1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015

111 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 837 KB

Nội dung

Luận Văn: Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015

Trang 1

Một thời gian dài, Việt Nam duy trì một nền kinh tế tập trung bao cấp với sự điềutiết nền kinh tế thông qua các pháp lệnh từ trung ương Các hoạt động của cấp địaphương đều tiến hành theo những chỉ tiêu cụ thể do nhà nước giao Ngày nay, khi nềnkinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì yêucầu đặt ra là phải đổi mới các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô chủ yếu, đặc biệt là côngtác kế hoạch hóa Công tác kế hoạch hóa là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng và cótác động đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Trong công tác kế hoạch hóa thì theodõi và đánh giá là một công cụ quản lý của nhà nước nhằm giúp giám sát và điềuchỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Phù Yên là một huyện nghèo của tỉnh Sơn La, nền kinh tế chậm phát triểnvà còn phụ thuộc nhiều vào sự trợ cấp của nhà nước Công tác kế hoạch hóa vẫn làcông cụ điều tiết vĩ mô quan trọng nền kinh tế của huyện, giúp huyện nhận biết đượccác nguồn lực và đặt ra các mục tiêu phát triển Trong công tác kế hoạch hóa củahuyện thì khâu lập kế hoạch thường rất đúng qui trình, nội dung và phương pháp củamột bản kế hoạch thông thường Nhưng khi phòng kế hoạch tổng hợp những đánh giávề tiềm năng và thực trạng, chỉ tiêu đề ra của từng nghành, từng xã thường thiếu khâukiểm tra sự chính xác, sự phù hợp với thực tế Các chỉ số và chỉ tiêu cho từng lĩnh vực,từng ngành tuy đã được xây dựng đầy đủ nhưng thường không sát với thực tế của địaphương dẫn đến khi thực hiện thường gặp nhiều khó khăn Dẫn đến khi phòng kếhoạch xây dựng bản kế hoạch 5 năm, 1 năm thường không có nhiều căn cứ để so sánh,các mục tiêu thường không rõ ràng Ở huyện hiện nay, công tác theo dõi và đánh giákế hoạch được thể hiện thông qua các báo cáo của các cơ quan trong từng lĩnh vực,các xã theo từng quí, từng năm Từ những số liệu trong báo cáo đó, huyện lấy làm căncứ để đánh giá các mục tiêu trong từng lĩnh vực, của từng xã theo từng giai đoạn Nhưvậy, công tác kế hoạch hóa của huyện đã có nhiều điểm còn tồn tại ngay từ khâu lập

Trang 2

kế hoạch khi không đề ra được một hệ thống chỉ số để so sánh, không có một bộ phậnchuyên trách về theo dõi và đánh giá từng lĩnh vực Nguyên nhân, phòng kế hoạch –tài chính là cơ quan chuyên trách của huyện về công tác kế hoạch hóa nhưng thiếu bộphận có chức năng theo dõi và đánh giá Ngoài ra tại huyện khi lập kế hoạch tuy có sựtham gia của cộng đồng nhưng sự đóng góp ý kiến về các mục tiêu, lĩnh vực vẫn cònít, thường không chính xác với tình hình địa phương.

Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGCÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃHỘI CỦA HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”.

Bài viết kết cầu gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận cho công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm.

CHƯƠNG II: Thực trạng công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch 5 năm tại huyệnPhù Yên - tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 – 2010

CHƯƠNG III: Định hướng và các giải pháp đổi mới công tác theo dõi và đánh giákế hoạch phát triển tại huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hoa, đồng cảmơn các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trìnhtìm tài liệu và viết bài Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi rất mong có được sự đóng góp ý kiến từ người đọc Tôi xin chân thànhcảm ơn.

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTD&ĐG: Theo dõi và đánh giá

KTXH: Kinh tế - xã hộiKHH: Kế hoạch hóa

PTĐP: Phát triển địa phương

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THEO DÕI VÀĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM

I.Một số vấn đề cơ bản về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1 Phân biệt kế hoạch hóa và kế hoạch

1.1 Khái niệm

Kế hoạch: Được hiểu theo cách chung nhất là sự thể hiện mục đích, kết quả cũngnhư cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai Cách hiểu này đúngcho tất cả các loại kế hoạch, có thể là kế hoạch cho một hoạt động, một công việc, một

Trang 6

dự án; có thể là kế hoạch cho sự phát triển tương lai của một các nhân, gia đình haycủa một tổ chức xã hội…

Kế hoạch hóa: Là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nướctheo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quyluật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinhtế, các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dựkiến trước phương hướng cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứngbảo đảm thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

1.2 Những điểm khác biệt của kế hoạch hóa và kế hoạch

 Kế hoạch hóa là sự tác động có ý thức của chính phủ, cơ quan nhà nước vàonền kinh tế, nhằm định hướng và điều khiển sự biến đổi của những biến số kinh tếchính Công tác kế hoạch hóa bao gồm các bộ phận cấu thành mối quan hệ chặt chẽvới nhau như: Chiến lược phát triển KTXH, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển,chương trình và dự án phát triển Như vậy, kế hoạch hóa là một hệ thống bao gồmnhiều bộ phận, còn công tác kế hoạch chỉ là một bộ phận nằm trong hệ thống kế hoạchhóa.

Còn công tác kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giảipháp thực hiện cho một hoạt động tương lai, là nhịp cầu nối từ hiện tại tới chỗ chúngta muốn đến trong tương lai Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hànhvĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằmphát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách đượcsử dụng trong một thời kỳ nhất định.

 Công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường đang được cải tiến dần theohướng chuyển từ hoạch hoá tập trung mang tính chất pháp lệnh trực tiếp sang kếhoạch hoá gián tiếp Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển với các mục tiêu lớn,các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, các công cụ

Trang 7

kinh tế vĩ mô để dẫn đến nền kinh tế theo định hướng đề ra cho từng giai đoạn Ởcông tác kế hoạch hóa, cơ quan nhà nước chú trọng hơn vào việc nghiên cứu chiếnlược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, bảo đảm các quan hệ cân đốitổng hợp nền kinh tế và xây dựng chính sách, biện pháp để xây dựng kế hoạch nhànước đề ra Nhà nước cũng có thể triển khai thực hiện kế hoạch thông qua các chươngtrình mục tiêu, các dự án cụ thể.

Công tác kế hoạch hiện nay là sự cụ thể hoá của chiến lược và quy hoạch pháttriển, là một công cụ định hướng được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu,các biện pháp và các giải pháp, chính sách cơ bản áp dụng trong một khoảng thời giannhất định Kế hoạch phát triển bao gồm kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kếhoạch ngắn hạn Kế hoạch phát triển gồm có ba khâu quan trọng là: Lập kế hoạch,thực hiện kế hoạch, theo dõi và đánh giá Sản phẩm của công tác lập kế hoạch là mộtvăn bản cụ thể cung cấp kế hoạch chi tiết cho hoạt động trong tương lai, các chỉ tiêu,mục tiêu cho từng lĩnh vực, ngành hay tổng thể nền kinh tế.

2 Giới thiệu hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội( theo nội dung)2.1 Hệ thống kế hoạch hóa hiện nay

Kế hoạch hóa, phân chia theo góc độ nội dung, bao gồm một hệ thống gồm cócác bộ phận cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Chiến lược pháttriển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các chương trình và dự án pháttriển Các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thốngthống nhất của KHH Vì vậy, đối với các địa phương khi thực hiện các công tác KHHnày phải đầy đủ các bộ phận và nội dung phải bổ sung cho nhau.

Trang 8

Bảng 1: Hệ thống kế hoạch hóa phát triển KTXH theo nội dung

(Nguồn: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – NXB ĐHKTQD)2.2 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

2.2.1 Tổng quan về kế hoạch phát triểna Khái niệm và đặc trưng:

Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốcdân, nó xác định một các hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hộitheo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhấtđịnh.

Chiến lược phát triển

Chương trình và dự án phát triểnKế

hoạch phát triểnQuy

hoạch phát triển

Trang 9

Đặc trưng của kế hoạch được thể hiện thông qua sự so sánh với chiến lược:

 Tính phân đoạn của kế hoạch chặt chẽ hơn: Đó là khi xây dựng kế hoạch phải cókhung thời gian rõ ràng, thời gian thực hiện kế hoạch thường được chia thành: 5 năm,3 năm, hàng năm, quý, tháng Trong những thời gian cụ thể ấy, chúng ta phải thựchiện được một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các bước đi của kế hoạchvà chiến lược.

 Tính định lượng cụ thể hơn: Kế hoạch bao gồm cả mặt định tính và định lượng,nhưng mặt định lượng là đặc trưng cơ bản của kế hoạch Tính định lượng của kếhoạch được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu, kết quả, đầura hay hoạt động cần đạt được trong giai đoạn kế hoạch.

 Tính kết quả và hiệu quả rõ ràng hơn: Mục tiêu của chiến lược chủ yếu vạch racác hướng phát triển chủ yếu còn mục tiêu của kế hoạch là sự thể hiện về kết quả Dođó các mục tiêu, các chỉ tiêu của kế hoạch chi tiết hơn, đầy đủ hơn và trên một mức độnào đó nó còn thể hiện một tính pháp lệnh, tính cam kết nhất định

b Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển:

Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể nhiệm vụcần đạt được của thời kì kế hoạch Các thước đo này thể hiện cả về số và chất lượng.Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các bộphận cấu thành cụ thể của nó và được nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điềutiết nền kinh tế hiện nay có nhiều cách phân loại hệ thống chỉ tiêu kế hoạch:

 Đứng trên góc độ phạm vi quản lý, hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu kếhoạch kế hoạch quốc gia như: Chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển kinh tế đấtnước, các dự báo kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia, nguồnngân sách chính phủ và tài chính nhà nước Các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh, thành phốbao gồm các chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển của vùng và ngân sách địaphương hệ thống các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, nội bộ ngành như côngnghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông, bưu chính viễn thông.

Trang 10

 Đứng trên góc độ nội dung, hệ thống chỉ tiêu được chia thành các chỉ tiêu pháttriển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển xã hội Các chỉ tiêu kinh tế đặt ra nhiệm vụ vềtăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những cân đối nguồn nhân lực chủyếu Các chỉ tiêu xã hội đưa ra các mục tiêu giải quyết các vấn đề như: Xóa đói giảmnghèo, công bằng xã hội, phát triển y tế, giáo dục và các mục tiêu xã hội khác.

 Đứng trên góc độ quản lý: Hệ thống kế hoạch có các chỉ tiêu pháp lệnh, các chỉtiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu dự báo Chỉ tiêu pháp lệnh được chính phủ và quốc hộiphê duyệt, trở thành bắt buộc phải hoàn thành trong thời kỳ kế hoạch Chỉ tiêu hướngdẫn thường mang tính định hướng hoạt động của các ngành, địa phương, các đơn vịkinh tế và dùng để phân tích so sánh đánh giá mức độ phát triển của các đối tượng kếhoạch Các chỉ tiêu dự báo ở tầm vĩ mô làm cơ sở luận chứng cho chỉ tiêu pháp lệnhphê duyệt và được xem như các số liệu , thông tin kinh tế cho các đơn vị kinh tế, cácngành, các địa phương và các cơ quan có liên quan tham khảo.

 Theo phạm vi đơn vị đo lường: Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch gồm có các chỉ tiêuhiện vật và giá trị Chỉ tiêu hiện vật xác định mặt vật chất của sản xuất, được đo lườngbằng các đơn vị đo hiện vật, có tác dụng xác định cụ thể quy mô của sản xuất và dịchvụ Chỉ tiêu giá trị đo lường các nhiệm vụ, mục tiêu và quy mô phát triển của nền kinhtế dưới hình thái tiền tệ, nó được sử dụng để hình thành các cân đối vĩ mô, các con sốphản ánh tổng hợp nội dung phát triển

2.2.2 Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hộia Khái niệm và vị trí

Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộtrình phát triển dài hạn của đất nước Kế hoạch xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăngtrưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác định các cân đối,các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vựckinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

Trang 11

Kế hoạch 5 năm được xác định là trung tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển,điều đó được giải thích bởi các lý do sau:

 Thông thường các dự án đầu tư bắt đầu có lợi tức sau 1 năm hoặc vài năm sau sovới thời điểm bắt đầu xây dựng, vì vậy thời hạn 5 năm là khoảng thời gian đủ để cóthể đánh giá chính xác hiệu quả các dự án đầu tư, hiệu ứng của các giải pháp, chínhsách phát triển kinh tế xã hội.

 Yêu cầu của kế hoạch là phải xác định hệ thống chỉ tiêu một cách cụ thể, đolường nhiệm vụ cần đạt được trong một thời kỳ nhất định, vì vậy những kế hoạchtrong phạm vi 5 năm thường bảo đảm đưa ra những chỉ tiêu chính xác hơn, dể thực thihơn những kế hoạch có thời gian dài hạn.

 Kế hoạch 5 năm thường được xác định trong một nhiệm kỳ Đại hội Đảng vàtrùng lặp với nhiệm kỳ làm việc của cơ quan chính phủ Vì vậy coi kế hoạch 5 năm làtrung tâm là quan điểm gắn lãnh đạo chính trị với lãnh đạo kinh tế, cho phép xác địnhrõ ràng hơn trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị và tạo thuận lợi cho việc đánhgiá chính xác hiệu quả, hiệu lực của bộ máy lãnh đạo chính trị.

b Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm

Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm cụ thể như sau:

 Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá thực hiệnkế hoạch thời kỳ trước: Nêu ra các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh , nêu ra cácđiểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố làm được và chưa làm được thời kỳ qua Để đánhgiá chính xác tiềm năng thực trạng phát triển làm cơ sở cho định hướng phát triển, cầnđặt nó trong việc dự báo điều kiện môi trường hoàn cảnh trong nước và quốc tế củathời kỳ kế hoạch 5 năm.

 Xác định các phương hướng phát triển trong thời kỳ kế hoạch: Xây dựng hệthống quan điểm phát triển, xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủyếu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm Các mục tiêu thường

Trang 12

hướng tới bao gồm: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mụctiêu ổn định tài chính quốc gia tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử lý hài hòa tíchlũy với tiêu dùng, tăng khả năng đầu tư; kiềm chế và khống chế lạm phát, bảo đảm giátrị đồng tiền, cải thiện cán cân thanh toán; tăng khả năng kinh tế đối ngoại, xuất nhậpkhẩu và thu hút nguồn vốn bên ngoài, bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp,phát triển dân trí và nâng cao phúc lợi xã hội Xác định các chương trình và các lĩnhvực phát triển các vấn đề được đưa vào chương trình và lĩnh vực phát triển có sự lựachọn, nó thực sự phải là vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nềnkinh tế Các chương trình phát triển chính là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ vàmục tiêu phát triển của kỳ kế hoạch 5 năm.

Để thực hiện các nội dung trên, nhất là xác định các chỉ tiêu kế hoạch cần phải dựbáo nhiều phương án khác nhau, việc lựa chọn phương án cần trên cơ sở các mục tiêuđặt ra, gắn cụ thể với khả năng nguồn lực và theo quan điểm chủ động khai thác, huyđộng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế đa thành phần sở hữu và mởcửa hội nhập

 Xây dựng các cân đối vĩ mô và giải pháp lớn bao gồm các nội dung cơ bản sau:Thứ nhất là xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu: cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất nhậpkhẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đổi sức mua toàn xã hội; xác định các khả năngthu hút vốn cả trong nước và quốc tế, đồng thời xác định những quan hệ lớn về phânbổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực vănhóa, xã hội; xác định các quan hệ cung cầu một số vật tư hàng hóa chủ yếu Thứ hai làxây dựng, hoàn thiện những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế,về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện.

c Phương pháp xây dựng và quản lý kế hoạch 5 năm

Hiện nay nhiều nước đã áp dụng thành công phương pháp xây dựng kế hoạch 5năm theo hình thái”cuốn chiếu” Theo đó, kế hoạch 5 năm sẽ xác định các mục tiêutổng thể, bao gồm kế hoạch chính thức 1 năm đầu, kế hoạch thực hiện dự tính cho

Trang 13

năm thứ hai và dự báo kế hoạch cho các năm tiếp theo Mức độ chi tiết, cụ thể vàchính xác của nội dung kế hoạch của những năm sau phụ thuộc vào số lượng và độ tincậy của thông tin có được Kế hoạch 5 năm sẽ được xem xét vào thời gian cuối mỗinăm, khi ủy ban kế hoạch hoàn tất năm đầu kế hoạch, họ bổ sung những dự trù, nhữngdự án, mục tiêu cho các năm tiếp theo.

2.2.3 Kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế xã hội(kế hoạch hàng năm)a Khái niệm và vị trí

Kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, là công cụ điều hành cáchoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiện được mụctiêu của kế hoạch 5 năm.

Vai trò đầu tiên của kế hoạch hàng năm là cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, phân đoạnkế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm Quy mô và và sự cấu thànhcủa kế hoạch năm vì thế chủ yếu bởi ngân sách, các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, nhữngtiến trình trong những nghiên cứu khả thi và những dự án triển khai trong thời kỳtrước Kế hoạch hàng năm còn là công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm có tính đếnđặc điểm của từng năm Ngoài ra, kế hoạch hàng năm còn đóng vai trò độc lập quantrọng nó có thể bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chưa được dự kiến trong kế hoạch5 năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hóa nói chung.

b Nội dung của kế hoạch hàng năm

 Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm Nó vừa là công cụ đểổn định kinh tế vĩ mô, vừa thực hiện các mục tiêu phát triển của năm đó trong nộidung của kế hoạch định hướng 5 năm Đây chính là kế hoạch thực hiện của năm hiệnhành trong kế hoạch 5 năm Nó cũng bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu của năm, cácmục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu về phát triển kinh tế - xã hội cũng như các chínhsách và giải pháp chủ yếu áp dụng trong năm kế hoạch.

Trang 14

 Các nội dung mang tính tác nghiệp thường niên cần nhấn mạnh trong kế hoạchhàng năm, gồm có: Thứ nhất, là kế hoạch ngân sách, bao gồm kế hoạch thu chi ngânsách, cân đối ngân sách hàng năm và xử lý bội chi ngân sách Thứ hai, là kế hoạchcung ứng tiền tệ Thứ ba, kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý cán cân thanh toán quốctế, kế hoạch nợ(vay và trả nợ bên ngoài) Thứ tư, kế hoạch giải quyết việc làm: Xácđịnh nhu cầu, khả năng cung ứng lực lượng lao động xã hội, các chỉ tiêu lao động,việc làm, khống chế thất nghiệp và chính sách giải quyết việc làm.

Xây dựng kế hoạch hàng năm phải gắn chặt với công tác chỉ đạo điều hành, rõ nétnhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kế hoạch: đó là kế hoạch, tài chính,ngân hàng

2.3 Qui trình của của công tác kế hoạch hóa phát triển KTXH 5 năm

Công tác kế hoạch hóa hiện nay là một quy trình gồm 4 bước, có mối liên hệ vàràng buộc chặt chẽ với nhau Trong qui trình kế hoạch hóa, công tác theo dõi và đánhgiá là một bước trong qui trình, có tầm quan trọng đối với quá trình đánh giá bước lậpkế hoạch và thực hiện kế hoạch Ngoài ra thông tin thu thập được của công tác theodõi và đánh giá sẽ được sử dụng để định hướng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

Bảng 2: Qui trình của công tác kế hoạch hóa hiện nay

Trang 15

(Nguồn: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – NXB ĐHKTQD)

II Một số vấn đề cơ bản về theo dõi và đánh giá (TD&ĐG) trong quitrình kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội

1 Khái niệm và vai trò của theo dõi và đánh giá 1.1 Khái niệm

Thực hiện kế hoạch

Tổng kết, báo cáo và sử dụng

thông tin Lập kế hoạch

Theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch

Trang 16

a Theo dõi là gì?

Theo dõi là một thuật ngữ có nghĩa là ”nhìn”, phát hiện những gì đang tồn tại, vàtìm ra những gì đang thực sự diễn ra Đây chủ yếu là một qui trình nội bộ của hoạtđộng quản lý, được tiến hành nhằm theo dõi các quá trình một cách thường xuyêntrong suốt thời gian thực hiện một dự án, chương trình, hay kế hoạch

Có hai hình thức theo dõi phổ biến là:

 Theo dõi mức độ tuân thủ (theo dõi quá trình) : Để bảo đảm rằng các hành độngđã dự kiến phải được thực hiện.

 Theo dõi tác động: Để đo lường tác động của một hoạt động đối với việc đạtđược các mục tiêu đã đề ra.

Mục đích của theo dõi là cung cấp một cách kịp thời, chính xác và hợp lý cácthông tin về những gì hiện đang xảy ra, qua đó các kế hoạch có thể được điều chỉnh vàcác nguồn lực được quản lý sao cho phù hợp nhất với những đòi hỏi và cơ hội của tìnhtrạng thực tế Nó cũng ghi nhận một cách chi tiết những gì đang xảy ra nhằm phục vụcho việc cung cấp thông tin, trách nhiệm giải trình hay cho việc đánh giá trong tươnglai.

b Đánh giá là gì?

Đánh giá là một quá trình nhằm xác định và phản ánh kết quả của những gì đãđược thực thi, và xét đoán giá trị của chúng Đánh giá có thể được thực hiện bởinhững người có trách nhiệm quản lý (tự đánh giá) hay bởi những người bên ngoài cóliên quan (đánh giá có sự tham gia) hoặc cả hai

Nhiệm vụ của đánh giá là đi xa hơn theo dõi một bước, nó là qui trình phản ánh vềnhững gì đã xảy ra và đang xảy ra nhằm mục đích học hỏi cho tương lai Nó bao gồmviệc xác định những lý do của cả thành công và thất bại, và việc học hỏi từ đó.

1.2 Vai trò của theo dõi và đánh giá

1.2.1 Vai trò của theo dõi

Hiện nay, theo dõi các kết quả thực hiện kế hoạch phát triển, chính sách hoặcchương trình một cách liên tục có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý.Bởi vì theo dõi sẽ cung cấp các thông tin liên tục về tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã

Trang 17

được đề ra trong kế hoạch, chính sach, chương trình về sự thay đổi, mức độ thay đổi,sự tiến triển Việc theo dõi có thể giúp phát hiện ra các thay đổi ngoài ý muốn Ngoàira việc kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án có vấn đề gì, tình hìnhbiến chuyển đến đâu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tất cả các thông tin thu được từ theo dõi có tầm quan trọng đặc biệt vì nhờ đó cácnhà quản lý, các bên liên quan hiểu được liệu kế hoạch, chương trình dự án, chínhsách đã đi theo hướng đã xác định chưa Đồng thời việc xây dựng một hệ thống theodõi các chỉ số, chỉ tiêu phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

1.2.2 Vai trò của đánh giá

Đánh giá và quá trình đánh giá một kế hoạch phát triển, chính sách hoặc chươngtrình đang diễn ra hoặc đã hoàn thành nhằm mục đích để xác định mức độ phù hợp,hiệu quả, hiệu lực, tác động và khả năng duy trì nó Từ việc đánh giá này chúng ta sẽrút ra các bài học để phục vụ cho quá trình quyết định các kế hoạch, chính sách,chương trình mới.

Đánh giá cũng hỗ trợ cho công tác theo dõi và việc theo dõi phục vụ cho công tácđanh giá, mặc dù chức năng thực hiện 2 nhiệm vụ này là khác nhau, tuy nhiên theo dõivà đánh giá có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Theo dõi đưa ra các thông tin về tiến độ thực hiện của một kế hoạch, một chínhsách, chương trình hay dự án tại bất kỳ thời điểm nào cùng với các chỉ tiêu phấn đấuvà kết quả tương ứng Đánh giá cung cấp các bằng chứng và phân tích về việc tại saocác chỉ tiêu phấn đấu và kết quả dự kiến đạt được hoặc không đạt được Đánh giá chothấy rõ các nguyên nhân và đây là vấn đề quan trọng, gợi mở cho ta thấy cần phải làmgì, điều chỉnh chính sách, hay tăng cường điều hành để thực hiện mục tiêu…

Đánh giá nâng cao hiệu quả của công tác theo dõi: Khi một hệ thống theo dõi chochúng ta biết những tín hiệu về các nỗ lực đang thực hiện là không đúng Các thôngtin đánh giá đúng có thể giúp làm rõ tại sao lại xảy ra những việc này, từ đó có những

Trang 18

điều chỉnh kịp thời Một điều quan trọng ở đây cần nhấn mạnh là chức năng đánh giácủa hệ thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả là cả một quá trình liên tục, kháchẳn cách tiếp cận theo phương pháp đánh giá truyền thống là đánh giá sau khi sự việcđã xảy ra.

1.3 Sự bộ trợ giữa theo dõi và đánh giá

Theo dõi và đánh giá là hai quá trình diễn ra độc lập, nhưng có mối liên hệ chặtchẽ với nhau trong quá trình thực hiện, hai quá trình này có sự bổ trợ cho nhau vàđược thể hiện qua bảng sau:

B ng 3: Sảng 3: Sự b tr c a công tác theo dõi v i ánh giáộ trợ của công tác theo dõi với đánh giá ợ của công tác theo dõi với đánh giá ủa công tác theo dõi với đánh giáới đánh giá đánh giá

- Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch,chương trình, chính sách, dự án đang triểnkhai

- Phân tích xem tại sao đạt được hoặckhông đạt được các kết quả dự tính?

- Sự gắn kết các hoạt động và nguồn lực

động vào kết quả đạt được

- Xác định các chỉ số và chỉ tiêu có liênquan đến các mục tiêu.

- Phân tích quá trình thực hiện các chỉtiêu.

- Thu thập dữ liệu các chỉ số, so sánh cáckết quả thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch.

- Tìm ra các kết quả hay hệ quả ngoàidự kiến

- Báo cáo về tiến độ cho nhà quản lý vàcảnh báo về các vấn đề liên quan.

- Đưa ra các bài học, điểm cần chú ý vềcác kết quả quan trọng cũng như cáctiềm năng của chương trình, đồng thời

Trang 19

Theo dõiĐánh giá

có những đề xuất để tiếp tục cải thiệntình hình.

2.Các phương pháp theo dõi và đánh giá2.1 Theo dõi và đánh giá thực hiện

Theo dõi thực hiện kế hoạch phát triển KTXH là việc thu thập một cách liên tục vàcó hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụđề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển KTXH là việc xem xét mức độ thực hiệncác nhiệm vụ cụ thể nào đó trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giaiđoạn thực hiện hoặc khi kết thúc kỳ kế hoạch và từ đó rút ra bài học cho việc lập kếhoạch tiếp theo.

Chủ thể của theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển KTXH là các cấp lãnh đạo,chỉ đạo, điều hành kế hoạch và các bên có liên quan Đối tượng của theo dõi và đánhgiá là quá trình thực hiện kế hoạch với chủ yếu là các hoạt động, đầu vào và đầu ra.

Theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch là hai hoạt động độc lập nhưng có tácdụng hỗ trợ lẫn nhau Hoạt động theo dõi thu thập thông tin về tình hình thực hiệntừng mục tiêu kế hoạch Như vậy mục đích của theo dõi là mô tả lại quá trình thựchiện các mục tiêu Còn mục đích của đánh giá là tập trung xem xét mức độ hoàn thànhcủa mục tiêu Xét về hiệu quả nếu làm tốt công tác theo dõi thì có thể phòng chốngđược các rủi ro có thể phát sinh và bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra hoặc kịp thời

Trang 20

điều chỉnh mục tiêu kế hoạch nào đó nếu có nguy cơ không đạt hay có diễn biến bấtthường trong nền kinh tế.

2.2 Theo dõi và đánh giá dựa theo kết quả:

TD&ĐG dựa theo kết quả là một quá trình liên tục thu thập và phân tích số liệu vềcác chỉ số theo dõi để so sánh với các kết quả dự định, xem xét mức độ thực hiện củacác mục tiêu kế hoạch Đối tượng của TD&ĐG dựa trên kết quả bao gồm các hoạtđộng, đầu vào như nguồn lực tài chính, nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và cácđầu ra của kế hoạch, kết quả và tác động của thực hiện kế hoạch dựa trên mối liên hệlogic giữa các chỉ số giám sát.

Cơ sở của TD&ĐG dựa trên kết quả là lý thuyết về quản lý dựa trên kết quả pháttriển Quản lý dựa trên kết quả phát triển là một chiến lược hay phương pháp mà cáctổ chức sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình gópphần vào việc đạt được kết quả mong muốn Trong quản lý dựa trên kết quả phát triểncó sử dụng chuỗi kết quả bao gồm:

 Tác động: Là những thay đổi mang tính dài hạn trong cuộc sống người dân hoặctrong các tổ chức/ đoàn thể nhờ vào việc sử dụng các đầu ra Tác động thường lànhững thay đổi có ảnh hưởng đến một bộ phận đông đảo người dân hoặc nhiều lĩnhvực xã hội

 Kết quả: Là thay đổi ngắn hạn và trung hạn đạt được hoặc có khả năng đạt đượcdo sử dụng các đầu ra Kết quả không hoàn toàn phụ thuộc vào sự kiểm soát của cáccơ quan cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

 Đầu ra: Là các hàng hóa và dịch vụ do một hoạt động tạo ra.đầu ra hoàn toànthuộc quyền kiểm soát của cơ quan cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó.

 Hoạt động: Là công việc thực hiện mà thông qua đó các đầu vào như vốn, hỗ trợkỹ thuật và các loại nguồn lực khác được huy động để tạo ra các đầu ra cụ thể.

Trang 21

 Đầu vào: Nguồn lực tài chính, nhân lực và nguyên vật liệu cần thiết để tạo ranhững đầu ra dự kiến thông qua việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

Chuỗi kết quả cho thấy các hoạt động, thông qua chuỗi quan hệ nhân quả trunggian, sẽ giúp thực hiện các mục tiêu của dự án, chương trình và chính sách đó như thếnào

Quản lý dựa trên kết quả có thể áp dụng để quản lý ở cấp độ cá nhân nhằm nângcao hiệu quả và hiệu suất làm việc của các cá nhân, ở cấp độ tổ chức như doanhnghiệp, các ban quản lý/chương trinh, các cơ quan nhà nước và ở cấp độ chính sáchnhư trong chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện chính sách

2.3 So sánh sự khác nhau giữa theo dõi và đánh giá thực hiện với theo dõi vàđánh giá dựa trên kết quả

TD&ĐG thực hiện có đối tượng trọng tâm là quá trình triển khai thực hiện kếhoạch, với các đầu vào và đầu ra Trong khi đó đối tượng trọng tâm của theo dõi vàđánh giá dựa trên kết quả bao gồm cả đầu vào, đầu ra, tác động và kết quả Nhữngđiểm khác biệt của theo dõi và đánh giá thực hiện với theo dõi và đánh giá dựa trênkết quả:

a Theo dõi và đánh giá thực hiện

 Tập trung vào việc theo dõi và đánh giá xem một kế hoạch, chương trình, chínhsách, dự án đã thực hiện chưa hoặc được thực hiện như thế nào?

 Thường gắn kết việc thực hiện với một đơn vị chịu trách nhiệm.

 Không giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các bên liênquan hiểu được mức độ thành công hay thất bại của dự án, chương trình, chính sáchđó.

 Các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch và các bên liên quan khôngđủ thông tin để khẳng định rằng bản kế hoạch, chương trình hoặc chính sách đưa ra đãmang đến những kết quả khả quan này hay do những nguyên nhân khác.

Trang 22

b Theo dõi và đánh giá dựa theo kết quả

 Việc theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả các kế hoạch, chương trình và chínhsách cho thấy với các đầu vào và đầu ra, đã đem lại những thay đổi gì cho xã hội, thayđổi gì cho đời sống nhân dân.

 Từ đó cho phép xác định chương trình, chính sách nào mang lại kết quảtốt, liệu có nên được tiếp tục không; chương trình, chính sách nào không thành côngvà cần thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

 Trách nhiệm của các bên rõ ràng, cụ thể hơn và có sự gắn kết với cácđơn vị bên trong cơ quan, lẫn bên ngoài.

3 Các phương thức thực hiện3.1 Theo dõi và đánh giá nội bộ

Phương pháp này dựa trên cơ sở các thông tin theo dõi từ bên trong để đưa ra mộtbức tranh về những gì tổ chức hoặc chính quyền địa phương đã đạt được trong việctuân thủ các qui trình và thực hiện các hoạt động đã lên kế hoạch Phương pháp này sửdụng các qui trình nội bộ và người đánh giá cũng chính là người nội bộ của tổ chức.

Việc tự đánh giá giúp cho nhiệm vụ đánh giá có thể được thực hiện nhanh hơn, íttốn kém hơn nhưng lại dẫn đến một nguy cơ là các xét đoán cuối cùng mất đi sự chínhxác Bởi vì người đánh giá thường lại chính là người thực hiện nên họ hay làm nhẹđi(trong trường hợp kết quả đánh giá là bất lợi) hoặc thổi phồng lên (trong trường hợpkết quả đánh giá là có lợi), dẫn đến điều này làm mất đi tính khách quan của các kếtquả đánh giá.

3.2 Theo dõi và đánh giá bên ngoài(có sự tham gia)

Đánh giá có sự tham gia là một cơ hội cho cả những người bên trong và người bênngoài nhìn nhận và suy nghĩ về những kết quả quá khứ nhằm học hỏi và phục vụ choviệc ra quyết trong tương lai.

Trang 23

Đánh giá có sư tham gia cung cấp cho người bên trong những thông tin xác đángvà hữu ích, giúp họ quyết định xem các mục tiêu hay hoạt động có thể được giữnguyên hay thay đổi đánh giá có sự tham gia tăng cường sự giao tiếp qua lại giữacộng đồng và các nhà quản lý địa phương.

III Qui trình thực hiện theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triểnKTXH

Bảng 4: Qui trình thực hiện TD&ĐG kế hoạch phát triển KTXH

Trang 24

Bước 1

Bước 5Bước 2

Bước 3

Bước 4

Chuẩn bị cho việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch

phát triển địa phương

Xem xét về nội dung kế hoạch phát triển của địa phương để

phục vụ cho việc theo dõi và đánh giá

Xây dựng khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả kế

hoạch phát triển địa phương

Triển khai thực hiện theo dõi và đánh giá

Báo cáo kết quả theo dõi đánh giá và sử dụng các thông tin

phát hiện

(Nguồn: Xây dựng hệ thống Giám sát & Đánh giá thế nào để hoàn thiện công tác quảnlý của nhà nước, Keith Mackay, 2008 NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA)

Trang 25

1 Chuẩn bị cho việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển địaphương

I.1 Mức độ sẵn sàng của chính quyền địa phương trong việc thực hiện công táctheo dõi và đánh giá dựa trên kết quả

Khi xem xét mức độ sẵn sàng cần rà soát lại những vấn đề sau:

 Địa phương có thực sự có nhu cầu và mong muốn áp dụng hệ thống theo dõi vàđánh giá theo phương pháp mới chưa?

 Các điều kiện vật chất và năng lực cán bộ: Trang thiết bị, nguồn tài chính, hệthống dữ liệu, kỹ năng quản lý và kỹ thuật ra sao?

 Phân công trách nhiệm và việc tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá kết quả củađịa phương như thế nào?

Xem xét mức độ sẵn sàng của chính quyền địa phương trong việc theo dõi và đánhgiá dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương haycác chương trình, chính sách đã đáp ứng yêu cầu để thiết lập hoặc có thể thực hiện hệthống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả hay chưa? Các nhà lãnh đạo, người đứngđầu các địa phương phải thể hiện quyết tâm cao đối với công tác theo dõi và đánh giádựa trên kết quả này thì việc triển khai mới có thể đem lại kết quả khả quan Đồngthời, để việc theo dõi và đánh giá đạt chất lượng ngày càng cao phải thu hút được sựquan tâm của người dân và cộng đồng địa phương đối với việc đo lường kết quả hoạtđộng của chính quyền địa phương Xem xét mức độ sẵn sàng của chính quyền địaphương, cũng cần phải rà soát lại năng lực bộ máy và cán bộ so với yêu cầu của côngtác theo dõi và đánh giá Qua đó, nghiên cứu xem có cần bổ sung các hoạt động nhằmnâng cao năng lực theo dõi và đánh giá hay không?

Năng lực cán bộ, công nghệ, nguồn tài chính, hệ thống dữ liệu, kỹ thuật quản lýcủa địa phương, việc đánh giá mức độ sẵn sàng là điều kiện quan trọng xem xét địaphương có thể áp dụng được hệ thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả haykhông? Việc tổ chức thực hiện công tác này có gặp vướng mắc gì cần phải tháo gỡkhông? Nhìn chung, để có thể bắt đầu cho việc thực hiện theo dõi và đánh giá, các địa

Trang 26

phương phải trả lời các câu hỏi nói trên để từ đó biết được các điểm mạnh, điểm yếucủa địa phương mình, xây dựng được các phương án thực hiện cụ thể, phù hợp.

I.2 Lập kế hoạch triển khai thực hiện theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả

Sau khi xem xét về mức độ sẵn sàng của chính quyền địa phương trong việc triểnkhai công tác theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả, từng cấp, từng đơn vị của địaphương thì các công việc tiếp theo của để chuẩn bị cho việc theo dõi và đánh giá là:

 Lập kế hoạch chung về theo dõi và đánh giá.

 Thiết lập và áp dụng hệ thống máy tính hỗ trợ cho công tác thu thập số liệu. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi, đánh giá cho cán bộ, công chứccủa cơ quan, đơn vị.

 Tăng cường công tác trao đổi thông tin theo dõi và đánh giá giữa các bộ phậntrong và ngoài đơn vị hoặc các đơn vị khác.

a. Lập kế hoạch chung về theo dõi và đánh giá

Để đảm bảo cho việc tổ chức theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch,chương trình, chính sách một cách hiệu quả, cần thiết phải xây dựng một kế hoạchtheo dõi và đánh giá kế hoạch theo dõi và đánh giá bao gồm: Xác định các thành viêntham giá, thời gian, nội dung và nguồn lực để thực hiện Một khía cạnh quan trọngtrong việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá hiện nay đang được quan tâm đó làtheo dõi và đánh giá có sự tham gia Sự tham gia của cộng đồng và các đối tượng cóliên quan khác rất quan trọng đối với việc theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả.

Trong kế hoạch theo dõi và đánh giá, cần phải quy định rõ sự phân công, ai sẽchịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin ở từng khâu vào thời gian nào vàthực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ Đối với từng mục tiêu, từng chỉ số, chỉ tiêucủa các kế hoạch, chương trình, chính sách, dự án sẽ có thời gian thu thập, theo dõivào các thời điểm khác nhau Do vậy, lập kế hoạch theo dõi và đánh giá cũng cần xácđịnh thời gian theo dõi và đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, chương

Trang 27

trình, chính sách, dự án đồng thời quy định rõ các nguồn thông tin và sự phân côngcác cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trong từng khâu công việc

b Thiết lập và áp dụng hệ thống máy tính hỗ trợ cho công tác thu thập số liệuMột yếu tố quan trọng để thực hiện tốt việc theo dõi và đánh giá là xây dựng nănglực và quy trình cho việc tổ chức thu thập và lưu giữ các kết quả theo dõi và đánh giá.

Để làm tốt công tác tổ chức thông tin này, các địa phương có thể lưu giữ hoặc thuthập các kết quả theo dõi bằng cách ghi chép thành văn bản, ghi chép vào các ổ cứng,ổ đĩa hoặc lưu trữ, thu thập thông qua hệ thống máy tính Các thông tin này sẽ đượccung cấp kịp thời và có đầy đủ các thông tin một cách có hệ thống Từ đó, tác độngtích cực tời việc điều hành kế hoạch và lập kế hoạch trong tương lai

c Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi, đánh giá

Để đảm bảo việc thực hiện theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả ở địa phương đạt được kết quả, yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong các đơn vị tại các cấp là hết sức cần thiết Để đảm bảo nâng cao năng lực cán bộ, các cấp chính quyền địa phương cần:

 Tạo mọi điều kiện và khuyến khích cán bộ trong đơn vị và các cấp, các ngành được học hỏi các phương pháp quản lý mới.

 Làm rõ những yêu cầu của đơn vị, các cấp đặt ra cho mỗi cán bộ tại địa phương. Bố trí, phân công công tác của các cán bộ cần duy trì ổn định, hạn chế xáo trộn. Lựa chọn được cán bộ có trình độ thực hiện công tác theo dõi và đánh giá Căn cứ vào vị trí công tác và yêu cầu công việc của từng cán bộ các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ của địa phương mình

Để có đủ nguồn nhân lực có chất lương phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá có thể thực hiện một số giải pháp sau:

 Đào tạo cán bộ(qua các khóa đào tạo nội bộ hoặc gửi đi đào tạo). Thuê người được đào tạo hoặc chuyên gia nước ngoài.

Trang 28

Đối với các trường hợp lần đầu tiên áp dụng việc theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả thì việc xây dựng kế hoạch đào tạo về theo dõi và đánh giá cho tất cả các đối tượng liên quan là nhiệm vụ quan trọng nhất quyết định sự thành công của việc áp dụng phương pháp theo dõi và đánh giá mới này.

Việc đào tạo có thể kết hợp 3 hình thức sau đây: Các khóa đào tạo bên ngoài

 Các khóa đào tạo nội bộ, phù hợp với các đối tượng cụ thể và gắn với việc xây dựng kế hoạch theo dõi và đánh giá.

 Chuyên gia đào tạo tại chỗ hướng dẫn qua công việc hoặc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức theo dõi và đánh giá khác có kinh nghiệm hơn.

d Tổ chức trao đổi thông tin

Để các kết quả TD&ĐG được thực hiện một cách khách quan và chính xác thìcông tác trao đổi thông tin sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng Việc trao đổi thông tincần thực hiện ngay giữa nội bộ trong đơn vị, giữa các đơn vị và các cấp tại địaphương Nếu việc trao đổi thông tin các kết quả theo dõi và đánh giá được thực hiệntốt sẽ giúp các đơn vị có đầy đủ các thông tin đa chiều từ đó, việc điều hành kế hoạch,chương trình, chính sách sẽ được phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, các cấp và kếhoạch, chương trình, chính sách sẽ được thực hiện tốt hơn.

Ngoài việc thực hiện trao đổi các thông tin trong nội bộ các địa phương, thì việctrao đổi thông tin với các địa phương khác cũng sẽ góp phần cho việc lập kế hoạchtheo dõi và đánh giá kế hoạch, chương trình, chính sách của địa phương ngày càng tốthơn do có thể học tập các kinh nghiệm tốt và tránh được những vướng mắc nếu có.

2 Xem xét về nội dung kế hoạch phát triển của địa phương để phục vụ choviệc theo dõi và đánh giá

Muốn theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển theo kết quả thì kế hoạchtrước hết phải được xây dựng theo một cấu trúc hợp lý, rõ ràng Do đó, điểm khởi đầu

Trang 29

quan trọng của bất kỳ một hệ thống theo dõi và đánh giá là phải bám sát các mục tiêuvà các kết quả mong muốn của bản kế hoạch, chương trình, chính sách đề ra.

2.1Các mục tiêu trong bản kế hoạch phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể

Đối với một bản kế hoạch phát triển với các mục tiêu rõ ràng là rất quan trọng, từđó định hướng được các chương trình, chính sách phù hợp với các nguồn lực(nhânlực, tài chính, đầu tư ) để đạt được các mục tiêu

Khi xác định các mục tiêu kế hoạch phát triển địa phương phải tuân thủ cácnguyên tắc sau: Thể hiện được ý chí và nguyện vọng của cộng đồng dân cư và có tínhkhả thi; Cụ thể và dễ hiểu; Không nên có quá nhiều mục tiêu, các mục tiêu được lựachọn phải phù hợp với địa phương; Cần sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên phùhợp với điều kiện của địa phương.

Mục tiêu cụ thể và dễ hiểu để tất cả các đối tượng khi đọc có thể hiểu được các cấpchính quyền địa phương mong muốn đạt được kết quả gì trong thời gian sắp tới.

2.2 Các mục tiêu trong kế hoạch phải được sắp xếp theo các cấp độ một cách cóhệ thống

Mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH phải được trình bày theo những cấp độ vàliên kết chặt chẽ với nhau, bao gồm mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng), mục tiêuchính (mục tiêu trung gian), mục tiêu cụ thể(mục tiêu trực tiếp) Một kế hoạch pháttriển có thể có một hoặc một số mục tiêu tổng quát Từng mục tiêu tổng quát có mộtsố mục tiêu chính và mỗi mục tiêu chính lại được thể hiện qua một số mục tiêu cụ thểvà các mục tiêu này có sự liên hệ với nhau Việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, mụctiêu chính sẽ bảo đảm cho việc thực hiện thành công mục tiêu tổng quát của kế hoạchphát triển Ngược lại, mục tiêu tổng quát là đích để hướng tới trong quá trình thực hiệncác mục tiêu ở cấp độ thấp hơn

Trang 30

Việc sắp xếp cỏc mục tiờu theo cỏc cấp độ rừ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc xõy dựng cỏc chỉ số/ chỉ tiờu để theo dừi và đỏnh giỏ quỏ trỡnh thực hiện bản kếhoạch Tuy nhiờn, khi thiết kế một bản kế hoạch, nếu đú là bản kế hoạch cấp tỉnhmang tớnh tổng hợp, bao quỏt, chi tiết tất cả cỏc vấn đề kinh tế, xó hội, mụi trường.cũn kế hoạch cấp huyện chỉ nờn đưa ra một số ớt mục tiờu, coi đú là những vấn đề ưutiờn cần tập trung nguồn lực để thực hiện.

2.3 Sử dụng khung logic để kết nối cỏc mục tiờu và cỏc hoạt động

Sau khi xỏc định cỏc mục tiờu ưu tiờn thỡ cần xỏc định cỏc chương trỡnh, hoạt độngtrong phạm vi nguồn lực cú thể huy động được để thực hiện mục tiờu Việc kết nối cỏcmục tiờu và cỏc hoạt động trong một bản kế hoạch là hết sức cần thiết.

Sự kết nối giữa cỏc mục tiờu, cỏc hoạt động và cỏc kết quả mong muốn trong mộtbản kế hoạch cần được xõy dựng theo một khung logic Với một bản kế hoạch đượcxõy dựng trờn cơ sở một khung logic sẽ dễ dàng đỏnh giỏ được cỏc tỏc động cụ thể đốivới một kết quả được thực hiện từ hoạt động này hay nhiều hoạt động khỏc nhau

Thực chất, khung logic kết nối giữa cỏc mục tiờu và cỏc hoạt động đầu vào củakhung logic”nguyờn nhõn và kết quả” với một chuỗi cỏc đầu vào, hoạt động được thểhiện cỏc tỏc động mong muốn đối với những đối tượng thụ hưởng Khung logic chớnhlà một cụng cụ để truyền đạt một cỏch rừ ràng và sỳc tớch những nội dung chớnh củabản kế hoạch vào, hoạt động đợc thể hiện các tác động mong muốn đối với những đốitợng thụ hởng Do đó, khung logic trở thành một tài liệu tham khảo chính trong suốtquá trình điều hành thực hiện kế hoạch.

3 Xõy dựng khung theo dừi và đỏnh giỏ dựa theo kết quả kế hoạch phỏttriển địa phương

Sau khi đó hiểu rừ cỏc mục tiờu của địa phương cần hướng tới, cỏc chương trỡnh,chớnh sỏch để thực hiện cỏc mục tiờu, chỳng ta cần xõy dựng khung theo dừi và đỏnhgiỏ dựa trờn kết quả bản kế hoạch Khung theo dừi và đỏnh giỏ sẽ là căn cứ cho việc

Trang 31

theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển của địa phương để biết rõ quả trình thực hiệnvà khả năng đạt được các mục tiêu đề ra.

3.1 Lựa chọn các chỉ số then chốt để theo dõi và đánh giá:3.1.1 Gắn kết các chỉ số với mục tiêu của kế hoạch:

Các chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin phản hồi cầnthiết cho hệ thống quản lý Thông qua việc đo lường bằng các chỉ số này sẽ giúp chocác nhà quản lý đánh giá các mục tiêu đề ra có đạt được hoặc không đạt được các kếtquả như dự tính và nguyên nhân của nó là gì Số lượng chỉ số được lựa chọn khôngnên quá nhiều và từ những thông tin có sẵn, cần xây dựng một vài chỉ số đáng tin cậy,phục vụ tốt cho quá trình phân tích.

Bảng 5: Mối quan hệ của mục tiêu của kế hoạch và chỉ số TD&ĐGMục tiêu của kế hoạchChỉ số TD&ĐG

Trang 32

Thứ nhất: Các nhà quản lý phải xem xét để đạt được từng mục tiêu cụ thể đề ra,

cần phải có các hoạt động, chính sách và đầu vào nào để thực hiện Để theo dõi vàđánh giá chung, phải xác định các chỉ số đầu vào, chỉ số hoạt động để đo lường việcthực hiện các hoạt động, đầu vào đó như thế nào?

Thứ hai: Khi đã lựa chọn được các chỉ số hoạt động và đầu vào để đo lường được

việc thực hiện mục tiêu, chúng ta sẽ phải xác định các chỉ số đầu ra ở đây là gì? Cácchỉ số đầu ra ở đây phải luôn gắn kết với kết quả thực hiện của chỉ số đầu vào và hoạtđộng đã lựa chọn.

Thứ ba: Sau khi đã lựa chon được các chỉ số đầu vào và đầu ra, chúng ta phải lựa

chịn tiếp các chỉ số kết quả Các chỉ số kết quả này phải luôn gắn kết với các chỉ sốđầu ra có đâu ra như vậy sẽ tác động như thế nào tới người dân.

Thứ tư: Với các chỉ số kết quả đã được lựa chọn, thì sẽ tác động lâu dài như thế

nào tới cuộc sống người dân Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ lựa chọn được chỉ sốtác động.

Khi lựa chọn các chỉ số cần phải tiến hành theo mối quan tâm của các bên hữuquan Các nhà quản lý sẽ quyết định việc lồng ghép lợi ích của các bên hữu quan vàotrong các chỉ số kết quả

3.3 Kiểm tra tiêu chuẩn của các chỉ số xem có phù hợp với tiêu chuẩn SMARThoặc CREAM

3.3.1 Các tiêu chuẩn để lựa chọn chỉ số tốt

Bảng 6 : Tiêu chuẩn SMART và CREAM

Specific(cụ thể) Không mơ hồ và chung chung

Clear(rõ ràng) Rõ ràng và không mập mờ

Trang 33

Measurable(có thể đo đếm được)

Có thể đo đếm đượchoặc ít nhất cũng quan sát được.

Relevant(phù hợp)

Phù hợp đối với đốitượng đang xét

Affordable(có khả năng thực hiện)

Có khả năng thực hiện và không quá tốn kém để thực hiện

Economic(tiết kiệm)

Có chi phí phải chăng

Relevant(phù hợp)

Phù hợp với mục tiêu

Adequate(thỏa đáng)

Thỏa đáng với mụctiêu để ra

Timebound(có mốc thời gian cụ thể)

Khả thi trong kỳ kế hoạch

Monitorable(theo dõi được)

Thuận tiện cho việc kiểm chứng độc lập

3.3.3 Xác định các chỉ tiêu bổ sung để theo dõi và đánh giá

Trang 34

Đối với các chỉ tiêu đã có trong kế hoạch đã được phê duyệt, chúng ta sẽ khôngphải thực hiện bước này nữa Tuy nhiên đối với yêu cầu của công tác TD&ĐG dựatrên kết quả thì có thể có các chỉ tiêu cần thiết, nhưng chưa được thể hiện trong kếhoạch phát triển, nhất là các chỉ tiêu kết quả Trong trường hợp này, nhiệm vụ củachúng ta là phải xác định các chỉ tiêu phản ánh kết quả đó trên cở sở mức độ tình trạngban đầu và các mức cải thiện mong muốn đề có thể thực hiện việc TD&ĐG kế hoạchphát triển.

Tuy nhiên, việc xác định các chỉ tiêu mới bổ sung nói trên không phải tiến hành từđầu như khi xây dựng kế hoạch, mà được đặt trong các mối liên hệ với kết quả đạtđược của kỳ kế hoạch trước đó và trong kế hoạch đã được duyệt, nhất là mối liên hệgắn với các chỉ tiêu đầu vào, các chính sách phát triển và các yếu tố tác động khác

Xác định các chỉ tiêu phản ánh kết quảMức độ đạt

được của kỳgốc

Mức độ cảithiện trong kỳ

Tiếp theo, với từng mục tiêu cụ thể chúng ta sẽ xác định các chỉ số đầu vào, đầu ra,kết quả, tác động để đo lường việc đạt được các mục tiêu đó Việc lựa chọn các chỉ sốtheo dõi và đánh giá phải được xem xét các chỉ số lựa chọn có đáp ứng các tiêu chuẩnSMART hoặc CREAM hay không? Các chỉ số phải đảm bảo tính logic có sự liên hệlẫn nhau từ đầu vào, cho đến đầu ra, kết quả và tác động.

Trang 35

Cuối cùng, sắp xếp các cấp bậc mục tiêu và các chỉ số/chỉ tiêu để hình thành khungtheo dõi và đánh giá dựa trên kết quả kế hoạch phát triển địa phương

Bảng 7: Khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả

Mục tiêu

Chỉ số/chỉ tiêu

Mục tiêu tổng thể 1Mục tiêu chính 1

Mục tiêu cụ thể 1

Chỉ số/chỉ tiêuđầu vào

Chỉ số/chỉ tiêuđầu ra

Chỉ số/chỉ tiêukết quả

Chỉ số/chỉ tiêutác động

Mục tiêu cụ thể 2

Chỉ số/chỉ tiêuđầu vào

Chỉ số/chỉ tiêuđầu ra

Chỉ số/chỉ tiêukết quả

Chỉ số/chỉ tiêutác động

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)4.Triển khai việc thực hiện theo dõi và đánh giá

Triển khai thực hiện theo dõi và đánh giá, trước hết chúng ta phải phân công xemai sẽ là người chịu trách nhiệm thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc thựchiện các chỉ tiêu kế hoạch đã ghi trong khung theo dõi và đánh giá Từ đó thực hiệnviệc theo dõi và báo cáo kết quả; căn cứ vào các kết quả theo dõi để thực hiện việcđánh giá tình hình thực hiện kế hoạch địa phương.

4.1 Xác định nguồn dữ liệu phân công trách nhiệm thu thập tần suất thu thập dữliệu

Trang 36

4.1.1 Các nguồn dữ liệu

Các loại chỉ số/chỉ tiêu khác nhau sẽ có các nguồn dữ liệu khác nhau Một chỉsố/chỉ tiêu có thể là chỉ tiêu trung gian(đầu vào/hoạt đông hoặc đầu ra) hoặc là chỉ tiêucuối cùng(kết quả,tác động) Các chỉ số/chỉ tiêu trung gian có thể được đo lường bằngcác dữ liệu từ hệ thống báo cáo hành chính của cơ quan quản lý, còn các chỉ tiêu cuốicùng lại cần có thêm các nguồn thông tin độc lập như: Điều tra mức sống hộ gia đình,điều tra môi trường kinh doanh, điều tra khu vực doanh nghiệp

4.1.2 Tầm quan trọng của nguồn dữ liệu độc lập

Bên cạnh việc sử dụng các báo cáo hành chính của các cơ quan nhà nước cấp địaphương, việc thu thập dữ liệu về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ từ điều tra khảosát thâm vấn độc lập là rất quan trọng Các dữ liệu này, vì thế cần phải được thu thậpthông qua một cơ quan không phải là cơ quan thực hiện các chương trình hay chínhsách và phải độc lập Dữ liệu điều tra cần phải được thu thập có sự cộng tác chặt chẽvới những người sử dụng dữ liệu để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu Các dữ liệu cũngphải dễ tiếp cần hơn đối với người sử dụng và công chúng để phục vụ cho các phântích sâu hơn.

4.1.3 Xác định nguồn dữ liệu, phân công trách nhiệm thu thập và tần suất báocáo

Tùy từng loại chỉ tiêu và đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực để quyết định cácnguồn thông tin cần thiết để thực hiện việc thu thập Phần lớn các chỉ số/ chỉ tiêu liênquan đến nguồn lực đầu vào, đầu ra đều có thể thu thập trực tiếp từ các cơ quan chủ trìthực hiện; các chỉ số/chỉ tiêu về kết quả tác động đánh giá khi kết thúc kế hoạch phảiđược thực hiện qua việc khảo sát, điều tra và cơ chế thu thập dữ liệu cụ thể.

4.2 Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển địa phương

Trang 37

a Yêu cầu chất lượng dữ liệu

Cần phải thiết lập một hệ thống để thu thập các thông tin dữ liệu cho tất cả các chỉ số/chỉ tiêu(trung gian và cuối cùng) đáp ứng đồng thời cả ba tiêu chí: Đáng tin cậy, có giá trị và kịp thời.

Các tiêu chí chính để thu thập số liệu có chất lượng: Đáng tin cậy, có giá trị, kịp thời

b Cách thức tiến hành thu thập số liệu

Đối với các chỉ số/chỉ tiêu đã có sẵn hệ thống thu thập thông tin một cách hợp lý,thì sử dụng ngay hệ thống sẵn có Đối với những chỉ tiêu mới chưa có cơ quan nàothực hiện thu thập hoặc việc thu thập chưa đầy đủ, chưa có hệ thống, thì phải chuẩn bịcho việc thu thập một cách kỹ lưỡng hơn Cụ thể:

 Phải lập một kế hoạch chi tiết cho việc thu thập thông tin, dữ liệu Tiến hành thu thập dữ liệu

 Phân tích dữ liệu c Lưu trữ thông tin

Để có được các thông tin số liệu cần thiết thì cần phải tổ chức lưu giữ thông tin.Tuy nhiên, các thông tin thường rất nhiều, nhưng có một số thông tin không cần thiếtvà không có đối tượng sử dụng Do đó, khi quyết định tổ chức lưu giữ thông tin theodõi và đánh giá, cần trả lời các câu hỏi sau:

 Cần lưu giữ thông tin nào?

 Ai cần đến thông tin đó và khi nào/

 Cần lưu trữ thông tin bằng hình thức nào- bằng văn bản hay dữ liệu có thể nhậpvào máy tính và lưu giữ tập trung?

Cần thường xuyên đánh giá xem cần giữ thông tin nào có thể không cần lưu giữ đểgiảm bớt các chi phí không cần thiết Tuy nhiên, trước khi loại bỏ các thông tin khôngcần thiết, nên lưu trữ các dữ liệu thô trong một thời gian nhất định.

4.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển địa phương

Trang 38

a Mục đích của việc đánh giá

Là làm rõ tình hình và mức độ hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, chỉ ra được cácnguyên nhân thành công và chưa thành công của các chính sách đã được áp dụng Quaviệc đánh giá cũng đồng thời xác định sự phù hợp của các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạchđã đề ra trong bối cảnh hiện tại Từ đó hình thành các giải pháp, chính sách khắc phụccác khiếm khuyết trong quản lý điều hành nhằm thúc đầy phát triển hoặc gợi ra các ýkiến cần thiết điều chỉnh mục tiêu kế hoạch.

b Các loại hình đánh giá kế hoạch phát triển

Xét theo qui trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, đánh giá được phân ra 3 loạichính sau:

Đánh giá giữa kỳ: Là việc đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch, kiểm tratính phù hợp và khả năng tạo ra những đầu ra hoặc tác động ảnh hưởng, mong đợi củakế hoạch

Đánh giá cuối kỳ: Là việc đánh giá được tiến hành khi kết thúc kỳ kế hoạch nhằmđánh giá các kết quả đạt được, tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra những bàihọc kinh nghiệm, xem xét khả năng phải điều chỉnh kế hoạch kỳ tiếp theo nhằm đảmbảo cac mục tiêu trung hạn và dài hạn.

Đánh giá tác động: Là đánh giá được tiến hành tại một thời điểm thuận lợi sau khikết thúc kỳ kế hoạch, xem xét việc thực hiện kế hoạch có tạo ra được tác động nhưmong muốn hay không?

c Tổ chức đánh giá kế hoạch phát triển địa phươngKế hoạch phải dự kiên được:

 Các thành viên nào tham gia vào việc đánh giá kế hoạch phát triển: Trong nội bộ đơn vị, các đơn vị bên ngoài, sự tham gia của người dân trong cộng đồng Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong việc triển khai quy trình đánh giá kế hoạch pháttriển.

Trang 39

 Trong từng thời điểm và từng hoàn cảnh khác nhau, lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp khi nào sử dụng đánh giá nhanh, đánh giá kết quả, đánh giá tổng hợp

 Xác định các công cụ thực hiện việc đánh giá Thời điểm công bố các kết quả đánh giá.

5 Báo cáo kết quả theo dõi và đánh giá và sử dụng các thông tin phát hiệnNhững phát hiện trong quá trình theo dõi và đánh giá phải được thông báo kịp thời cho những người có trách nhiệm, làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo hướng tới thực hiện mục tiêu kế hoạch.

Trong phân quá trình tìm tòi các phát hiện từ việc theo dõi và đánh giá đang diễnra, điều quan trọng là phải đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều được thông báotiến độ Kết quả theo dõi và đánh giá cần được truyền bá không ngừng nhằm cung cấpnhững thông tin phản hồi cho những người ra quyết định.các hình thức liên lạc khôngchính thống(điện thoại, thư điện tử, fax, đối thoại) và chính thống (báo cáo sơ bộ, trìnhbày, báo cáo bằng văn bản) đều có thể sử dụng được.

Dữ liệu cần được trình bày một cách ngắn gọn, chính xác và liên quan đến các đỗitượng mục tiêu Cụ thể, nếu chuỗi ra mệnh lệnh càng ở cấp độ cao thì càng ít cầnnhững thông tin quá chi tiết; các số liệu tổng hợp, súc tích liên quan đến một vấn đề cụthể sẽ thích hợp hơn báo cáo liên tục về các phát hiện có thể và nên được mở rộng đểđịnh hướng cho người ra quyết định thông qua quá trình thực hiện các đề xuất

Trang 40

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNHGIÁ KẾ HOẠCH 5 NĂM TẠI HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LAGIAI ĐOẠN 2006 – 2010:

I.Giới thiệu tổng quan về công tác kế hoạch hóa tại huyện PhùYên

1 Vài nét về công tác kế hoạch hóa1.1 Khái quát về huyện Phù Yên1.1.1 Vị trí địa lý

Phù yên là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 158km và thành phố Sơn La 135 km Có diện tích 123655 ha, chiếm 8,7% diện tích toàntỉnh Huyện có 27 xã và thị trấn, tổng dân số năm 2008 là 106.505 người, mật độ dânsố trung bình 85 người/km2

Vị trí địa lý của huyện:  Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái

 Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình Phía Tây giáp huyện Bắc Yên

 Phía Bắc giáp huyện Mộc Châu.1.1.2 Nguồn nhân lực

a Dân số, dân tộc

Theo thống kê năm 2008, dân số toàn huyện là 106.505 người, mật độ dân số bìnhquân là 85 người/km2 Về dân tộc, huyện có 5 dân tộc anh em chủ yếu cùng chungsống bao gồm: Dân tộc Thái 29.696 người, chiếm 28,2% dân số toàn huyện, dân tộcMông 9.783 người, chiếm 9,29%, dân tộc Kinh 13.784 người, chiếm 13,09%, dân tộcdao 5.444 người, chiếm 5,17%, dân tộc Mường 46.218 người, chiếm 43,89% Phầnlớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống còn dư canh, du cư.

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hệ thống kế hoạch húa phỏt triển KTXH theo nội dung - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 1 Hệ thống kế hoạch húa phỏt triển KTXH theo nội dung (Trang 8)
Bảng 3: Sự bộ trợ của cụng tỏc theo dừi với đỏnh giỏ - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3 Sự bộ trợ của cụng tỏc theo dừi với đỏnh giỏ (Trang 18)
Bảng 5: Mối quan hệ của mục tiờu của kế hoạch và chỉ số TD&ĐG Mục tiờu của kế hoạchChỉ số TD&ĐG - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 5 Mối quan hệ của mục tiờu của kế hoạch và chỉ số TD&ĐG Mục tiờu của kế hoạchChỉ số TD&ĐG (Trang 31)
Bảng 7: Khung theo dừi và đỏnh giỏ dựa trờn kết quả - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 7 Khung theo dừi và đỏnh giỏ dựa trờn kết quả (Trang 35)
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Phự Yờn qua cỏc năm. - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Phự Yờn qua cỏc năm (Trang 42)
Bảng 9: Bộ chỉ số theo dừi và đỏnh giỏ mục tiờu tổng quỏt - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 9 Bộ chỉ số theo dừi và đỏnh giỏ mục tiờu tổng quỏt (Trang 52)
Bảng 10: Hệ thống chỉ tiờu về kinh tế xó hội của huyện Phự Yờn giai đoạn 2006- 2010 - Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù yên – tỉnh sơn la giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 10 Hệ thống chỉ tiờu về kinh tế xó hội của huyện Phự Yờn giai đoạn 2006- 2010 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w