Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế Từ Sơn, emtâm đắc chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp
Trang 1Mặt khác với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, số lượngdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng Năm 2000 mới có35.004 doanh nghiệp hoạt động, đến 2005 đã lên đến 105.569 doanh nghiệp,mỗi năm tăng trung bình 14.113 doanh nghiệp, tới năm 2010 lên khoảng
500000 doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp NQD tăng lên thì số thuế mà cácdoanh nghiệp này cũng tăng lên, trong đó có số thu từ thuế GTGT, góp phầnlàm tăng nguồn thu NSNN Khu vực kinh tế NQD phát triển nhanh cũng gâykhó khăn trong công tác quản lý vì còn nhiều hiện tượng gian lận, trốn lậuthuế Vì vậy quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD phải tiếp tục cảitiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổimới công tác quản lý thuế đặt ra
Trang 2Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế Từ Sơn, em
tâm đắc chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Từ Sơn” làm
nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế GTGT và công tác quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Từ Sơn
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp
NQD tại chi cục thuế Từ Sơn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế
GTGT đối với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Từ Sơn
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bàiviết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ýcủa các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Tiến Hanh - giáo viên trực tiếphướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công và các côchú, anh chị trong Đội kê khai - kế toán thuế - tin học thuộc chi cục thuế Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình
Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2011
Sinh Viên
Trần Thị Phúc
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh nghiệp NQD
Thuế giá trị gia tăng thuế GTGT
Thuế tiêu thụ đặc biệt thuế TTĐB
Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế TNDN
Thuế thu nhập cá nhân thuế TNCN
Công ty trách nhiệm hữu hạn công ty TNHH
Ủy ban nhân dân UBND
Ngân sách nhà nước NSNN
Đối tượng nộp thuế ĐTNT
Trang 4CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD 1.1 Tổng quan về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT
1.1.1.1 Khái niệm thuế GTGT
Trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng.Một người Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens nghĩ ra thuế này lần đầutiên vào năm 1918, nhưng vào thời điểm này lý luận của ông không đủ sứcthuyết phục để chính phủ Đức áp dụng Tới ngày 1/7/1954 thuế GTGT mớiđược áp dụng đầu tiên tại Pháp trong phạm vi hẹp, đến năm 1968 thuế này mớiđược áp dụng rộng rãi tại Pháp Thuế GTGT với nhiều ưu điểm so với thuếdoanh thu trước đây nên hiện nay đã có khoảng 120 quốc gia trên thế giới ápdụng, trong đó có Việt Nam
Tại việt nam, thuế GTGT được bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cảicách thuế bước một năm 1990 luật thuế gtgt được QH khóa IX kỳ họp 11 thôngqua vào ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.kể từ khi áp dụng tờinay, luật thuế GTGT đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tìnhhình thực tế của nước ta Ngày 3/6/2008 QH khóa XII kỳ họp thứ 3 đã thôngqua luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009,theo luật này thì thuế GTGT được định nghĩa như sau:
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng
1.1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu(loại thuế mà
người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một): Đối tượng nộp thuế
Trang 5GTGT là người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ còn người chịu thuế là ngườitiêu dùng hàng hoá dịch vụ cuối cùng.
Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: thuế GTGT đánh
vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trênphần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng số thuế thu được của tất cả cácgiai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng
Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Thuế GTGT không phải là
yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cungcấp hàng hoá dịch vụ Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quảkinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳkinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì số thuếGTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi
Thứ tư, thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập: Người chịu thuế
GTGT là người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, khôngphân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau Như vậy, nếu
so sánh tỷ lệ giữa số thuế phải trả với thu nhập thì người có thu nhập cao hơn thì
tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại
Thứ năm, thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt: đối tượng chịu thuế GTGT chỉ
giới hạn trong lãnh thổ của mỗi quốc gia
1.1.1.3 Vai trò của thuế GTGT
Vai trò của thuế GTGT đối với NSNN
Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi
tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ,nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN Bên cạnh đó, thuếGTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này đặcbiệt có ý nghĩa trong thời kỳ suy giảm của nền kinh tế
Trang 6Vai trò của thuế GTGT đối với kinh tế- xã hội
Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc nhà nước thực hiện chức năngquản lý vĩ mô đối với nền kinh tế , vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuế GTGT giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn: Luật thuế
GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm, tránh được hiện tượng trùng lặp, và
số thuế phải nộp cho mỗi loại sản phẩm là như nhau dù cho sản phẩm đó quanhiều hay ít giai đoạn, làm cho giá cả hàng hóa biến động ít làm nhu cầu vềhàng hóa, dịch vụ ổn định, lưu thông hàng hóa thuận lợi Mặt khác, thuế GTGT
“được che đậy “ trong giá bán hàng hóa nên người chịu thuế ( người tiêu dùng)
ít có cảm giác mình bị đánh thuế, nên không ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùnggiúp lưu thông hàng hóa suôn sẻ
Thứ hai, thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm, không
đánh vào vốn nên khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuấtphù hợp với định hướng phát triển của nước ta Ngoài ra, thuế GTGT khôngtrùng lặp góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng, hạ giá thànhsản phẩm.thêm vào đó còn tạo tâm lý nhẹ nhàng hạn chế tư tưởng khai man,gian lận thuế
Thứ ba, thuế GTGT đánh thuế đối với hàng nhập khẩu nhưng lại đánh thuế
0% đối với hàng xuất khẩu làm cho giá hàng nhập khẩu tăng, giá hàng xuấtkhẩu giảm góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước trênthị trường thế giới, và một phần bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa
Thứ tư, thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc
căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước.Vìvậy thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng hoáphải có hoá đơn đầu vào và khi bán hàng phải xuất hoá đơn theo quy định Vớinguyên tắc đó thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận
Trang 7trong việc ghi chép hoá đơn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát của
cơ quan chức năng thuận tiện, dễ dàng hơn
Thứ năm, Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung
một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu gópphần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện
Thứ sáu, thuế GTGT giúp Việt Nam hội nhập với thế giới,hiện nay Việt
Nam là thành viên của ASEAN ( Hiệp hội các nước Đông Nam Á), APEC( Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương) và tổ chức Thương mại Quốc tếWTO Một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất khi tham gia các
tổ chức này là hạ thấp hàng rào thuế quan Thuế GTGT áp dụng ở khâu nhậpkhẩu là điều kiện thuận lợi bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu ổn địnhcho NSNN
Trong hệ thống thuế ở Việt Nam, thuế GTGT là sắc thuế được coi là tiêntiến nhất và có nhiều ưu điểm nổi trội vì vậy cần tăng cường áp dụng thuếGTGT một cách có hiệu quả
1.1.2 Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta
Thuế GTGT ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo luật thuế GTGT
số 13/2008/QH12, nghị định 123/2008/NĐ-CP, thông tư 129/2008/TT-BTC,bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1.1.2.1 Phạm vi áp dụng
* Đối tượng nộp thuế: Theo điều 4 luật thuế GTGT số 13/2008, mục I.1 phần
A thông tư 129 ,điều 2 nghị đinh 123 thì :
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chứckinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá,mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu)
* Đối tượng chịu thuế:
Trang 8Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diệnkhông chịu thuế GTGT( được quy định tại điều 5 luật thuế GTGT),
26 nhóm hàng hóa tại mục II phần A thông tư 129/2008/TT-BTC,
điều 3 nghị định 123/2008/NĐ-CP Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế cócác tính chất cơ bản sau:
+ Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầuđời sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng
+ Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xãhội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh
+ Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích
+ Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhưng không phục vụ cho sản xuất kinhdoanh và tiêu dùng tại Việt Nam
+ Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tíndụng, quỹ đầu tư
Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khôngđược khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào
Giá tính thuế GTGT bao gồm các trường hợp:
Trang 9- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bánchưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giábán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhậpkhẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một số trường hợp khác cũng được quyđịnh cụ thể tại điều 7 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và tại mục B.I trongthông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuếGTGT
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch
vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thương mại Hiệnnay, thuế GTGT áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% và 10%
- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc
tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trườnghợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn,dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu
là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ chosản xuất, tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụsản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,thuỷ sản chưa qua chế biến; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp; thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;dịch vụ khoa học, công nghệ …
- Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường khôngthuộc diện miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0%, 5%
Trang 101.1.2.3 Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT được tính theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ GTGT vàphương pháp tính trực tiếp trên GTGT
* Phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành
lập theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừcác đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đốitượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch
vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóađơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhậpkhẩu và đáp ứng điều kiện:
+ Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuếGTGT ở khâu nhập khẩu
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ muavào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn phải cóhợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng
Trang 11dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờkhai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quyđịnh của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam khôngtheo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; hoạt độngkinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý
Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp =
GTGT của hàng hoá,dịch vụ chịu thuế bán ra x
Thuế suất của hàng hoá,dịch vụ đó (%)
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế bán ra = Doanh thu x
Tỷ lệ % GTGT tính trêndoanh thu
1.1.2.4 Hoàn thuế GTGT
Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các trường hợp sau thì được hoàn thuế
Trang 121) Cơ sở kinh doanh theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT nếutrong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấutrừ hết.
2) Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có sốthuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì đượchoàn thuế GTGT theo tháng
3) Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừthuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanhnghiệp, sát nhập, hợp tác, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạtđộng có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa đượckhấu trừ hết
4) Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theođiều ước quốc tế mà nước ta là thành viên
1.2 Doanh nghiệp NQD và công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp NQD.
1.2.1 Doanh nghiệp NQD
Ngay từ khi nước ta xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, chuyển sang nền kinh tếthị trường theo định hướng XHCN Đảng và nhà nước ta đã khẳng định tại ĐạiHội Đảng lần thứ VI (1986) rằng: “ Với điều kiện của nước ta trong thời kỳ quá
độ lên CNXH việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo quy luậtcủa nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan” Từ chủ trương đúng đắnnày mà thành phần kinh tế tư nhân, trong đó không thể thiếu các doanh nghiệpNQD, được xác lập và từng bước khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế.Doanh nghiệp NQD bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất, chi nhánh
Trang 13Trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay, Đảng và nhà nước còn tích cực tạo điềukiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, quan điểm này đượcthể hiện rõ tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX như sau: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghềsản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm Tạo môi trường kinh doanh thuậnlợi về chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng
ưu tiên của Nhà nước,…” Được sự khuyến khích của Đảng và nhà nước cácdoanh nghiệp NQD phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn Theo số liệu của cụcthống kê, năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp hoạt động, đến 2008 lên tới196.776 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm tăng 20.221 doanh nghiệp Riêngnăm 2010, ước khoảng 85.000 doanh nghiệp mới được thành lập
Với sự phát triển mạnh mẽ đó các doanh nghiệp NQD càng khẳng định được vaitrò quan trọng của mình trong nền kinh tế
Vai trò của doanh nghiệp NQD
+ Khu vực kinh tế NQD với nhiều chính sách ưu tiên và sự động viênhợp lý đã góp phần đưa một lượng vốn nhàn dỗi lớn trong dân cư vào nềnkinh tế kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả
+ Số lượng các doanh nghiệp NQD ngày càng tăng, hoạt động ở nhiềungành nghề sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ, vận tải….và mọc lên ởnhiều vùng miền, từ thành thị tới nông thôn Đã góp phần giải quyết công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp họ có nhiều cơ hộilựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ và năng lực của mình
+ Cùng tồn tại với các doanh nghiệp quốc doanh các doanh nghiệpNQD là nhân tố xúc tác cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tếquốc doanh nói riêng Tạo sự đa dạng hóa thành phần kinh tế, thúc đẩykinh tế thị trường phát triển
Trang 14+ Với số lượng tăng nhanh và hoạt động ở nhiều lĩnh vực, doanhnghiệp NQD tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN.
Bên cạnh những thuận lợi mang lại thì sự phát triển của các doanh nghiệpNQD còn nhiều bất cập tồn tại làm ảnh hưởng tới công tác quản lý thuthuế
1.2.2 Ảnh hưởng từ sự phát triển của các doanh nghiệp NQD tới công tác quản lý thu thuế.
Doanh nghiêp NQD là một bộ phận cấu thành lên thành phần kinh tế NQDnên nó có những đặc điểm giống của khu vực kinh tế NQD Nhưng ở đây ta chỉquan tâm tới những đặc điểm ảnh hưởng lớn công tác quản lý thuế của nhànước Các đặc điểm đó là :
+ Tính tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất : Các doanh nghiệp NQD đượcthành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổphần….bởi sự góp vốn của các tổ chức, cá nhân, nên họ thường tìm mọi cách đểtăng lợi nhuận, dẫn đến tình trạng gian lận trốn thuế
+ Các doanh nghiệp NQD thường có quy mô vốn nhỏ lẻ, cơ cấu tổ chứcđơn giản gọn nhẹ, hoạt động ở các ngành có tính năng động cao Do vậy thường
dễ dàng trong việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, gây khó khăn cho các cơquan trong vấn đề quản lý, đặc biệt là quản lý thuế
+ Các doanh nghiệp NQD được thành lập một cách tự phát, phân tán rộng
từ thành thị tới nông thôn, tính tập trung không cao cũng là nguyên nhân gâykhó khăn trong quản lý
+ Ý thức thực hiện pháp luật không cao thể hiện qua việc thực hiện chế độ
kế toán, hóa đơn chứng từ chưa đầy đủ, không đúng quy định của nhà nước, chỉmang tính chất hình thức chống đối
Tất cả những đặc điểm nói trên của doanh nghiệp NQD đều ảnh hưởngkhông tốt tới công tác quản lý thu thuế và đều dẫn đến một kết quả chung đó là
Trang 15thất thu thuế Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ những tổchức cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải đượcđộng viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước, cơ quanthuế hay chính những đối tượng nộp thuế gây ra mà những khoản tiền đó khôngđược nộp vào NSNN Như vậy, thất thu thuế có thể hiểu là số thực thu vàoNSNN thấp hơn số thuế lẽ ra phải thu trong khoảng thời gian đó.
Hiện tượng thất thu thuế gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế và
xã hội Về mặt kinh tế, thất thu thuế làm cho nguồn thu từ thuế bị giảm, trong
khi đó thuế lại là nguồn thu chủ yếu của NSNN Khi NSNN giảm làm ảnhhưởng trực tiếp tới việc thực hiện chức năng của nhà nước, trong đó có việc
điều tiết vĩ mô nền kinh tế Về mặt xã hội, tình trạng thất thu thuế tạo điều kiện
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép phát triển mạnh mẽ, làm cho viphạm pháp luật về kinh tế ngày càng gia tăng, tạo tâm lý coi thường pháp luậtđối với người gian lận, trốn thuế, với những người tuân thủ pháp luật thì mấtlòng tin vào luật pháp, vào đường lối lãnh đạo của Đảng, và nhà nước
Những hậu quả mà hiện tượng thất thu thuế mang lại thật nặng nề, do đóviệc chống thất thu thuế nói chung và chống thất thu thuế GTGT nói chung lànhiệm vụ hết sức cấp bách Để ngăn chặn hiện tượng thất thu thuế thì phải nângcao công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD
1.2.3 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD
Để quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp đạt hiệu quả, bên cạnh việc ban hànhluật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Tổng cục trưởng tổng cục thuế còn banhành quyết đinh 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 quy đinh quy trình quản
lý thu thuế đối với doanh nghiệp Quyết đinh 1209 TCT/QĐ/TCCB gồm 3phần : - Phần I: Quy định chung
Trang 16- Phần II: Nội dung quy trình( I Đăng ký thuế, II Xử lý tờ khai và chứng từ nộpthuế, III Quản lý thu nợ thuế, IV Xử lý hoàn thuế, V.Quyết toán thuế, VI Xử
lý miễn, giảm thuế)
- Phần III: Tổ chức thực hiện
Giúp việc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp theo quy trình một cách cụ thể
và rõ ràng hơn, mỗi nội dung trong quy trình quản lý lại được quy định trongnhững quyết định cụ thể
1.2.3.1 Quản lý đăng ký cấp mã số thuế.
Quy trình được quy định chi tiết tại Quyết định 443/QĐ-TCT ban hành ngày29/04/2009, bao gồm các công việc sau:
- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế, nơi nộp hồ sơ
- Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế
- Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế
- Trả kết quả đăng ký thuế cho người nộp thuế
- Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ Sở kế hoạch & đầu tư
1.2.3.2 Quản lý khai thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT ban hànhngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế
- Xử lý hồ sơ khai thuế, gồm:
+ Cung cấp thông tin hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kê khai thuế
+ Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế
+ Hạch toán nghĩa vụ thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai trên hồ sơ khaithuế
+ Kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế
+ Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế
Trang 17+ Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của người nộp thuế.
+ Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế nhầm lẫn,sai sót
+ Lưu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế
- Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế
1.2.3.3 Quản lý thu nộp tiền thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT banhành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Tiếp nhận chứng từ nộp tiền thuế tại KBNN
- Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định
- Chuyển tiền thuế từ tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế (921) vào tài khoảnthu NSNN tại KBNN (741)
- Phân bổ và thông báo chứng từ nộp tiền của người nộp thuế được nộp tại Sởgiao dịch KBNN
1.2.3.4 Quản lý cưỡng chế nợ thuế.
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 490/QĐ-TCT banhành ngày 08/05/2009, bao gồm các nội dung:
- Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế
- Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế
- Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế
1.2.3.5 Quản lý hoàn thuế
Quy trình này được quy định chi tiết tại Quyết định số 422/QĐ-TCT banhành ngày 22/4/2008, bao gồm các nội dung:
- Hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT: Lập ủy nhiệm chi, kèm theo Quyết địnhhoàn thuế gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho người nộp
Trang 18thuế; theo dõi, tiếp nhận chứng từ chi hoàn tiền thuế do KBNN chuyển sang đểcập nhật và thực hiện kế toán số thuế đã hoàn cho người nộp thuế.
- Hoàn trả số tiền nộp thừa từ NSNN
- Thoái trả tiền thuế đã nộp vào tài khoản tạm giữ cho người nộp thuế theoQuyết định giải quyết khiếu nại về thuế
1.2.3.6 Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế.
* Thanh tra thuế
- Lập kế hoạch thanh tra năm:
+ Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế
+ Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra
+ Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm
+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra
- Tổ chức thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế:
+ Chuẩn bị thanh tra
+ Công bố Quyết định thanh tra thuế
+ Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế
+ Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra
+ Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra
+ Lập Biên bản thanh tra thuế
+ Công bố công khai Biên bản thanh tra
- Xử lý kết quả sau thanh tra
* Kiểm tra thuế
- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
+ Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
+ Kiểm tra hồ sơ thuế
Trang 19+ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
- Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
+ Lập biên bản kiểm tra
+ Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
Chúng ta đã tìm hiểu về thuế GTGT và sự phát triển của các doanh nghiệp NQD
hiện nay, để từ đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD Trong chương 2 của đề tài chúng
ta sẽ cùng nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanhnghiệp NQD trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tìm ra những điểm đã làm được vàchưa làm được của chi cục thuế Từ Sơn cùng những nguyên nhân của nó để đề
ra những giải pháp phù hợp
Trang 20CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ TỪ SƠN
2.1 Doanh nghiệp NQD và bộ máy quản lý thuế tại chi cục thuế Từ Sơn 2.1.1 Điều kiện kinh tế – xã hội thị xã Từ Sơn.
Thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo quyết định củaThủ Tướng chính phủ vào ngày 24/9/2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tựnhiên và dân số huyện Từ Sơn cũ Thị xã Từ Sơn có 12 đơn vị hành chínhgồm 7 phường: Châu Khê, Đình Bảng, Đông Ngàn, Đông Nguyên, Đồng Kỵ,Tân Hồng, Trang Hạ, và 5 xã: Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn
Thị xã Từ Sơn có diện tích 6133 km2, dân số 143843 người ( ngày31/12/2006), mật độ 2345 người/ km2
Thị xã Từ Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ1A, 1B, tuyến đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới LạngSơn chạy qua Phía Bắc giáp huyện Yên Phong, phía Đông giáp huyện Tiên
Du, phía Tây và Nam giáp huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) Từ trung tâmthị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh ,đây là vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội
Thị xã Từ Sơn là cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của thành phố
Hà Nội, và là một trong hai trung tâm kinh tế- văn hóa- giáo dục của tỉnh TừSơn là một đô thị công nghiệp với 11 cụm công nghiệp và nhiều làng nghềtruyền thống như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc…, trên địa bàn thị
xã đã có 2 siêu thị lớn và nhiều chợ lớn nhỏ
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng được cải thiện vàđược đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao,
Trang 21sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế ngànhchuyển dịch theo hướng tích cực, biểu hiện ở việc tỷ trọng ngành nông nghiệpgiảm còn 3,8% , thay vào đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đượctăng lên chiếm 74,5%, dịch vụ 21,7% Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng nămđạt 16,2% vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Dảng bộ khóa XV đề ra Kinh tếphát triển tạo điều kiện để thị xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các côngtrình phúc lợi Trong 5 năm qua thị xã đã đầu tư 1671,1 tỷ đồng xây dựng cơ
sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội …góp phần thay đổi diện mạocủa thị xã theo hướng đô thị hiện đại Sự nghiệp giáo dục- đào tạo, văn hóathông tin, hệ thống phát thanh , truyền thanh phát triển nhanh Tỷ lệ phònghọc kiên cố bậc mần non đạt 81%, THCS đạt 98%, tỷ lệ trường đạt chuẩnquốc gia là 72,3% Công tác chăm sóc sức khỏe được nâng cao, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 2800 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,64%
An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, công tác quân sựquốc phòng địa phương luôn được củng cố
Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, còn tồn tạinhiều khó khăn cho công tác quản lý xã hội và quản lý thu thuế như địa bànrộng, đông dân cư, nhiều đầu mối giao thông Dưới sự lãnh đạo của UBNNthị xã, sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự ủng hộ của nhândân, chi cục thuế Từ Sơn đã tích cực tìm các giải pháp để đảm bảo nguồn thucho NSNN ngày càng tăng
2.1.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thị xã
Từ Sơn
Cùng với quá trình CNH-HĐH của đất nước, thị xã Từ Sơn đã mọc lên 11khu, cụm công nghiệp và 30 làng nghề giải quyết công ăn việc làm cho từ1100-1300 lao động Doanh nghiệp NQD mọc lên với nhiều loại hình công tyTNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, HTX…thực hiện hoạt động
Trang 22kinh doanh dưới nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất, thương nghiệp,dịch vụ, vận tải…
Ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh và ổnđịnh, năm 2010 giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 4752 tỷ đồng, tăng 2,7 lần
so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21.7%
Doanh nghiệp NQD phát triển nhanh chóng, trong các năm qua số thu từdoanh nghiệp NQD đóng góp vào tổng số thu của chi cục thuế Từ Sơn khôngnhỏ
Bảng 2.1 Mức đóng góp của doanh nghiệp NQD cho số thu ngân sách từ
thuế GTGT của chi cục Từ Sơn
Đơn vị : Triệu đồng
Năm nghiệp NQDSố doanh GTGT từ doanhSố thu thuế
nghiệp NQD
Tổng số thu thuếGTGT khu vực
Cùng với sự phát triển đó thì công tác quản lý đối với doanh nghiệp NQDtrên địa bàn còn nhiều khó khăn, bất cập Theo thống kê của chi cục thuế thì
số doanh nghiệp đăng ký ngày càng tăng lên, song có nhiều doanh nghiệp
Trang 23không đủ khả năng đã có đơn xin nghỉ, giải thể doanh nghiệp; nhiều doanhnghiệp có hành vi gian lận trốn thuế …
Tuy còn nhiều những khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanhnghiệp NQD là chiến lược, mang lại nguồn thu chủ yếu, xây dựng và pháttriển kinh tế, xã hội của thị xã, nên khu vực kinh tế này luôn nhận được sựquan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong toàn thị xã
2.1.3 Bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế Từ Sơn.
* Lịch sử phát triển của chi cục thuế
Chi cục thuế Từ Sơn được thành lập vào năm 1990 theo nghị quyết81/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) Trướcđây chi cục nằm trong ngành tài chính, do nhu cầu và sự phát triển của xã hộiđến tháng 10/1990 có quyết định tách ngành thuế thành một ngành độc lập,với tính chất và cơ cấu theo ngành dọc : Bộ tài chính-> tổng cục thuế (cáctỉnh) -> chi cục thuế (các huyện, thị xã)
Hiện nay chi cục thuế nằm ở trung tâm thị xã, dưới sự lãnh đạo của chicục trưởng các cán bột trong chi cục tiến hành kiểm tra, giám sát, và thực hiệnnhiệm vụ thu thuế nhà đất, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN,thuế môn bài……đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên 7 phường và
5 xã của huyện
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Trong những năm qua, chi cục thuế thị xã Từ Sơn luôn coi trọng công táccủng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thu thuế để ngày càng phù hợpvới nhiệm vụ quản lý của chi cục Đồng thời luôn chấp hành nghiêm túc cácvăn bản của Bộ tài chính và Tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Chi cục thuế Từ Sơn là cơ sở trựctiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và đánh giá
Trang 24kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp được giao, giải quyết đơn khiếu nạitheo thẩm quyền.
Theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởngTổng cục thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của chi cục thuế trực thuộc cục thuế , thì bộ máy quản lý thu thuế củachi cục thuế Từ Sơn có 55 cán bộ viên chức gồm :
- 1 chi cục trưởng
- 2 phó chi cục trưởng
- Đội Hành chính- Nhân sự - Tài vụ- ấn chỉ
- Đội hỗ trợ nghiệp vụ dự toán
- Đội kiểm tra
- Đội quản lý thuế TNCN
- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
- Đội kê khai- kế toán thuế và tin học
- Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
- 6 đội thuế liên xã, phường , thị trấn gồm:
+ Đội thuế số 1 phường Châu Khê
+ Đội thuế số 2 phường Đình Bảng và xã Phù Chẩn
+ Đội thuế số 3 Phường Tân Hồng và Chợ Từ Sơn
+ Đội thuế số 4 gồm phường Đồng Kỵ, phường Trang Hạ, xãHương Mạc, xã Phù Khê
+ Đội thuế số 5 phường Đông Ngàn
+ Đội thuế số 6 gồm Phường Đông Nguyên, xã Tương Giang, xãTam Sơn
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm lãnh đạo chi cục thuế thực hiện theo quyđịnh về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Chi cục trưởngchịu trách nhiệm trước cục trưởng cục thuế về toàn bộ hoạt động của chi cục
Trang 25thuế; phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực côngtác được phân công Các đội thuế thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quyếtđịnh số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi cục thuế Từ Sơn
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thị xã Từ Sơn
2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Để quy trình quản lý thuế đạt được hiệu quả cao trước hết phải quản lýĐTNT thật tốt Bởi vì, đây là khâu đầu tiên trong quy trình, khâu này có tốt
Chi cục phóChi cục phó
Đội nghiệp vụ- dự toán
Đội tuyên truyền
hỗ trợ người nộp thuế
Đội
kiểm
tra thuế
Đội quản lý thu lệ phí trước
bạ và thu khác
Đội kê khai -
kế toán thuế và tin học
Đội quản lý thuế TNCN
6 đội
thuế
liên xã
Đội quản lý
nợ và cưỡng chế nợ
Đội hành chính - nhân sự-tài vụ-ấn chỉ
Chi cục trưởng
Trang 26mới có thể tạo tiền đề, cơ sở, nền móng vững chắc thuận lợi để thực hiện cáckhâu tiếp theo và một phần nào giảm được tình trạng thất thu thuế.
Theo quy định của luật thuế GTGT thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanhđều phải tới cơ quan thuế để đăng ký, kê khai, và nộp thuế Qua đó, giúp nhànước và cơ quan thuế có thể nắm bắt được số đơn vị kinh doanh và đưa ranhững chính sách quản lý cho phù hợp
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn , trong những năm qua số lượng các doanhnghiệp NQD tăng lên nhanh chóng, thẻ hiện rõ qua số lượng mã số thuế đượccấp ngày càng tăng, theo số liệu trong bảng dưới đây:
( Nguồn: Báo cáo theo dõi tình hình cấp mã số thuế - chi cục thuế Từ Sơn)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đăng ký kinh doanhđều được cấp mã số thuế đầy đủ Qua đó cho thấy các doanh nghiệp đã thựchiện khá tốt luật thuế GTGT, tức là khi ra kinh doanh thì doanh nghiệp phảiđăng ký, kê khai, nộp thuế vào NSNN Và cũng giúp quản lý chặt chẽ ĐTNTtránh tình trạng bỏ xót làm thất thoát nguồn thu
Trang 27Trong giai đoạn 2008-2010 trung bình mỗi năm chi cục thuế quản lý thêmtrên 200 mã số thuế mới Số lượng các doanh nghiệp nghỉ hoạt động cũngtăng dần theo các năm : năm 2008 số đơn vị nghỉ hoạt động là 81 doanhnghiệp (chiếm 21%), năm 2009 nghỉ 99 doanh nghiệp (chiếm 16,8%), năm
2010 nghỉ 108 doanh nghiệp ( chếm 13,4%) Nhưng tỷ lệ số doanh nghiệpnghỉ so với số doanh nghiệp chi cục quản lý các năm lại giảm xuống từ 21%năm 2008 cuống 13,4% năm 2010 Chi cục thuế thông qua theo dõi tình hìnhcấp mã số thuế cũng nắm được những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh hay bỏtrốn tạo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế cho các doanh nghiệp Đối vớinhững doanh nghiệp xin nghỉ kinh doanh thì chi cục thuế kiểm tra, xác minhnguyên nhân và tình trạng thực tế của doanh nghiệp.Qua xác minh thì cácdoanh nghiệp nghỉ kinh doanh chủ yếu là do:
- Nghỉ kinh doanh do điều kiện kinh doanh gặp khó khăn
- Nghỉ kinh doanh do chuyển hướng kinh doanh
- Nghỉ kinh doanh để sát nhập, chia tách
đã quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp theo bậc môn bài
Theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp có quy mô vốn kinh doanhkhác nhau sẽ được áp dụng một trong bốn mức thuế môn bài là 3 triệu; 2triệu; 1,5 triệu; và 1 triệu Số lượng doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo từngmức được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Trang 28Bảng 2.3: Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc môn bài của các doanh nghiệp NQD
Sốtiền
Số đơnvị
Sốtiền
( Nguồn: Báo cáo thống kê môn bài- chi cục thuế Từ Sơn)
Qua số liệu tổng hợp tại bảng 2.3 có thể thấy, số thuế môn bài không ngừngtăng lên, cụ thể là năm 2008 số thuế môn bài thu được là 369 triệu đồng, năm
2009 là 611 triệu, năm 2010 là 842,5 triệu Tại chi cục thuế Từ Sơn, số doanhnghiệp nộp thuế môn bài theo bậc 4 (D) là chủ yếu chiếm trên 72% số doanhnghiệp, tiếp theo tới số doanh nghiệp nộp thuế môn bài theo bậc 3 (C) chiếmtrên 15% Số doanh nghiệp nộp thuế theo 2 bậc này cũng có tốc độ tăng nhanhhơn số doanh nghiệp nộp thuế theo bậc 1 (A), bậc 2 (B) Từ đó ta có thể rút ranhận xét rằng số lượng doanh nghiệp NQD ở chi cục thuế Từ Sơn chủ yếu làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài hai phương pháp quản lý theo mã số thuế, theo bậc môn bài, thì chi cụcthuế còn quản lý doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp đã mang lại hiệuquả cao Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thị xã Từ Sơn gồm: công tyTNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, HTX và các tổ sản xuất Cơcấu các doanh nghiệp được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Trang 29Bảng 2.4: Cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn phân theo loại hình daonh nghiệp
STT Loại hình
Số DN chi cục quản lý
Số DN hoạt động
Số DN nghỉ hoạt động
Số DN chi cục quản lý
Số DN hoạt động
Số DN nghỉ hoạt động
Số DN chi cục quản lý
Số DN hoạt động
Số DN nghỉ hoạt động
Trang 30Từ bảng 2.4 ta thấy số lượng công ty TNHH luôn chiếm đa số trong tổng sốdoanh nghiệp chi cục quản lý và tốc độ cũng tăng nhanh nhất Nguyên nhânchủ yếu là các công ty được thành lập chỉ phải chịu trách nhiệm về số tài sảntrong phạm vi số vốn bỏ ra kinh doanh.
Nhìn chung công tác quản lý ĐTNT chi cục thuế Từ Sơn đã thực hiện tốt.Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động, chi cục phân công nhiệm vụ chotừng cán bộ theo dõi ĐTNT về tình hình sản xuất, quy mô kinh doanh… Đốivới doanh nghiệp xin nghỉ kinh doanh thì chi cục xác minh lại nguyên nhângồm giải thể, bỏ trốn,hay tạm nghỉ kinh doanh Đối với những doanh nghiệpmới hoạt động thì chi cục cử cán bộ đi xác minh địa điểm kinh doanh và thựchiện các thủ tục đưa doanh nghiệp vào quản lý Các doanh nghiệp đều đượchướng dẫn, đôn đốc kê khai kịp thời, đầy đủ Tuy nhiên, việc quản lý đốitượng còn nhiều khó khăn, hạn chế nên phải tăng cường công tác quản lýĐTNT
2.2.1 Quản lý căn cứ tính thuế
2.2.2.1 Quản lý việc sử dụng hóa đơn
Hóa đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước giúp xác nhận khối lượng,giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của cácbên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; sử dụng để khấutrừ thuế, hoàn thuế và thanh toán tài chính bảo hành sản phẩm, đăng ký tài sản
Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất đểđảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhànước
Trong giai đoạn 2008- 2010, chi cục thuế Từ Sơn thực hiện quản lý hóađơn chứng từ đối với doanh nghiệp NQD theo nghị định số 89/NĐ-CP ngày7/11/2002, và các văn bản hướng dẫn thi hành: thông tư số 120/2002/TT-BTC
Trang 31ngày 30/12/2002, thông tư số 99/2003/TT- BTC ngày 23/10/2003 Theo đócác doanh nghiệp khi mua hóa đơn phải có đầy đủ hồ sơ theo luật định, saukhi kiểm tra hồ sơ các cán bộ thuế sẽ bán hóa đơn theo số lượng quy định.Đối với những doanh nghiệp từ nơi khác chuyển đến thì chi cục quản lý chặtchẽ tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh hóa đơn Chi cục thuế Từ Sơn đãtiến hành bán hóa đơn cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên địabàn Chi cục thuế đã tăng cường quản lý hóa đơn, nhưng do số lượng bán ranhiều nên không thể xóa bỏ hết những gian lận, sai phạm trong quá trình xửdụng hóa đơn Những gian lận, sai phạm chủ yếu nghiêm trọng là các hành vimua, bán hoá đơn bất hợp pháp, lập hoá đơn khống Đặc biệt một số doanhnghiệp đã lợi dụng việc cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh thủ tục đơn giản,
lý lịch nhân thân của chủ doanh nghiệp chưa được xác định đầy đủ, có hàngnghìn doanh nghiệp thành lập nhưng không nhằm mục đích kinh doanh màchỉ mua hoá đơn để bán kiếm lời rồi bỏ trốn không rõ địa chỉ kinh doanh Ví
dụ, tháng 5/2010 doanh nghiệp tư nhân Tuệ Linh mã số thuế 2300238039 đãghi tăng giá hàng hóa mua vào trên hóa đơn mua hàng làm cho số thuế GTGTđầu vào tăng lên Sau khi bị kiểm tra chi cục thuế đã truy thu số thuế GTGTđầu vào của doanh nghiệp tư nhân Tuệ Linh số tiền là 2.669.295 đồng
Từ năm 2011, chi cục thuế Từ Sơn quản lý hóa đơn theo nghị định51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 thay thế cho nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày7/11/2002, và thông tư hướng dẫn 153/2010/ TT-BTC Theo điều 6 nghị định51/2010/NĐ-CP thì các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phápluật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao,doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài Chính; đơn vị sựnghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luậtđược tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế Và theo điều 11 của nghị định thìcác doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn phải lập tờ thông báo phát hành
Trang 32gửi tới cơ quan thuế nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, trong thời gian 10ngày kể từ ngày kí thông báo phát hành và niêm yết tại cơ sở sử dụng hóa đơntrong suốt thời gian sử dụng…Tại chi cục thuế Từ Sơn, đối với các doanhnghiệp đủ điều kiện đã đăng ký tự in hóa đơn, những doanh nghiệp không đủđiều kiện tự in khoảng 50 doanh nghiệp ( chủ yếu là do vốn điều lệ dưới 1 tỷ)thì tiếp tục mua hóa đơn do chi cục bán Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiệnquản lý hóa đơn theo quy định mới, chi cục thuế cũng như các doanh nghiệpkhông tránh khỏi những thiếu sót Theo quy định mới thì các doanh nghiệpkhông phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng nữa mà nộptheo quý, nhưng trong tháng 1, tháng 2 năm 2011 nhiều doanh nghiệp khôngbiết điều này vẫn nộp theo tháng.
Trong quá trình quản lý hóa đơn chi cục thuế đã không ngừng cố gắngkiểm tra, phát hiện và xử lý các sai phạm, chống thất thu cho NSNN Chi cụccũng đã tích cực phối hợp liên ngành với các cơ quan như: công an, quản lýthị trường… để công tác quản lý được tiến hành sát sao, hiệu quả
2.2.2.2 Quản lý công tác kế toán của doanh nghiệp
Quản lý công tác kế toán của doanh nghiệp cũng là một trong những căn
cứ quan trọng trong việc tính toán số thuế phải thu Số liệu kế toán có đầy đủ,trung thực, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ sẽ giúp cơ quan thuế xác địnhchính xác số thuế phải thu của doanh nghiệp, từ đó có thể hoàn thành tốt dựtoán được giao Nhưng trên thực tế ,việc quản lý công tác kế toán của doanhnghiệp là hết sức khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanhnghiệp Nên các doanh nghiệp không có ý thức tự giác thực hiện công tác kếtoán theo quy định, nhiều khi chỉ thực hiện mang tính hình thức, nhiều nghiệp
vụ bỏ ra ngoài sổ sách, có nhiều công ty còn có 2 hệ thống sổ khác nhau Bêncạnh đó do chủ yếu các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã là các doanh nghiệpvừa và nhỏ, đi lên từ các hộ kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có một kế toán,
Trang 33thậm chí kế toán chưa qua đào tạo Chính những lý do đó đã tạo ra nhiều saiphạm trong công tác kế toán của doanh nghiệp, gây thất thu thuế cho nhànước Có thể kể tới một số sai phạm sau: sửa chữa tẩy xóa sổ sách kế toánkhông đúng quy định, số chi phí đầu vào cao hơn thực tế, doanh thu nhỏ hơnthực tế……Ví dụ, trong quý 2 năm 2010, chi cục thuế Từ Sơn đã ra quyếtđịnh 132/CCT ngày 4/5/2010 xử phạt hành chính đối với công ty TNHH ĐôHuy, mã số thuế 2300328282 số tiền 1.839.212 đồng do đã vi phạm:
+ Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, theo quy định của pháp luật
+ Tẩy xóa, sửa chữa sổ sách không đúng quy định
Việc sai phạm xảy ra chủ yếu ở các dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, vậntải…., do tính chất ngành nghề khó xác định rõ được doanh thu cũng như chiphí, và do ý thức của doanh nghiệp đối với công tác kế toán chưa cao, gây khókhăn cho công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý thuế GTGTnói chung Trước tình hình đó, chi cục thuế Từ Sơn đã chú trọng hơn trongcông tác kiểm tra sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, và kiên quyết hơntrong việc xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp sai phạm
2.2.2.3 Quản lý miễn giảm thuế
Trong giai đoạn 2008-2010, tại chi cục thuế Từ Sơn việc miễn giảm thuếGTGT chỉ xảy ra trong năm 2009 Bởi vì, năm 2009 là năm mà nền kinh tếsuy thoái mạnh, lạm phát tăng cao, đã nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cóphá sản Chính phủ đã đưa ra một loạt các văn bản về việc miễn giảm thuếGTGT nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đó là:
+ Thông tư số 13/2009/TT- BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thựchiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinhdoanh gặp khó khăn
Trang 34+ Thông tư số 18/2009/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hànghoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
+ Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thựchiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo
gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp
+ Thông tư số 91/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ Tàichính Ban hành Danh mục bổ sung một số mặt hàng được giảm 50% mứcthuế suất thuế GTGT theo Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
+ Thông tư số 112/2009/TT-BTc ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn điềukiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ củangành hàng không, hàng hải
+ Công văn số 10219/BTC-TCT ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tàichính gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giảmthuế GTGT
Nhận thức được mục tiêu của việc miễn giảm thuế GTGT cho cácdoanh nghiệp, chi cục thuế Từ Sơn đã tiến hành xác định, thống kê số đơn vịđược miễn giảm, lập kế hoạch và trình lãnh đạo ký duyệt Tính riêng năm
2009, số đơn vị được miễn giảm là 21 doanh nghiệp, chủ yếu là giảm mứcthuế suất 10% xuống mức thuế suất 5% cho các doanh nghiệp nhỏ giúp chocác doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, tiếp tục đóng góp vào nguồn thu NSNN
2.2.3 Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế
Tờ khai thuế GTGT là cơ sở trực tiếp để chi cục thuế quản lý số thuếphải thu từng tháng của từng doanh nghiệp Do vậy, chi cục thuế Từ Sơn luôn