉnh CaoBằng, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Cương và các cán bộ phòng Tàichính kế hoạch huyện Hòa An, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đềtài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyệnHòa An, tỉnh Cao Bằng”
Nay tôi viết đơn này với nội dung sau:
Tôi xin cam đoan rằng, bản chuyên đề thực tập này là công trình nghiên cứu độc lập, do bản thân tôi hoàn thành, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Cương và cán bộ tại cơ quan thực tập Các số liệu, các tài liệu tham khảo sử dụng đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và ghi trong danh mục tài liệu tham khảo Kết quả trình bày trong chuyên đề là trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Liên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày.tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô khoa Kế hoạch
và Phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hỗ trợ mọi điều kiện để em cómột môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất Cảm ơn các thầy cô đã hết lòng quantâm.và dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức và hành trang quý báu để vữngbước trên con đường phía trước
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Vũ Cương đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt thờigian thực hiện chuyên đề này
-Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên thuộcphòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tạo nhiều điều kiệnthuận lợi trong quá trình em thực tập tại quý cơ quan
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Hoàng Thị Liên
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, HỘP vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN 1
1.1 Khái niệm và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 1
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của kế hoạch phát triển xã hội 1
1.1.2 Vai trò và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 3
1.1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện 5
1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện trong nền kinh tế thị trường 6
1.2.1 Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện 6
1.2.2 Các yêu cầu của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện 8
1.2.3 Nội dung công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện 11
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện 20
1.3.1 Định hướng phát triển của tỉnh, quy hoạch của huyện và kế hoạch 5 năm 20
1.3.2 Hiệu lực của bản kế hoạch 20
1.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ KH 21
1.3.4 Thông tin lập kế hoạch 21
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN HÒA AN GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015 22
2.1 Khái quát chung về huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng 22
2.2 Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An giai đoạn 2011 – 2015 23
2.2.1 Bộ máy lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An 23
2.2.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An 25
2.2.3 Phương pháp và công cụ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở huyện Hòa An 29
2.2.4 Nội dung bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An 31
2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An giai đoạn 2011 – 2015 34
2.3.1 Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mục tiêu kế hoạch và duy trì ổn định 34
2.3.2 Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt 39
2.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An giai đoạn 2011–2015 44
2.4.1 Định hướng phát triển của tỉnh và quy hoạch và kế hoạch 5 năm của huyện 44
2.4.2 Hiệu lực của bản kế hoạch 44
2.4.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ kế hoạch 45
2.4.4 Thông tin trong lập kế hoạch 48
2.5 Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An 48
2.5.1 Ưu điểm 48
2.5.2 Nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm 49
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN HÒA AN TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 53
Trang 63.1 Yêu cầu mới đặt ra, quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác lập
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Huyện Hòa An 53
3.1.1 Yêu cầu mới đặt ra 53
3.1.2 Quan điểm và định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Hòa An 54
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Huyện Hòa An 56
3.2.1 Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp của huyện về công tác lập kế hoạch của huyện để tăng cường sự tham gia của các bên liên quan 56
3.2.2 Bổ sung và hoàn thiện quy trình lập kế hoạch ở Hòa An 57
3.2.3 Tăng cường sử dụng các phương pháp lập mới trong quá trình xây dựng kế hoạch ở Hòa An 59
3.2.4 Xây dựng kết cấu bản kế hoạch phù hợp trong nền kinh tế thị trường 61
3.2.5 Hoàn thiện các điều kiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch 61
3.3 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An 64
3.3.1 Kiến nghị với cấp Trung ương 64
3.3.2 Kiến nghị với cấp tỉnh 65
3.3.3 Kiến nghị với cấp huyện 65
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, HỘP
1 BẢNG
Trang 7Bảng 1.1: Ma trận phân tích SWOT 16
Bảng 1.2: Kết cấu chung bản KH phát triển KTXH hàng năm 19
Bảng 2.1 : Kết cấu nội dung bản KH phát triển KTXH hàng năm huyện Hòa An 33
Bảng 2.2: GO huyện Hòa An thời kỳ 2011-2015 37
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu xã hội Hòa An giai đoạn 2011-2015 42
2. HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 7
Hình 1.2: Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 13
Hình 1.3: Lập KH phát triển KTXH hàng năm cấp Huyện 15
Hình 1.4: Sơ đồ cây vấn đề 17
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy lập KH phát triển KTXH huyện Hòa An 24
Hình 2.2: Quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm của huyện Hòa An 26
Hình 3.1: Quy trình mới trong lập kế hoạch huyện Hòa An 58
3. HỘP Hộp 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu huyện Hòa An năm 2016 32
Hộp 2.2: Chất lượng đội ngũ cán bộ KH huyện Hòa An 47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KHH Kế hoạch hóa
Trang 8KHPT Kế hoạch phát triển
KTXH Kinh tế xã hôi
TD&ĐG Theo dõi, đánh giá
KH-ĐT Kế hoạch-đầu tư
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
TCKH Tài chính kế hoạch
GD-ĐT Giáo dục–đào tạo
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
LĐ-TB-XH Lao động-thương binh-xã hội
Trang 9Sau gần 30 năm nước Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, côngtác lập kế hoạch (KH) phát triển kinh tế xã hội (KTXH) cũng đã có sự thay đổi đáng
kể và từng bước được hoàn thiện Bên cạnh đó, sự hội nhập với nền kinh kế thế giớingày càng sâu rộng Do vậy, nền kinh tế nước ta đã và đang xây dựng một nền kinh
tế thị trường và nền kinh tế mở cửa Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế nhưngchính nó cũng tồn tại những khuyết tật như ngoại ứng , thông tin không đối xứng
có thể gây hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế Do đó đòi hỏi công tác quản lý kinh
tế của nhà nước cần được đổi mới và linh hoạt; các công cụ điều tiết được sử dụnghợp lý và có hiệu quả Trong đó, KH phát triển KTXH là một trong những công cụquản lý kinh tế của nhà nước nên công tác lập KH phát triển KTXH cần được hoànthiện là một điều tất yếu
KH là công cụ quản lý quan trọng của các cấp chính quyền từ trung ươngđến địa phương Một KH tốt sẽ là điều kiện tiền đề để tăng cường hiệu quả quản lýcủa nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương Vai trò của KH đangngày càng được khẳng định trong nền kinh tế hiện nay Từ đó, công tác lập KH pháttriển KTXH các cấp cần từng bước đổi mới và hoàn thiện, trong đó có công tác lập
KH phát triển KTXH hàng năm cấp huyện Công tác lập KH phát triển KTXH hàngnăm cấp huyện trên cả nước đang dần hoàn thiện song vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh Ví dụ như: nhận thức về vị trí, vai trò của KH phát triển KTXH cấp huyện cònchưa đúng đắn, chưa thực sự coi KH phát triển KTXH là một công cụ quản lý kinh
tế của địa phương; Lập KH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhưng lại khônggắn với các quy luật và nhu cầu của thị trường; Xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu còncứng nhắc, kém linh hoạt so với các yếu tố thị trường luôn luôn thay đổi; Các giảipháp đưa ra chưa gắn với các mục tiêu cụ thể và chưa gắn liền với nguồn lực địaphương; Hệ thống thông tin dự báo cho công tác lập kế hoạch còn hạn chế, thiếucác dự báo có tính khoa học và thực tiễn Do vậy, cần khắc phục những hạn chế
để đẩy nhanh việc hoàn thiện công tác lập KH phát triển KTXH ở cấp Huyện làmcho KH phát triển KTXH phát huy tốt vai trò của nó
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyệnHòa An Tôi đã có.cơ hội.tìm hiểu về huyện và về KH phát triển KTXH ở huyện.Hòa An được biết đến là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng, là huyện bao quanhthành phố Cao Bằng Hòa An có diện tích 667 Km2 với tổng số dân là hơn 54 nghìn
Trang 10người (năm 2015), chủ yếu là dân tộc thiểu số Trong công tác quản lý nhà nước,Hòa An là một trong những địa phương đi đầu trong việc đẩy mạnh hoàn thiện côngtác lập KH phát triển trên toàn địa bàn huyện Công tác lập KH phát triển KTXHhàng năm ở Hòa An đang ngày càng được đổi mới để phù hợp với sự phát triển củađịa phương và sự hội nhập của nền kinh tế hiện nay Trong quá trình hoàn thiệncông tác lập KH phát triển KTXH hàng năm, Hòa An đã chú trọng gắn yếu tố thịtrường và nguồn lực địa phương vào bản KH, tăng cường sự tham gia của các bênliên quan Song quá trình hoàn thiện đó vẫn còn gặp phải những khó khăn như cácbên liên quan chưa thực sự gắn kết trong quá trình lập kế hoạch, nguồn nhân lựccho công tác lập KH còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng, các thông tin dự báochưa có độ chính xác cao, các phương pháp lập KH chưa được ứng dụng linh hoạt,nội dung bản KH qua các năm cứng nhắc và chưa có các giải pháp cụ thể cho cácmục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra Do đó, cần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác lập KHphát triển KTXH ở Hòa An, để khai thác tối đa được những lợi thế sẵn có của địaphương góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng với vị trí trungtâm của tỉnh Cao Bằng.
Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng thể
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làmthế nào để công tác lập KH phát triển KTXH hàng năm ở huyện Hòa An được hoànthiện? KH phát triển KTXH hàng năm của huyện mang tính tác nghiệp cao, đảmbảo tính bền vững, có hiệu quả và KH phù hợp với nguồn lực có hạn của địaphương
Trang 11- Chỉ rõ các yêu cầu cơ bản trong công tác lập KH phát triển KTXH hàng nămcấp huyện hiện nay
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập KH phát triển KTXH hàng năm ởhuyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Từ đó rút ra những nguyên nhân cơ bản dẫnđến những yếu kém trong công tác lập KH ở huyện Hòa An trong thời gianqua
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của bảnKH: đảm bảo tính khả thi cao, gắn với nguồn lực, mang tính bền vững ởHòa An trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu : Công tác lập KH phát triển KTXH hàng năm của
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu theo không gian: huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: giai đoạn 2011- 2015
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Đề tài tập chung nghiên cứu, đánh giá công tác lập KH phát triển KTXHhàng năm huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Vì vậy, lý luận.và thực tiễn nêu ra trongchuyên đề này chỉ đề cập đến bước lập KH, còn các bước khác.trong công tác KHHnhư tổ chức thực hiện KH hay theo dõi đánh giá và điều chỉnh KH sẽ chỉ.được đềcập đến khi.chúng góp phần nâng cao.chất lượng và.tính hiệu lực của bản KH
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp Sau khi thu thập tài liệu liên quan đến
đề tài, tôi đã tổng hợp xây dựng khung lý thuyết cho chuyên đề này Cùngvới đó là việc phân tích để đưa ra các đánh giá thực trạng công tác lập KHphát triển KTXH hàng năm ở huyện Hòa An
- Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quảthực hiện với chỉ tiêu KH trong các năm KH vừa qua, so sánh giữa thực tiễnvới lý luận chung về công tác lập KH để đánh giá thực trạng hiện nay tại địaphương
Trang 12- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu Được áp dụng.để tìm hiểu các quanđiểm, các ý kiến của các cán bộ trực tiếp tham gia lập KH, các bên liên quan(các phòng ban hành chính, các doanh nghiệp, người dân ) đến lập KH ởHòa An.
- Phương pháp tập hợp.các hệ thống số liệu Nguồn số liệu chủ yếu được thuthập từ các số liệu thứ cấp: các báo cáo, đánh giá thực hiện KH, các số liệuthống kê đã được xử lý Nguồn số liệu sơ cấp là những thông tin, số liệuthu thập được nhờ việc khảo sát.thực tế tại huyện Hòa An
- Chương 2 Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm ở huyện Hòa An giai đoạn 2011-2015
- Chương 3 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm ở huyện Hòa An giai đoạn 2016- 2020
Do những lý do khách quan và kiến thức có hạn, chắc chắn chuyên đề khôngthể thiếu những thiếu sót và khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự đóng gópcủa các thầy cô trong khoa Kế hoạch và phát triển để tiếp tục nghiên cứu và bổ sung
để chuyên đề này được hoàn thiện hơn
Trang 13TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN
1.1 Khái niệm và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của kế hoạch phát triển xã hội
1.1.1.1 Khái niệm về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay, có nhiểu quan điểm khác nhau về kế hoạch hóa phát triển kinh tế
xã hội ở mỗi.quốc gia Theo quan điểm.của giáo sư A-Slem đưa ra trong Bách khoatoàn thư thì “KHH là cách thức tổ chức các hoạt động kinh tế được vận dụng trongcác hệ thống kinh tế khác nhau, nó nhằm làm cho các hoạt động cá thể được liên kếtchặt chẽ và phối hợp lẫn nhau một cách tự giác”(trang 412, Bách khoa toàn thư).Hay theo quan điểm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì “kếhoạch hóa được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra và thực thi kế hoạch, bao gồmthiết kế ra, vạch ra từ trước một kế hoạch để xây dựng và thực thi”(OECD,1971)
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “kế hoạch hóa là phương thức quản lý vĩ
mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con ngườitrên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quyluật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn
bộ nền kinh tế Quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước nhữngphương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng bảo đảmthực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao” (trang 469, Từ điển bách khoa ViệtNam 2 – NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2002)
Trong chuyên.đề này, KHH sẽ được hiểu theo.quan điểm của.tài liệu hướngdẫn lập KH phát triển địa phương 5 năm và hàng năm nhằm diễn giải đúng với bảnchất của KHH “KHH là một quá trình nhận thức của con người trước các vấn đềphát triển của thực tiễn và vận dụng các quy luật phát triển tự nhiên, xã hội và quyluật kinh tế thị trường để phác thảo ra những định hướng phát triển với các mục tiêu
cụ thể, hệ giải pháp tương ứng nhằm quản lý và phát triển kinh tế xã hội có hiệu quảcao” Như vậy, KHH phát triển là một công cụ quản lý vĩ mô của nền kinh tế quốcdân
Trang 14Về KH, theo Bách khoa Việt Nam, “KH là một sự án tổng thể với các mụctiêu KTXH ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêuchung của nền kinh tế quốc dân hay các ngành, các đơn vị hay một lãnh thổ, hayđơn vị cơ sở, cùng với các chính sách, các giải pháp tương ứng để thực hiện” Tronggiáo trình KHH phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân 2012, “KH là thể hiệncác mục tiêu tổng thể về phát triển KTXH của một quốc gia (hay một địa phương)cần đạt tới trong một thời kỳ KH nhất định và các giải pháp, chính sách, cách đi phùhợp nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra một cách linh hoạt và hiệu quả cao nhất” (trang12) Vậy, trong chuyên đề này có thể hiểu KH là bản thể hiện mục tiêu, chỉ tiêu, kếtquả và cách thức, giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra của một địaphương trong một kỳ KH nhất định
1.1.1.2 Đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu địnhhướng của chiến lược phát triển,phương án quy hoạch thông qua kế hoạch 5 năm và
kế hoạch hàng năm Kế hoạch phát triển được.thể hiện rõ nhất (so với.chiến lược
và.quy hoạch) qua hệ thống các.mục tiêu, chỉ tiêu cụ.thể và các giải pháp, chínhsách.thích hợp với.các giai đoạn Kế hoạch hàng năm sẽ có các mục tiêu, chỉ tiêu,giải pháp cụ thể và mang tính tác nghiệp hơn kế hoạch 5 năm Do đó, khi xét về đặctrưng của KH, chuyên đề này sẽ so sánh với chiến lược phát triển theo các khía cạnh
cơ bản sau:
Thứ nhất, tính phân đoạn trong kế hoạch chặt chẽ hơn
Chiến lược là sự mô tả mong muốn.về viễn cảnh tương lai.phát triển nênthường không.bị chặn bởi thời gian Nó có thể.là 10 năm, 20 năm hay 50 năm tùythuộc.vào khả năng nhìn xa.trông rộng của các nhà hoạch.định chiến lược về.tươnglai Khoảng thời gian của chiến lược chỉ được.xác định một cách tương đối.chứkhông đòi hỏi.tính chính xác Ngược lại, trong kế hoạch, một yêu cầu.mang tínhnguyên tắc là phải có khung.thời gian rõ ràng Về thời gian, kế hoạch thường đượcchia.thành nhiều mức độ khác nhau: KH 5 năm, KH 3 năm, KH hàng năm Trongkhoảng.thời gian cụ thể đó, chúng ta sẽ thực hiện.một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đểthực hiện.các bước đi của chiến lược và quy hoạch
Thứ hai, tính định lượng cụ thể hơn
Trang 15Kế hoạch và chiến lược.đều bao gồm cả mặt định tính.và định lượng Tuyvậy, mặt định.lượng là đặc trưng cơ bản hơn của kế hoạch Còn chiến lược lại mangtính.định tính là chủ yếu Tính định lượng của KH được.thể hiện thông qua các chỉtiêu.phán ánh mục tiêu, kết quả, đầu ra hay hoạt.động cần đạt được trong kỳ KH.Bên cạnh đó là các chỉ tiêu phản ánh.nhu cầu nguồn lực cần thiết để thực.hiệnnhiệm vụ đặt ra
Thứ ba, tính kết quả và tính hiệu quả rõ ràng hơn
Mục tiêu của chiến.lược chủ yếu là vạch ra các hướng.phát triển chủ yếu, tức
là nó thể hiện.tính hướng đích là chính Còn mục tiêu của KH là phải thể hiện.ở tínhkết quả Kế hoạch sẽ xác định.từng mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính.củachiến lược, đồng thời phải xác định thứ tự của.mục tiêu cụ thể và trả lời được câuhỏi.làm thế nào để đạt được mục tiêu cụ thể đó? Vì vậy, các mục tiêu, chỉ tiêu vàgiải pháp của.kế hoạch chi tiết, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn
1.1.2 Vai trò và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1 Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Vai trò điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô
Trên góc độ vĩ mô, mục tiêu chính của kế hoạch.là ổn định giá cả, đảm bảocông ăn.việc làm, tăng trưởng và.cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Các mục tiêutrên có mỗi quan hệ.chặt chẽ với nhau và cùng tác động đến.cân bằng tổng thể nềnkinh tế Vì vậy, chức năng này của.kế hoạch hóa thể hiện thông qua:
Hoạch định kế hoạch.chung tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên toàn địaphương, đưa ra và thực thi các chính sách.cần thiết bảo đảm cân đối kinh tế nhằm
sử dụng.tổng hợp nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội, thúc đẩytăng trưởng theo phương thức thống nhất
Bảo đảm môi trường kinh.tế ổn định và cân đối Tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở hạ.tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường Đảm bảo sự công bằng.xã hộigiữa các vùng và các tầng lớp dân cư bằng.các kế hoạch sử dụng ngân sách và cácchính sách điều tiết
Điều tiết kinh tế địa phương.sao cho phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầuhóa ngày càng tăng Vì vậy, KHH phải xây dựng các.chính sách chuyển giao côngnghệ phù hợp.góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn.khoảng cáchvới các nước phát triển
Trang 16- Vai trò định hướng phát triển
Chức năng này thể hiện.bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
và chính nó đã.làm cho kế hoạch hóa không bị lu mờ trong cơ chế thị trường chứcnăng này thể hiện ở chỗ :
Công tác KHH cần đưa ra được.chiến lược và quy hoạch phát triển cho địaphương Khi đó, KH phát triển KTXH sẽ đưa ra.hệ thống các mục tiêu phát triển,các chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện, dự báo.khả năng, phương hướng phát triển nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt, định hướng.phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đốixuất.hiện trong nền kinh tế thị trường
Ngoài ra, các chỉ tiêu được đưa ra.trong kế hoạch phát triển KTXH cần giámsát và quản lý.chủ yếu là những chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô, không.cứng nhắc và ápđặt mà cần có sự mềm dẻo, linh hoạt Cần tránh các.chỉ tiêu mang tính pháp lệnh
- Vai trò kiểm tra, giám sát
Nội dung chủ yếu của chức năng này là việc chính phủ thông qua.cơ quanchức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch,thực hiện và tuân thủ.các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời
kỳ dài Đánh giá kết quả của việc.thực hiện các chính sách, mục tiêu đề ra Phântích hiệu quả tài chính và hiệu quả KTXH làm.căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch
kỳ tiếp sau
1.1.2.2 Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
KH có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau; thông thường KHđược phân loại theo nội dung, theo cấp KH và theo thời gian
Thứ nhất, phân loại theo nội dung
Theo nội dung, KH có thể được chia thành 2 loại: Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
KH phát triển KTXH là công cụ quản lý nhà nước.theo mục tiêu, được thểhiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong khoảngthời gian nhất định của một quốc gia.hay của một địa phương và những giải pháp,chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách một cách có hiệu quả cao nhất.Các kế hoạch này được xây dựng từ các.cấp địa phương từ cấp xã, phường trở lên
KH phát triển ngành, lĩnh vực được các ngành.xây dựng theo định hướng củachiến lược và kế hoạch cấp quốc gia để phát triển ngành, lĩnh vực Là định hướng
Trang 17phát triển ngành, lĩnh vực.trong từng thời kỳ KH phát triển ngành, lĩnh vực là một
bộ phận.của KH phát triển KTXH, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triểnKTXH của cả nước và KH phát triển KTXH của địa phương Kế hoạch phát triểnngành,lĩnh vực bao gồm 3.cấp: Bộ/ ngành (Trung ương), sở/ngành (cấp tỉnh),phòng/ ban (cấp dưới tỉnh)
Như vậy, chuyên đề này sẽ đề cập tới loại KH phát triển KTXH
Thứ hai, phân loại theo cấp KH
Theo cấp KH, KH được chia thành 2 loại : KH cấp Trung ương và KH cấpđịa phương KH cấp Trung ương là kế hoạch phát triển của một quốc gia KH cấpđịa phương bao gồm KH cấp tỉnh, thành phố; KH cấp huyện, quận; KH cấp xã,phường, thị trấn
Chuyên đề này sẽ nghiên cứu về kế hoạch cấp địa phương, cụ thể là kế hoạchcấp huyện
Thứ ba, phân loại theo thời gian
Xét theo góc độ thời gian, có thể có các loại kế hoạch dài hạn 10 năm; kếhoạch trung hạn 5 năm hoặc 3 năm; kế hoạch ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm
Chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu về KH hàng năm
Tóm lại, KH có thể được phân chia thành nhiều loại theo những tiêu chí khác nhau Trong chuyên đề này, tôi sẽ lựa chọn KH phát triển KTXH hàng năm cấp huyện làm đối tượng nghiên cứu.
1.1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
1.1.3.1 Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện
Kế hoạch hàng năm là bước.cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, là công cụ điều hànhcác hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiệnmục tiêu của kế hoạch 5 năm của huyện
Về bản chất, kế hoạch phát triển hàng năm của huyện là chi tiết hóa cácnhiệm vụ.đã được phân kỳ trong kế hoạch 5 năm của huyện Hàng năm, huyện sẽtriển khai lập KH hàng năm để điều chỉnh lại.sự phân kỳ đó sao cho phù hợp với sựthay đổi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như là của địa phương Dovậy, kế hoạch phát triển kinh tế.xã hội hàng năm là vừa công cụ triển khai vừa làcông cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm Ngoài ra, kế hoạch hàng năm còn bao hàm
Trang 18các nhiệm vụ, các chỉ tiêu.chưa được dự kiến trong kế hoạch 5 năm, đảm bảo tínhlinh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hóa nói chung.
1.1.3.2 Phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội cấp huyện
Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện cũng giống như Kh phát triển KTXHcủa quốc gia Nó bao gồm các bộ phận sau:
- KH phát triển KTXH 5 năm của huyện: là sự cụ thể hóa.các chiến lược vàquy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của huyện Nó xác định cácmục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng.kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm
và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chươngtrình phát triển của khu vực.kinh tế nhà nước và khuyến khích.sự phát triển của khuvực kinh tế tư nhân
- KH phát triển KTXH hàng năm của huyện: là bước cụ thể hóa KH 5 năm, làcông cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tếnằm thực hiện mục tiêu của KH 5 năm Nếu như KH 5 năm là.công cụ chính sáchđịnh hướng thì KH hàng năm là công cụ thực hiện
Như vậy, KH phát triển kinh tế xã hội hàng năm của cấp huyện là một bộ phận của KH phát triển KTXH cấp huyện Nó là một công cụ mang tính tác nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận còn lại nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển chung của huyện.
1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện trong nền kinh tế thị trường
1.2.1 Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
Quy trình KHH phát triển có thể chia làm 3 bước sau: Soạn lập KH; tổ chức thực hiện KH; theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh KH
Soạn lập KH là công việc đầu tiên.trong quy trình thực hiện KHH phát triển.Nội dung chính của soạn lập.KH là xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển.và hệthống các giải pháp chính sách trong kỳ KH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội
Trang 19Nguồn: Giáo trình KHH phát triển – Chủ biên: PGS.TS Ngô Thắng Lợi
Soạn lập KH phát triển KTXH hàng năm.cấp huyện là bước đầu tiên trongquy trình thực hiện KH phát triển ở cấp huyện với các nội dung.cơ bản là xác địnhcác mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và hệ thống các.giải pháp chính sáchthực hiện trong năm kế hoạch của huyện
Soạn lập KH là soạn lập các văn bản mang tính KH, là bước tiền đề để làmcăn cứ thực hiện các bước sau trong quy trình thực hiện KH phát triển Lập KH cóvai trò vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện KHH nói chung và với nềnkinh tế nói riêng :
- Lập kế hoạch sẽ định hướng được sự phát triển của địa phương Lập KHđược ví như vẽ một con đường đi đến đích và chỉ ra cách thức làm thế nào để đếnđích đó Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện sẽ thể hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển của năm kế hoạch ở huyện Căn cứ vàocác mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu đó để đưa ra các giải pháp chính sách thực hiện
- Lập KH lựa chọn được những mục tiêu ưu tiên cho kỳ KH Trong một kỳ
KH, có rất nhiều mục tiêu và nhiều phương án KH Một kỳ KH sẽ không thể thựchiện được hết tất cả các mục tiêu, phương án KH Vì vậy, lập KH sẽ căn cứ vàonguồn lực sẵn có của địa phương và mức độ cấp thiết của vấn đề cần giải quyết màlực chọn các mục tiêu và phương án KH tối ưu nhất để thực hiện trong kỳ KH
- Lập KH sẽ là cơ sở để thực hiện bước tổ chức thực hiện KH và thiết lập nênnhững tiêu chuẩn.tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá đạt hiệuquả cao Quá trình thực hiện sẽ dựa trên nội dung của bản KH Thực hiện các giảipháp nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đạt ra Sự theo dõi, đánh giá quy trình thựchiện và kết quả, hiệu quả đạt được sẽ được so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu đãđược nêu trong quá trình soạn lập Thông qua theo dõi đánh giá sẽ tiến hành điềuchỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu sao cho phù hợp hoặc có thể đưa ra các biện pháp hoànthiện để đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra khi soạn lập
Soạn lập KH Tổ chức thực hiện
KH
Theo dõi, đánh giá
và điều chỉnh KH
Trang 201.2.2 Các yêu cầu của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
KH là một trong những công cụ.quản lý quan trọng của nhà nước Lập KHtốt là điều kiện tiền.đề cho quá trình thực hiện và theo dõi, đánh giá hiệu quả, gópphần làm tăng hiệu quả quản lý của nhà nước và thúc đẩy.tăng trưởng kinh tế củađịa phương Để đạt được điều đó, lập KH phát triển KTXH nói chung hay lập KHphát triển KTXH hàng năm cấp huyện nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tính bền vững Phát triển bền vững là mục tiêu và cũng là yêu cầuquan trọng trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay Phát triển bền vững cần đảm bảocân đối giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường Để đạt được điều đó, trong bản
KH hàng năm hay KH 5 năm cần đảm bảo được tính bền vững Đây sẽ là nền tảng
để xây dựng một nền kinh tế bền vững Tuy nhiên, bản KH phát triển KTXH hàngnăm hầu hết ở huyện trong nhiều năm qua chỉ thường tập trung vào phát triển kinh
tế mà ít chú trọng đến các lĩnh vực khác, đặc biệt là bảo vệ môi trường Vì vậy, yêucầu đặt ra là cần xây dựng bản KH mang tính bền vững, phải đảm bảo mối quan hệhài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường
Thứ hai, KH hàng năm của huyện cần gắn với định hướng phát triển trong
KH 5 năm, quy hoạch phát triển huyện, cũng như chiến lược phát triển của huyện,đồng thời cũng cần tuân thủ các quy luật của thị trường: các mục tiêu phát triển đề
ra của huyện phải phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường KH hàng năm củahuyện là một bản KH tác nghiệp, bao gồm các mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp nhằmhướng tới mục tiêu phát triển chung của toàn huyện Nó là một công cụ thực hiệncác mục tiêu được đề ra trong KH 5 năm và chiến lược Nhằm đạt được mục tiêuchung nhất của toàn huyện thì KH cần gắn với chiến lược và quy hoạch Một khi sựgắn kết này lỏng lẻo hoặc không có sự gắn kết thì mục tiêu phát triển của chiến lược
và KH có thể không có sự trùng khớp, khó đạt được mục tiêu mà còn có thể dẫn đếnviệc lãng phí nguồn lực Mặt khác, lập KH trong nền kinh tế thị trường cần tuân thủcác nguyên tắc, quy luật của thị trường là một yêu cầu tất yếu Tức là xác định mụctiêu KH dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường trong nước và quốc tế Sản xuất
và dịch vụ phải đảm bảo mang lại lợi ích cho người sản xuất,nhà cung ứng dịch vụcũng như cho xã hội Việc tuân thủ này sẽ làm cho bản KH linh hoạt, mềm dẻo hơntrong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động hiện nay Để đạt được điều này
Trang 21đòi hỏi những người lập kế hoạch phải hiểu và tôn trọng các quy luật kinh tế thịtrường
Thứ ba, để KH trở thành một công cụ quản lý nhà nước hữu ích ở huyện thìviệc lập kế hoạch phải dựa trên các nguồn lực tại địa phương Muốn một KH đi vàothực hiện và mang lại hiệu quả cần có nguồn lực Nguồn lực đảm bảo thì KH mới
có thể được thực hiện đạt được mục tiêu Vì vậy, khi lập KH cần xem xét nguồn lực
để đưa ra các quyết định phương án KH cho phù hợp Việc lập kế hoạch gắn vớinguồn lực, đây không chỉ là nguồn lực tự nhiên, vật chất và tài chính, mà bao gồm
cả các nguồn lực khác và con người, thể chế, xã hội cần được phát huy tối đa để tạo
ra một bản kế hoạch đảm bảo các cơ chế, chính sách vững chắc Ví dụ đối vớinguồn lực tài chính, trong bản kế hoạch sẽ thể hiện rõ những hoạt động, giải phápnào sẽ được đảm bảo từ nguồn ngân sách của nhà nước, những hoạt động nào đượcđảm bảo từ nguồn huy động ngoài ngân sách và làm thế nào để có được nguồn tàichính đó Nếu không có đủ nguồn tài chính cũng như cơ chế huy động nguồn lựckhông vững chắc, cần xem xét lại các mục tiêu và hoạt động kế hoạch để nâng caotính khả thi của bản kế hoạch Hơn nữa, một trong những nhược điểm lớn trong các
KH phát triển KTXH của huyện hiện nay là sự thiếu gắn.kết giữa các mục tiêu kếhoạch với tổng thể nguồn lực tại địa phương dẫn đến một số địa phương không khaithác hết nguồn lực sẵn có của mình, một số địa phương khác lại đặt mục tiêu quácao so với khả năng của địa phương Vì vậy, các mục tiêu kế hoạch thiếu tính khảthi và mang nặng tính hình thức Do đó, việc lập kế hoạch gắn với nguồn lực là mộtyêu cầu cấp thiết trong công tác lập kế hoạch hiện nay
Thứ tư, tính dựa trên kết quả Khi soạn lập và thực hiện kế hoạch.cần phảilàm rõ các đầu vào,.đầu ra và kết quả phát triển Trong đó, kết quả sẽ trực tiếp tácđộng đến.kinh tế xã hội Có thể một hoạt động có một đầu ra đạt mục tiêu song nólại có tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội Mà mục tiêu của KH là xây dựng cácphương án mang lại hiệu quả cao, có tác động tích cực đến kinh tế, đời sống xã hội.Vậy, khi lập KH cần đặc biệt quan tâm đến các kết quả, tác động trung hạn và dàihạn đến sự phát triển nển kinh tế và đời sống con người Tuy nhiên, tư duy kế hoạchphổ biến hiện nay ở cấp huyện là vẫn tập trung nhiều đến các đầu vào và đầu ra màchưa quan tâm đầy đủ đến kết quả và tác động Vì vậy, lập kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội cần phải được đổi mới tư duy và xây dựng các mục tiêu dựa trên kết quả làyêu cầu tất yếu
Trang 22Thứ năm, có sự tham gia của các bên liên quan Một bản KH sẽ ảnh hưởng
và tác động đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế Để một bản KH phát triển gắnkết được với nguồn lực, sát với thực tiễn, thể hiện được mục tiêu chung của toàn địaphương thì trong quá trình lập KH phát triển cần đẩy mạnh sự tham gia của các bênliên quan đó Do vậy, soạn lập KH ở cấp huyện cần huy động được sự tham giarộng rãi của các bên liên quan (chính quyền, doanh nghiệp hoạt động tại địaphương, các tổ chức xã hội và cộng đồng) ở tất cả các bước Xây dựng kế hoạch có
sự tham gia của.các bên hữu quan là phương pháp đưa các đối tượng, các bên liênquan.trong công tác kế hoạch hóa tham gia vào một hoặc nhiều công đoạn.trong cảquy trình xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch Việc tham gia của các bên liênquan trong công tác kế hoạch hóa góp phần tăng cường tính liên kết.của kế hoạchtheo chiều dọc giữa trung ương và địa phương, quản lý ngành dọc và quan hệ chiềungang, đồng thời sẽ đảm bảo các yêu cầu phát triển ưu tiên của địa phương được thểhiện trong các bản kế hoạch Đặc biệt, trẻ em cần phải.được tham gia vào quá trìnhlập và thực hiện kế hoạch.như một bên liên quan nhằm đảm bảo các vấn đề liênquan đến trẻ em được đề cập và đưa vào.các bản kế hoạch một cách đầy đủ Vì vậy,bản kế hoạch sẽ tạo ra sự đồng thuận cao.trong xã hội, giữa các ngành, các cấp, tạothuận lợi cho quá trình triển khai.thực hiện và khi đó bản kế hoạch được xây dựnglên mới có tính khả thi cao nhất
Thứ sáu, KH hàng năm cấp huyện cần có các giải pháp chính sách cụ thể gắnvới từng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và gắn với theo dõi và đánh giá (TD&ĐG) Trongnền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố luôn luôn biến động không ngừng, cầnxây dựng KH mang tính chủ động, linh hoạt, tăng tính khả thi Để làm được điều
đó, trong bản KH phát triển KTXH hàng năm cần có những biện pháp cụ thể gắnvới từng mục tiêu, chỉ tiêu nhất định Nó sẽ làm cơ sở cho công tác tổ chức thựchiện dễ dàng hơn và làm cơ sở cho việc theo dõi đánh giá Khi theo dõi và đánh giámột mục tiêu KH, cần nhìn vào kết quả thực hiện các biện pháp và tác động của nóđến nền kinh tế xã hội, so sánh với các mục tiêu chỉ tiêu đã đưa ra, trả lời các câuhỏi: việc thực hiện các biện pháp đó.có đạt tới mục tiêu đề ra hay không? Các biệnpháp nào mang lại hiệu quả cao và biện pháp nào không mang lại kết quả như mongmuốn? Thực tế chung hiện nay là ở các bản KH phát triển cấp huyện các biệnpháp mang tính khái quát, định hướng là chủ yếu và không có xây dựng một KHTD&ĐG cụ thể nên khi đánh giá kết quả đạt được, chỉ đừng ở việc kết luận có đạt
Trang 23được mục tiêu đó hay không, không thể phân tích được tại sao mục tiêu đó khôngthực hiện được Vì vậy, bản KH cần có các biện pháp cụ thể và chỉ tiêu TD&ĐG đicùng để tạo lập căn cứ cho hoạt động theo dõi đánh giá
Tóm lại, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, những yêu cầu trong công tác lập kế hoạch ở cấp huyện là cấp thiết Chỉ khi nào đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo tính bền vững; đảm bảo sự locgic với KH 5 năm , quy hoạch và chiến lược phát triển của huyện, phù hợp với các quy luật kinh tế; gắn với nguồn lực của huyện; dựa trên kết quả; có sự tham gia của các bên liên quan và các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu gắn với các biện pháp, các chính sách cụ thể và gắn với sự theo dõi đánh giá thì KH phát triển KTXH cấp huyện mới trở nên là một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương.
1.2.3 Nội dung công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
1.2.3.1 Tổ chức bộ máy lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp
huyện
Tổ chức bộ máy lập KH bao gồm.nhóm chủ chốt ( nhóm nòng cốt) và cácthành phần tham gia khác:
Nhóm chủ chốt: Nhóm này bao gồm lãnh đạo chính quyền địa phương(thường là chủ tịch UBND huyện), lãnh đạo.và chuyên viên chính bộ phận chuyêntrách về KH, tài chính, thống kê (thường là.lãnh đạo phòng TCKH và các cán bộPhòng TCKH, Phòng thống kê ) Các cán bộ thuộc nhóm này.cần giỏi về chuyênmôn lập KH, cũng như có khả năng tổ chức, điều phối tạo.sự gắn kết, hợp tác giữacác bên liên quan Nhóm nòng cốt giữ vai trò quan trọng Nhóm này là nhóm trựctiếp lập KH Đồng thời cũng xây dựng các.cơ chế hoạt động, xác định vai trò vàtrách nhiệm của các bên liên quan đảm bảo tạo nên sự thống nhất và sự phối hợpchặt chẽ của tất cả bên trong quá trình lập KH
Các thành phần tham gia khác bao gồm đại diện các cơ quan chính quyềnhuyện, đại diện khối danh nghiệp địa phương, đại diện các tổ chức xã hội và nhândân đang sinh sống tại huyện Đại diện các cơ quan chính quyền.sẽ đảm bảo tínhpháp lý cho quá trình triển khai, giải trình/báo cáo tiến độ lập KH Các doanhnghiệp đang hoạt động trên địa phương chính là tổ chức.sản xuất, trực tiếp cung ứngsản phẩm và các dịch.vụ trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa
Trang 24phương phát triển Sự tham gia của họ là cần thiết Ngoài ra, đại diện các tổ chứcđoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn.Thanh niên, hội Nông dân ) và người dân cũng nằmtrong bộ phận lập KH Họ tham gia vào bộ máy lập KH với tư cách bảo.vệ quyềnlợi cho cộng đồng Điều đó góp phần tăng tính minh bạch trong quá trình lập KH
1.2.3.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
a Quy trình hành chính
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.được tiến hành theo quy trình “2 xuống- 1lên” như sau: trung ương giao hướng dẫn KH cho tỉnh, và tương tự, tỉnh sẽ giao lạicho huyện, và huyện sẽ triển khai về các xã phường và trên cơ sở đó, xã dự thảo kếhoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và trình lên cấp huyện, huyện lập KH trìnhlên tỉnh, tỉnh tổng hợp vào bản kế hoạch của mình và trình lên trung ương Sau đó
sẽ có sự phê duyệt và hoàn thiện bản KH theo trình tự từ cấp Trung ương đến cấp
xã (hình 1.2)
Bước 1 – xuống lần 1: Hàng năm vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, Bộ
KH-ĐT có hướng dẫn xây dựng KH năm sau cho các bộ, ngành và các địa phương.Sau đó, Sở KH-ĐT và Sở Tài chính.tham mưu cho UBND ra chỉ thị xây dựng.KHphát triển KTXH và dự toán ngân sách của tỉnh Đồng thời, Sở KH-ĐT hướng dẫnxây dựng KH phát triển.KTXH để gửi các ngành và các huyện, thị trong tỉnh
Sau khi tiếp thu hướng dẫn của tỉnh, phòng TCKH các huyện sẽ lập KH pháttriển KTXH trên cơ sở kết hợp với phòng ban chức năng để dự kiến kết quả thựchiện của năm hiện hành và xây dựng các chỉ tiêu KH phát triển KTXH cho năm
KH Đồng thời, huyện cũng làm thủ tục giao các chỉ tiêu KH dự kiến xuống cho các
xã để lấy đó làm căn cứ lập KH của mình
Bước 2 – “lên lần 1”: Trong tháng 7, các xã sẽ gửi bản KH của mình lên để
huyện tổng hợp cùng với KH của các.ngành khác thành bản KH phát triển KTXHhuyện Phòng TCKH có trách nhiệm xây dựng KH phát triển KTXH của huyện,trình UBND huyện cho ý kiến và thường trực HĐND huyện.thông qua trước khi gửilên tỉnh Ở cấp tỉnh, Sở KH-ĐT sẽ tổng hợp các bản.KH của các huyện và các sở,ngành để xây dựng KH phát triển KTXH tỉnh Sở KH-ĐT sẽ phối hợp cùng với SởTài chính tổng hợp và xây dựng phương án KH chung của tỉnh Sau đó, Sở KH-ĐT
và Sở Tài chính trực tiếp lên báo.cáo KH của tỉnh với Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính
và đăng ký ngày để bảo vệ KH phát triển KTXH và KH ngân sách.của mình vớiTrung ương
Trang 25Hình 1.2: Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm
Quan hệ từ dưới lên
Quan hệ từ trên xuống
Sở KHĐT tổng hợp
KH từ huyện và dự thảo KH tỉnh
UBND tỉnh xây dựng KH chính thức
HĐND phê duyệt
UBND xây dựng và hoàn thiện KHPT KTXH huyện chính thức
HĐND phê duyệt
UBND xã xây dựng chi tiết KHPT KTXH
Cấp
Tỉnh
HĐND xã phê duyệt Cấp
xã
Cấp
Huyện
Trang 26Bước 3 – “xuống lần 2”: Thông thường tháng 12 hàng năm, Chính phủ và Bộ
KH-ĐT giao con số KH chính thức về tỉnh Trên cơ sở con số.giao chính thức từtrung ương, sở KH-ĐT hoàn thiện bản KH phát triển KTXH và thông qua Sau đó,tỉnh giao chỉ tiêu KH phát triển KTXH chính thức.xuống cho các huyện để thựchiện Ở cấp huyện, sau khi nhận được con số giao chính thức từ tỉnh, phòng TCKHxây dựng chính thức KH phát triển KTXH và dự toán ngân sách cho các ngành, xã.Bản dự thảo sau.khi được UBND huyện chỉnh sửa sẽ được trình thường vụ Huyện
ủy xem xét và HĐND huyện thông qua Sau đó, huyện sẽ gửi Nghị quyết HĐNDhuyện xuống cho các xã Khi đó, xã mới căn cứ vào.các chỉ tiêu chính thức để xâydựng bản KH phát triển KTXH xã, thông qua HĐND xã, để triển khai thực hiện,đồng thời báo cáo nội dung KH cho huyện
b Quy trình kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật lập KH phát triển KTXH gồm có 6 nội dung cơ bản : (1)Khởi động; (2) Phân tích tiềm năng thực trạng phát triển; (3) Xác định mục tiêu, chỉtiêu, chỉ số;(4)Xây dựng phương án KH; (5) lập KH hành động, tổ chức thực hiện;(6) Lập KH theo dõi đánh giá Quy trình này thể hiện các bước có logic chặt chẽ vớinhau, thể hiện công tác lập KH gắn với nguồn lực của định phương
- (1) Khởi động: Đây là nội dung xác định và chuẩn bị đầy đủ các nguồn lựccho công tác lập KH Bao gồm: tổ chức bộ máy lập KH gồm bộ phận chủ chốt vàcác bên tham gia; lên kế hoạch cho quá trình lập KH
- (2) Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, công tác phân tích tiềm năng, đánh giáthực trạng phát triển của địa phương sẽ được thực hiện Công tác này là một nộidung quan trọng trong lập KH Kết quả của nó sẽ là các đánh giá được điểm mạnh,điểm yếu của địa phương cũng như các cơ hội hay thách thức mà bên ngoài có thểtác động đến địa phương trong năm kế hoạch, đặc biệt sẽ xác định được nguồn lựchiện có của huyện Đây là cơ sở để thực hiện nội dung tiếp theo
- (3) Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng thực trạng ở trên, bộphận lập KH sẽ xây dựng các mục tiêu chỉ tiêu, chỉ số cho năm KH Nội dung nàychú trọng đến việc xác định các vấn đề cấp thiết, mẫu chốt cần giải quyết trong năm
KH để xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cho các vấn đề đó
- (4) Với các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định ở bước trên, xây dựng cácphương án KH nhằm đạt được các mục tiêu đó Mỗi mục tiêu, chỉ tiêu thường có rấtnhiều các giải pháp thực hiện, hình thành nên nhiều phương án KH khác nhau Các
Trang 27nhà KH cần lựa chọn ra phương án tối ưu nhất Sau đó, cần xem xét cân đối mỗiphương án đó với nguồn lực của địa phương Nếu nguồn lực đảm bảo thì bước sangnội dung tiếp theo Ngược lại, nếu nguồn lực của huyện không đảm bảo cho phương
án đó thì cần xác định lại các mục tiêu, chỉ tiêu
- (5) Khi đảm bảo về nguồn lực cho phương án KH tối ưu, bộ phận lập KH sẽxây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện KH
- (6) Nhằm đảm bảo cho công tác KHH phát triển mang lại hiệu quả, cần chútrọng đến công tác theo dõi đánh giá Để xây dựng cơ sở cho việc theo dõi đánh giá,lập KH cần xây dựng một KH theo dõi đánh giá cụ thể Bản KH theo dõi đánh giá
sẽ xác định các chỉ tiêu đánh giá, cơ quan theo dõi đánh giá, thời gian cụ thể
Hình 1.3: Lập KH phát triển KTXH hàng năm cấp Huyện
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn lập KH phát triển KTXH 5 năm và hàng năm
Lập KH theo dõi, đánh giá
Phân tích tiềm năng , thực trạng phát
Trang 281.2.3.3 Phương pháp và công cụ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm
cấp huyện
a Đánh giá tiềm năng, thực trạng của huyện qua phân tích ma trận SWOT
Đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng là một công việc hết sức quantrọng làm cơ sở để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của huyện
Có rất nhiều phương pháp và công cụ được sử dụng để đánh giá tiềm năng và phântích thực trạng Trong đó, SWOT một công cụ phân tích mạnh được sử dụng rất phổbiến hiện nay trong.lập kế hoạch mang tính chiến lược, theo định hướng thị trường
và có sự tham gia Phân tích SWOT cung cấp các thông tin quan trọng.để góp phầncùng với các dữ liệu thống kê khác trả lời cho câu hỏi “Hiện nay, huyện đang ởđâu?” Mặt khác phân tích SWOT có thể cho những thông tin nhận diện.nhữngthách thức hiện tại và phía trước để có thể đưa ra các định hướng cũng như giảipháp thực thi nhằm vượt qua thách thức
Bảng 1.1: Ma trận phân tích SWOT
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn công tác lập KH phát triển KTXH 5 năm và hàng năm
SWOT là nhóm chữ viết tắt của 4 chữ tiếng Anh với ý nghĩa : Điểm mạnh(Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội/Thời cơ (Opportunities), và Tháchthức/ Nguy cơ (Threats)
Trong SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là các yếu tố.bên trong của huyện Còn
cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của địaphương Sau khi tìm được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địaphương, cần tiến hành tổng hợp và phân loại để xác định được đâu là điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn/cơ bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội củahuyện Sau đó xác định được các ưu tiên cho công tác kế hoạch phát triển của huyệntrong năm KH tới để làm cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu ưu tiên, sự phân bổ
Trang 29nguồn lực của địa phương và có các phương án chỉ đạo hợp lý cho những mục tiêu
ưu tiên đó
Tóm lại, Ma trận SWOT là công cụ hữu ích để xác định các lợi thế so sánh của huyện, giúp cho huyện có cái nhìn tổng quát về sự phát triển và dự báo về tương lai dựa trên các kết quả hiện tại và chỉ ra các mục tiêu ưu tiên phát triển.
b Phương pháp xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu KH
Phương pháp xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu KH được ưu tiên sử dụng hiện nay
là phương pháp khung logic với việc sử dụng triệt để các công cụ phân tích cây vấn
đề, cây mục tiêu Phương pháp bao gồm các bước vận dụng cụ thể:
Bước 1 Xác định các vấn đề then chốt
Trước tiên, đánh giá và phân tích tình hình, xác định.các vấn đề then chốt đặt
ra trong kỳ KH Các vấn đề then chốt này có thể được xác định từ ma trận SWOTnhư đã nêu ở trên Sau đó, tiến hành đánh giá các vấn đề then chốt và tìm ra nhữngvấn đề ưu tiên cần tập trung giải.quyết trong kỳ KH Việc đánh giá trên thực hiệnthông qua cách chấm điểm hay xếp hạng ưu tiên hoặc sử dụng công cụ so sánh cáccặp đôi
Bước 2 Đánh giá các vấn đề then chốt và hình thành cây vấn đề
Hình 1.4: Sơ đồ cây vấn đề
Nguồn: Giáo trình KHH phát triển – chủ biên PGS.TS Ngô Thắng Lợi
Vấn đề then chốt
Vấn đề nhánh
cấp 1
Vấn đề nhánh cấp 1
Vấn đề nhánh cấp 1
Vấn đề nhánh
cấp 2
Vấn đề nhánh cấp 2
Vấn đề nhánh cấp 2
Vấn đề nhánh cấp 2
Vấn đề nhánh cấp 2
Vấn đề nhánh cấp 2
Trang 30Từ các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong kỳ KH, xác định tất cả các nguyênnhân dẫn đến vấn đề đó hay là các hậu quả do.các vấn đề đó gây ra bằng cách giảiquyết các câu hỏi: nguyên nhân nào.dẫn đến vấn đề đó? Hay vấn đề này sẽ gây ranhững hậu quả gì.cho sự phát triển KTXH của huyện? Nguyên nhân sâu xa của vấn
đề đó là gì? Khi xác định được các nguyên nhân, sắp xếp các nguyên nhân theomột trình tự logic có quan hệ nhân - quả để hình thành cây vấn đề (hình 1.4) Theochiều từ dưới lên, cây vấn đề có mỗi quan hệ nhân - quả giữa các cấp: cấp dưới lànguyên nhân trực tiếp.gây ra hậu quả là cấp sát trên của nó Theo chiều ngang, câyvấn đề thể hiện mối quan hệ.giữa các yếu tố tác động Qua cây vấn đề, cán bộ lập
KH có thể có cái nhìn tổng quan về các vấn đề cần phải giải quyết, tác động củaviệc giải quyết.các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn
Bước 3 Xây dựng cây mục tiêu
Cây mục tiêu là việc xác định các mục tiêu cần đạt đến, rồi sắp xếp.chúng theo thứ tự, bắt đầu từ cấp đưa ra được những kết quả cụ thể nhất và là điều kiện cần thiết nhất.để đạt được những mục tiêu cao hơn
Từ cây vấn đề ở trên, giữ nguyên cấu trúc cây vấn đề nhưng phát biểu mangtính tiêu cực trong cây vấn đề.sẽ chuyển thành các phát biểu mang tính chất tíchcực Cây mục tiêu cho ta biết.mối quan hệ phương tiện-mục đích giữa các mục tiêu.Điều đó có nghĩa là để đạt được mục tiêu ở cấp trên thì nhất thiết.cần phải đạt đượcmục tiêu cấp dưới Nó tạo nên sự logic chặt chẽ trong cây mục tiêu
Bước 4 Hình thành các cấp mục tiêu và xác định mục tiêu ưu tiên
Từ cây mục tiêu ở bước 3, thực hiện rà soát lại các mục tiêu đã xác địnhxem nó có thực sự là vấn đề quan trong hay.không hay có bị bỏ sót mục tiêu quantrọng nào hay không Sau đó từ cây mục tiêu, hình thành được các cấp mục tiêu vàxác định.thứ tự ưu tiên các mục tiêu đối với từng cấp mục tiêu Cần tăng cường thảoluận ở bước này để.thống nhất được các mức độ ưu tiên giữa các mục tiêu cùng cấp
Bước 5 Xây dựng các chỉ tiêu
Chỉ tiêu là cụ thể hóa mục tiêu.bằng các con số định lượng Mục đích của chỉtiêu là để phản ánh mức độ đạt được các mục tiêu ở cuối kỳ KH Xây dựng các chỉtiêu cần đảm bảo có sự gắn kết rõ ràng với các mục tiêu đã đề ra và phải dựa trêncác nguồn lực có thể có của địa phương Để đảm bảo đưa ra được chỉ tiêu tốt trongbản.KH phát triển của địa phương, các chỉ tiêu cần đáp ứng một số yêu cầu như chỉtiêu cần có sự gắn kết.rõ ràng với mục tiêu đã đề ra; làm rõ được quy mô và tác
Trang 31động của các hoạt động; chỉ ra được.nội dung và phương hướng cho hoạt độngtrong tương lai
1.2.3.4 Nội dung của bản KH phát triển KTXH hàng năm cấp huyện
Kết cấu nội dung của bản KH phát triển KTXH theo phương pháp mới gồm
có 4 phần chính và phụ lục các bảng biểu KH: (1) Đánh giá tình hình thực hiện KHnăm X; (2) Dự báo tình hình KTXH năm KH X+1; (3) Mục tiêu, chỉ tiêu và giảipháp thực hiện KH năm X+1; (4) KH theo dõi đánh giá KH năm X+1;
Bảng 1.2: Kết cấu chung bản KH phát triển KTXH hàng năm
Phần A Đánh giá tình hình thực hiện KH năm X
1 Nhận định chung về thuận lợi và khó khăn trong thực hiện
KHPT KTXH năm X
2 Kết quả thực hiện KH của năm X
3 Đánh giá tình hình phát triển KTXH cuối năm X
Phần B Dự báo tình hình KTXH năm KH X+1
1 Dự báo những thuận lợi, khó khăn lớn trong năm X+1
2 Dự kiến khả năng huy động nguồn lực của huyện năm X+1
3 Đánh giá các điều kiện Phần C Mục tiêu,chỉ tiêu và giải pháp thực hiện Kh năm X+1
1 KH định hướng phát triển năm X+1
2 Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể,các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ
3 Các chương trình hành động và dự án ưu tiên theo nhiệm vụ
4 Tổ chức phân công thực hiện KHPhần D Kế hoạch theo dõi, đánh giá KH năm X+1
1 Khung KH huyện
2 Khung theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạchPhụ lục Các phụ khác đính kèm
Nguồn: Bài giảng GS.TS Ngô Thắng Lợi- Môn KHH phát triển
Nội dung bản KH sẽ phản ánh được: Đánh giá và dự báo sẽ làm cho bản KH
có những cơ sở cụ thể để xây dựng các chỉ tiêu, các phương án hành động hợp lý,chủ động linh hoạt; sự gắn kết các giải pháp đính kèm theo các mục tiêu, chỉ tiêu
Trang 32cụ thể và gắn với theo dõi đánh giá nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá và địnhhướng
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện
1.3.1 Định hướng phát triển của tỉnh, quy hoạch của huyện và kế hoạch 5 năm
KH phát triển KTXH hàng năm cấp huyện là một bộ phận của hệ thống KHphát triển Nó sẽ được thành lập đựa trên định hướng phát triển chung tỉnh và quyhoạch của cấp huyện Trong bản KH phát triển KTXH hàng năm của huyện sẽ cótriển khai các mục tiêu, chỉ tiêu được giao từ KH hàng năm cấp tỉnh Ngoài ra, cácmục tiêu, chỉ tiêu của KH hàng năm cấp huyện cũng cần căn cứ theo quy hoạch củahuyện để tạo được sự logic cho sự phát triển
Mặt khác, KH phát triển KTXH hàng năm cấp huyện là một công cụ triểnkhai thực hiện KH phát triển KTXH 5 năm cấp huyện Kế hoạch phát triển KTXHhàng năm là chi tiết hoá các nhiệm vụ đã được phân kỳ trong kế hoạch 5 năm củahuyện Trong KH hàng năm sẽ có các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp lấy từ KH 5năm và điều chỉnh lại sự phân kỳ đó cho phù hợp với sự thay đổi của tình hìnhKTXH của địa phương
1.3.2 Hiệu lực của bản kế hoạch
Bản KH phát triển KTXH cấp huyện sẽ có hiệu lực khi nó đã được HĐNDhuyện phê duyệt, được đưa vào thực hiện và có kết quả Đánh giá hiệu lực của bản
KH phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu tất yếu hiện nay Qua đánh giá hiệu lựcbản KH sẽ thấy được sự tác động của các kết quả khi thực hiện bản KH đối với sựphát triển KTXH của huyện Qua đó, ta sẽ xác định được các tác động nào là tíchcực, tác động nào là tiêu cực để có những hành động đi kèm hợp lý Nếu kết quảthực hiện bản KH có tác động tiêu cực đến sự phát triển KTXH của huyện hay kếtquả đó không hướng tới mục tiêu đã đề ra thì sẽ có sự chỉnh sửa các mục tiêu năm
KH sao cho phù hợp Đối với những tác động tích cực, sẽ có những biện pháp duytrì và phát huy Đồng thời, đánh giá hiệu lực của bản KH cũng là cơ sở để đưa racác mục tiêu phát triển trong kỳ KH tiếp theo và các bài học kinh nghiệm
Trang 331.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ KH
Các cán bộ KH là người trực tiếp xây dựng bản KH Do vậy, năng lực của họ
sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của bản KH Xây dựng được bản KH tốt, phùhợp và mang tính khả thi cao cần dựa vào nhiều yếu tố Song trước tiên cần kể đến,đội ngũ cán bộ lập KH cần có năng lực toàn diện Thứ nhất là chuyên môn về côngtác lập KH ( thể hiện qua bằng cấp và sự hiểu biết của họ về KH: qui trình, công cụ
và các phương pháp lập KH, các phương pháp phân tích, dự báo ) Thứ hai là cácnăng lực về tư duy chiến lược và có khả năng định hướng được kết quả và tác độngcủa các hoạt động sẽ được thực hiện Ngoài ra, các cán bộ lập KH cũng cần có sựhiểu biết rõ về tình hình phát triển KTXH, các vấn đề xã hội và văn hóa, con ngườitrên địa phương
Cùng với yêu cầu về năng lực thì các cán bộ lập KH cần có tinh thần tráchnhiệm cao trong công việc Muốn các cán bộ KH có.tinh thần chủ động tìm tòi, sángtạo thì họ cần thiết phải nhận được sự đãi ngộ xứng đáng như về chế độ lương,thưởng, hay sự ghi nhận.những đóng góp của họ và sự khích lệ của cấp trên Vìvậy, nếu có một đội ngũ cán bộ kế hoạch có năng lực toàn diện, có tinh thần tráchnhiệm cao và tâm lý vững vàng thì họ sẽ là những người đi tiên phong.trong côngtác đổi mới, hoàn thiện kế hoạch và xây dựng được bản kế hoạch phù hợp, hiệu quả,mang tính khả thi cao
1.3.4 Thông tin lập kế hoạch
Hệ thống thông tin sử dụng cho lập KH cũng ảnh hưởng đến chất lượng củabản KH Các thông tin về KTXH trong quá trình xây dựng và tổng hợp KH cầnmang tính thống nhất, bao quát được các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực xã hội cầnphải độ tin cậy cao Hệ thống thông tin dự báo cần đảm bảo có tính khoa học vàthực tiễn Khi đó, việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu KH sẽ cụ thể, gắn liền vớithực tế,linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế thị trường hiện nay
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM Ở HUYỆN HÒA AN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
2.1 Khái quát chung về huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
Hòa An là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng, là huyện bao quanh thànhphố Cao Bằng Hòa An có diện tích 667 Km2 với tổng số dân là hơn 54 nghìn người(năm 2015), chủ yếu là dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, H’mông
Hòa An có địa hình chia làm 2 phần chính: cánh đồng Hòa An và vùng đồinúi bị chia cắt với các thung lũng Đất đai chủ yếu là đất phù sa, đất mùn núi cao vàđất đồi núi Phần lớn, diện tích đất được sử dụng cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp Hệ thống sông ngòi trên địa bàn chủ yếu là các con sông, suối nhỏ songluôn có lưu lượng nước ổn định Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi và quặngsắt với trữ lượng nhỏ Điều kiện tự nhiên của huyện thích hợp cho việc phát triểnnông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu Với diệntích đồi núi chiếm phần lớn nên thuận lợi cho việc.phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả
ôn đới vì có mùa đông lạnh, khí hậu ôn hòa
Trong thời gian gần đây, với sự đổi mới.toàn diện từ nhận thức, tư duy kinh
tế của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự quan tâm.đầu tư phát triển của nhà nước,các tổ chức và sự nỗ lực phấn đấu của người dân địa phương Hòa An có nhiều.khởisắc trong phát triển kinh tế Năm 2014 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%; thunhập bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng/năm Tăng trưởng ở từng ngành kinh
tế.đều ở mức cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo.chiều hướng tiến bộ Tỷtrọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ đang.có xu hướng tăng lên vàngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có.xu hướng giảm Cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng sản xuất hàng hoá gắn với nhu cầu thị trường
Kết cấu hạ tầng được đầu tư và đang từng bước hoàn thiện Các xã, thị trấnđều có.đường ôtô đến trung tâm Huyện đang chú đẩy mạnh cương trình nông thônmới, chú trọng đầu tư giao thông liên thôn liên xã để hỗ trợ sản xuất và trao đổihàng hóa trong nhân dân Năm 2015, huyện đã dành hơn 50 tỷ cho các dự án đầu tưxây dựng đường liên thôn liên xã và xây dựng các công trình y tế trên các xã Mọi
Trang 35người dân trên địa bàn huyện đã.được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia.Ngoài ra, các hệ thống nước sạch cũng đã và đang được xây dựng ở các thôn bảntrên địa bàn Năm 2015, dân cư thành thị 100% đã được.sử dụng nước sạch và vùngnông thông hơn 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh
Văn hóa- xã hội, giáo dục y tế có tiến bộ Bản sắc văn hóa của các dân tộc,tiếng nói các.dân tộc được huyện đặc biệt chú trọng để gìn giữ và phát triển Giáodục đào tạo của huyện có.nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất trang thiết giáodục được quan tâm đầu tư, quy mô trường lớp, học sinh ngày càng tăng, chất lượnggiáo dục có.chuyển biến tích cực 6 tháng đầu năm 2015, huyện đã tăng thêm 1trường chuẩn quốc gia; duy trì 21/21 xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.cho nhân dân được chú trọng quan tâm Năm
2015, có 10,5 bác sỹ/ 1 vạn dân, 100% các xã có trạm y tế và có bác sỹ Công tácdân số, gia đình và trẻ em được.quan tâm, tỷ lệ tăng dân số giảm Chương trình xoáđói giảm nghèo được chú trọng và triển khai hiệu quả Đến năm 2015, tỷ lệ hộnghèo đã giảm 3,28% so với năm 2014, còn 6,19% Địa phương cũng đặc biệt quantâm chăm lo thực hiện tốt các chính sách.an sinh xã hội, chính sách đối với người cócông đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.các dân tộc trong huyện từng bướcđược nâng lên
2.2 Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm huyện Hòa An giai đoạn 2011 – 2015
2.2.1 Bộ máy lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An
Bộ máy lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm huyện Hòa An được mô tảqua sơ đồ hình 2.1
Nhóm chủ chốt trực tiếp lập KH gồm có 14 người Trong đó, có 6 người là cán
bộ của phòng TCKH và 8 người đến từ các phòng ban, bộ phận trong bộ máy hànhchính Mỗi người đều phụ trách một công việc nhất định trong quá trình lập KH.Chủ tịch UBND huyện là người trực tiếp chỉ đạo công tác lập KH của địa phương,thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện công tác lập KH Phòng tài chính kế hoạch
là đơn vị chủ trì, chủ động triển khai thực hiện công tác lập kế hoạch trên cơ sở phốihợp với các phòng ban, các đơn vị liên quan như phòng kinh tế, phòng nông nghiệp,phòng tài nguyên môi trường Trong đó, bộ phận kế hoạch đầu tư thuộc phòng tàichính KH là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tổng hợp, soạn lập KH phát triển
Trang 36KTXH hàng năm Phó phòng TCKH là trưởng nhóm nòng cốt, là người trực tiếptiếp phân công, đôn đốc các thành viên trong nhóm thực hiện công việc được giao,tổng hợp bản KH phát triển KTXH hàng năm Đồng thời cũng là người trực tiếp tổchức các buổi tham vấn ý kiến các bên liên quan Các thành viên đến từ các phòngban chức năng sẽ trực tiếp phụ trách lĩnh vực chuyên môn của phòng ban họ dưới
sự hỗ trợ của một thành viên trong phòng TCKH Ví dụ, thành viên đến từ phòngnông nghiệp sẽ cùng một thành viên của phòng TCKH phụ trách về lĩnh vực kinh tếnông nghiệp và phát triển nông thôn Mỗi nhóm nhỏ phụ trách các lĩnh vực sẽ thựchiện từng bước theo từng nội dung của quy trình kỹ thuật lập KH Đồng thời cũngtham gia các buổi thảo luận, tham vấn lấy ý kiến của các bên liên quan khác về lĩnhvực của mình cũng như nêu ý kiến đóng góp chung cho các lĩnh vực khác Sau mỗinội dung sẽ có các cuộc họp tổng hợp, thống nhất, đánh giá lựa chọn và xác địnhphương hướng cho các nội dung tiếp theo
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy lập KH phát triển KTXH huyện Hòa An
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính Kế hoạch huyện Hòa An
Nhóm các bên liên quan khác là một số phòng ban và đại diện của các tổ chứcđoàn thể Vai trò chủ yếu của họ là cung cấp thông tin, tham gia các bổi tham vấn ýkiến Một số phòng ban liên quan: phòng tài nguyên – môi trường, phòng giáo dục-
Trung tâm Dân số-KHHGĐ Phòng Thống kê
Phòng LĐ-TB-XH
Phòng GD-ĐT
Phòng Tài Nguyên - Môi
Trường
Trang 37đào tạo, phòng kinh tế, phòng nội vụ, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, trungtâm dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng một số cơ quan liên quan khác sẽ cónhiệm vụ cung cấp các số liệu thống kê, các chỉ tiêu kế hoạch hay các ý kiến đónggóp trong lĩnh vực phụ trách của từng bộ phận cho bộ phận kế hoạch đầu tư đểphục vụ công tác soạn lập kế hoạch khi được yêu cầu Ngoài ra, còn có các tổ chứcđoàn thể như đại diện Đoàn thanh niên huyện, đại diện Hội phụ nữ tham gia đónggóp ý kiến
Tóm lại, bộ máy lập KH phát triển KTXH hàng năm huyện Hòa An được tổchức chặt chẽ, có hệ thống Tuy nhiên, trong bộ máy tổ chức này chưa có vị trí củacác đại diện của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cũng như là người đạidiện của người dân trong huyện
2.2.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Hòa An
Quy trình lập KH phát triển KTXH huyện Hòa An được thực hiện theo sựchỉ đạo của sở KH-ĐT và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch UBND huyện.Huyện Hòa An đã thực hiện quy trình lập KH “2 xuống – 1 lên” như sau:
Bước 1 – Xuống lần 1: Cuối tháng 5, Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng nhận được
sự hướng dẫn xây dựng KH năm sau từ bộ KH-ĐT Dựa trên cở sở hướng dẫn vàchỉ đạo đó, Sở KH&ĐT và sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ra.chỉ thị xâydựng KH phát triển KTXH và dự toán ngân sách cấp tỉnh Đồng thời, Sở KH-ĐTsoạn thảo khung hướng dẫn xây dựng.KH phát triển KTXH để gửi các ngành và cáchuyện, thị trong tỉnh Cuối tháng 6, Sở KH-ĐT tổ chức Hội nghị xây dựng KH có
sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, huyện và lãnh đạo các phòngTCKH huyện để.cung cấp các thông tin cơ bản về.tình hình phát triển KTXH 6tháng đầu năm, dự kiến cả nước và định hướng KH cho năm tới về các vấn đề: tăngtrưởng, chuyển dịch.cơ cấu, trọng tâm đầu tư và các vấn đề cấp bách cần ưu tiêngiải quyết Bên cạnh đó, sở KH-ĐT cũng giao KH sơ bộ và hướng dẫn xây dựng
KH phát triển KTXH cho các ngành và huyện, thị
Sau khi nhận được sự hướng dẫn từ sở KH-ĐT, Hòa An bắt đầu thực hiệncông tác lập KH Lập kế hoạch phát triển của huyện Hòa An được thực hiện trình tựnhư hình 2.1 Quy trình này gồm có 5 nội dung : (1) Khởi động; (2) phân tích tiềmnăng, thực trạng phát triển; (3) xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số; (4) xâydựng các phương án KH; (5) lập KH hành động và tổ chức thực hiện
Trang 38Hình 2.2: Quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm của huyện Hòa An
Nguồn: Phòng Tài chính- kế hoạch Huyện Hòa An
Bộ máy lập KH sẽ khởi động công tác lập KH dưới sự chỉ đạo trực tiếp củachủ tịch UBND huyện Hòa An Bộ phận kế hoạch và đầu tư của phòng tài chính kếhoạch sẽ trực tiếp thực hiện công tác lập KH Bộ phận kế hoạch và đầu tư sẽ.đưa rabản hướng dẫn lập KH cấp xã và triển.khai hướng dẫn cho các xã trên địa bànhuyện lập công tác KH Đồng thời khi đó, bộ phận lập KH sẽ tiến hành lập KH pháttriển KTXH năm sau của huyện Các cán bộ lập KH sẽ triển khai phân tích thựctrạng phát triển của địa phương hiện tại và.phân tích tiềm năng của địa phươngtrong kỳ KH và đưa ra các mục tiêu chính cho KH phát triển KTXH năm KH.Trong quá trình các xã lập công tác KH, một bộ phận cán bộ lập KH sẽ theo sáthướng dẫn, tham gia lấy ý kiến người dân ở một số thôn, bản, thị trấn
Bước 2 – lên lần 1: Thông thường trước ngày 25 tháng 6, cấp xã sẽ trình bản
dự thảo KH phát triển KTXH lên cấp huyện Từ các bản dự thảo.KH phát triểnKTXH cấp xã của các xã, bộ phận lập KH của cấp huyện sẽ tổng hợp, cân đối cácmục tiêu chính đã.xác định trước đó và đưa ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng các chỉ
Trang 39tiêu Dự trên các mục tiêu, chỉ tiêu đó, bộ phận lập KH sẽ xây dựng các.phương án
KH có các giải pháp Sau đó, hoàn thiện dự thảo bản KH phát triển KTXH huyệncủa kỳ KH Sau đó bản KH này sẽ được HĐND huyện thông qua và trình lên cấptỉnh
Ở cấp tỉnh, Sở KH-ĐT sẽ tổng hợp các bản KH của các huyện và các sở,ngành để xây dựng KH.phát triển KTXH tỉnh Sở KH-ĐT sẽ phối hợp cùng với sởTài chính tổng hợp và xây dựng phươnng án KH chung của tỉnh Sau đó báo cáoUBND tỉnh và thường vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến góp ý chỉnh sửa, Sở KH-ĐT điềuchỉnh, hoàn thiện bản KH.chung cho tỉnh Cuối tháng 7 đầu tháng 8 hàng năm, SởKH-ĐT và sở Tài chính trực tiếp báo.cáo KH của tỉnh với Bộ KH-ĐT và Bộ Tàichính, đăng ký ngày để bảo vệ KH phát.triển KTXH và KH ngân sách của mình vớiTrung ương
Bước 3 – xuống lần 2: Trước tháng 12, Chính phủ và.Bộ KH-ĐT giao con số
KH chính thức về tỉnh Trên cơ sở đó, tỉnh hoàn thiện bản.KH phát triển KTXHnăm KH Sau khi trình lên được UBND tỉnh chỉnh sửa và thường vụ Tỉnh ủy xemxét, HĐND tỉnh thông qua và giao.các chỉ tiêu chính thức về cho các huyện Đếntrước ngày 10/12 hàng năm, Phòng tài chính kế hoạch sẽ nhận được bản KH pháttriển kinh tế xã hội hàng năm cấp tỉnh Theo bản KH.phát triển KTXH cấp tỉnh, bộphận lập KH sẽ.cân đối các mục tiêu, chỉ tiêu với nguồn lực Sau đó tiến hành chỉnhsửa và bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp.sao cho phù hợp với các mụctiêu được giao từ.bản KH phát triển cấp tỉnh và nguồn ngân sách mà cấp tỉnh phêduyệt cho huyện Hòa An Đẩy nhanh công tác hoàn thiện bản KH trước ngày 20/12.Bản KH hoàn thiện sẽ được trình.lên HĐND huyện để họp, thông qua bản KH và
dự toán NS cho các xã Đồng thời, UBND huyện cũng phê duyệt KH và ngân sáchnăm KH cho cấp xã Bản KH cấp huyện được thông qua sẽ đưa một số chỉ tiêu chocấp xã và cấp xã nhận bản KH cấp xã đó đã được phê duyệt
Về quy trình hành chính, huyện Hòa An đã thực hiện đúng theo quy trìnhgồm 2 bước xuống, 1 bước lên Tuy nhiên, quy trình này khiến cho bộ máy lập KHgặp phải nhiều khó khăn Đặc biệt là trong một giới hạn thời gian bó buộc nhất định
mà phải thực hiện nhiều công việc Theo quy trình trên, thường chỉ trong khoảngthời gian 1 đến 2 tháng (tháng 6,7), bộ phận lập KH phải xây dựng được bản thảo đểtrình lên cấp tỉnh và phải trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo công tác lập KH cấp xã Mỗinội dung trong lập KH phát triển cấp huyện cũng bị giới hạn về mặt thời gian để
Trang 40hoàn thành đúng tiến độ nên có thể dẫn đến việc không thể đánh giá cặn kẽ mọi vấn
đề Trong khi đó, Hòa An chưa chủ động trong việc thực hiện nội dung đánh giátiềm năng và phân tích thực trạng phát triển Nội dung này mang tính cập nhật, cóthể được thu thập và đánh giá hàng tháng, hàng quý chứ không nhất thiết phải khi
có khởi động công tác lập KH mới thực hiện nội dung này
Khi so sánh với quy trình lập KH phát triển KTXH hàng năm trong nền kinh
tế thị trường, quy trình kỹ thuật ở Hòa An vẫn còn thiếu các bước đánh giá chặt chẽcác phương án kế hoạch với nguồn lực hiện có địa phương và bước cuối cùng, đó làbước lập KH theo dõi đánh giá Như đã nói ở trên, sau khi có chỉ thị về công tác lập
KH từ cấp tỉnh, Hòa An sẽ lên KH triển khai công tác lập KH Các bên liên quan sẽđược yêu cầu cung cấp những số liệu, thông tin và những chỉ tiêu trong từng lĩnhvực của phòng ban liên quan Các cán bộ lập KH sẽ bắt đầu thu thập, xử lý số liệu
và phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, đánh giá tình hình thực hiện KH 6tháng đầu năm và dự báo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm Từ đó rút rađược những điểm mạnh và điểm yếu của địa phương Đồng thời đánh giá các tiềmnăng mà huyện có khả năng tận dụng để phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, ở bướcnày, các cán bộ KH thường chỉ dựa vào các số liệu được cung cấp từ phòng thống
kê hay từ các phòng ban chuyên môn cung cấp, do vậy các số liệu này có thể khôngthực sự chính xác làm cho nhận định hay đánh giá của các nhà KH không sát vớithực tế Bên cạnh đó, công tác đánh giá tiềm năng phát triển chưa được chú trọng,mang tính liệt kê và không có sự khác biệt giữa các năm KH Công tác phân tíchtiềm năng đánh giá thực trạng này bị giới hạn trong khuôn khổ thời gian nhất địnhnên đây cũng là một hạn chế Từ sự phân tích đánh giá ở trên cùng với sự tổng hợp
từ các bản thảo KH cấp xã, các cán bộ KH sẽ đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thểcho từng lĩnh vực từ đó xây dựng các phương án kế hoạch Trong 2 bước đánh giáphân tích tiềm năng, thực trạng phát triển và xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số,Hòa An chủ yếu do cán bộ KH thực hiện, sự tham gia của các bên liên quan rất hạnchế Vì thế nên một số các đánh giá chưa được khách quan và các mục tiêu, chỉ tiêumang tính chủ quan của người lập Khi xây dựng các phương án KH, Hòa An đãdựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu và xem xét các nguồn lực hiện có, nhưng việc gắncác phương án KH với nguồn lực hiện có chưa thực sự chặt chẽ Hòa An đã thiếucác “hội nghị bàn tròn” để đánh giá xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu và các phương án
KH với nguồn lực của địa phương Sự cân đối với nguồn lực chủ yếu dựa vào tính