1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây

69 2,1K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 602 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây

Trang 1

Lời mở đầu 1

Chương I: Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Công tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh 2

I.Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Trong Hệ Thống Các Công Cụ Hoạch Định Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh 2

1.Bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2

1.1 Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường 2

1.2 Các chức năng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường 2

1.2.1 Điều tiết phối hợp và ổn định kinh tế vĩ mô 2

1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội 3

1.2.3 Theo dõi đánh giá hoạt động kinh tế xã hội 3

1.3 Các nguyên tắc của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường 4

1.3.1 Các nguyên tắc chung 4

1.3.1.1.Nguyên tắc tập trung dân chủ 4

1.3.1.2 Nguyên tắc thị trường 5

1.3.1.2 Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo 5

1.3.1.3 Nguyên tắc bền vững 5

1.3.2 Nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn hiện nay: 6

2.Vị trí của kế hoạch hoá trong hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội 6

2.1 Hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội 6

2.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 6

2.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 8

2.1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 9

2.1.4 Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội 9

2.2 Vị trí và vai trò của kế hoạch trong hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội 10

3 Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh 12

Trang 2

3.2 Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thời kỳ kế hoạch 15

II.Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh 15

1.Vai trò của kế hoạch trong phát triển kinh tế xã hội địa phương 15

2.Thực trạng công tác lập kế hoạch của các địa phương trong thời gian qua 15

3.Những xu hướng đổi mới công tác lập kế hoạch ở Việt Nam 17

Chương II : Thực Trạng Công Tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Tỉnh Hà Tây 20

I Quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Hà Tây 20

1.Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hà Tây 20

II Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch 20

1.Tổ chức công tác lập kế hoạch 20

2.Nội dung bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Hà Tây 23

2.1 Hình thức của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây 23

3 Tiến độ xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 24

3.1 Tiến độ xây dựng kế hoạch của tỉnh Hà Tây 24

3.2 Điều chỉnh bổ sung cân đối và giao kế hoạch 25

4 Phương pháp đánh giá thực trạng 26

4.1 Phương pháp thống kê mô tả 26

4.2Phương pháp phân tích, dánh giá theo cách so sánh chuỗi 27

4.3 Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo 28

4.4 Phương pháp so sanh với mục tiêu đặt ra 28

5.Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp xây dựng 29

5.1 Hệ thống các chỉ tiêu 29

2.1.2 Nhóm các chỉ tiêu về các ngành và lĩnh vực xã hội 32

1.3 Nhóm chỉ tiêu về Môi trường 34

5.2.Phương pháp xác định các chỉ tiêu và đánh giá 37

III Phương Pháp Lập Kế Hoạch 45

1.Các căn cứ lập kế hoạch 45

3.Các phương pháp thực hiện quá trình lập kế hoạch 46

Trang 3

Chương III: Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội

Ở Tỉnh Hà Tây 50

I.Nội dung hoàn thiện công tác lập kế hoạch 50

1.Sử dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của nhiều bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương 50

2 Hoàn thiện khâu phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế địa phương bằng 1 số công cụ hỗ trợ 54

3.Sử dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá hiện trạng và tìm phương án lập kế hoạch 56

I Sử dụng các công cụ trong việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 57

1 Các công cụ 57

1.1 Phương pháp Động não 57

1.2 Phương pháp Sơ đồ VENN 58

1.3 So sánh cặp đôi 58

2.1 Các lần thảo luận 60

2.1.Thu thập dữ liệu 60

2.1.Phân tích SWOT 60

3 Vận dụng SWOT trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương 62

3.1 Vận dụng SWOT trong việc tổng hợp các vấn đề chiến lược then chốt 62

3.2 Vận dụng SWOT trong việc xác định mục tiêu phát triển 62

3.3 Vận dụng SWOT trong việc lựa chọn phương án kế hoạch chiến lược 62

III.Kiến Nghị 64

1 Đối với cơ quan kế hoạch cấp quốc gia 64

2.Đối với cơ quan kế hoạch cấp tỉnh 64

3 Đối với cơ quan kế hoạch cấp huyện 65

KẾT LUẬN 66

Trang 4

Lời mở đầu

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội Chủ Nghĩa, công tác kế hoạch cũng từng bước được đổi mới, góp phầntích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữacác chủ theer trong nền kinh tế với thế giới ngày càng lớn, thì đi đôi với việctiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới, hoàn thiệncông tác kế hoạch mà trước hết là hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội là một vấn đề cần thiết và hết sức cấp bách

Hơn thế nữa, đổi mới và hoàn thiện công tác lập kế hoạch cấp tỉnh vàviệc tăng cường năng lực của cán bộ lập kế hoạch cấp tỉnh càng cấp bác vàcần thiết hơn vì theo quá trình đổi mới, việc phân cấp lập kế hoạch xuống cácđịa phương là điểm then chốt, quyết định đến sự tành công của bản kế hoạchquốc gia

Nhằm góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại tỉnh Hà Tây, em xinđược chọn đề tài : Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hộitỉnh Hà Tây

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn thực tập PGS.TS NgôThắng Lợi đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, chuyên viên thuộc phòng TổngHợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện và giúp đỡ

em trong quá trình hoàn thiện chuyên đề

Tuy vậy, do những lý do khách quan và kiến thức còn có hạn, nênchuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết Em rất mongnhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục nghiên cứu và bổ sung để chuyên đềđược hoàn thiện hơn

Trang 5

Chương I: Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Công tác Lập Kế Hoạch Phát Triển

Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh

I.Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Trong Hệ Thống Các Công Cụ Hoạch Định Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh

1.Bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

1.1 Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh

tế thị trường

Kế hoạch được hiểu là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triểntrong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi.Nó xác địnhxem một quá trình phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm và ai sẽ làm?

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhànước theo mục tiêu , nó được thể hiện bằng những mụ tiêu định hướng pháttriển kinh tế xã hội phải đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định của 1quốc gia hoặc của 1 địa phương và những giải pháp , chính sách nhằm đạtđược các mục tiêu đặt ra 1 cách có hiệu quả nhất

1.2 Các chức năng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường

1.2.1 Điều tiết phối hợp và ổn định kinh tế vĩ mô

- Hoạch định kế hoạch chung tổng thể , đưa ra và thực thi các chínhsách cần thiết , đảm bảo các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp cácnguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởngnhanh theo phương thức thống nhất , đảm bảo tính chất xã hội của các hoạtđộng kinh tế địa phương

- Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định và cân đối , tạo điều kiện thuậnlợi về cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trương , tạo tiền đề

và hành làn pháp lý cho sự phát triển kinh tế lành mạnh ở địa phương

Trang 6

- Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa các vùng , các tầng lớp dân cưbằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết.

- Điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngàycàng tăng.Muốn vậy,kế hoạch phát triển kinh tế cần phù hợp với những thông

lệ quốc tế, tạo điều kiẹn chủ động thực hiện chuyển giao công nghệ, thu hẹpkhoảng cách phát triển so với khu vực và quốc tế

1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch phải thể hiện được những định hướng phát triển chung củatoàn nền kinh tế địa phương.Hệ thống chính sách, ngân sách đi kèm phải đảmbảo sự nhất quán với định hướng chung đó, đồng thời tọa đòn bẩy cần thiết đểkhuyến khích và tọa điều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng vận độngtheo định hướng chung

- Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bằng các chỉ tiêu pháp lệnhsang giám sát và quản lý các chỉ tiêu chủ yếu ở tầm vĩ mô, và các chỉ tiêu nàychỉ mang tính định hương, không cứng nhắc và áp đặt Vì thế , để các thànhphần kinh tế khác trong kinh tế địa phương đồng thuận theo định hướngchung, thu hút sự tham gia của họ ngay từ khi xây dựng kế hoạch là 1 yêu cầumang tính nguyên tắc

1.2.3 Theo dõi đánh giá hoạt động kinh tế xã hội

-Công tác kế hoạch hóa không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và thựchiện kế hoạch mà còn phải theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, từ

đó mà đưa ra các biện pháp điều hành phù hợp bảo đảm thực hiện các mụctiêu kế hoạch có hiệu quả

- Chính phủ sử dụng các cơ quan chức năng tiến hành theo dõi , đánhgiá tình hình thực hiện kế hoạch, kịp thời điều chỉnh khi có những yếu tố mớixuất hiện

Trang 7

1.3 Các nguyên tắc của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường

1.3.1 Các nguyên tắc chung

1.3.1.1.Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu của nền xản xuất cơ sở phân cônglao động và xu hướng phân cấp ngày càng mạnh trong công tác quản lý nhànước.Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này là sự kết hợp hài hòa giữa quy trình

từ trên xuống và quy trình từ dưới lên trong quá trình xây dựng kế hoạch

Tính tập trung thể hiện ở các mặt sau:

- Chính phủ thông qua các cơ quan kế hoạch để thực hiện chức năngđịnh hướng, chủ động hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hướng và cânđối cơ bản của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch, đưa ra cácchương trình và chính sách phát triển, điều tiết và khuyến khích các thànhphần kinh tế vận động theo định hướng chung

- Kế hoạch quốc gia phải xây dựng, dụ thảo trên cơ sở quan điểm chínhtrị và mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra các Nghị quyết Đạihội Đảng Kế hoạch cấp dưới không được phá vỡ khung tổng thể của kếhoạch cấp trên

Tính dân chủ thể hiện ở các mặt sau:

- Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội và của cộng đồngdân cư vào xây dựng và thực thi kế hoạch

- Tranh thủ sự tham gia của các khi vực tư nhân trong công rác kếhoạch hóa, biến kế hoạch trở thành một cam kết đồng thận giữa tất cả các bênhữu quan : chính phủ, các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp và ngườidân

- Chính phủ phải thể hiện cam kết trong kế hoạch và tôn trọng thựchiện những cam kết đó với các địa phương, ngành, doanh nghiệp

Trang 8

- Tăng cường phân cấp cho địa phương trong lập kế hoạch và sử dụngngân sách.

- Mở rộng tính dân chủ trong sự tác động qua lại trong quá trình xâydựng và thực hiện kế hoạch

1.3.1.2 Nguyên tắc thị trường

- Nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch không tìm cách thay thế thị trường

mà phải bổ sung cho thị trường, bù đắp khuyết tật của thị trường, hướng dẫnthị trường và đảm bảo sự vận hành của thị trường hợp với mục tiêu xã hội đã

đề ra

- Tôn trọng các quy luật của thị trường và quyền sở hữu tư nhân.Khôngcan thiệp sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tranhthủ tối đa sự điều tiết bằng cách sử dụng các công cụ của thị trường.Mọi canthiệp mang tính bắt buộc đều phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành

1.3.1.2 Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo

- Kế hoạch phải xây dựng được nhiều phương án phát triển, tương ứngvới các giả định nhất định về các điều kiện trong hiện tại và tương lai

- Kế hoạch đã xây dựng phải linh hoạt điều chỉnh theo sự thay đổi củacác biến số đã giả định Chỉ tiêu kế hoạch nên xác định trong 1 khoảng chứkhông phải là 1 con số cứng nhắc.Coi việc xác định các chỉ tiêu tương đốiphản ánh xu thế quan trọng hơn các chỉ tiêu tuyệt đối

1.3.1.3 Nguyên tắc bền vững

- Bền vững về kinh tế vĩ mô, sự ổn định của các cân đối lớn

- Bền vững về xã hội : công bằng, bình đẳng, quan tâm đến con người,dân tộc, tông giáo…

- Bền vững về môi trường : đảm bảo việc khai thác tài nguyên phục vụcho lợi ích của thế hệ hôm nay không làm phương hại đến lợi ích môi trườngcủa thế hệ mai sau

Trang 9

1.3.2 Nguyên tắc đặc thù cho giai đoạn hiện nay:

Việc lồng ghép các chỉ tiêu là một xu hướng tất yếu hiện nay

Chỉ tiêu lồng ghép phản ánh được nhiều nội dung trong 1 chỉ tiêu làmgiảm số lượng chỉ tiêu mà nhìn vào 1 chỉ tiêu vẫn thấy được ý nghĩa tổng hợp

Ví dụ :

Tốc độ tăng thu nhập Tốc độ tăng Tốc độ tăng

Điều này cho phép nhà kế hoạch đưa ra được 1 bộ giải pháp mang tínhđồng bộ

2.Vị trí của kế hoạch hoá trong hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội

2.1 Hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội

2.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được xem là một hệ thống các phântích đánh giá và lựa chọn về các căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tưtưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các địnhhướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp

cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xãhội, các chín sách về bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ sử dụng cácnguồn lực phát triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược

Với mục tiêu xuyên suốt trong giai đoạn 2001-2010 là đưa nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinhthần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lựckhoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninhđược tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đượchình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao

Trang 10

Về cơ bản, chiến lược phát triển là hệ thống các phân tích , đánh giá vàlựac chọn về quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnhvực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồmcác chính sách về cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã hội nhằm thựchiện mục tiêu đặt ra trong thời gian dài.

Như mục tiêu xây dựng các chiến lược phát triển là đạt tới mục tiêuphát triển kinh tế xã hội nhất định và tìm ra hướng đi tối ưu cho quá trình pháttriển.Xây dựng và quản lý chiến lược phát triển là một yêu cầu bức thiết đặt ra

và có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia trong nền kinh tế thị trường vớikhông gian kinh tế được mở rộng không biên giới

Chức năng chủ yếu của chiến lược là địn hướng, vạch ra các đường nétcho sự phát triển của đất nước trong thời gian dài( thường từ 10 năm đến 20,

25 năm) vì vậy chiến lược có tính định tính là chủ yếu.Tuy vậy chiến lượccũng phải có tính định lượng ở 1 mức độ cần thiết

Về mặt nội dung của 1 bản chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồmcác phần như sau:

+ Nhận dạng thực trạng: Quá trình nhận dang thực trạng phải đượcđánh giá toàn diện và trong khoảng thời gian dài tương đương với thời giancủa chiến lược sẽ xây dựng

+ Các quan điểm phát triển cơ bản, đó là những tư tưởng chủ dậo thểhiện tính định hướng của chiến lược.Việc xác định các quan đỉêm chủ đạo có

ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển,

nó tạo động lực có bản xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước

+ Các mục tiêu phát triển đặt ra các mức phấn đấu được sau 1 thời kỳchiến lược Các mục tiêu của chiến lược là cac mục tiêu tổng quát, chủ yếutập trung váo các vấn đề nâng cao đời sống xã hội của các tầng lớp dân cư,thay đổi bộ mặt đất nước, tạo thế vững chắc cho đất nước, phản ánh nhữngbiến đổi quan trọng của nền kinh tế Các mục tiêu kể cả định tính và định

Trang 11

lượng phải xây dựng 1 cách cụ thể , chi tiết, vững chắc, hiện thực và cơ độngmềm dẻo.

+ Hệ thống các chính sách và biện pháp: đây là thể hiện sự hướng dẫn

về cách thức hiện thực các mục tiêu đề ra.Nó bao gồm các chính sách và biệnpháp về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống hinh tế xã hội, các chính sáhc vềbồi dưỡng, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lựcphát triển Các giải pháp chính sách là thể hiện tính “đột phá” của chiến lược

2.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thờigian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian đểchủ động hướng tới mục tiêu , đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững

Vai trò hay chức năng của quy hoạch phát triển trước hết là sự thể hiệncủa chiến lược trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước Quyhoạch cụ thể hóa chiến lược cả về mục tiêu và các giải pháp.Nếu không cóquy hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, quy hoạch đẻ địnhhướng, dẫn dắt, hiệu chỉnh trong đó có cả điều chỉnh thị trường.Mặt khác ,quy hoạch còn có chức năng cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản lýthực hiện chiến lược, cung cấp các căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ

mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình dịư án đầu tư, đảmbảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả

Quy hoạch phát triển bao gồm : quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quyhoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là xác định và lựa chọnmục tiêu cuối cùng, tìm những giải pháp để thực hiện mục tiêu.Quy hoạchcũng mang tính định hướng.Tuy vậy, một trong những khâu quan trọng nhấtcủa quy hoạch là luận chứng về tính tất yếu , hợp lý cho sự phát triển và tổchứ không gian kinh tế xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý bền vững kếtcấu hạ tầng vật chất kỹ thuật phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhội và môi trường

Trang 12

2.1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch là một công cụ quản lý và điêu hành vĩ mô nền kinh tế quốcdân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triểntheo từng thời kỳ bằng hệ thốn các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện phápđịnh hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời

kỳ kế hoạch.So với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội có những điểm khác biệt cơ bản:

+ về thời gian của kế hoạch thường được chia ngắn hơn, nó bao gồm kếhoạch 10 năm, 5 năm, và kế hoạch 1 năm Tính phân đoạn chính là đặc trưng

cơ bản của kế hoạch

+ Kế hoạch và chiến lược đều bao gồm cả mặt định tính và định lượng,tuy vậy mặt định lượng là đặc trưng cơ bản hơn của kế hoạch Quản lý bằng

kế hoạch mang tính cụ thể hơn, chi tiết hơn và nó dựa trên các dự báo mangtính chất ổn định hơn.Chính vì vậy kế hoạch có tính năng động, nhạy bén thấphơn chiến lược

+ Mục tiêu của chiến lược chủ yếu là vạch ra các hướng phát triển chủyếu, tức là nó thể hiện những cái đích cần đạt tới trong khi mục tiêu của kếhoạch là phải thể hiện ở tính kết quả Vì vậy, các chỉ tiêu của kế hoạch chi tiêt

và đầy đủ hơn, và trên một mức độ nào đó ở các nước có nền kinh tế hỗn hợpnhư Việt Nam thì nó còn thể hiện 1 tính pháp lệnh

Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của 1 nước thường bao gồmcác kế hoạch phát triển như: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế, Kế hoạch chuyểndịch cơ cấu kinh tế, Kế hoạch phát triển vùng kinh tế, Kế hoạch nâng caophúc lợi xã hội Bên cạnh đó kế hoạch phát triển còn thể hiện ở những cân đối

vĩ mô chủ yếu của thời kỳ kế hoạch : Cân đối vốn đầu tư, cân đối ngân sách,cân đối thương mại, cân đối thanh toán quốc tế

2.1.4 Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội

Đối với nền kinh tế thị trường, thực hiện các chương trình dự án quốc

Trang 13

gia giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế xã hội là một phương pháp kếhoạch hóa được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Kế hoạch hóa và quản lý theo các chương trình dự án phát triển là việcđưa ra các chương trình mục tiêu để xử lý những vấn đề nổi cộm về kinh tế xãhội của đất nước Đây là một phương pháp quản lý vừa đặc biệt vừa mangtính nghệ thuật cao.Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ nó vừa khác hẳn với cácphương pháp khác về cơ chê, chính sách, cách điều hành kiểm tra, đánh giákết quả, đối tượng hưởng thụ… Còn tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ là phảilàm sao chọn đúng đối tượng các vấn đề cần thiết xử lý bằng các chươngtrình Tính nghệ thuật còn thể hiện trong khả năng lồng ghép các chương trìnhtrong khi tổ chức

2.2 Vị trí và vai trò của kế hoạch trong hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội

Trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh,nhà nước nắm vai trò chủ chốt điều hành nền kinh tế, kế hoạch hóa thể hiện ở

sụ khống chế trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động kinh tế xã hộithông qua quá trình đưa ra quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương.Cácchỉ tiêu kế hoạch đuợc xác định bởi các nhà kế hoạch Trung uơng tạo nên một

kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ; nguồn nhân lực, vật tư chủyếu và tài chính đều được dồn cho tiền tuyến.Tuy đi ngược lại với quy luậtcủa thị trường và điều kiện cung cầu nhưng không thể phủ nhận vai trò quantrọng của kế hoạch trong thời kỳ bao cấp

Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch là thể hiện sự nỗ lực có ý thức củaChính phủ trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô nền kinh tếquốc dân, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mụcđích nhằm đạt được mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng hiệncó

Trang 14

Trong hệ thống các công cụ hoạch định phát triển kinh tế xã hội, kế hoạchhóa phát triển đứng thứ 3 về thời gian thực hiện cũng như quy mô và tínhđịnh hướng.Kế hoạch phát triển là sự triển khai của chiến lược phát triển vàquy hoạch phát triển,

- Kế hoạch đóng vai trò cụ thể hoá và triển khai chiến lược phát triển kinh

tế xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các phân tích đánh giá vàlựa chọn về quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vựcchủ yếu trong đời sông xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm cácchính sách về cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế-xã hội nhằm thực hiệnmục tiêu đặt ra trong 1 khoảng thời gian dài Thông thường, thời gian chiếnlược mà các quốc gia lựa chọn là 10, 20 đến 25 năm

Bản chiến lược chính là cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lí tiếp saunhư quy hoạch, kế hoạch một cách vững vàng, đầy đủ và chính xác hơn

Do khoảng thời gian thực hiện kế hoạch ngắn hơn rất nhiều so với chiếnlược phát triển kinh tế nên tính phân đoạn cụ thể hơn,chính xác hơn.Mặt khác

kế hoạch tuy kém năng động và nhạy bén hơn nhưng lại mềm hơn chiếnlược

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm 2 loại là kế hoạch 5 năm và kếhoạch hàng năm, trong đó kế hoạch 5 năm chính là công cụ định hướng, cụthể hóa chiến lược, tầm nhìn, còn kế hoạch hàng năm chính là công cụ triểnkhai các kế hoạch 5 năm cũng như tầm nhìn

- Kế hoạch là công cụ quản lý, điều tiết hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩmô

Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân,

nó là sự thể hiện các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từngthời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu và chỉ tiêu định hướng phát triển và hệthống chính sách cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch

Trang 15

Kế hoạch đóng vai trò là 1 công cụ giúp chính phủ tổ chức, quản lý tốt sựcan thiệp để khắc phục các khuyết tật của thị trường Chính phủ can thiệp vàothị trường thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mang tính định hướngnhằm vào các mục tiêu được xác định trong chiến lược phát triển: phân bổnguồn lực khan hiếm, tổ chức quá trình can thiệp vào thị trường, huy độngnguồn lực từ bên ngoài.

-Kế hoạch là cơ sở để xây dựng các chương trình dự án phát triển kinh tế

xã hội

Các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội đóng vai trò là 1 công cụtriển khai kế hoạch 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với nhữngvấn đề mang tính bức xúc và đột phá của nền kinh tế Đây là 1 hình thứcnhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch theo đầu ra cuối cùng

Chương trình dự án là 1 công cụ triển khai vừa mang tính đặc biệt vừamang tính nghệ thuật

Đặc biệt vì nó khác hẳn các phương pháp khác về cơ chế, chính sách, đốitượng, và phương thức tiến hành

Nghệ thuật vì để chọn lựa chính xác các vấn đề, các đối tượng tác động để

xử lý bằng các chương trình là rất khó khăn, bên cạnh đó, việc thực hiện cácchỉ tiêu lồng ghép các chương trình theo xu hướng đổi mới hiện nay thực sự

là 1 việc làm khó khăn

Do chương trình dự án chỉ thực hiện đối với những vấn đề mang tính bứcxúc và yêu cầu đột phá nên cần có kế hoạch hướng dẫn và xác định mục tiêu

3 Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh

Thực tế hiện nay, các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh vẫnlàm theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Trong đó bao gồm các chỉtiêu phản ánh phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học công nghệ tàinguyên và môi trường, an ninh quốc phòng

Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh gồm 2 phần :

Trang 16

+ Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm kếhoạch

+ Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm sau

3.1 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kỳ trước

Đây là phần đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bằng cách so sánh các chỉtiêu đã đạt được với những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, bên cạnh đó còn chỉ ranhững khó khăn thách thức còn tồn tại, và phải xác định được nguyên nhâncủa những kết quả và hạn chế đã nêu

Trong phần những kết quả đạt được cần đánh giá được 4 mặt:

- Thứ nhất: Về phát triển kinh tế xã hội

Chia làm 4 mục chính: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp-tiểuthủ công nghiệp, các ngành dịch vụ và tổng vốn đầu tư toàn xã hội

+ Sản xuất nông nghiệp:

Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

So sánh kết quả sản xuất các vụ lúa, tình hình triển khai các chương trìnhquốc gia: xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha

Diện tích rừng: khai thác, trồng mới, chăm sóc…

Công tác thuỷ lợi…

+ Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:

Đánh giá chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Đánh giá, rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn,quy hoạch điện lưới, các dự án cụm côngnghiệp, khu đô thị

Đánh giá cơ cấu chuển dịch lao động từ nông nghiệp sang công tiểu thủ công nghiệp…

nghiệp-+ Các ngành dịch vụ

Đánh giá kết quả thương mại, tổng giá trị hàng hoá, xuất nhập khẩu

Trang 17

Đánh giá kết quả du lịch: xúc tiển quảng bá, lượng du khách, các điểm dulịch chủ yếu

Đánh giá kết quả thực hiện của ngành giao thông vận tải về: mạng lướituyến đường, đầu tư, nâng cấp sửa chữa…

Đánh giá kết quả thực hiện của ngành Bưu điện: mạng lưới, hệ thống liênlạc,diện phủ sóng, điểm dịch vụ, bưu điện văn hoá xã…

Đánh giá kết quả thực hiện của ngành Điện lực: nâng cấp, đầu tư mạnglưới điện, chất lượng cũng như công tác quản lý

Đánh giá khả năng tài chính tỉnh: các khoản thu, chi,tỷ lệ huy động GDPvào ngân sách

+ Tổng mức đầu tư toàn xã hội

- Thứ 2 : về văn hoá xã hội

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giáo dục: phổ cập tiểu học đúng độtuổi, chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên

Đánh giá sự nghiệp văn hoá thông tín, báo chí, phát thanh truyền hìnhĐánh giá phong trào thể dục thể thao quần chúng và chuyên nghiệp

Đánh giá công tác lao động, giải quyết việc làm, giải quyết các chính sách

xã hội được quan tâm

Đánh giá công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người dân Chính sáchbảo hiểm y tế xã hội, bảo hiểm y tế, nhân thọ

-Thứ 3: về an ninh quốc phòng

-Thứ 4: về công tác xây dựng chính quyền

Cuối cùng rút ra nguyên nhân đạt được kết quả

Trong phần những tồn tại và hạn chế cần nêu ra những nguyên nhân, hạnchế về kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tổng vốn đầu tư xã hộicũng như về văn hoá xã hôi, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng chínhquyền

Trang 18

3.2 Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thời kỳ kế hoạch

Sau khi đánh giá tình hình thực hiện kết quả kế hoạch thời kỳ trước, dựavào khả năng địa phương và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựngmục tiêu tổng quát và chi tiết về các lĩnh vực: kinh tế xã hội, an ninh quốcphòng, văn hoá xã hội, công tác xây dựng chính quyền

Bên cạnh đó còn phải nêu được giải pháp để hoàn thành kế hoạch đó từ đóxác định nhiệm vụ cụ thể cho từng huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị.Thực tế báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được lập dựa trên cácchỉ tiêu và khung hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào trung tuần tháng

7 Do vậy, việc đánh giá, lập báo cáo kết quả thực hiện là đánh giá kết quảthực hiện kế hoạch của 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối của năm ngoái

Biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm :

- BM-TH-01 : Các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế xã hội môi trường

- BM-TH-02 : Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

- BM-TH-03 : Các chỉ tiêu về xã hội và xóa đói giảm nghèo

- BM-TH-04 : Huy động vốn đầu tư toàn xã hội

- BM-TH-05 : Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước do địaphương quản lý

- BM-TH-06 : Danh mục các dự án đầu tư do địa phương quản lý

II.Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Cấp Tỉnh

1.Vai trò của kế hoạch trong phát triển kinh tế xã hội địa phương

- đối với các địa phương:

Kế hoạch là 1 công cụ định hướng ở tầm vĩ mô, tuy nhiên đối với cácđịa phương thì kế hoạch vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng

2.Thực trạng công tác lập kế hoạch của các địa phương trong thời gian qua

Trong thời gian qua, công tác lập kế hoạch tại các địa phương đã có những

Trang 19

thay đổi tích cực, thúc đẩy tính hiệu quả của việc lập kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chưa hợp lý cần sửa đổi cũngnhư cần sự tích cực tham gia của các địa phương trong việc lập kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội

- Những thay đổi theo hướng tích cực :

+ Việc áp dụng các phương pháp kế hoạch mới đã được sử dụng thànhcông tại các nước phát triển vào phương pháp lập kế hoạch tại Việt Nam là 1hướng đi đúng đắn

+ Các phương pháp lập kế hoạch mới được áp dụng thí điểm tại một sốtỉnh đã mang lại những hiệu quả nhất định và đang từng bước áp dụng cho cáctỉnh khác sao cho phù hợp với điều kiện của từng tỉnh

+ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, xác định các mục tiêu cụ thể cho từng giaiđoạn, lập kế hoạch theo phương pháp cuốn chiếu là việc làm đang được Bộ

Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên áp dụng

+ Bản kế hoạch ngày càng trở lên phù hợp hơn với tình hình hiện tại: mềmdẻo và linh hoạt bên cạnh đó những chỉ tiêu định lượng ngày chi tiêt và cụthể hơn

+ Quan tâm hàng đầu hiện nay của chính phủ là việc thúc đẩy, hoàn thiện

hệ thống chính sách, luật pháp nhằm thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài ODA.Chính vì vậy nhiều biện pháp đã được thực hiện, nó ảnh hưởngđến từng địa phương với các chính sách nhằm thu hút luồng vốn ODA chảyvào các địa phương

- Một số bất cập còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội cấp tỉnh trong thời gian qua

+ Chức năng và nhiệm vụ của các ban ngành sau khi sáp nhập các Bộ,ngành còn chưa thống nhất và rõ ràng làm ảnh hưởng đến công tác lập kếhoạch tại các tỉnh

Trang 20

3.Những xu hướng đổi mới công tác lập kế hoạch ở Việt Nam

Hiện nay công tác lập kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội đang cónhững thay đổi đáng kể về cả mặt chất và lượng.Những phương pháp lập kếhoạch mới đang ngày một tỏ ra hiệu quả, những chỉ tiêu, hệ thống quản lýchất lượng đang dần phát huy tác dụng.Sau đây là một số xu hướng đổi mớitrong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay:

- Lập kế hoạch gắn với nguồn lực : lập kế hoạch địa phương theo nhu cầu

và khả năng về nguồn lực của địa phương trên cơ sở không làm ảnh hưởngđến mục tiêu kế hoạch cấp trên

-Lập kế hoạch có sụ tham gia của nhiều bên: tăng cường sự tham gia lập

kế hoạch của nhiều bên nhằm lập kế hoạch một cách khách quan và dung hòalợi ích của các bên

1 số các bên tham gia lập kế hoạch hiện nay:

Khu vực công Khu vực quản lý và tổ

chức kinh doanh

Các tổ chức cộng đồng và

tổ chức phi chính phủ -Chính quyền địa phương.

-Chính quyền cấp trên địa

-Tổ chức công đoàn.

-Các hiệp hội của những người lao động.

-Các tổ chức hiệp hội xã hội : phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,hội nông dân.

-Nhóm đại diện cộng đồng dân cư.

-Nhóm các dân tộc thiểu

Trang 21

vụ công: các trường giáo

dục, đào tạo; các cơ sở

-Các nhóm hỗ trợ kinh

doanh

số, những người khuyết tật và kém vị thế.

-Các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, kiều

bào…

Nhóm 1: khu vực quản lý công là bên đảm bảo cho tính pháp lý quá trìnhtriển khai lập kế hoạch, giải trình báo cáo có liên quan đến lập kế hoạch ởnhững nơi cần thiết và trong trường hợp cần thiết, mặt khác các cơ quan quản

lý công còn tham gia với tư cách là nhà cung ứng dịch vụ công, một yếu tốquan trong trong quá trình phát triển kinh tế địa phương

Nhóm 2 : khu vực quản lý và tổ chức kinh doanh, là những người quản lý

và trực tiếp thực hiện chức năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ kinh tế trênđịa bàn và tạo thu nhập chính cho kinh tế địa phương

Nhóm 3 : người lao động và tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ,tham gia với tư cách là những động lực mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội,tăng cường tính minh bạch , bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng

- Lập kế hoạch mang tính chiến lược: là quá trình hình thành viễn cảnh,soạn thảo các mục tiêu, trong đó tập trung chủ yếu vào mục tiêu ưu tiên vàtìm kiếm giải pháp phát triển kinh tế địa phương trong tương lai, theo hướng

có hiệu quả và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường

Lập kế hoạch chiến lược là quá trình tổng hợp bao gồm các phân tích đánhgiá, lựa chọn để tạo dụng khung hướng dẫn chung cho hành động của địaphương trong tương lai về: phương pháp xác định mục tiêu, lựa chọn mục tiêu

ưu tiên, đưa ra những cách thức phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách hiệu

Trang 22

quả để thực hiện mục tiêu đề ra, Dể làm được điều đó, từ việc đánh giá thựctrạng của vấn đề là ta đang đứng ở đâu, cho tới việc xác định các mục tiêuchúng ta muốn đạt tới trong tương lai Lập kế hoạch chiến lược là những nỗlực để đưa ra các quyết định với sự lựa chọn tốt nhất các giải pháp và hànhđộng để đạt được mục tiêu.

Đây là phương pháp đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích cực triển khai,

vì đây là phương pháp lập kế hoạch phù hợp với điều kiện của nước ta

Trang 23

Chương II : Thực Trạng Công Tác Lập Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế

Xã Hội Tại Tỉnh Hà Tây

I Quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Hà Tây

1.Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hà Tây

ra kế hoạch phát triển có tính khả thi và phù hợp với khả năng của địaphương

Các cơ quan, đơn vị có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội tại tỉnh Hà Tây:

-Sở Kế hoạch và Đầu tư :

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng các phương án, cânđôi lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện,thị xã, thành phố và các đơn vị xây dụng kế hoạch hàng năm.Xây dựngphương án phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển; bố trí vốn bổ sung có mụctiêu từ ngân sách tỉnh cho các địư phưong để hỗ trợ đầu tư xây dụng cơ bản

và các khoản bổ sung có mục tiêu khác, trình cấp có thẩm quyền quyết định

Trang 24

+ Làm việc với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và cácđơn vị để hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm; đồng thời tổng hợp kếhoạch phát triển kinh tế xã hội, phưong án phân bổ vốn đầu tư phát triển, vốnChương trình mục tiêu Quốc gia, trình UBND tỉnh.

-Sở Tài chính, Cục thuế

+ Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thànhphố và các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nướcnăm trước, xây dựng dự toán ngân sách va thông báo số kiểm tra về dự toánthu, chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch cho các Sở, Ban, ngành, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tu, các cơ quan có liênquan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch Làmviệc với Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị vềxây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch

+ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm trước kế hoạch.Xây dựng dự toán thu năm kế hoạch thống nhất vơi Tổng Cục thuế theonhiệm vụ chi của địa phương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh

-Các Sở, Ban, ngành

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựngnhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của đơn vị mình.Quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án 5 triệu ha rừng, cácchương trình, dự án khác phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

và các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch chưong trình cho thời

kỳ 2008-2010 và dự kiến nhiệm vụ, mức kinh phí thực thiện chương trìnhnăm 2008

+ Trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khai thác được, xây dựngcác chỉ tiêu kinh tế xã hội, đề xuất các giải pháp, các cơ chế chính sách, chế

độ mới hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu kế hoạch, chế độ chính

Trang 25

sách hiện hành trình các cấp có thẩm quyền ban hành trước thời điểm xâydựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách( trước ngày 25/7 hàng năm), thôngbáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính làm căn cú xây dựng kế hoạch

và dự toán ngân sách năm kế hoạch

-UBND các huyện, thị xã và thành phố

Chỉ đạo Phòng Tài chính-Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành

ở địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đồng thời báo cáoUBND tỉnh và gửi cá Sở, Ban, ngành có liên quan theo quy định

Đánh giá công tác lập kế hoạch:

-Hiện tại công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đượcxây dựng dựa trên cơ sở nguồn lực của tỉnh kết hợp với hướng dẫn của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh đó sụ kết hợp chặt chẽ vủa cơ quan lập kếhoạch tỉnh với các huyện, thành phố, thị xã, và các đơn vị có liên quan làmcho bản kế hoạch phù hợp hơn với thực tếm tác động đến nhiều đối tượng,linh hoạt và mềm dẻo hơn trong điều kiện hiện tai

Cụ thể

+ Việc phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế và 1 số sở ban ngành kháclàm việc lập kế hoạch trở lên khách quan hơn và tác động đến nhiều đối tượnghơn Bản kế hoạch trở lên chi tiết, cụ thể hơn và mang tính hướng dẫn nhiềuhơn

+ Việc phối hợp với sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với điềukiện nguồn lực của tỉnh phù hợp với yêu cầu đổi mới trong công tác lập kếhoạch: Lập kế hoạch gắn với nguồn lực mà không làm ảnh hưởng đến mụctiêu kế hoạch cấp cao hơn, lập kế hoạch gắn với thực hiện các chương trìnhmục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo,dự án 5triệu ha rừng, cánh đồng trị giá

50 triệu…

+ Cùng với các tỉnh được thí điểm các phương pháp lập kế hoạch mới,tỉnh Hà Tây cũng từng bước thay đổi phương pháp lập kế hoạch sao cho phù

Trang 26

hợp với đường lối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với điều kiện phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh

2.Nội dung bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Hà Tây

2.1 Hình thức của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây

Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 của tỉnh Hà Tây baogồm 3 phần lớn :

Phần I -Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi 5năm 2001-2005

A.Những kết quả đạt được

4.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

II.Văn hoá xã hội

III.An ninh quốc phòng

IV.Công tác xây dựng chính quyền

B.Những tồn tại và hạn chế

Phần II - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010

A.Mục tiêu tổng quát

1.Thuận lợi

2.Khó khăn

3.Các chỉ tiêu chủ yếu

B.Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

I.Về phát triên kinh tế

1 Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ, tạo bước phát triển cao, bền vững

Trang 27

2.Tăng cường huy động tối đa các nguồn lực để phát triển đồng bộ cácngành và lĩnh vực.

II.Văn hoá- xã hội

1.Giáo dục và đào tạo

2.Văn hoá thông tin báo chí và phát thanh truyền hình

3.Thể dục thể thao

4.Lao động-thương binh xã hội

5.Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

6.Công tác tôn giáo- dân tộc

III.Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng và phát triển

IV.Vốn đầu tư toàn xã hội

V.Công tác an ninh quốc phòng

VI.Công tác xây dựng chính quyền

Phần III- Tổ chức thực hiện

Cuối bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là 2 phụ lục :

-Phụ lục 1 : Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5năm 2001-2005 so với mục tiêu và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tếtrọng điểm bắc bộ

-Phụ lục 2 : Chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005

2001-3 Tiến độ xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

3.1 Tiến độ xây dựng kế hoạch của tỉnh Hà Tây

- Đầu tháng 7 hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Sở Tài chínhhướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sáchnăm sau, kế hoạch tài chính trung hạng và kế hoạch chi tiêu trung hạn giaiđoạn 2008-2010 cho ác Sở, Ban, ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố

và các đơn vị để làm căn cứ xây dựng kế hoạch năm và gửi báo cáo về Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 25/7 để tổng hợp báo cáo UBND

Trang 28

tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước trưócngày 30/7 hàng năm.

- Tháng 8-9 hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp,

dự kiến phưong án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhànước, báo cáo UBND tỉnh Trước ngày 10/12, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kếhoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước cho các Sở, Ban,ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị để tổ chức thựchiện

3.2 Điều chỉnh bổ sung cân đối và giao kế hoạch

-Từ tháng 8 đến hết tháng 12, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện,thị xã thành phố và các đơn vị tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét,xin ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông qua các HĐND tỉnh để UBNDtỉnh ra quyết định giao kế hoạch cho các Sở, Ban, ngành và các UBND cáchuyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thực hiện

-Khi tổng hợp và cân đối kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyênphối hợp chặt chẽ với Ban kinh tế ngân sách- HĐND tỉnh và Sở Tài chính đểthống nhất trước khi trình UBND tỉnh

-Đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn

cứ vào báo cáo của các Sở, Ban, ngành UBND các huyện thị xã, thành phố vàcác đơn vị xây dựng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh đểtham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch các chỉ tiêu cho các Sở, Ban, ngành,các UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện

-Đối với các dự án đầu tư XDCB, trên cơ sở đăng ký dânh mục( xếp thứ

tự ưu tiên) của các Sở, Ban, ngành và các UBND các huyện, thị xã, thànhphố; Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở cân đối nguồn vốn Trung ương giaocho TỈnh và các nguồn vốn của địa phương( vốn dấu giá quyền sử dụng đất,vốn thưởng vượt thu…) dự kiến phân bổ cơ cấu, lĩnh vực và các địa phương

Trang 29

trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trình HĐND tỉnh để thông qua và giao

kế hoạch vốn cho các đơn vị thực hiện

-Theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch :

+Quá trình theo dõi : UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngànhgửi báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được giao hàng tháng, quý, 6 tháng,

9 tháng, năm về Sở hoặc Sở phối hợp với một số liên ngành, tổ chức các buổilàm việc đi cơ sở để nắm bắt tiến độ thực hiện kế hoạch

+Đánh giá thực hiện kế hoạch : Thông qua các báo cáo định kỳ hàngtháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm của Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị

xã, thành phố và các buổi làm việc trực tiếp, phối hợp với Cục Thống kế tỉnhthống nhất số liệu sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng hợp hoànchỉnh báo cáo trình UBND tỉnh

+Trong quá trình đánh giá thực hiện kế hoạch luôn so sánh với các chỉtiêu được giao đầu năm và cuối kỳ

Tiến độ xây dựng bản kế hoạch cấp tỉnh được thực hiện đúng như yêucầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuy nhiên việc lập kế hoạch cần rút ngắn thờigian lập kế hoạch nhằm linh hoạt hơn với các biến động mang tính nhất thờinhưng có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thực hiện

4 Phương pháp đánh giá thực trạng

Phân tích và đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế nhằmlàm rõ những kết quả trong phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh, từ đó nhận địnhnhững thế mạnh và điẻm yêu của địa phương trong quá trình phát triển kinh

tế, làm cơ sở cho những đề xuất về chính sách và mục tiêu phát triển kinh tếtrong tương lai là việc làm hêt sức quan trọng Để phân tích đánh giá đem lạihiệu quả cao nhất cần sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau baogồm:

4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Hiểu biết về kinh tế tỉnh, lịch sử của nó và các đặc tính lịch sử và hiện tại

Trang 30

sẽ giúp xây dựng một kế hoạch phát triển mang tính thực tế và có khả nănghiện thực Việc thống kê mô tả cân bắt đầu bằng việc lập danh sách và sắpxếp theo trình tự riêng biệt các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Trong một sốtrường hơp, các thông tin cần thiết liên quan đến tiềm năng và thực trạng pháttriển kinh tế xã hội đều sẵn có và công việc cần thiết của người xây dựng kếhoạch dơn giản chỉ là thu thập, thống kê và cập nhật Trong các trường hợp khác,nhiều số liệu then chốt có thể thu thập nhờ đánh giá nhanh Như vậy các mô tảthường được sử dụng để biểu đạt các vấn đề cơ bản của địa phương trong các nộidung cơ bản làm cơ sở cho các phân tích, so sánh và đánh giá tiếp theo Phươngpháp thống kê, mô tả được sử dụng rộng rãi trong phần phân tích tiềm năng vàđánh giá thực trạng; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triểnkinh tế Các nội dụng cần mô tả thường nằm ở phần mở đầu của phân tích, đánhgiá hay là phần mở đầu của các nội dung nghiên cứu.

4.2Phương pháp phân tích, dánh giá theo cách so sánh chuỗi

Đây là phương pháp phân tích, đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội củađịa phương dựa trên chuỗi các số liệu được hình thành tù trong quá khứ đếnthời điểm đánh giá Thông thường với các phân tích và đánh giá hiện trạng, sốliệu cân có là con số thống kê từ năm 2000 đến nay Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, để có các căn cứ thuyết phục các số liệu có thể được thu thập vàphân tích với khoảng thời gian xa hơn, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầuphân tích Trên cơ sở chuỗi số liệu có được, tiến hành phân tích, rút ra nhữngquy luật phát triển các chỉ tiêu kinh tế xã hội của địa phương bằng phươngpháp thống kê thực nghiệm hay đơn giản là tính toán tốc độ tăng trưởng bìnhquân và trực tiếp đưa ra các phán đoán định tính dựa trên các số liệu đã có :tăng hay giảm; mức và tốc độ tăng, giảm diễn ra như thế nào, so với khảnăng thực tế của địa phương là cao hay thấp…Ngoài ra, với các vấn đề cụ thểhoặc do khó khăn trong thu tập thông tin, có thể chọn số liệu tại 2 thời điểm:

1 trong quá khứ và 1 ở thời điểm hiện tại để phân tích

Trang 31

4.3 Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo.

Nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh theo chuỗi chũng ta sẽ không thểtránh khỏi các góc nhìn phiến diên, thiêu khách quan từ đó lại là cơ sở choviệc xác định các mục tiêu không chính xác trong giai đoạn kế hoạch Trongnhiều trường hợp ghiên cứu nếu chỉ sử dụng phương pháp phân tịch theochuỗi, các kết quả đạt được của địa phương có thể là rẩt khả quan Tuy nhiên,khi đưa ra các so sánh chéo vói các địa phương khác thì kết quả được đó cóthể còn là rất khiêm tốn

Phương pháp so sánh chéo là việc đánh giá, phân tích thực trạng pháttriển các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội dựa trên viêc đưa ra các so sánhcùng một chi tiết của tỉnh với chỉ iêu dó của các địa phương khác trong vùng

và các vùng trong cả nươc Phương pháp này sẽ cho chũng ta có được cácđánh giá khách quan hơn nếu địa phương được sử dụng để so sánh có cùngcác điều kiện tương tự như địa phương mình Trong nhiều trường hợp, bằngviệc so sánh chéo với địa phương khác có kết quả phát triển tốt hơn sẽ gợi ýcho chũng ta các bài học kinh nghiệm của địa phương bạn để học tập, áp dụngcho địa phương mình

4.4 Phương pháp so sanh với mục tiêu đặt ra

Đây là một phương pháp phân tích rất quan trọng, đặc biệt trong phântích đánh giá các kết quả thực hiện trong thời kỳ kế hoạch Trong nhiềutrường hợp, kết quả đạt được có thể là tương đối khả quan nêt chỉ dựa trênviệc phân tích bằng các phương pháp kể trên Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt

ra có thể vẫn còn là thấp Bên cạnh đó, việc so sách với mục tiêu đề ra còn cóthể giúp tìm ra các nguyên nhân không đạt mục tiêu, từ đó giúp tìm ra các giảipháp điều chỉnh kịp thời

Trên thực tế các mục tiêu đặt ra của địa phương thường được dựa trêncác mục tiêu cụ thể và cần có sự nỗ lực rất lớn của địa phương Việc rà soát,đánh giá các kết quả thực hiện với các mục tiêu đề ra sẽ đặt ra êu cầu tìm ra

Trang 32

các hướng đi phù hợp cho phát triển kinh tế địa phương trong thời kỳ kếhoạch tiếp theo.

Tuy nhiên, đối với tỉnh Hà Tây hiện nay cũng như đối với các tỉnh thànhtrong cả nước, việc đánh giá thực trạng, các điểm mạnh điểm yếu còn chưađược thực hiện đúng như tầm quan trọng của nó Hơn nữa, các phương pháp

kể trên tuy có hiệu quả nhưng cần kết hợp với các phương pháp phân tích mớitrong lập kế hoạch mang tính chiến lược, lập kế hoạch gắn với nguồn lực haylập kế hoạch có sự tham gia của nhiều bên

Hiện nay phương thức lập kế hoạch 2 lên 1 xuống vẫn còn được áp dụng

ở 1 số khâu và bắt đầu bằng chỉ tiêu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa xuống,điều này làm giảm khả năng lập kế hoạch gắn vói nguồn lực cũng như sự sángtạo của các địa phương

5.Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp xây dựng

5.1 Hệ thống các chỉ tiêu

Hệ thồng các chỉ tiêu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cho cáctỉnh, địa phương lập kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu 1 Tăng trưởng của nền kinh tế

chỉ số 1 Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

chỉ số 2 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựngchỉ số 3 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành nông lâm ngư nghiệpchỉ số 4 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ

Chỉ tiêu 2 Cơ cấu kinh tế

chỉ số 5 Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP

chỉ số 6 Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP

chỉ số 7 Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP

chỉ số 8 Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP

chỉ số 9 Tỷ trọng khu vực kinh tế tập thể trong GDP

chỉ số 10 Tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong GDP

Trang 33

Chỉ tiêu 3 Các cân đối lớn trong nền kinh tế

Chỉ số 11 Sử dụng tổng sản phẩm trong nước ( tích lũy- tiêu dùng)

Chỉ số 12 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

Chỉ số 13 Quỹ tiêu dùng bình quân đầu người

Chỉ số 15 Tỷ lệ chi ngân sách so với tổng thu trong đó chi cho phát triển và

chi cho phát triển và chi thường xuyên, cơ cấu các khoản thu- chiChỉ số 16 Tỷ lệ huy động GDP cho đầu tư phát triển toàn xã hội, cơ cấu

nguồn vốn huy động và cơ cấu đầu tưChỉ số 17 Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ tiêu 4 Về sản xuất công nghiệp

Chỉ số 18 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp

Chỉ số 19 Cơ cấu sản xuất trong các ngành công nghiệp

Chỉ số 20 Tỷ lệ giá trị các sản phẩm sản xuất trong các doanh nghiệp công

nghệ cao và công nghệ sạch trong tổng giá trị sản xuất công nghiệpChỉ số 21 Tốc độ đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp theo hướng

phát triển bền vữngChỉ số 22 Khối lượng sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như năng

lượng,khai thác khoáng,vật liệu xây dựng, sản phẩm chể biến, chế tạo máyChỉ tiêu 5 Sản xuất nông lâm ngư nghiệp

Chỉ số 23 Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Chỉ số 24 Cơ cấu sản xuất trong các ngành nông lâm ngư nghiệp

Chỉ số 25 Tỷ lệ giá trị các sản phẩm sản xuất bằng các phương pháp công nghệ

sinh học, và công nghệ sạch trong tổng giá trị sản xuất công nghiệpChỉ số 26 Tốc độ đổi mới và áp dụng quy trinhg công nghệ, quy trình sản xuất

nông lâmg ngư nghiệp theo hương công nghiệp hoá hiện đại hóaChỉ số 27 Khối lượng sản xuất một số sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chủ yếu

như tổng sản lượng lương thực có hạt, sản lượng lương thực bình quân đầu người , các sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sảnChỉ số 28 Các chỉ tiêu về phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thông như tổng số xã

có dịch vụ y tế có điện nước sinh hoạt, có trung tâm thương mại, có đường ô tô đế trung tâm, có điểm văn hoá, trạm bưu điện…

Chỉ tiêu 6 Các ngành thương mại, dịch vụ

Trang 34

Chỉ số 29 Tốc độ tăng trưởng giá trị các ngành dịch vụ

Chỉ số 30 Cơ cấu các ngành dịch vụ, trong đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ công

nghệ caoChỉ số 31 Khối lượng vận chuyển luân chuyển hàng hóa, hành khách, giá trị

doanh thu vận tảiChỉ số 32 Các chỉ tiêu dịch vụ bưu chính viễn thông, số điện thoại/100 dân, số

người sử dụng internet, tỷ lệ xã có điện thoại, giá trị doanh thu ngànhbưu chính viễn thông

Chỉ số 33 Các chỉ tiêu dịch vụ du lịch: lượng khách du lịch quốc tế, lượng khách

du lịch nội địa phương, giá trị doanh thu xã hội về hoạt động du lịchChỉ số 34 Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Chỉ số 35 Giá trị kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Chỉ số 36 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến sâu

Chỉ số 37 Giá trị kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu

2.1.2 Nhóm các chỉ tiêu về các ngành và lĩnh vực xã hội

Chỉ tiêu 1 Về xóa đói, giảm nghèo

Chỉ số 2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

Chỉ số 5 Tỷ lệ tiêu dùng của nhóm 20% nghèo/ tổng tiêu dùng xã hôi

Chỉ số 6 Tỷ lệ hộ nghèo về lương thực thực phẩm theo chuẩn quốc tê

Chỉ số 7 Tỷ lệ % xã nghèo có đường ô tô đến trung tâm xã

Chỉ số 8 Tỷ lệ % xã nghèo có công trình thủy lợi nhỏ

Chỉ số 9 Tỷ lệ % xã nghèo có trạm y tế

Chỉ số 10 Tỷ lệ % xã nghèo có trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo

Chỉ số 11 Tỷ lệ % xã nghèo có trường trung học cơ sở

Chỉ số 12 Tỷ lệ % xã nghèo có chợ xã/liên xã

Chỉ số 13 Tỷ lệ % xã nghèo có bưu điện văn hoá xã

Chỉ số 14 Tỷ lệ % xã nghèo có trạm truyền thanh

Chỉ số 15 Tỷ lệ % xã nghèo có điện

Chỉ số 16 Tỷ lệ % xã nghèo đo thị tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong khu vực

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Lập kế hoạch mang tính chiến lược: là quá trình hình thành viễn cảnh, soạn thảo các mục tiêu, trong đó tập trung chủ yếu vào mục tiêu ưu tiên và  tìm kiếm giải pháp phát triển kinh tế địa phương trong tương lai, theo hướng  có hiệu quả và thích nghi nhan - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
p kế hoạch mang tính chiến lược: là quá trình hình thành viễn cảnh, soạn thảo các mục tiêu, trong đó tập trung chủ yếu vào mục tiêu ưu tiên và tìm kiếm giải pháp phát triển kinh tế địa phương trong tương lai, theo hướng có hiệu quả và thích nghi nhan (Trang 20)
+ Hình thức quản lý :trung ương, cấp địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
Hình th ức quản lý :trung ương, cấp địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 44)
-Lập bảng so sánh cho các cá nhân khác và bảng trả lời - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
p bảng so sánh cho các cá nhân khác và bảng trả lời (Trang 60)
Bảng phân tích vấn đề: bảng này sẽ được sử dụng sau khi hoàn thành  công cụ so sánh cặp đôi với cùng nhóm đối tượng tham gia - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
Bảng ph ân tích vấn đề: bảng này sẽ được sử dụng sau khi hoàn thành công cụ so sánh cặp đôi với cùng nhóm đối tượng tham gia (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w