1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai

69 5,7K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 335 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng vàchiến lược phát triển đô thị có vai trò ngày càng quan trọng, nhưng để đô thịphát triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch, thì Đảng và Nhà nước ta đã

có chủ trương là: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự,nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn to đẹp hơn”

Thực tế đã cho thấy rằng một trong các công cụ quản lý đô thị có hiệuquả đó là công tác cấp giấy phép xây dựng Nếu các nguyên tắc, quy trình, thủtục cấp giấy phép xây dựng có tình khoa học, thực tiễn và lại được tuân thủmột cách nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ có nhiều thuận lợi, dễdàng hơn còn ngược lại thì công tác quản lý đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn bộiphần, thậm chí có thể thất bại

Trong thời gian thực tập tại phòng Xây dựng – Đô thị của UBNDQuận Hoàng Mai, em đã hiểu rõ hơn về sự cần thiết, tầm quan trọng, nhữngkhó khăn, phức tạp trong công tác cấp giấy phép xây dựng và công tác quản

lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Chính vì vậy mà em đã chọn đề

tài: ”Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai” làm chuyên đề thực tập để có thể đánh

giá vấn đề này một cách sâu sắc và thực tế hơn

Trang 2

Trong bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự góp ý.

Em xin trân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đoàn và các anh chị trongphòng Xây dựng – Đô thị đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ

I Những vấn đề lý luận chung về đô thị, quản lý đô thị.

1 Khái niệm đô thị.

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phinông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâmchuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, của cả một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùngtrong tỉnh, trong huyện

2 Khái niệm đô thị hóa.

Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau, vì vậy có thể hiểu khái niệm dưới nhiều góc độ

Trên quan điểm một vùng: Đô thị hóa là một quá trình hình thành, pháttriển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị

Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi

về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng khôngphải đô thị thành đô thị

Đô thị hóa là sự quá độ từ quá trình sống nông thôn lên hình thức sống

đô thị Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hóacũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới…đặc biệt là thayđổi cơ cấu dân cư

3 Khái niệm quản lý đô thị.

Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập,chữa bệnh, vui chơi giải trí…Các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn, vàcác nhu cầu mới thường xuyên phát sinh Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ

Trang 4

chức xã hội đô thị một cách khoa học và việc quản lý các hoạt động trở thànhmột yêu cầu khách quan.

Quản lý đô thị đã trở nên một chủ đề rất quan trọng đối với các Chínhphủ và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới Quản lý theo nghĩa rộng, làlàm cho các công việc được hoàn thành thông qua các nhân sự Quản lý liênquan đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ

và sử dụng các nguồn lực có được đế sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụcho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản chophát triển trong tương lai

Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị ( các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng ) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó

II Quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

1 Quy hoạch xây dựng đô thị.

1.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng đô thị.

Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức, sắp xếp không gian đô thị saocho sử dụng hợp lý các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyênthiên nhiên), đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môitrường) của đô thị Quy hoạch xây dựng đô thị được thực hiện thông qua cácyêu cầu, quy định của nhà nước đối với các hoạt động xây dựng và các hoạtđộng khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu

hạ tầng đô thị và tài nguyên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, vănhóa…) đã được xác định Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạngcác bản vẽ, các quy chế và thường được xây dựng, ban hành để áp dụng trongmột giai đoạn nhất định

Trang 5

1.2 Các yêu cầu trong quy hoạch xây dựng đô thị:

Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:

Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchphát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xâydựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, bảo đảm quốc phòng, anninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội

Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụnghợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện,đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nướctrong từng giai đoạn phát triển

Tạo lập được một môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏamãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo vệmôi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiênnhiên, giữ gìn và phảt triển bản sắc văn hóa dân tộc

Xác lập được cơ sở cho công tác kinh tế hoạch, quản lý đầu tư và thuhút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựngtrong đô thị, điểm dân cư nông thôn

* Quy hoạch xây dựng đô thị gồm: Quy hoạch chung xây dựng đô thị

và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

1.2.1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị.

Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị,các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành đảm bảo quốcphòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ Quy hoạchchung xây dựng đô thị định hướng cho quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị:

Trang 6

Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải đảm bảo xác định tổng thể mặtbằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quyhoạch, phân khu chức năng đô thị, mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị, bố trí tổngthể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giớiđường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựngkhống chế của từng khu vực và toàn đô thị.

Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điềukiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đềxuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợpvới nhiệm vụ đề ra

1.2.2 Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quyhoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng côngtrình, cung cấp thông tin, cấp GPXD công trình, giao đất, cho thuê đất để triểnkhai các dự án đầu tư xây dựng công trình

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải đảm bảo các nội dung chínhsau đây:

Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khuvực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của cáccông trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đôthị

Trang 7

Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đôthị, các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêukinh tế - kỹ thuật có liên quan.

Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương áncải tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quyhoạch chung xây dựng khu vực

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa chính tỷ lệ1/500 đến 1/2000 tùy theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra

UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đôthị loại dặc biệt, loại 1, loại 2, loại3

UBND cấp quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thịđặc biệt, đô thị loại 4, loại 5

2 Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

2.1 Khái niệm quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

Quản lý quy hoạch đô thị là tổng thể các biện pháp, cách thức mà chínhquyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xâydựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạtđược các mục tiêu đề ra

2.2 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng.

2.2.1 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng.

Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng là trách nhiệm của cơ quanNhà nước có thẩm quyền

Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thôngtin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư xây dựng công trìnhkhi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý

Việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

Trang 8

Công khai đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bãn vẽquy hoạch xây dựng.

Giải thích quy hoạch xây dựng

Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng

Chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm các thông tin về sử dụng đất,các quy định về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, về kiến trúc, về antoàn phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định khác theo quyhoạch chi tiết xây dựng

2.2.2 Công bố quy hoạch xây dựng.

Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết xây dựng phải lấy ý kiến của các

tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụ của từng loại quy hoạch xây dựng

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng Ủy ban nhân dân các cấp phảicông bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi địa giới hànhchính do mình quản lý để tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết,kiểm tra và thực hiện Đối với việc công bố quy hoạch xây dựng vùng, quyhoạch chung xây dựng do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định về nộidung công bố

Căn cứ quy hoạch xây dựng được duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm chỉ đạo thực hiện

Cắm mốc chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên thực địa

Xác định trên thực địa khu vực cấm xây dựng

Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm việc công

bố quy hoạch gây thiệt hại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằng để đầu tưxây dựng công trình

Trang 9

Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, trong thời hạn 3 năm

kể từ ngày công bố mà chưa thực hiện hoặc thực hiện không đạt yêu cầu củaquy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, thì người có thẩm quyền phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắcphục và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết Trongtrường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng không thể thực hiện được thì phảiđiều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố lại theo quy định tại khoản 2 điều này

2.3 Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng.

Quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc và các chính sách thuhút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền

Quản lý việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng

Quản lý các mốc giới ngoài thực địa

Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính,cưỡng chế phá dỡ những côngtrình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theoquy hoạch xây dựng

Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao vàphải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái với thẩmquyền gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân

2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý xây dựng theo quy hoạch.

2.4.1 UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Uơng.

UBND Tỉnh, Thành phố tố chức thực hiện các đồ án quy hoạch xâydựng sau khi được duyệt trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp, ban hànhquy chế quản lý xây dựng theo các đồ án quy hoạch xây dựng được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, tổ chức công bố và công khai đồ án quy hoạch xây

Trang 10

dựng để dân biết, dân kiểm tra và thực hiện lập, xét duyệt hồ sơ và đưa chỉgiới quy hoạch ra ngoài thực địa, giới thiệu và xét duyệt địa điểm xây dựngtheo yêu cầu của các chủ đầu tư, cung cấp thông tin kịp thời về quy hoạch xâydựng thông qua bộ phận cấp chứng chỉ quy hoạch, đẩy mạnh công tác cấpgiấy phép xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân xây dựngcông trình phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, đảm bảo chất lượngkiến trúc, cảnh quan môi trường.

Chỉ đaọ việc kiểm tra, theo dõi tình hính xây dựng theo các đồ án quyhoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xử lýkiêm quyết và dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, tự ý điềuchỉnh quy hoạch xây dựng không đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật,xây dựng không đúng với quy hoạch, xây dựng không phép hoặc xây dựng saiphép, tự ý điều chính quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụngđất không đúng thẩm quyền và không đúng với quy hoạch được duyệt

Áp dụng các biện pháp kiểm tra ngăn chặn việc mua bán đất trao tay,chuyển quyền sử dụng đất trái phép tại khu vực đã phê duyệt quy hoạch đểphát triển đô thị, nghiêm cấm việc giao đất, cấp giấy phép xây dựng khikhông có quy hoạch chi tiết hoặc không theo quy hoạch chi tiết dọc các tuyếnđường giao thông và hành lang kỹ thuật

2.4.2 Thanh tra nhà nước.

Thanh tra Nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ Xây Dựng, Bộ GiaoThông Vận Tải, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường định kỳ tổ chức thanh tra việcquản lý xây dựng, quản lý sử dụng đất và việc xây dựng dọc theo các tuyếnđường giao thông, hành lang an toàn giao thông theo quy hoạch được duyệt

để xử lý lịp thời các vi phạm theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo, đề xuất vớiThủ tướng Chính phủ về biện pháp khắc phục nhằm đưa công tác quản lý quyhoạch xây dựng đi vào nề nếp

Trang 11

III Những tiêu chuẩn trong xây dựng đô thị.

1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng.

Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơbản sau đây:

Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo đảm mỹquan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung, phù hợp với điềukiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương, kết hợp pháttriển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh

Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người

và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường

Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các côngtrình hạ tầng kỹ thuật

Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêucực khác trong xây dựng

2 Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành hoặc công nhận để ápdụng thống nhất trong hoạt động xây dựng

Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩnxây dựng Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phảiđược sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xâydựng

Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn xây dựng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xâydựng để ban hành hoặc công nhận

Trang 12

3 Các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng.

Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng, xây dựng côngtrình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều,năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trìnhkhác theo quy định của pháp luật, xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ

lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượngnày

Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng,không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấyphép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp

Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghềxây dựng, năng lực hoạt động xây dựng, chọn nhà thầu không đủ điều kiệnnăng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiệncông việc

Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệsinh môi trường trong xây dựng

Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãikhác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố

Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng, dàn xếp trong đấu thầunhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá đấu thầu dướigiá thành xây dựng công trình trong đấu thầu

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng, dungtúng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng

Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật

Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng

Trang 13

IV Quản lý cấp phép xây dựng các công trình đô thị.

1 Tầm quan trọng của việc cấp phép xây dựng.

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng công trìnhnhanh chóng thuận tiện

Nhằm xây dựng công trình theo quy hoạch, tuân theo luật xây dựng,bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa,danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc có giá trị, nhằm phát triển kiến trúcmới đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng có hiệu quả đất đai xây dựng côngtrình

Giấy phép xây dựng là căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công công trìnhxây dựng, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng

ký sở hữu hoặc sử dụng công trình

Việc cấp giấy phép cải tạo và xây dựng phải căn cứ vào các giấy tờ hợppháp về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các điều kiện tối thiểu về vệsinh công trình, các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan côngtrình, cảnh quan đô thị, các yếu tố thuận tiện, bất tiện được xác định cụ thểtrong tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch đô thị và các quy định về xây dựng

đô thị

Đối với công trình lớn, quan trọng, trước khi cấp giấy phép xây dựngcác Bộ có liên quan phải xem xét kỹ lưỡng về ổn định kết cấu và kỹ thuật, vềmôi trường, vệ sinh, an ninh quốc phòng, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vềcác vấn đề khác, khi cần thiết phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch tỉnhhoặc thành phố trực thuộc Trung ương xem xét trước khi trình cơ quan Nhànước có thẩm quyền phê duyệt

Trang 14

2 Điều kiện để được cấp phép xây dựng và những bất cập trong thực tế cần sửa đổi.

2.1 Điều kiện để được cấp phép xây dựng.

Việc cấp GPXD công trình đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt

Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế

đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh, bảo đảm hànhlang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu disản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình kháctheo quy định của pháp luật

Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản vănhóa, di tích lịch sử - văn hóa phải đảm bảo mật độ xây dựng, đất trồng câyxanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các côngtrình lân cận về kết cấu, khoảng cách đên các công trình xung quanh, cấpnước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháynổ

Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, khochứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môitrường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kềxung quanh

Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nenngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, cốt xâydựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết

kế đô thị

Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kếtầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng và thiết kế tầng hầm

Trang 15

Đối với công trình xây dựng tạm chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm

có thời hạn theo thời gian thực hiện quy hoạch và chủ công trình còn phải cógiấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xâydựng

2.2 Những bất cầp trong thực tế cần sửa đổi.

Trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp không đủ những điều kiện trênnhưng vẫn được cấp phép xây dựng, đó là do cán bộ cấp phép nhận hối lộ,làm sai với những quy định mà Luật đã đề ra

Nhưng cũng có nhiều trường hợp xây dựng khi không có phép xâydựng, công trình xây dựng không phù hợp với cảnh quan kiến trúc, làm phá

vỡ quy hoạch xung quanh Tuy nhiên các công trình này đều được thanh traxây dựng lập biên bản và xử lý vi phạm

Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm này: Có thể là do người dânkhông hiểu biết về luật xây dựng, có thể do các thủ tục cấp phép xây dựngquá phức tạp, gây khó dễ cho người dân khi đến xin cấp phép xây dựng, mànhu cầu về nhà ở của người dân thì quá cần, nhưng cũng có nhiều trường hợpbiết là không đủ điều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng, họ vẫn khởi côngxây dựng công trình Những trường hợp này cần phải được xử lý nghiêmminh để đảm bảo cảnh quan xây dựng, đảm bảo quy hoạch chung xây dựng

đô thị, tạo nên một nét đẹp văn minh cho đô thị

3 Quy trình cấp phép xây dựng và những bất cập trong thực tế cần sửa đổi.

3.1 Quy trình cấp phép xây dựng.

3.1.1 Tiếp nhận và phân loại hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.

Cơ quan cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ cửcán bộ có đủ thẩm quyền và năng lực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây

Trang 16

dựng, kiểm tra nội dung và quy cách hồ sơ, sau đó phân loại ghi vào sổ theodõi.

Khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ phải ghi mã sốvào phiếu nhận, có chữ ký của bên giao, biên nhận hồ sơ và có giấy hẹn ngàygiải quyết Phiếu nhận hồ sơ làm thành 2 bản, một bản giao cho chủ đầu tư vàmột bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép xây dựng

Đối với hồ sơ chưa hợp lệ trong thời gian tối đa là 7 ngày kể từ ngàynhận được hồ sơ, người tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải trựctiếp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết về yêu cầu cần bổ sung vàhoàn chỉnh hồ sơ Chủ đầu tư có quyền đề nghị người tiếp nhận hồ sơ giảithích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ và có quyền

đề nghị người tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung vàhoàn chỉnh hồ sơ và người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đáp ứng đề nghị đócủa đương sự Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian thụ lý hồsơ

Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng, thì ngườitrực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải trả lời bằng văn bản,trong đó nêu rõ lý do từ chối cho đương sự biết

3.1.2 Xin ý kiến các tổ chức có liên quan.

Khi giải quyết cấp phép xây dựng, trong trường hợp cần thiết cơ quancấp giấy phép xây dựng có thể gửi văn bản cho các tổ chức có liên quan như:kiến trúc, quy hoạch, địa chính, văn hóa, y tế, công nghệ môi trường, phòngcháy, chữa cháy, giao thông công chính, quốc phòng…và Ủy ban nhân dân sởtại để xin ý kiến

Sau 10 ngày kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức và cánhân được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấpgiấy phép xây dựng

Trang 17

3.1.3 Giải quyết các khiếu nại.

Khi nhận được khiếu nại về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quancấp giấy phép xây dựng phải cử cán bộ có đủ khả năng và thẩm quyền nhậnđơn và trả lời cho chủ đầu tư

Trường hợp chủ đầu tư vẫn không thống nhất với ý kiến trả lời củangười đại diện cơ quan cấp giấy phép xây dựng, thì thủ trưởng cơ quan cấpgiấy phép xây dựng phải trực tiếp gặp và giải quyết khiếu nại đó của dân hoặcchủ đầu tư, nếu chủ đầu tư vẫn không thống nhất với cách giải quyết của thủtrưởng cơ quan cấp giấy phép xây dựng, thì khiếu nại lên cơ quan cấp có thẩmquyền giải quyết theo quy định của pháp luật

3.1.4 Thẩm tra hồ sơ, quyết định cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí.

Căn cứ vào hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, các ý kiến tham vấn,chứng chỉ quy hoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các vănbản pháp luật khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xâydựng thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại thực địa để quyết định hoặc từ chối cấpgiấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng được thành lập thành 2 bản chính, một bản cấpcho người xin cấp giấy phép xây dựng và một bản lưu ở cơ quan cấp giấyphép xây dựng Trường hợp giấy phép xây dựng bị mất, thì người xin cấpgiấy phép xây dựng phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng biết

để xét cấp lại

Trước khi giao giấy phép xây dựng cho người xin cấp giấy phép xâydựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng thu lệ phí theo quy định của Bộ Tàichính

Trước khi khởi công, chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công cho cơquan cấp giấy phép xây dựng và chính quyền sở tại cấp xã biết

Trang 18

Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được giấy phép xây dựng màcông trình vẫn chưa có điều kiện khởi công thì chủ đầu tư phải xin phép giahạn Thời hạn gia hạn thêm là 12 tháng, quá thời hạn trên mà chủ đầu tư vẫnkhông khởi công xây dựng công trình thì giấy phép xây dựng không còn giátrị

3.1.5 Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện giấy phép xây dựng.

Các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại giấyphép xây dựng

Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung những nội dung ghi trong giấy phépxây dựng, thì chủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp giấy phép xâydựng, trong đó phải giải trình rõ lý do và nội dung cần thay đổi, bổ sung

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét và quyết địnhthay đổi, bổ sung giấy phép xây dựng trong thời gian không quá 10 ngày kể

từ khi nhận được đơn giải trình của chủ đầu tư

Khi tiến hành định vị công trình, xác định cao độ nền cốt 0,00, xâymóng và công trình ngầm, chủ đầu tư phải báo cho cơ quan cấp giấy phép xâydựng biết để cử cán bộ đến kiểm tra tại hiện trường và xác nhận việc thi côngcông trình theo đúng giấy phép xây dựng đã cấp Sau ba ngày kể từ khi nhậnđược giấy báo của chủ đầu tư mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng không cửngười đến kiểm tra, xác minh tại hiện trường, thì chủ đầu tư được tiếp tụctriển khai thi công công trình Mọi sai sót do việc kiểm tra chậm trễ gây ra, cơquan cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm

Đối với các giai đoạn thi công còn lại, chủ đầu tư phải thi công theođúng giấy phép xây dựng được cấp Trường hợp chủ đầu tư xây dựng sai vớiquy định của giấy phép xây dựng thì phải được xử lý theo quy định pháp luật,sau đó mới được tiếp tục thi công

Trang 19

Khi công trình đã được xây dựng xong, chủ đầu tư pahỉ tổ chức nghiệmthu theo đúng quy định của Bộ xây dựng tại Điều lệ quản lý chất lượng côngtrình xây dựng.

Trường hợp công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng

đã cấp, nhưng có lý do chính đáng và đã được cơ quan cấp giấy phép chấpthuận cho phép điều chỉnh thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàn công Thànhphần hồ sơ hoàn công như thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng vàchỉ phải thể hiện lại những bản vẽ mà thực tế xây dựng công trình có nhữngthay đổi so với giấy phép xây dựng

3.1.6 Lưu trữ hồ sơ xin cấp phép xây dựng và hồ sơ hoàn công

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ cấp giấyphép xây dựng và hồ sơ hoàn công để quản lý chặt chẽ việc cải tạo và xâydựng các công trình

3.2 Những bất cập trong thực tế cần sửa đổi.

Trong thực tế thì thủ tục cấp GPXD vẫn còn rườm rà, phức tạp, gâykhó khăn cho chủ đầu tư và người dân khi đi xin cấp GPXD Nhiều người dân

đã phàn nàn rằng nhiều khi phải đi lại rất nhiều lần đến UBND mới xin đượcGPXD, điều này cũng là một phần làm cho các công trình xây dựng không cógiấy phép gia tăng Mặt khác, do người dân vẫn chưa hiểu rõ về tầm quantrọng của việc xin cấp GPXD Vậy để tăng tỷ lệ cấp GPXD thì cần phải giảmnhẹ các khâu trong quá trình cấp GPXD, điều này cũng tạo điều kiện chongười dân được cấp GPXD nhanh hơn, mà cũng làm cho quá trình cấp GPXD

đỡ phức tạp hơn

Các khâu chủ yếu trong quá trình cấp GPXD đó là : khâu tiếp nhận hồ

sơ của người dân và thụ lý hồ sơ

Trong thực tế trong công tác tiếp nhận hồ sơ thì các cơ quan cấp GPXDphải công khai các thủ tục, hồ sơ, các mức lệ phí cho nhân dân biết, để tạo

Trang 20

điều kiện cho nhân dân nắm được quy định của Thành phố trong công tác cấpGPXD Ngoài ra cơ quan cấp GPXD cần tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân khi đến xin phép xây dựng.

Công tác thụ lý hồ sơ: Khi nhận được hồ sơ của người dân thì cơ quancấp GPXD phải có trách nhiệm cấp GPXD cho người dân đúng thời gian quyđịnh, không để hồ sơ tồn đọng Cần có văn bản trả lời lý do không cấp phépxây dựng đối với những trường hợp có vướng mắc về nguồn đất nhà đất, vềtranh chấp, về quy hoạch…hoặc phải kịp thời có văn bản tham vấn các cơquan liên quan về di tích lịch sử văn hoá, hành lang bảo vệ các công trình hạtầng kỹ thuật, chỉ giới mở đường quy hoạch…

Trong quá trình thụ lý và xác minh thực tế nếu có những vấn đề cần bổsung và hoàn chỉnh hồ sơ, cán bộ thụ lý cũng tích cực hướng dẫn trực tiếp vàkịp thời thông tin cho chủ đầu tư biết, tạo điều kiện cho chủ đầu tư hiểu rõhơn và chủ động thực hiện theo đúng quy định

4 Chức năng của cơ quan cấp phép xây dựng.

4.1 Chức năng của từng cơ quan.

Nhằm đảm bảo quản lý cấp giấy phép xây dựng đạt hiệu quả, tạo điềukiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động xây dựng thì việcphân chia thẩm quyền phải rõ ràng, không chồng chéo

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

* Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công

trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôngiáo và các công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giớihành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ

* Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công

trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính

do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 điều này

Trang 21

* Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở

những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, nhữngđiểm dân cư theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải cấp giấyphép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý

4.2 Trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng.

Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phépxây dựng

Cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc,

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trênkhông quá 15 ngày

Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉ xây dựng,thu hồi giấy phép xây dựng khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm

Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấpgiấy phép chậm theo quy định

Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụđiện, nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối vớinhững công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặccông trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng

4.3 Điều kiện để các cơ quan làm tròn chức năng của mình.

Để các cơ quan làm tròn chức năng cấp GPXD của mình thì trước hếtcác cán bộ phụ trách về việc cấp GPXD cần phải có hiểu biết sâu sắc về tầmquan trọng của công tác cấp GPXD

Các cán bộ cần phải giỏi về chuyên môm như trong các lĩnh vực: Quản lý

đô thị, kiến trúc, giao thông, thiết kế xây dựng…

Trang 22

Ngoài ra cần phải trang bị cho các cơ quan những thiết bị cần thiết trongviệc quản lý trật tự xây dựng như: Các phần mềm xác định các mảnh đất mà chủđầu tư xin cấp GPXD, các bản đồ chi tiết về việc quy hoạch đô thị, số liệu về việc

sử dung đất vào xây dựng các công trình đô thị…như vậy mới tạo điều kiện chocác cán bộ dễ dàng hơn trong công tác cấp phép của mình, mà người dân thì cóthể nhanh chóng có được GPXD

Các cán bộ trong cơ quan phải có tinh thần trách nhiệm cao, tránh xảy ratrường hợp nhận hối lộ của chủ đầu tư mà làm sai những quy định mà Luật đã đề

ra, nếu có trường hợp cán bộ nhận hối lộ thì phải nghiêm minh xử phạt

Trong cơ quan cần phải có sự phân chia công việc cho các thành viên phùhợp, tránh xảy ra việc chồng chéo nhiệm vụ

Ngoài ra chủ đầu tư và người dân cũng phải có nghĩa vụ khi xây dựng cáccông trình, nhà ở phải xin cấp GPXD, sau khi có GPXD phải xây dựng đúng nhưgiấy phép đã quy định, nếu có thanh tra thì phải tạo điều kiện cho thanh tra tiếnhành kiểm tra

Như vậy để các cơ quan làm tốt được trách nhiệm của mình thì ngoài sự cốgắng của các cán bộ mà còn cần sự hợp tác từ phía người dân

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY

DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

HOÀNG MAI

I Tổng quan chung về quận Hoàng Mai.

1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng của Quận.

1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý của Quận.

Hoàng Mai là một quận của Hà Nội được thành lập theo Nghị định số132/2003/NĐ-CP ngày 6/1/2003 của chính phủ Việt Nam Hoàng Mai ở phía đôngnam của Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên 4.104,1 ha Phía đông giáphuyện Gia Lâm, phía bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn

vị hành chính trực thuộc là 14 phường : Phường Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng,Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động,Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ Được hình thành trên cơ sở toàn

bộ 9 xã và 1 phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai BàTrưng Quận Hoàng Mai có đường giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 1A,đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5

1.2 Kết cấu hạ tầng của Quận.

1.2.1 Hệ thống giao thông.

* Mạng lưới giao thông đường bộ

- Đường vành đai: Trên địa bàn quận Hoàng Mai có đường vành đai 2

và vành đai 3 chạy qua

Đường vành đai 2 chạy qua Quận Hoàng Mai từ dốc Vĩnh Tuy đến tớiMinh Khai( dọc theo đường Minh Khai ) có chiều dài 2,38 km

- Đường vành đai 3 chạy qua Hoàng Mai chia làm 2 đoạn:

Trang 24

+ Đoạn từ Kim Giang đến Pháp Vân (trên doạn Mai Dịch – ThanhXuân – Pháp Vân) chưa được xây dựng.

+ Đoạn từ Pháp Vân – Nam Thanh Trì có chiều dài 7,25 m

- Các trục đường giao thông chính chạy qua quận Hoàng Mai:

+ Trục Bắc – Nam chạy qua Hoàng Mai từ ngã tư cầu vượt ngã tưVọng đến Văn Điển

+ Trục Nguyễn Tam Trinh – Kim Ngưu nằm trên trục Nguyễn TamTrinh đến Lò Đúc có chiều dài 5 km

+ Trục Trương Định trên tuyến trục Hàng Bài – Bạch Mai – TrươngĐịnh

Cơ sở giao thông đường bộ quận Hoàng Mai đang còn lạc hậu và chấtlượng thấp Hầu hết đường có mặt cắt nhỏ, không đảm bảo đủ thành phầnđường, vỉa hè bị cắt xén để mở rộng lòng đường Một số tuyến đường dài nhỏhẹp không đáp ứng được nhu cầu Các giao nhau của các tuyến đường trên địabàn quận đều là giao nhau đồng mức cho nên dễ gây ra tắc nghẽn giao thông

* Đường sắt

Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Thành phố Hồ Chí minh chạy dọcqua quận theo hướng bắc – nam, đoạn chạy qua quận khoảng 5 km Trên địabàn có một ga đường sắt là ga Giáp Bát rộng 9,4 ha với đường sắt trong ga

* Đường thủy

Trên địa bàn quận Hoàng Mai có sông Hồng chạy qua khoảng 5 km

Có thể phát triển giao thông đường thủy trong việc vận chuyển hàng hóa làchủ yếu

1.2.2 Hệ thống cấp điện.

Hoàng Mai hiện tại được cấp điện từ 4 nguồn trạm 110 kV: Mai Động,Thượng Đình, Văn Điển, Thanh Nhàn, 4 trạm trên cấp điện cho Hoàng Maivới công suất tối đa là 78 MW

Trang 25

m3/ngày đêm, nhà máy nước Pháp Vân có công suất 22.000 m3/ngày đêm

Theo tiêu chuẩn sử dụng nước của thành phố hiện nay, với công suấtcấp nước như trên thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nước sạch của Thành phố

* Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước trên địa bàn quận là hệ thống thoát nước hỗn hợp,bao gồm cả hệ thống thoát nước chung cho cả ba loại nước thải nước mưa,nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, hoạt động theo nguyên tắc tự chảy

Hệ thống này bao gồm các tuyến công chính nối với các tuyến nhánh đổ racác hồ nhỏ và sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sông Lừ, Sông Sét Tổng chiều dàicủa các sông này trên địa bàn quận là 11 km và được xây dựng kiên cố Ngoài

ra, trên địa bàn quận còn có khoảng 36,9 km kênh mương Hệ thống rãnhthoát nước thải có chiều dài 189,75 km

1.2.3 Hệ thống bưu chính viễn thông

Trên địa bàn quận Hoàng Mai có tổng đài điều khiển, bao gồm: Tổngđài Đại Kim 2.400 số, tổng đài Trần Phú 1.500 số, tổng đài Giáp Bát 2.700

Trang 26

số, tổng đài Tam Trinh 2.500, tổng đài Tân Mai 2.500, tổng đài Trương Định2.500 số Quận còn có 600 bưu cục được phân bố rộng rãi khắp 14 phường.

Về cơ bản các tổng đài này hiện đang đảm bảo được phục vụ thuê bao trên địabàn quận Chất lượng mạng cấp gốc tương đối tốt và hầu hết được đi ngầm

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội.

Năm 2004, trong điều kiện quận mới thành lập, mới đi vào hoạt độngnhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt 15,4%, trong đó công nghiệp tăngtrưởng 14,6%, dịch vụ 16,97% và nông nghiệp tăng 4,2% Đến năm 2006, tốc

độ tăng trưởng kinh tế của quận vẫn duy trì ở mức cao 15-16% Kinh tế doquận quản lý có tốc độ cao hơn so với kinh tế trên địa bàn: công nghiệp tăng17,1%, dịch vụ tăng 18% và nông nghiệp tăng 3,8% Về cơ cấu kinh tế trênđịa bàn: công nghiệp chiểm tỷ trọng cao nhất 59%, dịch vụ 40% và nôngnghiệp chỉ chiếm 1% Cơ cấu kinh tế khu vực do quận quản lý cũng chuyểndịch tích cực: năm 2000 tỷ trọng của công nghiệp là 51,98%, của dịch vụ là37,54% và nông nghiệp là 10,48% thì đến năm 2006 các tỷ trọng tương ứng là56,3% ; 38,1% và 5,6%

Bước sang giai đoạn sau năm 2007, công tác tổ chức đã cơ bản ổn định,với những thuận lợi về đầu tư và lợi thế về các nguồn lực địa phương nênquận Hoàng Mai sẽ không những duy trì được tốc độ tăng trưởng như đã có

mà có thể đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấukinh tế

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của UBND Quận.

* Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận:

+ Phòng nội vụ, lao động thương binh và xã hội

+ Phòng tài chính kế hoạch

+ Phòng giáo dục

+ Phòng văn hóa, thông tin thể thao

Trang 27

+ Ủy ban dân số gai đình và trẻ em.

+ Văn phòng hội đồng nhân dân

Dưới đây là sơ đồ phân công công tác của các thành viên UBND quận Hoàng Mai:

Xã hội

PCT Phụ trách giao thông công chính, xây dựng CSHT, quản lý

Đô thị

Đồng chí chỉ huy trưởng BCH quân

sự quận

Đồng chí trưởng công

an quận

Đồng chí chánh thanh tra nhà nước quận

Đồng chí trưởng phòng tài nguyên

và môi trường

Đồng chí chánh văn phòng HĐND

- UBND

Trang 28

3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng( phòng Xây dựng – Đô thị).

3.1 Chức năng của phòng xây dựng đô thị.

Phòng xây dựng đô thị giúp UBND Quận thực hiện chức năng quản lý nhànước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính,viễn thông trên địa bàn Quận

3.2 Nhiệm vụ của phòng xây dựng đô thị.

3.2.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc:

Trình UBND Quận phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo phâncấp của Thành phố, lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạchxây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông củađịa phương

Quản lý các mốc giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xácđịnh trên địa bàn, công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của địaphương tại trụ sở UBND Quận và trên phương tiện thông tin đại chúng

Hướng dẫn kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng

đã được phê duyệt và các quy định về quản lý kiến trúc, phối hợp với các cơ quanchức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ thể quản lý côngtrình có giá trị kiến trúc cần bảo tồn

3.2.2 Quản lý xây dựng, giao thông, đô thị.

Thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, hè ngõtrình UBND Quận quyết định theo phân cấp của UBND Thành phố

Trang 29

Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựngthuộc Quận quản lý, Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàncông các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Quận.

Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luậ chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xâydựng, cải tạo, sửa chữa, kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thànhphố phân cấp

Theo dõi kiểm tra đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình hạtầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện đề xuất biện pháp xử lý đối với nhữngcông trình hư hỏng cần được sửa chữa với Quận, Sở chuyên ngành

Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản,giúp UBND Quận tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộcnguồn vốn phân cấp cho Quận quản lý, tham gia hội đồng đền bù và giải phóngmặt bằng của Quận

Phối hợp chặt chẽ với thanh tra chuyên ngành xây dựng và công an quận,UBND Phường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng cáccông trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị địa bàn

Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xâydựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông

3.2.3 Quản lý kinh doanh xây dựng.

Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn xây dựng,thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước

Phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường quản lý và kiểm tra các đốitượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúngquy định của Thành phố và Nhà nước

3.2.4 Hướng dẫn UBND Phường và các tổ chức cá nhân trên địa bàn quận thực

hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của cơquan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng,

Trang 30

sản xuất vật liệu xây dựng, các quy định về công tác giữ gìn vệ sinh công cộng vàtrật tự giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung hoàn thiện cơ chế,chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

3.2.5 Báo cáo UBND Quận hoặc cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật

về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn Quận

3.2.6 Tố chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của Sở

Bưu chính, Viễn thông Thành phố

3.2.7 Tổng hợp báo cáo với UBND Quận, Sở Xây dựng, Sở giao thông – công

chính, Sở Quy hoạch – kiến trúc, Sở bưu chính, Viễn thông về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao

II Đánh giá tình hình quản lý xây dựng trên địa bàn Quận.

1 Về quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

1.1 Về quy hoạch xây dựng.

Với quan điểm quy hoạch phải đi trước một bước và làm cơ sở pháp lýcho đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, ngay từ khi hoạt động Quận

ủy, HĐND, UBND quận Hoàng Mai đã chủ động phối hợp với các Sở banngành Thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai tỷ lệ 1/2000

Quận đã phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc bàn giao quy hoạch chitiết quận Hoàng Mai tỷ lệ 1/2000, đã triển khai và hoàn thành công tác bàngiao hồ sơ quy hoạch tới UBND 14 phường

Năm 2006: Thực hiện phân cấp về quy hoạch theo quyết định số5494/2007/QĐ-UB của thành phố, sau khi được Sở Quy họach - kiến trúcthỏa thuận danh mục lập quy hoạch 13 ô quy hoạch trên địa bàn bốn phườngLĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Hưng, UBND Quận đã khẩn trương chỉ đạo phòng

đô thị quận lập nhiệm vụ thiết kế, lấy ý kiến đóng góp của UBND cácphường, Viện Quy hoạch xây dựng và Sở Quy hoạch - kiến trúc vào nhiệm vụ

Trang 31

thiết kế 13 ô quy hoạch với chức năng đất dân cư làng xóm cải tạo chỉnh trang

để hoàn chỉnh làm cơ sở phê duyệt

Năm 2007: Quận đã triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 của 13 ôquy hoạch thuộc bốn phường Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng

Ngoài ra quận đã nhận bàn giao 4 dự án quy hoạch chi tiết 1/500: khu

đô thị mới Ao Sào, khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ, khu đô thị mới ĐạiKim, khu đô thị mới Trũng Kênh, 01 quy hoạch chi tiết tuyến đường TrươngĐịnh – Hoàng Mai – Vĩnh Tuy 1/500

Quận đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch công viên Yên Sở tỷ lệ1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tuyến đường Trương Định – Hoàng VănThụ - Mai Động – Vĩnh Hưng

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án đấu giá quyền sử dụng đất Yên Sở,

dự án đấu giá quyền sử dụng đất Thanh Trì, Vĩnh Hưng đang được triển khai

UBND Quận đã phê duyệt tổng mặt bằng và xác nhận phương án thiết

kế kiến trúc cho một số dự án như: trụ sở CA 113 quận Hoàng Mai tạiphường Hoàng Liệt, nhà ở cán bộ chiến sỹ công an Quận tại phường ThanhTrì, phòng khám đa khoa Lĩnh Nam, chợ dân sinh phường Yên Sở, trung tâm

y tế dự phòng Quận, trường học trung học cơ sở và mầm non Giáp Bát…

UBND quận đã được thành phố phân cấp toàn diện công tác lập quyhoạch chi tiết các khu chức năng đô thị có quy mô < 20 ha tại Quyết định số3732/QĐ-UB

1.2 Về quản lý xây dựng theo quy hoạch

Công tác quản lý trật tự xây dựng đã được tăng cường, thường xuyêntiến hành kiểm tra xử lý vi phạm trên địa bàn, xử lý kiên quyết triệt để đối vớicác công trình xây dựng trái phép lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp

- Năm 2004: đã xử lý 331 trường hợp

- Năm 2005: đã xử lý 110 trường hợp

Trang 32

Với những tuyến đường mới mở (vành đai 3) thuộc thẩm quyền cấpphép của Sở Xây dựng, UBND quận đã hướng dẫn các phường nghiêm túcthực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng, hướng dẫn nhân dân liên hệ với

Sở Xây dựng để được cấp phép theo thẩm quyền, đảm bảo cảnh quan kiếntrúc và trật tự xây dựng đô thị UBND quận đã có văn bản tham vấn Sở Quyhoạch - Kiến trúc hướng dẫn về kiến trúc, cảnh quan 2 bên đường, chỉ giớixây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt cao độ

Thực hiện Chỉ thị số 04, kế hoạch số 34/KH-UBND, kế hoạch số

19/KH_UBND: kết quả đến nay 12/14 phường đã chủ động triển khai, xử lýxong các trường hợp xây dựng vi phạm theo đúng kế hoạch tiến độ đã đề ra.Còn 2 phường Định Công, Yên sở đang tiếp tục triển khai xử lý

Hồ sơ quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để UBND Quận triểnkhai quản lý đầu tư xây dựng Tất cả các dự án dầu tư về hạ tầng xã hội nhưtrường học, y tế, trụ sở, nhà văn hóa…bằng nguồn vốn của Quận hay củaphường, UBND quận đều tuân thủ theo quy hoạch được duyệt Hồ sơ quyhoạch là cơ sở để UBND quận quản lý hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trênđịa bàn sử dụng đất, đầu tư xây dựng Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trongviệc triển khai quản lý, thực hiện quy hoạch các dự án khu đô thị mới, côngtác xây dựng hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, một số tuyến đường không cóđèn chiếu sáng, xây dựng công trình không phù hợp với chức năng sử dụngđất (như khu đô thị Đại Kim – Định Công, khu xây dựng tập trung ĐịnhCông) Để có cơ sở pháp lý cho chính quyền địa phương thực hiện tốt côngtác quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư xâydựng theo quy hoạch được duyệt, UBND quận đã có sự chỉ đạo và hướng dẫncủa UBND Thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc về công tác trên

Trang 33

UBND quận đã lập kế hoạch và đang chuẩn bị đầu tư lập dự án cắmmốc giới ngoài thực địa hệ thống đường giao chính với mặt cắt đường >17,5m.

Ngoài ra Quận còn chỉ đạo các ngành các cấp tăng cường công táctuyên truyền trong nhân dân về quy định cấp giấy phép xây dựng tăng cườngbám sát địa bàn, kiểm tra các công trình xây dựng Năm 2007 đã tiến hànhkiểm tra các công trình cao tầng trên địa bàn, phát hiện và đình chỉ công trìnhxây dựng số 25 – phường Tân Mai của công ty Cổ phần Licogi (xây dựngchưa có phép) Đình chỉ công trình xây dựng trung tâm Thương mại và nhàcho thuê khu Đô thị Bắc Linh Đàm (xây dựng sai phép)

Quận đã xây dựng kế hoạch số 34/KH-UBND về tăng cường công tácquản lý đất đai, trật tự xây dựng và xử lý các vi phạm về đất đai xây dựng trênđịa bàn Quận

2 Về quản lý và sử dụng đất.

2.1 Về việc quản lý và sử dụng đất.

Theo thực tế báo cáo của UBND vào thời điểm 1/2005 thì tổng diệntích đất đai tự nhiên của 14 phường thuộc quận là khoảng 3.981,402 hécta,trong đó đất nông nghiệp là 1379,69 hécta ( chiếm 34,6% tổng diện tích đất tựnhiên) và đất phi nông nghiệp là 2495,65 hécta( chiếm 62,6%)

Diện tích đất tự nhiên đó của Quận được phân bổ chi tiết như sau:Đất sản xuất nông nghiệp: 894,6 ha

Đất chuyên dùng: 1131,6 ha

Trong đó:

+ Trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp: 21,86 ha

+ Đất quốc phòng, an ninh: 47,2 ha

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 9,3 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 36,5 ha

Trang 34

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 36,5455 36,5455 0

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

Ngày đăng: 14/12/2012, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo bảng trên ta thấy: Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp ngày càng giảm dần như năm 2005 diện tích đất nông nghiệp là:  1.379,6904 ha,  năm 2007 là: 1.375,364 ha, diện tích đất đã giảm đi 4,3264 ha - Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai
heo bảng trên ta thấy: Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp ngày càng giảm dần như năm 2005 diện tích đất nông nghiệp là: 1.379,6904 ha, năm 2007 là: 1.375,364 ha, diện tích đất đã giảm đi 4,3264 ha (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w