1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố hà nội lời nói đầuđất đai là tài nguyên quí giá

72 590 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 664,96 KB

Nội dung

... việc quản lý Nhà nước đất đô thị Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đất đô thị thành phố Hà Nội Chương III: Quan điểm số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đất đô thị ỏ Hà Nội. .. tài Thực trạng giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước đất đô thị địa bàn thành phố Hà Nội để làm luận văn tốt nghiệp Qua đề tài nghiên cứu cho thấy thách thức đặt việc quản lý đất đô. .. Niên giám thống kê năm 1991-2001 cục thống kê thành phố 2.Biến động quỹ đất đô thị địa bàn thành phố Hà Nội Biểu4: Biến động loại đất đô thị địa bàn thành phố Hà Nội Loại đất Năm Tăng Giảm Tăng

TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Lời nói đầu Đất đai là tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đất đai là nguồn tài nguyên là nguồn lực và là yếu tố đàu vào của quá trinhg sản xuất không thể thiếu được. Đất đai là nguồn tài nguyên, là nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và phát triền kinh tế đất nước cần sử dụng một cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và quý giá đặc biệt với thủ đô Hà Nội để trở thành phố hiện đại xanh, sạch, đẹp và sử dụng đất đai có hiệu quả trong tương lai, nhu cầu đất đai cho các ngành, mục đích phát triển đô thị , dân cư đô thị đặc biệt là các loại đất của nội thành gồm 7 quận là : cầu Giầy, Đống Đa, Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Để chuyển đổi đất đai cho mục đích nào đó tăng lên thì mục đích khác sẽ giảm đi vì đất đai của thành phố là có hạn về diện tích. Vì vậy việc bố trí quản lí sử dụng đất đai cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng có hiệu quả hơn một cách hợp lí tạo điều kiện phát triển mọi mặt cho thành phố là một vấn đề lớn đòi hỏi cần có kế hoạch sử dụng đất đai đô thị hợp lí .Xuất phát từ những yêu cầu đó để góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lí đất đô thị ở Hà Nội hợp lí là một sinh viên thực tập tại vụ đăng kí và thống kê đất đai thuộc bộ tài nguyên và môi trường em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đề tài nghiên cứu này cho thấy những thách thức đặt ra trong việc quản lý đất đô thị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có biện pháp gì để tăng cường vai trò quản lý của mình đối với đất đô thị ở Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Phương pháp nghiên cứu ở đây dùng phương pháp toán học để phân tích và từ đó rút ra các kết luận cần thiết. Nêu nên những mặt đạt được, hạn chế trong việc quản lý đất đô thị ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê kinh tê và xã hôị học để dự đoán khả năng phát triển của thành phố Hà Nội trong tương lai. Luân văn tốt nghiệp ngoài phần lời nói đầu và kết luận gồm 3 chương chính Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý Nhà nước về đất đô thị. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội hiện nay. Chương III: Quan điểm và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đô thị ỏ Hà Nội. Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý nhà nước về đất đô thị I.Vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế xã hội: Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ quốc gia, nó liên quan đến chủ quyền của mỗi quốc gia. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của mỗi quốc gia đó. Vì thế đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi nước. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện sống và sự sống của động thực vật trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm là cơ sở của các thành phố làng mạc, các công trình công nghiệp giao thông... Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng như gạch ngói gốm sứ... Đất đai cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh tế xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất nước là một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, cả nước có 7 vùng kinh tế – sinh thái. Mỗi vùng có những sắc thái riêng về các điều kiện tự nhiên khác. Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai của mỗi vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế của mỗi nước. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất vật chất của xã hội. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vai trò khác nhau. Đối với ngành nông nghiệp đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không những là chỗ đứng, chỗ tựa của người lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. Vì vậy đất đai được đưa vào sử dụng là ruộng đất và tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Không có ruộng đất không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu sản suất chủ yếu trong nông nghiệp nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, đất đai vẫn vẫn luôn là đối tượng lao động để thu được nhiều sản phẩm. Con người cùng với những kinh nghiệm và khả năng lao động với những phương pháp khác nhau tác động tích cực vào ruộng đất bằng hàng loạt các quá trình như cày bừa, làm cỏ, chăm sóc mục đích nhằm nâng cao khả năng phát triển của cây trồng. Tăng độ mầu mỡ của đất tạo ra những điều kiện thuận lợi để sản xuất và để tăng nông sản phẩm. Trong nông nghiệp đất đai cũng là tư liệu lao động, con người khai thác các đặc tính tự nhiên của đất như hoá học sinh vật học để tác động lên cây trồng. Như vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là tác động biến đất đai có độ mầu mỡ thấp thành đất đai có độ mầu mỡ cao hơn. Giai đoạn 2 là con người sử dụng độ mầu mỡ đó để tác động lên cây trồng tạo ra năng suất ngày một cao hơn. Trong ngành công nghiệp và xây dựng đất đai là nền tảng là địa điểm để tiến hành các hoạt động sản suất làm nền móng, chỗ đứng cho các cơ sở vật chất như nhà máy, công xưởng, kho tàng, bến bãi, các công trình giao thông và các cơ sở vật chất khác. Đất đai đóng vai trò quan trọng đòi hỏi cần có sự cải tạo và sử dụng hợp lý. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp và xây dựng thì các ngành khác hiện nay cũng rất cần đất đai để sản xuất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Như xây dựng nhà ở, hình thái các khu dân cư, khu đô thị mới. Những nhu cầu này càng tăng thì diện tích đất đai để sử dụng ngày càng thu hẹp vì cung đất đai có hạn trong khi cầu ngày càng tăng. Vì thế việc sử dụng hợp lý là một yêu cầu quan trọng trong việc sử dụng đất. Đất có vị trí cố định không di chuyển được, không thể sản sinh ra và bị giới hạn bởi vùng hành chính lãnh thổ, và theo đặc tính của đất đai là có thể tái tạo được nhưng không thể sản sinh ra bên cạnh đó. Trong các yếu tố cấu thành môi trường: đất đai, nguồn nước, khí hậu, cây trồng vật nuôi hệ sinh thái... thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi phá vỡ hệ sinh thái ở vùng nào đó trên trái đất ngoài tác động của tự nhiên thì ngày nay con người cũng là nguyên nhân gây lên lũ lụt do phá rừng, canh tác bất hợp lý. Đắp đập ngăn sông tất cả đều ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hệ sinh thái. Quản lý sử dụng đất đai hợp lý giúp cho việc đất đai tránh bị tàn phá, xói mòn bảo vệ môi trường sinh thái và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với con người: trong tiến trình lịch sử xã hội loài người con người và đất ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, thông qua các hoạt đọng khai thác đất đai như trồng trọt, chăn nuôi mà con người có thể làm ra những sản phẩm cầc thiết phục vụ nhu cầu của con người. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có sự tồn tại của con người ngày nay. Không có bất kỳ ngành sản suất nào đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đất đai là cơ sở là địa điểm của các làng mạc thành phố, các công trình công nghiệp, giao thông... Đất đai cung cấp nguyên liệu cho các ngành công ngiệp như gạch ngói, gốm sứ... Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế thì đất đai có vị trí khác nhau. Đất đai là nguồn của cải là tài sản cố định, là thước đo nguồn lực giàu có của mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là tài sản vì có thể cầm cố thế chấp, mua bán trên thị trường, chuyển nhượng thừa kế từ đời này sang đời khác, là nguồn lực cho các mục đích sản xuất và tiêu dùng. Trong thời kỳ hiện nay do nhu cầu của sự phát triển mà mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên để đáp ứng cho các hoạt dộng và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất đai. Trong khi đó đất là điều kiện quan trọng nhất của loài người. Bất kỳ nước nào cũng cần nắm đất đai để hướng đất đai phục vụ cho lợi ích của mình. Yêu cầu phải quản lý đất đai một cách đầy đủ chặt chẽ và sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. Cần tổng hợp số liệu về đất đai phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai thông qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất, sử dụng hiệu quả và đúng pháp luật. Đất đai là cơ sở cần thiết cho vịêc phân bố các nguồn lực sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ hợp lý lực lượng sản xuất vào khai thác khả năng của đất đai. Đất đai là một trong những đối tượng của việc quản lý mà nó đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hiện nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đang được tiến hành với những biện pháp để đẩy mạnh các công việc cần thiết trong việc quản lý đất đai như: cấp GCN, phân bố, sử dụng đất đai hợp lý. Mà việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai là cấp bách và có nhiều công việc cần đặt ra như hoàn thiện chính sách, xử lý vi phạm. Xây dựng quy hoạch kế hoạch... Đặc biệt là đất đô thị. II. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đô thị: Với đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng đều là nhu cầu thiết yếu của loài người, là những yếu tố quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản. Trong những năm qua khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành. Hiện nay thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển nhanh chóng nhưng còn mang yếu tố tự phát thiếu định hướng. Thị trường bất động sản, thị trường lao động chưa có thể chế rõ dàng. Phát triển còn trậm chạp tự phát. Thị trường vốn công nghệ còn yếu kém. Do vậy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là yêu cầu cấp bách nhằm đòi hỏi của sản xuất và đời sống. Nhà nước đóng vai trò là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường, tạo ra sự vận động nền kinh tế đa dạng, tăng cường năng lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với đất đai. Nó được bắt đầu từ nhu cầu khách quan từ việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất. *Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai đô thị được thể hiện: Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai có cơ sở khoa học, nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm. Giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và xây dựng. Thông qua đánh giá phân hạng đất Nhà nước nắm toàn bộ quỹ đất về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý. Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai tạo ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức linh tế, các doanh nghiệp cá nhân trong ngững quan hệ về đất đai. Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống cơ sở đất đai như chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư. Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất. Thông qua việc kiểm tra giám sát quản lý và sử dụng đất đai và nhà ở Nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai phát hiện những vi phạm và giải quuyết những vi phạm pháp luật về đất đai. III. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đô thị: 1. Khái niệm và phân loại đất đô thị: a. Khái niệm đất đô thị: Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây nhà ở, trụ sở của các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khắc. Ngoài ra theo quy định tại nghị định 88 CP ngày 17-8-1994 của chính phủ về quản lý đất đô thị và đất ngoại thành, ngoại thị xã, những loại đất này nếu đã có quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính vào đất đô thị. b. Phân loại đất đô thị: Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân chia thành các loại chủ yếu sau: - Đất dành cho các công trình công cộng như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, thông tin liên lạc. - Đất dùng vào các mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt. - Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất để xây dựng nhà ở các công trình phục vụ sinh hoạt và khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở. - Đất chuyên dùng xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, vui trơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Đất nông lâm ngư nghiệp đo thị gồm diện tích các hồ nuôi trồng thuỷ sản các khu vực trồng cây xanh trồng hoa cây cảnh các phố vườn. - Đất chưa sử dụng đến là đất được quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng. *Các quan điểm chủ yếu cho việc quản lý đất đô thị: + Việc sử dụng đất đai phải tuân theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường mỹ quan đô thị. + Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng sử dụng. + Mức sử dụng đất vào các công trình xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. 2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đô thị: Quản lý Nhà nước về đất đô thị bao gồm các nội dung chính sau: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị. - Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị. - Giao đất cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất đô thị. - Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị. - Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị. - Thanh tra giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu lại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị. 2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị: a. Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính: Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là biện pháp đầu tiên phải thực hiện trong quản lý đất đô thị. Thực hiện tốt công việc này giúp ta nắm được số lượng, cơ cấu chủng loại đất đai, đây là công việc bắt buộc ghi trong điều 13, 14, 15 của luật đất đai. Việc điều tra, đo đạc thường được tiến hành trên một tờ bản đồ hoặc tài liệu gốc sẵn có. Dựa vào tài liệu này các thửa đất được trích lục và tiến hành xác định mốc giới, hình dạng trên thực địa. Cắm mốc giới và lập biên bản mốc giới. Tiến hành đo đạc kiểm tra độ chính xác về hình dạng và kích thước thực tế của từng lô đất, lập hồ sơ kỹ thuật lô đất trên cơ sở các tài liệu sẵn có và các hồ sơ kỹ thuật thu thập được sau khi điều tra, đo đạc tiến hành xây dựng bản đồ địa chính. b. Đánh giá giá trị đất đô thị: Giá trị của đất được hiểu là giá trị hiện hành của các luồng thu nhập mang lại từ đất đai đó. Do vậy giá đất sẽ phụ thuộc vào mục đích có thể sử dụng và lợi ích mang lại từ hoạt động đó. Nhìn chung mục đích có thể sử dụng phụ thuộc vào vị trí và sự thuận lợi của lô đất. Thông thường giá cao tại trung tâm càng xa trung tâm thì giá càng hạ. Ngoài ra giá đất còn phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung cầu. Đối với các thành phố có các hoạt động kinh tế sầm uất, có mật độ dân số cao thì giá cũng cao. Việc xác định giá căn cứ vào phân loại đô thị. Nước ta đô thị được phân làm 6 loại: Đô thị đặc biệt: Là thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tỉ lệ phi nông nghiệp 90% trở lên. Quy mô dân số khoảng 1,5 triệu người. Mật độ dân số bình quân 15 000 người/KM2 Đô thị loại 1: Là đô thị rất lớn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội có vai trò thúc đẩy nền kinh tế. Đô thị loại 2: Là đô thị lớn cũng là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của đất nước có vai trò phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ. Đô thị loại 3: Là đô thị trung bình lớn có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với một vùng lãnh thổ. Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội hoặc chuyên ngành của các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh hoặc vùng trong tỉnh. Đô thị loại 5: là đô thị nhỏ là trung tâm tổng hợp kinh tế xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành của các hoạt động sản xuất công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng. Những thị trấn hoặc thị xã chưa xếp loại đô thị thì được đưa vào đô thị loại 6 để xá định giá đất. Căn cứ vào phân loại đường phố trong đô thị để xác định mức độ trung tâm, khả năng sinh lợi, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thuận tiện trong sinh hoạt của lô đất. Nếu một đường phố có nhiều đoạn có khả năng sinh lời, cơ sở hạ tầng khác nhau thì giá đất được đánh giá xếp hạng với các đường phố tương đương. Đối với những đô thị có những tiểu vùng khác nhau về điều kiện sinh lợi và giá đất thì mỗi tiểu vùng đều phân loại đường phố theo các tiêu chuẩn riêng. Việc quy định giá đất cụ thể do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung giá đất của chính phủ và giá đất thực tế ở địa phương. Nó được hình thành qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất , loại đô thị, loại đường phố để định giá đất cụ thể cho mỗi lô đất. Đối với đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của một vùng đồng thời là trung tâm thương mại du lịch thì giá đất có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 1,2 lần bảng khung giá đất của các đô thị cùng loại. Đối với đô thị thuộc những nơi kinh tế chậm phát triển thì mức giá được xác định tối thiểu bằng 0,8 lần của bảng khung giá các loại đất đô thị cùng loại. Đối với những nơi có đầu tư kể cả có phương án quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, dịch vụ làm giá đất tăng lên thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá đất thực tế để xá định lại loại đất, hạng đất, đường phố, vị trí trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp. Giá đất được sử dụng chung cho việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất thu tiền sử dụng đất khi giao đất. Thu tiền cho thuê đất khi giao. Tính giá trị tài sản khi nhà nước giao đất đền bù thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi. 2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị: a. Quy hoạch xây dựng đô thị: Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, có mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề phát triển và xây dựng đô thị. Các điểm dân cư kiểu quy hoạch đô thị có liên quan đến nhiều kĩnh vực khoa học chuyên ngành nhằm giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghệ thuật kiến trúc và môi trường sống đô thị. Đô thị hoá phát triển kéo theo sự gia tăng về số lượng dân cư đô thị đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng. Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và liên tục đổi mới, vì vậy quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian, kinh tế, xã hội, vào môi trường tự nhiên và nhân tạo vào cuộc sống cộng đồng xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người. Công tác quy hoạch đô thị phải đạt được 3 mục tiêu sau: - Tạo lập tối ưu cho việc sử dụng các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất của xã hội. - Phát triển toàn diện tổng hợp những điều kiện sống điều kiện lao động và những tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ xã hội của con người. - Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi giữa con người với thiên nhiên. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc thiết kế quy hoạch đô thị thường thông qua 2-3 giai đoạn chủ yếu: xây dựng quy hoạch sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phát triển cơ cấu đô thị mang tính định hướng phát triển đô thị trong thời gian 25-30 năm. Quy hoạch tổng thể đô thị xác định rõ cấu trúc đô thị trong thời gian 10-15 năm. Thiết kế quy hoạch chi tiết các bộ phận của đô thị là việc cụ thể hoá hình khối không gian, đường nét, mầu sắc, kiến trúc phố. Tạo các khu ở, vui trơi giải trí... b. Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị Việc lập kế hoạch và phân bố đất đai có thể chia thành các nhóm chính sau: - Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung: bao gồm đất để xây dựng các công trình sản xuất, kho tàng các xí nghiệp dịch vụ sản xuất, hành chính quản lí, đào tạo nghiên cứu, giao thông. - Đất khu ở: Bao gồm đất để xây dựng các khu nhà ở mới và các khu ở cũ, gắn liền các khu nhà ở là các công trình dịch vụ công cộng, đất cây xanh, khu vực thể dục thể thao và giao thông phục vụ cho khu nhà ở. - Đất khu trung tâm đô thị bao gồm: đất trung tâm đô thị, các nhà trung tâm phụ, trung tâm chức năng. - Đất cây xanh, thể dục thể thao gồm: vườn hoa, công viên, sông, hồ, các mảng rừng cây cỏ... có thể bố trí các khu nhà ở xen kẽ - Đất giao thông gồm: đất xây dựng các tuyến giao thông, đường chính, đường khu vực... đặc biệt chú ý đến đất dành cho các khu vực đường ngầm như đường cấp thoát nước đường đây điện thông tin... - Ngoài ra đất đô thị còn một số khu đất đặc biệt không trực thuộc quản lý trực tiếp của đô thị như khu ngoại giao đoàn, khu doanh trại quân đội, các khu nghỉ dưỡng, các cơ quan đặc biệt của nhà nước. 2.3 Giao đất, cho thuê đất: a. Giao đất: Các tổ chức và cá nhân có nhu ccầu sử dụng đất đô thị vào các mục đích đã được phê duyệt có thể lập hồ sơ xin giao đất để sử dụng vào mục đích đó. Hố sơ xin giao đất bao gồm: - Đơn xin giao đất. - Dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Bản đồ địa chính hoặc hiện trạng khu đất xin giao. - Phương án đền bù. Thẩm quyền quyết định việc giao đất đô thị. Hồ sơ trên được gởi đến cơ quan địa chính có thẩm quyền để thẩm tra và trình uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của chính phủ thì tổng cục địa chính và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình chính phủ quyết định. * Trách nhiệm tổ trức thực hiện quyết định giao đất đô thị: Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh thị xã, quận huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai việc giải phóng mặt bằng và hướng dẫn việc đền bù thiệt hại klhi thu hồi đất trong địa phương mình quản lý. Các cơ quan địa chính cấp tỉnh làm thủ tục thu hồi đất tổ chức việc giao đất tại hiện trường theo quyết định. Lập hồ sơ quản lý theo dõi biến động của đất đô thị. Việc giao nhận đất tại hiện trường chỉ được thực hiện khi các tổ chức cá nhân xin giao đất có quyết định giao đất, nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và làm các thủ tục đền bù thiệt hại theo đúng quy định của cơ quan nhà nước. Người được giao đất có trách nhiệm kê khai đăng ký sử dụng đất tại uỷ ban nhân dân phường xã , thị trấn nơi đang quản lý khu đất đó. Sau khi nhận đất người được giao phải tiến hành các thủ tục để đưa vào sử dụng. Nếu có thay đổi về mục đích sử dụng thì phải trình cơ quan quyết định giao đất giải quyết. Việc sử dụng đất được giao phải đảm bảo đúng tiến độ ghi trong dự án đầu tư xây dựng đã được duyệt. Trong thời hạn 12 tháng người được giao đất vẫn không tiến hành sử dụng mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì quyết định giao đất không còn hiệu lực. b. Thuê đất: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc diện được giao đất thì phải tiến hành thuê đất. Nhà nước ta cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê đất đô thị để sử dụng vào các mục đích sau: - Tổ chức mặt bằng phục vụ thi công các công trình trong đô thị. - Sử dụng mặt bằng làm kho bãi. - Tổ chức các hoạt động như cắm trại, hội chợ. - Xây dựng các công trình cố định phục vụ theo các dự án kinh doanh. Hồ sơ xin thuê đất bao gồm: - Đơn xin thuê đất - Thiết kế sơ bộ mặt bằng khu đất kèm theo thuyết minh. - Bản đồ địa chính khu đất xin thuê - Giới thiệu địa điểm của kiến trúc sư trưởng thành phố hoặc sơ đồ xây dựng Đối với việc xin thuê đất để xây dựng các công trình cố định, việc xin thuê đất được tiến hành theo các như các thủ tục xin giao đất. * Hợp đồng thuê đất: Sau khi có quyết định cho thuê, cơ quan nhà nước được uỷ quyền tiến hành ký hợp đồng với bên thuê đất Người thuê đất cần thực hiện - Sử dụng đất đúng mục đích - Nộp tiền thuê đất, lệ phí địa chính theo đúng quy định của pháp luật - Thực hiện đúng hợp đồng thuê đất Hết thời hạn thuê đất người thuê bàn giao lại khu đất với hiện trạng mặt bằng như cũ. 2.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị Mọi tổ chức cá nhân khi sử dụng đất đều phải đăng ký việc sử dụng đất với uỷ ban nhân dân phường thị trấn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp việc đăng ký đất đai không chỉ là quyền lợi được đảm bảo của người sử dụng đất mà còn là nghĩa vụ bắt buộc với người sử dụng đất. Việc đăng ký thống kê giúp cho cơ quan nhà nước nắm chắc hiện trạng sử dụng đất thực hiện các tác nghiệp quản lý đồng thời thường xuyên theo dõi quản lý việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích. Đối tượng được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: - Các cá nhân có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp Những người đang có các giấy tờ hợp lệ chứng nhận quyền sử dụng đất do các cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. - Các cá nhân đang sử dụng đất đã thực hiện hoặc cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước về quyền sử dụng đất. Những người sử dụng đất đô thị không có nguồn gốc hợp pháp nếu không có đủ các giấy tờ hợp lệ như quy định song có đủ điều kiện sau đây thì cũng được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất đang sử dụng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt -Không có tranh chấp hoặc không có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Không vi phạm các công trình cơ sở hạ tầng công cộng và các hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật. - Không lấn chiếm đất thuộc các công trình di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo đã được nhà nước chứng nhận. - Nộp tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Các giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất Nếu không có đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng hợp pháp thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo liên tục trên các phương tiện truyền thông, báo chí địa phương sau 30 ngày không có ý kiến tranh chấp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết. - Sơ đồ lô đất xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị theo quy định hiện nay uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận qyuền sử dụng đất cho các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương. Uỷ ban nhân dân các quận huyện cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình và cá nhân. Cơ quan quản lý nhà đất và địa chính giúp uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký, xét, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ gốc và quản lý hồ sơ về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị. 2.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị chuyển quyền sử dụng đất được hiểu là việc người có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển giao đất, và quyền sử dụng đất cho người khác tuân theo cac quy định vảu bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Sự thay đổi chuyển dịch quyền sử dụng đất là sự vận động bình thường, tất yếu thường xuyên của cuộc sống xã hội nhất là trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường. Vì vậy công tác quản lý đất đai phải thường xuyên nắm bắt cập nhật được các biến động của chủ sở hữu để bảo đảm chính đáng của người chủ sử dụng mặt khác tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý đất đai được kịp thời chính xác hơn nữa còn ngăn chặn việc tự do chuyển nhượng để đầu cơ kiếm lời tăng nguồn thu tài chính thích đáng với các hoạt động buôn bán đất đai. Chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật có 5 hình thức: - Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo các nội dung, hình thức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong bộ luật - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức giao nhận giữa hai bên có đất và bên mua đất. - Cho thuê quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất có thời hạn trong đó bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn còn bên thuê phải sử dụng đúng mục đích trả tiền thuê phải trả lại đất khi hết hợp đồng - Thế chấp quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất không đầy đủ trong đó bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, bên thế chấp tiếp tục được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp. Việc thế chấp đất đô thị thường đi đôi với việc thế chấp nhà. - Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. a. Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất . Theo quy định của điều 692 Bộ luật dân sự thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải được làm thủ tục và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc chuyển đổi quyền sử dụng đất ở đô thị phải tiến hành làm thủ tục tại uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận huyện. Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị phải làm thủ tục tại uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được các bên thoả thuận qua hợp đồng. Trong hợp đồng phải có chứng thực của uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. b. Những điều kiện được chuyển đổi quyền sử dụng đất đô thị Chỉ những người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất cần có những điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai. - Trong thời hạn còn được quyền sử dụng đất và chỉ được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn được quyền sử dụng còn lại. - Phải tuân thủ các quy định của bộ luật dân sự và luật đất đai. Đất chuyển quyền sử dụng không thuộc diện thu hồi, không thuộc khu vực có quy hoạch không có tranh chấp vào thời điểm chuyển quyền sư dụng đất. 2.6 Thu hồi và đền bù khi thu hồi đất đô thị a. Thu hồi đất xây dựng và phát triển đô thị để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị Nhà nước có quyền thu hồi phần diện tích đất đai đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Khi thu hồi đất đang có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, các công trình lợi ích chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng đô thị theo quy hoạch và các dự án đã được phê duyệt thì phải có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Trước khi thu hồi đất, cơ quan nhà nươc phải thông báo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển và phương án đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản gắn với đất. Người đang sử dụng đất bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất nếu cố tình không chấp hành thì có thể bị cưỡng chế di chuyển ra khỏi khu đất đó. Khi thu hồi đất các cơ quan nhà nước phải thực hiện các dự án di dân, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện sinh hoạt când thiết và ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi. Đối với trường hợp các tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển nhượng thừa kế, biếu tặng và chuyển đổi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hợp pháp thì việc đền bù, di chuyển và giải phóng mặt bằng do hai bên thoả thuận. b. Đền bù thu hồi đất đô thị. Đối tượng: các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội đang sử dụng đất hợp pháp và đã nộp tiền sử dụng đất mà tiền đó không thuộc vốn ngân sách Ngoài ra, những trường hợp sau đây khi bị thu hồi đất tuy không được hưởng tiền đền bù thiệt hại về đất nhưng được hưởng đền bù về tài sản và trợ cấp vốn hoặc xem xét cấp đất mới. Xem xét cấp đất mới: + Hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất tạm giao đất thuê của nhà nước hoặc đất đấu thầu. + Cơ quan nhà nước, tổ chức chinh trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân các tổ chức kinh tế của nhà nước được giao đất mà được miễn không phải nộp tiền giao đất bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước. Những người sử dụng đất bất hợp pháp khi bị nhà nước thu hồi thì không được bồi thường đất và chiụ mọi chi phí tháo gỡ, giải toả mặt bằng theo yêu cầu của nhà nước. Về nguyên tắc chung, người được nhà nước giao đất, sử dụng vào mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế trường hợp không đền bù bằng đất thì đền bù bằng tiền theo giá đất bị thu hồi do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá đất do chính phủ quy định. Việc đền bù thiệt hại về tài sản như nhà cửa vật kiến trúc công trình ngầm gắn liền đất bị thu hôì bằng giá trị thực tế còn lại của các công trình đó trường hợp có chênh lệch thì được tính để đền bù thêm nhưng không quá giá trị xây dựng mới. 2.7 Thanh tra, giải quyết các chanh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị. a. Những nội dung tranh chấp - Tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng - Tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất - Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về đất - Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất - Tranh chấp về lối đi - Trnh chấp về tài sản gắn liền đất đai b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Theo quy định tại điều 38 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất thuộc uỷ ban nhân dân và toà án nhân dân các cấp. Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ chứng nhận quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với các tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trung ương. - Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trung ương. - Trong trường hợp không đồng ý với quyết đinh của uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của toà án nhân dân. Toà án nhân giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gứn liền với việc sử dụng đất đó. Viêc giải quyết xét xử các tranh chấp về đất đai được thực hiện theo các thủ tục và các quy định pháp luật hiện hành. Trên đây là 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đô thị nố đảm bảo cho công tác quản lý của nhà nước ngày một có hiệu quả hơn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đô thị. 1. Chính sách pháp luật của nhà nước. Để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đô thị. Nhà nước đã ban hành luật đất đai 1993 và sửa đổi năm 1998-2001 trong đó đã quy định đấy đủ trách nhiệm quyền hạn của các chủ thể trong quan hệ đất đai gồm nhà nước, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có các quyền gì và sử dụng như thế nào. Các chính sách pháp luât của nhà nước là một công cụ để nhà nước có thể nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất đai đô thị trong phạm vi quốc gia. Nó thể hiện quan niêm đường lối của Đảng và nhà nước là quản lý tập trung thống nhất và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong đó có đất đai. Đối với đất đai đô thị, ngoài những điều đã ghi trong luật đất đai nói chung Nhà nước còn ban hành rất nhiều các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị về hướng dẫn thi hành luật đất đai. Các nghị định bổ xung như nghị định 87/1994/NĐ-CP ngày 7/8/1994 về việc quy định ban hành khung giá các loại đất, nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất giải toả giải phóng mặt bằng phục vụ các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia. Trong điều kiện hiện nay để phục vụ tốt công tác quản lý đất đai đô thị Nhà nước giao cho các bộ ngành, các cơ quan quản lý trực tiếp kiến nghị đưa ra các nghị quyết, chỉ thị để quản lý đất đai có hiệu quả hơn đặc biệt để hoàn thiện hơn nữa bộ luật đất đai. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tìm hiểu thực tế để có các biện pháp hạn chế những bất hợp lý của bộ luật đất đai, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật. 2. Quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế Nước ta là một nước nông nghiệp thuần tuý với 80% dân số lâm nông nghiệp, 20% phi nông nghiệp. Trước đây dân số sống ở đô thị là 25% còn 75 % là ở nông thôn nhưng hiện nay do nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dân số đô thị phi nông nghiệp ngày một tăng với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất đội ngũ công nhân có tay nghề tăng cao dẫn đến thu nhập tăng đời sống được cải thiện và họ hoàn toàn có thể mua nhà, đất ở các đô thị vì vậy qua trình đô thị hoá ngày một phát triển.Số lượng dân cư tăng cao nhu cầu về đất ở, nhà càng tăng cao ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước như việc thường xuyên phải tập hợp các thông tin về biến động đất đô thị quỹ đất. Cập nhật vào bản đồ địa chính các thông tin về thay đổi diện tích đất đô thị, sang tên đổi chủ, ảnh hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thanh tra, kiêm tra, giám sát giải quyết các khiếu nại tố cáo. Tóm lại quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đô thị. Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để có thể nắm bắt để điều chỉnh quá trình đô thị hoá. Trong hơn mười năm đổi mới kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình hơn 8% điều này làm cho quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng hầu hết các đô thị đều được mở rộng. Hiện nay nước ta có hơn 500 thành phố và thị xã lớn nhỏ diện tích đất đô thị là rất lớn Nhà nước cần xây dựng một đô thị quản lý toàn diện cả về quy mô lẫn khả năng kiểm soát để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đô thị. 3.Quá trình di dân nông thôn đô thị và tăng dân số. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị. Vì quá trình di dân nông thôn, đô thị và dân số tăng nhanh. Nhu cầu về nhà ở tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu này Nhà nước cần mở rộng diện tích đất đô thị ra các quận huyện ngoại thành và sát nhập các khu xung quanh đô thị lại để phát triển nhà ở. Các khu đô thị mới bằng biện pháp hiện nay là xây dựng các khu chung cư để bán cho các cá nhân có nhu cầu vừa tiết kiệm được diện tích đất ở vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhà nước quản lý đất đô thị trong quá trình này bằng các quy hoạch xây dựng đô thị để tạo điều kiện nơi ăn ở cho các đối tượng khác nhau với mức thu nhập khác nhau. Ví dụ khu đô thị mới Định Công Linh Đàm... Hiện nay dân số đô thị đang ra tăng nhanh chóng chủ yếu là ở các đô thị lớn. Chủ yếu là các nguồn di dân từ nông thôn ra thành thị để kiểm việc làm và các lao động theo mùa vụ. 4.Phát triển của thị trường bất động sản. Từ khi đất đai trở thành hàng hoá đặc biệt thì thị trường bất động sản trở nên cực kỳ sôi động. Nó thường tạo ra các cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước như cuộc khủng hoảng về nhà ở năm 1999-2001 Nhà nước đã phải can thiệp rất lớn vào thị trường này. Việc quản lý nhà nước về đất đai đô thị cũng bị ảnh hưởng lớn như thị trường chuyển nhượng ngầm đất đai, các cuộc mua bán trao tay thường thì các cơ quan nhà nước không quản lý và cập nhật được làm cho hiệu quả của công tác quản lý đất đô thị giảm. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố hà nội hiện nay I. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị: 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. 1.1 Điều kiện tự nhiên. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đã tồn tại gần 1000 năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển về địa lý thông thường các đô thị có khu vực nội thành và klhu vực ngoại thành. Quy mô diện tích của khu nội thành và khu ngoại thành thường thay đổi tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng thời kỳ. Ngày 20/4/1961 nghị quyết của quốc hội và quyết định số78 CP ngày 31/5/1961 của hội đồng chính phủ mở rộng thành phố Hà nội thêm một phần diện tích của các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh , Vĩnh Phú, Hưng Yên tạo thành 4 Quận huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh. Kỳ họp thứ I quốc hội khoá 6 ngày 29/12/1978 quyết định Hà Nội được mở rộng thêm các huyện Mê Linh Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, Phú Thọ, Đan PHượng, Thạch Thất, Thị xẫ Sơn tây và một số xẫ khác của các huyện Chương Mỹ Quốc Oai, Thường Tín... Nâng ngoại thành lên 12 huyện, thị xã với tổng diện tích tự nhiên 2131,5 Km2 . Năm 1991 do yêu cầu tập trung điều tra, đầu tư và tăng cường phát triển quản lý thủ đô, Hà nội được điều chỉnh lại với quy mô 4 Quận và 5 huyện với diện tích tự nhiên 927,4 Km2 . Căn cứ thực trạng đô thị hoá ngày 28/10/1995 chính phủ có nghị định số 69CP về việc thành lập quận Tây Hồ, ngày 22/11/96 có nghj định 74-CP về việc thành lập quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy. Do đó hiện nay thành phố Hà nội có 7 Quận và 5 huyện Hoàn kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy; 5 huyện gồm: Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh trì, Đông Anh, Từ Liêm. 1.2 Vị trí địa lý. Hà Nội nằm, ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ ở toạ độ từ 200 54’ vĩ bắc, tè 1050 42’ đến 1060 0’ kinh đông. Phía bắc giáp với tỉnh Bắc giang, Thái Nguyên. Phía đông giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên. Phía tây giáp Vĩnh Phúc, Hà Tây. ở vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế do nằm giữa đồng bằng đông dân trù phú có các đầu mối giao thông trọng yếu... Hà nội có diện tích là 922,4 Km2 bao gồm 4 quận nội thành có 102 phường với diện tích 82,78 Km2 chiếm 9,14% diện tích toàn thành phố và 5 Huyện ngoại thánh có 118 xã và 8 thị trấn với diện tích là 844,61 Km2 chiếm 90,86 % diện tích toàn thành phố. Từ Hà Nội có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng hệ thống giao thông thuận tiện có sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn. Có tuyến đường sắt xuyên Việt và có thể đi sang cả Trung Quốc, đường bộ và đường thuỷ Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của nhà nước. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Với hàng nghìn cơ quan trụ sở, trung tâm thương mại, ngoại giao, cơ sở công nghiệp quan trọng, nhiều ngành nghề truyền thống. Trên 30 trường đại học và cao đẳng, trên 80 viện nghiên cứu khoa học và nhiều trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Về địa hình Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng độ cao trung binh từ 5 đến 20 m so với mực nước biển. Khu vực đồi núi phía bắc và tây bắc của huyên Sóc Sơn có độ cao từ 20 đến 400 m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim 462 m. Nói chung địa hình thấp dần từ bắc xuống Nam, từ đông sang tây, vùng đồi núi thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Vùng đồng bằng có thể phát triển cây lương thực, rau mầu do cấu tạo. Khí hậu nhiệt đới gió mùa chủ yếu có 4 mùa. Các tháng 4, 10 trong năm được coi là những tháng chuyển tiếp toạ cho Hà Nội 4 mùa xuân hạ thu đông. Nhiệt độ trung bình 23,90C, lượng mưa 1600 đên1700 mm độ ẩm 80 đến 88% trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa nên khí hậu ở Hà Nội có ảnh hưởng quan trọng đén phát triển kinh tế trong năm mùa đông lạnh sản lượng thường thấp hơn trong sản xuất nông nghiệp và rau quả. Khí hậu lạnh khô sang xuân thì ấm dần nên thuận lợi cho các loại cây ôn đới phát triển. Thuỷ văn Về thuỷ văn Hà Nội có một mạng lưới sông ngòi khá dầy đặc với những con sông lớn nhỏ khác nhau là sông Hồng,sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ- sông Nhuệ, sông Tô lịch, sông Sét , sông Kim Ngưu... và các hồ đầm lớn. Hiện nay còn khoảng 3600 ha. Là hồ Tây (500ha) hồ Bảy mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Linh Đàm, đầm vân trì... Chế độ dòng chảy là từ tây sang đông với hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn; mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 . Đặc điểm thuỷ chế của một số con sông lớn. Sông Hồng: lưu lượng nước ttrung bình khoảng 1.220 *109 m3 trong đó mùa lũ chiếm tới 72.,5% .Vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2 m lưu lượng là 5,990 m3/s. trong khi đó mức lưu lượng trung bình trong năm là 2,309 m3/s trong mùa lũ nước sông Hồng lên rất to có nơi rộng đến 2 –3 Km . mức nước cao hơn mặt bằng khoảng 6 – 7m . vào mùa cạn mức nước trung bình là 3,06 m với lưu lượng là 927 m3/s Sông Cầu mức nước trong mùa lũ 3 – 5 m. vào mùa cạn mực nước xuống rất thấp. Sông Nhuệ lưu lượng từ đầu nguồn 26 – 150 m3/s mức ở hạ lưu đập Hà Đông 4,5 – 5,2 m . Các hồ đầm trong thành phố phần lớn là hồ tù đọng lâu ngày nước mưa và nước sinh hoạt chảy vào hồ. 2. các nguồn tài nguyên. a. Tài nguyên đất. Toàn thành phố có 18 loại đất chính trong đó đất phù sa chiếm 36769 ha chiếm 56%,đất bạc màu chiếm 26% còn các loại khấc chiếm 18%. Nhìn chung, các loại đất trong nhóm đất phù sa phân bố khắp nơi trên địa bàn thành phố. Nhưng tập trung chủ ỳếu ở các huyện Từ Liêm ,Gia Lâm, Thanh Trì nó được hình thành do quá trình bồi đắp của những con sông. Nhóm đất bạc màu tập trung chủ yếu ở hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh men theo cấc đồi núi thấp hình thành những giải nhỏ hẹp hay bậc thang dốc thoải. b. Tài nguyên nước. Nguồn nước có tổng số 19 con sông lớn nhỏ với tổng diện tích là 32,6 Km2 và 3600 ha ao hồ đầm với trữ lượng mặt nước rất lớn lưu lượng nhỏ vào các mùa khô của các con sông là 571,3 m3/s (49,36 triệu m3/ngày) dung tích nước của các hồ đạt 10,66 triệu m3 . Tuy nhiên, nguồn nước chỉ sử dụng ở một số nơi cho sản xuất còn lại ô nhiễm nặng, đặc biệt là các khu vực sông hồ nội thành. Nguồn nước ngầm có mỏ nước ngầm trữ lượng lớn chất lượng nói chung tốt và có tầng bảo vệ chống ô nhiễm lượng nước ngầm phổ cập 1232000 m3/ngày lượng nước đang khai thác sử dụng khoảng 538000 m3/ ngày. c. Tài nguyên rừng. . Với diện tích 6128 ha chiếm 6,65 % diện tích trong đó tập trung chủ yếu đất rừng trồng ở Sóc sơn, với các loại cây bạch đàn, thông keo sơn quế... d. Tài nguyên khoáng sản. Nhóm kim loại quý có vàng sa khoáng ở Minh Trí Sóc Sơn, phân bố kéo dài sấp xỉ 50 m bề rộng 30-50 m. Kèm theo một vành thiếc sa khoáng bậc 1 với diện tích 2,2 Km. Nhóm nhiên liệu có than bùn ở Đông Anh, Sóc Sơn Đống Đa với trữ lượng trên 659,661 tấn. Nhóm vật liệu xây dựng và nhiên liệu cho các ngành khác có Haolin, xét, gạch gói, sét dung dịch ở Đống Đa có trữ lượng 4060000 tấn. Đá ong ở khu vực núi Dõm trữ lượng cấp P 2= 2,5 triệu m3 cát xây dựng có ở các mỏ Phủ lỗ, Tây Hồ, Phù đổng và các dải lớn dọc sông Hồng. 3. Cảnh quan môi trường Hà Nội: Là thành phố lớn thứ hai của nước ta, có nhiều sông hồ, công viên vườn hoa và đường phố, có cây xanh rợp mát. Tuy không phải là một thành phố ô nhiễm nhưng những tồn tại thực tế lại hết sức lo ngại bởi phạn vi và mức độ ảnh hưởng. Kể cả đối với môi trường đất, nước, không khí. Mật độ dân số quá cao 2919 người/km2 chung của thành phố và của khu vực 7 quận nội thành là 16995 người/km2. Chất thải rắn chỉ thu được 70-80% tương đương với 900-1100 tấn/ ngày. Chất thải lỏng 350000 m3/ ngày đêm. Trong đó 1/3 là rác thải công nghiệp hầu hết schưa được sử lý. ở Những nơi nhà máy có nồng độ bụi trong không khí thường cao hơn 4-14 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm đất và nước ở nghĩa trang Vn điển. Sạt lở đất ở ven sông Hồng, để khắc phục các tìnhtrạng trên cần đóng cửa các bể rác và ngừng lấp các ao hồ bằng rác thải. Nạo vét một số con sông, cống ngầm và lập đồ án cảu tạo. Xây dựng hệ thống thoát nước của thành phố về lâu dài. Giải toả các công trình lấn chiếm gây ảnh hưởng đến thoát nước phòng chống úng ngập. Bố trí lại những điểm khai thác cát sỏi trên sông hồng. Có phương án phát triển các khu công nghiệp mới an toàn vẹ sinh môi trường ở trung tâm hiện nay. 4. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về đất đô thị: Theo biểu đồ niên giám thống kê từ 1986-2002 thì tốc độ tăng trưởng của Hà Nội như sau: Biểu 01: Tốc độ tăng trưởng Kinh tế qua các thời kỳ. Năm 198 619 91 Tốc độ tăng trưởng 8 199 1 199 2 9 199 3 199 4 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 2001 12, 6 13, 4 15 13 12, 5 12. 6 6,5 7 10,0 3 Tứ biểu trên cho thấy thấy tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ năm 98-99. Nguyên nhân là do sự thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 1995-1999 giảm mạnh . Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng khu vực . Nhưng hiện nay đang phục hồi và phát triển. GDP năm 2001 là 10,03 % hiện tại cơ cấu kinh tế của Hà Nội là thương mại dịch vụ – công nghiệp, xây dựng – nông lâm nghiệp. Hiện nay Hà nội đang trong quá trình đô thị hoá cao, các nhu cầu ở mọi lĩnh vực đều rất lớn. Đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị. Nhu cầu cho khu công nghiệp khu vui chơi giải trí, khu thể thao, những dự án liên doanh với nước ngoài. Hầu hết các nhu cầu này được đáp ứng bằng đất nông nghiệp, chỉ tính riêng đất trồng lúa của các huyện ngoại thành từ năm 1995 đến nay giảm 2850 ha, trung bình giảm 400 ha / năm . Mặc dù vậy dân số nông nghiệp mỗi năm tăng là 2%. Số lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành ít và mang tính tự phát. Đất nông nghiệp hiện tại là 43612 ha dự kiến đến năm 2005 còn lại 38370 ha năm 2010 còn lại 33000 ha giảm 10000 ha so với năm 2000. Năm 2001 Hà nội có 273 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và liên doanh nước ngoài. Nhu ccầu đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng là rất lớn. Để đáp ứng thu hút vốn đầu tư thì uỷ ban nhân dân thành phố phải tạo mọi điều kiện cho đất đai, chính sách về kinh tế. Các điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển kinh tế và đặc biệt trong quản lý nhà nước về đất đai. Nó bảo đảm cho nhà nước quản lý về đất đai một cách hợp lý và hiệu quả như việc bố trí các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơi xa dân cư gần một số trục giao thông lớn để hợp vệ sinh boả vệ môi trường sinh hoạt chop người dân, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Đất đô thị ở Hà Nội hiện nay chủ yếu dùng xây dựng các công trình công công, các văn phòng đại diện và các khu nhà ở. Hiện nay Hà Nội đang dần phát triển về hướng Gia Lâm, Đông Anh,Sóc Sơn. Các nhà máy xí nghiệp chủ yếu được chuyển về các vùng trên. Đời sống nhân dân ở Hà Nội theo thống kê thì đa số là cán bộ công chức, vì vậy đời sống ở đây cao hơn ở các vùng lân cận thể hiện sức mua lớn hơn. Khả năng có việc làm và thu nhập cao dẫn đến nhu cầu về chỗ ở tăng. Một nguyên nhân nữa là sự di dân nông thôn đô thị là rất lớn. Việc định cư tự phát mà khu xóm Liều Thanh Nhàn là một ví dụ thì việc quản lý của nhà nước đang gặp khó khăn. II: Hiện trạng quỹ đất và đất đô trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1. Quỹ đất đô thị. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố năm 2000 là 92097,45 ha tăng so với năm 1995 là 290,8 ha và tăng so với năm 1990 là 40,8 ha. a. Quỹ đất và cơ cấu đất đô thị. Trong đó: diện tích đất tự nhiên của 7 quận nội thành là 8430 ha bằng 9,15% diện tích tự nhiên toàn thành phố (xem biểu 2). Biểu 2: Cơ cấu các loại đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2000. STT Loại đất Diện tích(ha) Chiếm% diện tích 1 Đất nông nghiệp 1816 21,15 2 Đất lâm nghiệp 3 0,0355 3 Đất chuyên dùng 3263 38,7 4 Đất ở 2442 28,96 5 Đất chưa sử dụng 906 10,74 Tổng cộng 8430 100% Nguồn: Niên giám thống kê 1991- 2001 cục thống kê thành phố Hà Nội Từ biểu trên ta thấy đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít đang có xu hướng giảm dần. Đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ trọng cao và đang tăng lên thể hiện quá trình đô thị hoá rất nhanh tróng. b. Quỹ đất và cơ cấu đất đô thị theo địa giới hành chính. Biểu 3: Cơ cấu quỹ đất đô thị cảu 7 quận nội thành năm 2000 như sau: Quận Loại đất Tổng Đất ở Đất chưa sử số Nông Lâm Chuyên nghiệp nghiệp dùng Hoàn Kiếm 15 0 256 163 95 529 Ba Đình 20 0 537 323 45 925 Cầu Giấy 395 0 458 315 33 1204 Đống Đa 38 0 511 445 2 996 Hai Bà 107 0 683 565 110 1465 Tây Hồ 1118 0 381 293 609 2401 Thanh Xuân 123 0 437 338 12 910 Tổng số 1816 3 3263 2442 906 8430 % so với 21,15 0,0355 38,7 28,96 10,74 100% dụng Trưng tổng số Nguồn: Niên giám thống kê năm 1991-2001 cục thống kê thành phố 2.Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Biểu4: Biến động các loại đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Loại đất Năm Tăng Giảm Tăng giảm thực tế 1990 1995 2000 1995/1990 2000/1995 1887,18 1186,82 934 -700,36 -252,82 -953,18 4,3 3,6 3 -0,7 -0,6 -1,3 2332,54 3263 +903,46 +903,46 4Đất ở 2002,65 2445 +442,35 +442,35 5Đất chưa sử 2904,39 906 -1998,39 -1998,39 1Đất nông nghiệp 2Đất lâm nghiêp 3Đất chuyên dùng dụng Nguồn: Bao cáo tổng kết tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của thành phố Hà Nội. Trong những năm qua diện tích đất đô thị thay đổi chủ yếu là do có sự xát nhập các huyện khác vào các quận như quận Tây Hồ là đơn vị hành chính mới được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 1/ 1/ 1996 được tách ra từ các phường của huyện Từ Liêm và quận Đống đa. Quận Thanh xuân và quận Cầu Giấy là 2 đơn vị hành chính mới được thành lập từ ngày 1/1/1997 tách ra từ các quận Đống đa, huyện Từ Liêm, Thanh Trì. sự sai lệch về tổng diện tích tự nhiên của các quận là do chất lượng thống kê. Nhìn chung quỹ đất của 7 quận nội thành hầu như không thay đổi diện tích tự nhiên nhưng trong từng loại đất có sự biến động mà sự biến động này chủ yếu do sự chuyển từ các loại đất cho nhau. Đặc biệt hiện nay đất nông nghiệp, lâm nghiệp của khu nội thành đang giảm mạnh đất chưa sử dụng giảm đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng III.Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội: Năm 2002 là năm thứ hai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn thành phố Hà nội có nhiều tiến bộ rõ rệt góp phần đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội của thủ đô tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xã hội phát triển. tăng thu ngân sách các công trình hạ tầng kỷ luật kỹ thuật công cộng và bộ mặt đô thị có nhiều chuyển chuyển biến tích cực. Với tinh thần phấn đấu ngành Địa chính đã vượt qua nhiều khó khăn thực hiện tốt các nhiệm vụ, chiu tiêu kế hoạch được giao mỗt cách toàn diện đã bám sát địa bàn và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương, phối hợp tốt với các ngành các cấp đề suất được nhiều cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai của thành phố hoàn thành đạt mức cao kế hoạch bán nhà cải tạo duy tu sửa chữa, phát triển nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. thực hiện có kết quả quyết định 273/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, các chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn giải quyết tốt nhiệm vụ việc khiếu kiện, điểm nóng phức tạp, xử lý có hiệu quả các đơn vị sử dụng đất hoang hoá vi phạm luật đất đai mạnh dạn đề xuất thành lập trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ nhà đất, nhằm giải quyết các nhu cầu thực tế. Những kết quả đạt được thể hiện trên số liệu và một số nội dung sau: 1.Điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. Công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính đã được tiến hành theo tài liệu gốc sẵn có của cục bản đồ. Hiện nay công tác đo đạc độc lập bản đồ bản đồ địa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ bản hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính khu vực I nội thành và đang triển khai ở khu vực II ngoại thành. Toàn bộ bản đồ địa chính khu vực ngoại thành có tỷ lệ 1:1000, khu vực thổ cư là 1:1200. Các khu vực còn lại và của 108 phường khu vực thành tỷ lệ 1:200 đã được bàn giao cho UBND các phường, xã hội, thị trấn bước đầu ngành địa chính của thành phố đã tiến hành áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực lập và vẽ bản đồ địa chính như việc cập nhật sự thay đổi, biến động đất đai vào bản đồ đại chính, bàn giao mốc giới. Xây dựng hồ sơ ngành địa chính tích cực trích lục bản đồ gắn việc quản lý đất đai với việc quản lý nhà nước và tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạc lập bản đồ địa chính theo phương pháp quản lý ở một số phường. Việc cắm mốc giới đã được mã số hoá bằng máy tính và quan sát từ vệ tinh để quản lý đất đai. Đánh giá các loại đất đai đây là công việc nhạy cảm phải đòi hỏi có chuyên môn và khả năng thức sự vì Hà nội là đô thị đặc biệt nên giá của đất đai là rất lớn đặc biệt là ở nội thành như các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình hiện nay việc đánh giá theo khung giá quy định của nhà nước trong Nghị định 87/CP thì có rất nhiều loại giá và tuỳ vào vị trí của lô đất và khả năng sinh lợi của nó. Thông thường giá cao ở các quận trung tâm nhưng trong giai đoạn hiện nay do nhu cầu phát triển đô thị. Đất ở các huyện ngoại thành cũng tăng cao như Gia Lâm, Đông Anh những huyện này tập trung nhiều khu công nghiệp nhà máy dẫn đến nhu cầu đất tăng và làm cho giá trị đất cũng tăng. 2. Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất. a. Quy hoạch xây dựng đô thị Dự án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai nhằm đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, xây dựng phương án phân bổ hợp lý quỹ đất đai(khoang định các loại đất) cho tất cả các mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đô thị đến năm 2010. Dự án xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001-2002, nghị quyết số 15/NQ/TW ngày 15/12/2000 của bộ chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, nghị quyết Đảng bộ thành phố lần XIII đã được UBND thành phố trình HĐND thành phố khoá XII kỳ họp thứ 14 thông qua để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đối với đất đô thị thành phố đã có hàng loạt dự án, cải tạo, nâng cấp xây dựng mới nhiều tuyến đường nút giao thông quan trọng đã phát triển nhiều khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng khu vực khác làm cho bộ mặt đô thị có những thay đổi tích cực. tuy nhiên chất lượng hạ tầng kỹ thuật còn thấp so với phát triển kinh tế – xã hội; diện tích đất giao thông còn thiếu phương tiện giao thông chủ yếu là cá nhân với mật độ cao nên dễ gây tai nạn ùn tắc. khu công nghiệp còn xen kẽ trong khu dân cư nhiều công trinh còn sử dụng đất lãng phí; còn tình trạng lấn chiếm đất công chưa được xử lý. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010: Để đảm bảo nền kinh tế thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh bền vững đến năm 2010, tổng sản phẩm xã hội(GDP) của Hà nội tăng 2,7 lần so với năm 2000 thu nhập bình quân đầu người tăng 2 lần so với năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 10%- 11% , phải phát triển Hà nội theo hướng không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, hướng Tây và Tây Nam. nghiên cứu việc chính trị sông hồng và hai bên sông Hồng. xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh thủ đô theo quy hoạch thống nhất hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đô thị trước một bước so với yêu cầu phát triển thủ đô. Đến năm 2010 dân số Hà Nội vào khoảng 3,2 triệu người trong đó: dân số hạot động công nghiệp, dịch vụ 2,53 triệu dân số nông nghiệp 0,67 triệu. với cơ cấu dân số như vậy thì đất đô thị khoảng 32500 ha trong đó nội thành là 25000 ha với số hộ dân phải di dời khoảng 35000 hộ. Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân khoảng 100 m2/ người trong đó phải đảm bảo đất giao thông là 25 m2/ người, đất cây xanh công viên thể dục thể thao là 18 m2/ người diện tích phục vụ lợi ích công cộng của các công trình là 5 m2/ người. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ chuyển mục đích sử dụng 22001 ha đất sang phát triển đô thị và công nghiệp phủ xanh 1700 ha đồi trọc. Dự kiến đất đô thị tăng 12951 ha so với 2000 sẽ chuyển 232 ha đất đô thị thành đất xây dựng cơ sở hạ tầng. b. Kế hoạch sử dụng đất đô thị. Căn cứ tình hình kế hoạch giao đất để xây dựng đô thị phát triển nhà ở, xây dựng sơ sở hạ tầng giai đoạn 96-2000, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội kế hoạch năm từ 2000- 2005 của thành phố chương trình 12/ CTr- TƯ về phát triển nhà ở Hà Nội. Nội dung quy hoặch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010 chỉ tiêu cơ bản về phát triển đất xây dựng nhà ở đô thị của kế hoạch sử dụng đất 10 năm 2001 -2010 của thành phố dự kiến là 5875 ha. Biểu 5: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đô thị năm 2002 đến 2010. Hiện trạng năm 2000 Đơn vị ha sử dụng đến năm 2010 Khu phát triển đô thị Đất đô thị Đất ở đô thị Đất đô thị Đất ở đô thị 1.khu vực thành thị 9684 2813 18903 4911 +Khu vực 7 quận nội 8430 2442 8430 2485 558 213 3506 602 213 049 1726 607 0 0 1002 317 30 0 300 100 + Khu đô thị Đông Anh 453 409 1300 374 2. Khu đô thị châu Quì 0 0 409 98 3. Khu đô thị Văn Điển – 009 32 230 88 4. khu đô thị Sóc Sơn 082 27 3264 778 Tổng số 9775 2872 22807 5875 thành + Khu vực mở rộng sang huyện Gia Lâm + Khu vực mở rộng sang huyện Từ Liêm + Khu vực mở rộng sang huyện Thanh Trì + Khu đô thị bắc Thăng Long Tứ Hiệp Nguồn: Báo cáo chuyên đề “ Định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000-2002 một số ngành và một số lĩnh vực của thành phố Hà Nội. Trong tương lai đến năm 2010 sẽ có 2079100 người sống trong các khu đô thị của thành phố Hà Nội. Tăng thêm 531600 người so với 2001. Để đảm bảo nhu cầu về đất ở cũng như các hoạt động kinh tế chính trị xã hội của thủ đô, đất đô thị sẽ được mở rộng xem biểu trên. Như vậy diện tích đất đô thị sẽ được tăng thêm 12951 ha lấy vào các loại đất nông lâm ngư nghiệp như sau: Đất lúa, mầu 5789 ha. Cây hàng năm khác 355ha. Đất vườn tạp 51 ha. Đất cây lâu năm 37 ha. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 619ha. Đất trồng cỏ 5ha. Đất trồng rừng 499 ha. Đất xây dựng 1365 ha. Đất giao thông 796 ha. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 819 ha. Đất di tích lịch sử văn hoá 53 ha. Đất nguyên vật liệu xây dựng 26 ha. Đất chuyên dùng khác 60 ha. Đất ở nông thôn 1397 ha. Đất bằng chưa sử dụng 42 ha. Đất mặt nước chưa sử dụng 79 ha. Đất sông suối 258 ha. Đất chưa sử dụng khác 19 ha. Diện tích đất ở đô thị năm 2000 là 2872 ha. Trong những năm tới giảm 232ha. Do chuyển sang đất xây dựng khác 27 ha, đất giao thông 205 ha đồng thời tăng thêm 3235 ha lấy từ đất lúa và đất mầu 1649 ha, đất trồng cây hàng năm khác 172 ha, đất vườn tạp 19 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 154 ha, đất xây dựng 11 ha, đất giao thông 4 ha, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 73 ha, đất làm nguyên liệu xây dựng 7 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 6 ha, đất ở nông thôn 1126 ha, đất bằng chưa sử dụng 14ha. Đến năm 2010 diện tích đất đô thị sẽ là 22807 ha trong đó đất ở là 5875 ha. 3. Giao đất và cho thuê đất. Giao đất: Thưc hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt từ năm 1996 đến 2001 Hà nội đã giao và cho thuê dược 5227.58 ha đất để thực hiện 1904 dự án phát triển công nghiệp và đô thị phát triển kinh tế xã hội trong đó có 1832.6 ha đất cho 494 dự án đầu tư phát triển sản xuất phi nông nghiệp. Kinh doanh dịch vụ gồm 1016.9 ha đất cho 141 dự án có nguồn vốn nước ngoài trong đó có 13 dự án 100% vồn nước ngoài được thuê diện tích đất là52.2 ha,128 dự án liên doanh với nước ngoài . được thuê 964.7 ha ; có 4 dự án đầu tư nước ngoài sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp nội bài , khu công nghiệp Hà Nội đầu tư, khu công nghiệp sài đồng A, khu công nghiệp Bắc thăng long. + 815.7 ha đất được giao để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu khu công nghiệp vừa và nhỏ các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống các nhà máy nhỏ lẻ các công trình dịch vụ thương mại Còn lại 3394.98 ha đất được giao để thực hiện 1410 dự án sử dụng vào các mục đích. 919.97 ha xây dựng các trụ sở cơ quan. 479.94 ha đất ở đô thị + 754.5 ha đất giao thông +979.16 ha đất thủy lợi + 45.84 ha đất an ninh quốc phòng +880.85 ha đất nghĩa địa +66.77 ha đất chuyên dùng khác Tính đến đầu năm 2001 toàn địa bàn thành phố có 141 doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và 100% vốn nước ngoài kí hợp đồng thuê đất với tổng diện tích là 12668.737 m2 đất ; 353 doanh nghiệp trong nước kí hợp đồng thuê đất có tổng diện tích 3231858 m2 trong đó + 242 doanh nghiệp nhà nước thuê 1582.437 m2 đất + 71 doanh nghiệp TNHH thuê 1.147.442 m2 đất + 21 doanh nghiệp cổ phần thuê 457.500,8 m2 + 3 doanh nghiệp tư nhân thuê 15325 m2 đất + 17 hợp tác xã thuê 29153.2 m2 Trong năm 2001 sở điạ chính thành phố đẫ thụ lí 380 hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với tổng diện tích là912.33 ha đạt 93.1% kế hoạch về diện tích đất , tạm giao 203 ha đất để bồi thường công tác giải phóng mặt bằng. Thu tiền thuê đất năm 2001 và nộp ngân sách 183.7 tỉ đạt 146.7% kế hoạch. Năm 2002 sở đã trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với diện tích 1278 ha đạt 10.8% kế hoạch , đạt 108% kế hoạch, nộp ngân sách 635.3 tỉ đồng đạt 167.8% kế hoạch, năm 2001 và 2002 uỷ ban nhân dân thành phố đã giao và cho thuê được 2180 ha đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong đó đã giao 165.6 ha đất để phát triển công nghiệp, 201 ha để xây dựngcác công trình giao thông, hạ tầng đầu mối; 503.3 ha đất để xây dựng các khu đô thị mới. Các dự án phát triển nhà ở và khu tái, 5.2 ha để xây dựng quĩ nhà phục vụ các vị lão thành cách mạng cải thiện nhà ở, giao đất xây dựng các công trình trọng điểm công trình phục vụ SAEGAME 22... 6 tháng đầu năm 2003 sở điạ chính đã trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với diện tích khoảng 957 ha đạt 46% kế hoạch để phục vụ cho các dự án trên địa bàn Kết quả kế hoạch giao đất và cho thuê đất đô thị từ 1996 đến 2001. Biểu 6: Công tác giao đất và cho thuê đất qua các năm. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Diện tích đất giao 969.9 1231.85 480.23 892.27 741 912.3 1267.7 và cho thuê(đơn vị ha) %so với kế hoạch 48.1% 47.75% 19.93% 49.5% 55.3% 82.9% 101.33% Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện nghị định 273/ QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra quản lí và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Biểu 7: Kết quả giao đất đô thị đến năm 2002. Đối tượng được giao đất và Đơn vị(ha) cho thuê đất Loại đất Hộ gia đình cá nhân 1.Đất ở đô thị Tổ Tổ chức chức kinh tế nhà nước An ninh UBND quốc phường phòng quản lí Tổng số 479,94 0 0 0 0 479,94 2.Đất chuyên dùng 0 1832,6 919,97 0 66,77 2752,57 3.Đất N-L-N 0 0 0 0 979,16 979,16 4.Đất dành cho các 0 0 0 0 754,5 754,5 0 0 0 45,84 0 45,84 479,94 1832,6 919,97 45,84 1758,43 4969,94 9,65 36,87 18,5 0,922 35,38 100% công trình công cộng 5.Đất an ninh quốc phòng Tổng cộng %so với tổng số 4. Đăng kí và cấp giầy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị. a.Nghĩa vụ đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định thì tất cả các tổ chức cá nhân đóng trên địa bàn thành phố đều phải đăng ký cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến tháng 12/2002 như sau. Biểu 8: Kết quả đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. ST Quận T Số hộ, tổ chức cần Số hộ, tổ chức đã %đăng ký so với số đăng ký đăng ký cần đăng ký Hộ gia Tổ chức đình Hộ gia Tổ chức đình Hộ gia Tổ chức đình 1 Hoàn Kiếm 3806 1787 3603 1700 94,66 95,13 2 Hai Bà Trưng 39497 8087 37400 6000 94,69 74,19 3 Ba Đình 14521 3625 10521 2652 72,45 72,41 4 Đống Đa 24130 8870 21036 6870 87,17 77,45 5 Tây Hồ 12122 6024 12000 4050 99,0 67,23 6 Cầu Giấy 10799 7045 80790 7000 74,8 99,36 7 Thanh Xuân 11042 6802 9016 4079 81,65 59,69 115917 75387 108375 33324 Tổng Cộng Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký thống kê đất đai của phòng đăng ký thông kê đất thuộc Sở địa chính nhà đất Hà Nội. Như vậy trong nhưng năm qua trên địa bàn thành phố đã có 108375 hộ gia đình và 33324 tổ chức tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 74,07% trong đó hộ gia đình chiếm 44,89%, tổ chức chiếm 29,08%. b.Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà diễn ra như sau. 2001 toàn thành phố cấp được 37001/35000 tại khu vực đô thị đạt 106.24%kế hoạch Năm 2002 toàn thành phố cấp được 40664/40000 giấy chứng nhận tại khu vực đô thị đạt 102.5% kế hoạch dự kiến đến hết năm 2002 toàn thành phố sẽ cấp được 40664 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 102.5% Kế hoạch 2002 cụ thể như sau: Biểu 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị đến năm2002. Số giấy STT chứng Quận nhận cần cấp %so với số giấy Số giấy chứng nhận đã cấp chứng nhận cần cấp đến năm 2001 2002 Tổng cộng 1 Hoàn kiếm 5593 3178 1500 4637 83,55 2 Hai Bà Trưng 47548 13253 3711 22344 46,99 3 Ba Đình 18011 7625 3693 11318 62,84 4 Đống Đa 33000 12809 6301 19110 57,91 5 Tây Hồ 18146 7613 1218 11141 61,40 6 Cầu Giấy 16924 7311 3728 11039 65,23 7 Thanh Xuân 17844 7045 3515 10560 59,18 Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của sở địa chính nhà đất Hà Nội. Như vậyđến hết năm 2002 trên địa bàn thành phố hà nội đã cấp được 90175/157066giấy chứng nhận đạt 62,44% số giấy chứng nhận cần cấp. Kế hoạch năm 2003: Biểu 10: Kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị năm 2003. Số tt Quận huyện Kế hoạch cấp GCN 1 Hoàn kiếm 500 2 Hai bà trưng 600 3 Ba đình 2000 4 Đống đa 4000 5 Tây hồ 3000 6 Cầu giấy 1500 7 Thanh Xuân 1500 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở địa chính nhà đất Hà Nội. 5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị. Hiện nay trên toàn địa bàn thành phố việc chuyển quyền sử dụng đất đô thị diễn ra hết sức phức tạp nhưng nó cũng đang được UBND thành phố phối hợp với các cơ quan hữu quan đang uốn nắn để đi váo nề nếp. Ngoài những kết quả đạt được còn một số khó khăn trong công tác này Theo thống kê có 358 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật với diện tích 80628 m2 đất trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp 294 trường hợp với diện tích 57573 m2. Trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất và các quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai qui định , căn cứ nghị định 87/CP ngày 7/8/1994 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đêt phục vụ vào mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3455/QĐ -UB ngày 20/9/1995 qui định thực hiện nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ là cơ sở để thực hiện đền bù giải phóng một số công trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố như đường chùa Bộc – Thái hà, đường 32 , đường quốc lộ 5, dường Trần Khát Chân. Khu công nghiệp nội bài. Trong quá trình triển khai đền bù giải phóng mặt bằng có một số điểm cần phải sửa đổi cho phù hợp với thựctế như việc căn cứ giao đất tái định cư theo khẩu cần được thay bằng diện tích đất bị thu hồi. Ngày 16/9/1997 UBND thành phố đã ban hành quyết định 3528 thay thế quyết định 3455, trong đó có một số nội dung đã được các bộ ngành trung ương nghiên cứu là căn cứ để trình chính phủ sửa đổi nghị định 90/CP 17/8/1994. Trong giai đoạn này thành phố đã vận dụng để giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như : dự án thoát nước thành phố, đường Hoàng Quốc Việt , Đường Láng Hoà Lạc, mở rộng sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ngày 24/4/1998 Nghị định 22/NĐ-CP về đền bù giải phóng mặt bằng ra đời, thì ngày 30/6/1998 UBND thành phố ban hành quyết định 20/QDUB hướng dẫn thực hiện nghị định 22 – thực hiện nghị quyết của thành uỷ và Hội đồng nhân dân thành phố ngày 30/10/2000 UBND thành phố đã có quyết định số 88/2000/QDUB thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố có bổn phận thường trực chuyên trách để tập trung chỉ đạo thống nhất và ngày 19/9/2001 có quyết định số 72/2001/QDUB ban hành qui định về trình tự tổ chức thực hiện công tác thường thiệt hại tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố trong đó qui định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng , qui định cấp phát cho chủ tịch UBND . Các quận huyện được phê duyệt phương án bồi thường cho người bị thu hồi đất và trình tự các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn phức tạp taí định cư, hậu giải phóng mặt bằng. Năm 2000-2001 thành phố đã tập trung triển khai và xây dựng 37 khu tái định cư tập trung của thành phố với khả năng bố trí tái định cư được g403 hệ để phục vụ công tác tái định cư cho các dự án ngoài việc xây dựng các khu tái định cư tập trung thành phố đã chỉ đạo dà soát sử dụng quĩ đất 206 tại các dự án xây dựng nhà ở phải bàn giao cho lại thành phố ,bổ xung quĩ nhà đất thành phố để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng một số quận đã tích cực chủn bị quĩ nhà đất trong nội thành bằng các căn hộ chung cư cao tầng , chủ động trong công tác tái định cư hoặc bàn giao đất để các hộ tự xây đựng nhà ở theo qui hoạch Các dự án sử dụng đất phải bồi thường giải phóng mặt bằng khi triển khai phải có quyết định thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng do phó chủ tịch uỷ ban nhân dân quận huyện làm chủ tịch hội đồng thực hiện qui trình điều tra xác lập số liệu nguồn gốc về đất đai , tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường tái định cư. Từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2002 trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt băng để đầu tư xây dựng810 công trình dự án với diện tích là: 4521.23 ha đất và phải di chuyển là : 79702 hộ gia đình. Có 15 trường hợp không thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã được cấp thẩm quyền xét duyệt Có 155 trường hợp khiếu lại về bồi thường giải phóng mặt bằng hầu hết là khiếu lại về nguồn gốc , hiện trạng đất thu hồi ; một số trường hợp khiếu lại về chính sách đền bù đặc biệt là phương án được lập và phê duyệt trong giai đoạn chuyển đổi chính sách UBND thành phố đã chỉ đạo . Các ngành xem xét giải quyết khiếu lại một số vụ việc kéo dài ubnd đã thành lập tổ công tác điều tra giải quyết sau khi có kết luận UBND thành phố đã có quyết định giải quyết khiếu lại cuối cùng một số trường hợp phức tạp đã mời các bộ ngành trung ương phối hợp tư vấn để thống nhất trả lời. Nói chung năm 2002 là năm đồng Khởi về giải phóng mặt bằng Trong năm 2002 đã triển khai 320 dự án với diện tích là1385 ha đất liên quan đến trên 3 vạn hộ nhu cầu tái định cư là 4650 ha đã thực hiện giải phóng mặt bằng 170 dự án với diện tích1160 ha . Kinh phí bồi thường khoảng 1290 tỉ đồng số hộ có liên quan là 27480 hộ. Thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư dự kiến 83.4% số dự án được phê duyệt dự án được giao mặt bằng để triển khai là 53% tăng 6.9% so với năm trước. Diện tích bàn giao mặt bằng đạt 83.7% yêu cầu so vơi năm trước đạt 158% số tiền chi trả bồi thường đạt 168% số hộ bố trí tái định cư đạt 54.6% nhu cầu bằng 187% so với năm 2001. 6. Thanh tra giải quyết các tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về đất đô thị. Theo báo cáo của tổ chức địa chính nhà đất Hà Nội thì trong năm 2001 và năm 2002 công tác thanh tra giải quyết các tranh chấp các khiếu lại tố cáo và sử lí các vi phạm về đất đô thị như sau: Hầu hết toàn bộ các khu dân cư về cơ bản đã hoàn thành việc dăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Chỉ còn một số tổ chức thuê đất chưa có giấy tờ hợp pháp đã được xử lí. Đã thông báo kế hoạch thực hiện và phương án xử lí 1925 tổ chức sử dụng đất vi phạm trong đó có 188 tổ chức đã kê khai theo chỉ thị 245 /TTg có giấy tờ hợp pháp phải liên hệ sở địa chính nhà đất để lập hồ sơ kí hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo qui định 1739 tổ chức đã đăng ki kê khai sử dụng đất theo chỉ thị 245/TTg chưa có giấy tờ hợp pháp phải lập hồ sơ theo qui định để làm thủ tục hợp thức quyền sử dụng đất. Tính đến hết tháng 11 năm 2002 đã có 800/1739 đơn vị liên hệ với sở địa chính nhà đất để được hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỉ lệ 46% Có 60/188 tổ chức có giấy tờ hợp pháp đã kí hợp đồng thuê đất đạt 32%. Nhiều đơn vị đã tự giác hoàn thiện hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Công tác thanh tra xử lí vi phạm giải quyết khiếu lại tố cáo đã có nhiều chuyển biến, giải quyết tập trung có hiệu quả xử lí được một số điểm nóng không để các vụ mới phát sinh. - Tập trung chỉ đạo bám sát cơ sở , nắm chắc tình hình phối hợp chặt chẽ với quận huyện tranh thủ sự đồng tìnhcủa các cơ quan trung ươngvà sự chỉ đạo của thành uỷ, UBND thành phố trong triển khai thực hiện chỉ thị 15/2001/CT-UB của UBND thành phố về tăng cường quản lý nhà nước về đất đai kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố với một quyết định dứt điểm quyết liệt và hiệu quả - hoàn thành lối kiểm tra theo chỉ thị 15/2001/CT-UB của các quậnh huyện đã phát hiện 1412 trường hợp vi phạm về quản lý sử dụng đất với diện tích là 472,8ha đất và 1774 trường hợp hộ gia đình cá nhân lấn chiếm đất công với diện tích 21,88 ha ssất trong đó có 235 tổ chức để đất hoang hoá hoặc chưa sử dụng với diện tích 129,8 ha đất chiếm 27,45% diện tichs đất vi phạm. Biểu 11: Kết quả thanh về vi phạm sử dụng đất đô thị. Năm Các loại vi phạm 2001 Số vụ 2002 Diện tích đất (m2) Số vụ Diện tích đất(m2) - Để hoang hoá 272 128500 182 264425 519 173260 675 142150 1585 1546238 1795 22470 2220 233264 358 80682 chưa sử dụng - Tự chia đất làm nhà ở - Sử dụng sai mục đích - Lấn chiếm - Chuyển nhượng trái pháp luật Nguồn: Vụ Đăng ký Thống Kê Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Các công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, thanh tra xử lý vi phạm. Năm 2001 UBND thành phố đã tiến hành tiếp dân với 2854 lượt toàn ngành địa chính đã kiểm tra xử lý, giải quyết được 484 vụ khiếu nại ,tố cáo trong đó có một số vụ điẻn hình như việc sử dụng đaats đai tại khu tam giác điện tử quận Thanh Xuân, thanh tra khiếu nại việc xây dựng tại khu đất 138 ngõ Văn Chương, 250 Khâm Thiên. Thanh tra, kiểm tra việc lấn chiếm hồ ba Mẫu, thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất quanh hồ thành công, công ty hà lâm thanh trì. Thực hiện tốt trách nhiệm được giao là tổ trưởng tổ công tác liên ngành thành phố kiểm tra đôn đốc, giải quyết khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài tại huyện thanh trì, từ liêm , đông anh , gia lâm với tinh thần sâu sát cơ sở nắm chắc tình hình kiên quyết giải quyết dứt điểm phối hợp với quận huyện đã trình thành phố và giúp quận huyện tháo gỡ được nhiệm vụ điểm nóng kéo dài . Thí dụ vụ đất ông Vũ Xuân Đốc, ông Trinh Cao Trượng tại xã Yên sở thu hồi đất của bến xe tải bắc nam . Công ty dịch vụ nông nghiệp thanh trì phối hợp với UBND huyện từ liêm giải quyết việc sử dụng đât tại khu 3 ha bãi cát xã Liên Mạc , vụ công viên hồ Ba Mẫu. - Năm 2002 toàn thành phố đã giaỉ quyết 87 vụ khiếu nại tố cáo. Tham gia phối hợp cùng liên ngành tập trung giải quyết dứt điểm các điểm nóng, vụ kiện đông người khiếu kiẹn , đông người phức tạp như khiếu nại của Đắc Thị Đức tại 55 Kim Mã, quận Ba Đình giải quyết tranh chấp ranh giới đất giữa chùa pháp vân với công ty 56 thuộc tổng công ty thành an. - Bộ quốc phòng tại xã hoàng việt huyện thanh trì giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân xã Việt hùng huyện đông anh tố cáo cán bộ xã giao đất cấp đất trái phép trái thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Biểu 12: Kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm Xử lý vi phạm - Đất để hoang chưa sử dụng 2001 Vụ Diện tích(m2) 2002 Vụ Diện tích (m2) 61 474382 - Sử dụng sai mục đích 926 282248 - Lấn chiếm 1203 55371 36 93800 - Tự chia làm nhà ở - Chuyển nhượng trái pháp luật Nguồn : Tổng cục địa chính IV. Đánh giá chung những mặt đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Những năm qua công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước tiến bộn rõ rệt và đã đạt kết quả cao trong các công tác quản lý nhà nướcvề đất đô thị. Hầu hết các nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra đều được hoàn thành và vượt mức kế hoạch đật ra. Cụ thể như sau 1.Những kết quả đạt được: a.Đối với việc điều tra đo đạ lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. Hiện nay đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính hầu hết diện tích đã được cập nhật vào bản đồ địa chính.các loại bản đồ đã được đo vẽ chính xác và thường xuyên cập nhật những biến động của đất đô thị trên địa bàn thành phố . Bản đồ giải thừa: 1:200 đã được đưa về các phường quản lý giúp quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Để phục vụ làm cơ sở cho các chủ thể cá nhân có thể tham gia vào thị trường bất động sản thành phố đã tiến hành phân hạng đất đai trong đô thị để phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng , giải quyết các tranh chấp trong việc mua bán chuyển nhượng đất đai. b.Với công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất. Thành phố đã có qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và xa hơn nữa . Bản qui hoạch thành phố đã được công khai cho toàn bộ nhân dân biết để có thể nắm bắt được chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước trong việc quản lí sử dụng đất đai trong toàn thành phố. Đã có kế hoạch sử dụng đất đô thị trong thành phố với từng loại. Công tác qui hoạch là một công cụ quản lí nhà nước về đất đai của nhà nước Hà nội đã có rất nhiều các dự án qui hoạch kế hoạch sử dụng đất và đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện các dự án qui hoạch kế hoạch đã thực hiện kế hoách sử dụng đất được 1278 ha đất 100.8% kế hoạch đây là chỉ tiêu về diện tích đất cao nhất từ trước đến nay. c.Công tác giao đất cho thuê đất. Để đảm báo thực hiện tốt qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thành phố Hà Nội đã tập trung giao đất cho thuê đất với các đối tượng khác nhau. Hiện nay thành phố đã tiến hành giao đất cho thuê 2180 ha trong đó 165.6 ha để phát triển công nghiệp 201 ha để xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng đầu mối 503.3 ha để xây dựng nhìn chung công tác giao đất cho thuê đất đã đạt được một số tiến bộ rõ rệt hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra d.Với các công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Hà Nội hiện nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 67,32% toàn thành phố. Với đất đô thị gần 62,44%. Tạo thuận lợi cho việc quản lí đất đai rất lớn. Công tác ở đăng kí thống kê đất đai, Thành phố thường xuyên cập nhật các thông tin về biến động đất đai đô thị trên toàn thành phố để kịp thời sử lý các vi phạm... e. Công tác thu hồi đất và đền bù. Công tác thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất trong những năm qua thành phố Hà Nội đã triển khai hàng ngàn dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ gia đình phải di rời.Các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các sở , ngành thực hiện khẩn trương công tác thu hồi đất và đền bù theo nghị định 22 của chính phủ.Trong đó đã ghi rõ đối tượng được đền bù, không được đền bù. và giá cả đền bù. f. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về chế độ sử dụng đất đai công tác này cũng đẫ đưọc UBND thành phố chỉ đạo thực hiện sát sao và rất có hiệu quả kiểm tra phát hiện sai phạm hàng nghìn trường hợp và đã giải quyết dứt điểm một số vụ với các hình thức xử lí như thu hồi đối với các diện tích được giao chưa sử dụng đến trên 12 tháng, lấn chiếm , sử dụng sai mục đích ... Để thực hiện nghịđịnh 273/QĐ-TTg ngày 14/2/2002 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra quản lí sử dụng đất toàn địa bàn thành phố . 2. Một số tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được về quản lý đất đô thị cho đến nay vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. 2.1. Một số tồn tại. a) Với việc đo đạc lập bản đồ địa chính : Hiện nay việc đo đạc lập bản đồ gốc bằng công nghệ mới đã tạm thời chính xác nhưng các loại bản đồ thể hiện sự biến động của đất đô thi trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập chưa chính xác. Chưa liên tục cập nhật đầy đủ các thông tin để có thể chỉnh sửa. Đánh giá phân hạng đất : Chưa có một bảng giá chính xác có thể đưa ra vì vậy các đường phố thường được đánh giá sai chưa bám sát thị trường bất động sản để đánh giá giá trị của đất đô thị làm cho giá quy định thường thấp hơn giá thực tế rất nhiều. b) Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất : Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị chưa bám sát yêu cầu thực tế và các bản quy hoạch, kế hoạch chưa thực sự mang tính khả thi và khó thực hiện vì người dân biết về quy hoạch chi tiết c) Việc giao đất và cho thuê đất : Ngoài kết quả đạt được công tác này cũng có nhiều hạn chế như việc giao đất và cho thuê đất với các tổ chức còn chậm, công tác xét giải quyết cấp giấy chứng nhận qưuyền sử dụng đất, cho thuê còn chậm chạp, rườm rà làm cho các nhà đầu tư phải chờ đợi lâu dẫn đến chán nản. d) Công tác đăng ký và thống kê đất đô thị : Đất đô thị của thành phố Hà Nội trong các năm qua có sự biến động lớn nhưng theo dõi, chỉnh lý biến động không kịp thời, thường xuyên nhiều phường xã không chỉnh lý, cập nhật bổ sung nên công tác kiểm kê gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý hồ sơ còn yếu kém, hồ sơ tài liệu thiếu nhiều hoặc không lưu trữ. Như bản đồ đo đạc, sỏ địa chính, sổ khoán bản đồ hiện trạng, số liệu thống kê đất đai hàng năm, số liệu kiểm kê đất đai. e) Công tác thu hồi đất và đền bù thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng : Trong công tác này chủ yếu tồn tại ở vấn đề đền bù khi giải phóng mặt bằng. Theo như hiện nay giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế dẫn đến việc lợi ích các cá nhân và tổ chức chưa đuợc thoả đáng làm cho họ chống đối lại các quyết định thu hồi. f) Công tác thanh tra giải quyết đất đô thị : Công tác thanh tra kiểm tra còn chưa thường xuyên và chưa chủ động nên tình trạng vi phạm luật đất đai còn tiếp diễn do ý thức của người sử dụng đất chưa cao. Dẫn đến chuyển quyền sử dụng trái pháp luật, chuyển mục đích sử dụng trái quy định vi phạm bảo vệ đất đai. Tình trạng lấn chiếm đất công vẫn diễn ra thường xuyên không xử lý kịp thời thiếu biện pháp. Tranh chấp đất đai vãn diễn ra, một số vụ còn kéo dài chưa giải quyết dứt điểm được. Trong việc giải quyết tranh chấp đất đai các cơ quan nhà nước còn chưa thống nhất quan điểm về các cách giải quyết do đó thiếu đồng bộ và thiếu kiên quyết xử lý. 2.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên. a) Các chính sách quản lý về đất đô thị còn thiếu nhiều bất cập còn chưa đồng bộ, hướng dẫn của các bộ ngành trung ương chậm, chưa sát thực tế. Nhiều trường hợp gây lúng túng khi triển khai thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng chưa được bổ sung sửa đồi và thiếu ổn định gây khó khăn lớn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, gây khiếu kiện của người bị thu hồi đất chưa có cơ chế huy động vốn để tạo lập qũy đất, quỹ nhà định cư chủ động phục vụ giải phóng mặt bằng và đáp ứng các nhiệm vụ của thành phố. b) Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý đất đai còn yếu, đặc biệt là cấp cơ sở do không ổn định về tổ chức. Vận dụng trong thực tế cong máy móc chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ, chậm thích ứng với nhu cầu cải cách hành chính, chống phiền hà nên để một số vụ việc để kéo dài. c) Việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đô thị của một số tỏ chức và cá nhân còn kém. Nhiều vụ việc lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không phép không được chính quyền cơ sở ngăn chặn kịp thời. Đã dẫn đến phức tạp khi xử lý một số vụ việc khiếu nại về đất đô thị có hồ sơ liên quan đến nhiêù thời kỳ lịch sử không đầy đủ không được theo dõi và cập nhật dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, không được xử lý dứt điểm. d) Sự phồi hợp giữa các ngành chức năng của thành phố và chính quyền các cấp trong thực thi nhiệm vụ quản lý về đất đô thị còn nhiều trường hợp chưa đồng bộ có biểu hiện né tránh trách nhiệm. Chương III Quan điểm và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lí đất đai đô thị ở Hà Nội I.Quan điểm. Đất đô thị có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của đô thị nó phản ánh bộ mặt của đất nước khả năng phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư vì vậy việc quản lí sử dụng đất đô thị một cách hợp lí , hiệu quả là một yêu cầu cực kỳ quan trọng quan điểm chung là quản lí tối đa tốt đất đai để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội khắc phục tình trạng buông lỏng quản lí để đạt được mục đích đó phải phát huy được thế mạnh của đất đai tận dụng khai thác hợp lí nhằm giải quyết được các vấn đề ổn định chế độ ăn ở cho các hộ gia đình trên điạ bàn Thành phố cải thiện đời sống nhân dân bảo vệ tài nguyên quốc giavà môi trường sinh thai sử dụng qui hoạch hợp lí các khu công nghiệp du lịch, dịch vụ kiểm soát quá trình đô thị hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động trên cơ sở sử dụng đất hợp lí xây dựng xã hội công bằng văn minh trong đó có vấn đề đất đai- nhà ở tăng nguồn thu ngân sách cho thành phố hạn chế các tiêu cực nảy sinh gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố. Nói chung cần chú ý ở một số nguyên tắc sau : - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng vì đều là tài sản quốc gia. Không một cá nhân, tổ chức nào có thể chiếm hữu tài sản đó. Chỉ có nhà nước người đại diện duy nhất của mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lý tôí cao. Nhà nước giao quyền quản lý sử dụng cho các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp với mục tiêu tăng cường quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đất đai. Để thực hiện quản lý tập trung thống nhất về đất đô thị cần nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý như công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công cụ tài chính và đặc biệt là công cụ pháp luật - Bảo đảm sự kết hợp quyền sở hữu và sử dụng đất đô thị. Theo hiến pháp nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý để kết hợp các quyền này cần có cơ chế kết hợp, trong đó trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng phải được công nhận và được thể chế bằng văn bản pháp luật. - Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giã các lợi ích. Đất đô thị cũng phản ánh lợi ích của cá nhân,lợi ích của tập thể và lợi ích của cộng đồng xã hội để kết hợp hài hoà các lợi ích cần thực hiện xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm cuả đất nước của thành phố. Xây dựng tốt các quy hoạch, kế hoạch nó phải quy tụ được lợi ích của toàn xã hội thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế nhằm thúc đâỷ các tổ chức và cá nhân quản lý bảo đảm lợi ích của cá nhân và tổ chức. Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lý. - Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả cần phải giải quyết tốt các vấn đề xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp yêu cầu của các quy luật khách quan, giảm chi phí vật tư đối với các công trình xây dựng cơ bản về đất đai sử dụng tối đa năng lực sản xuất. II.Kế hoạch quản lí đất đô thị trong những năm tới. Trên cơ sở chương trình 08CTr/Tu ngày17/8/2001 của thành uỷ đến năm 2005 đối với công tác quản lí đất đô thị, những nội dung sau đây cần tiếp tục hoàn thành nhằm đưa công tác quản lý đất đô thị vào nề nếp cụ thể. - Công tác soạn thảo các văn bản pháp qui về chính sách đất đai - Qui định về ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Hà Nội. - Qui định về quản lý và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với các loại nhà tồn đọng. - Qui chế quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng tại Hà Nội - Chỉ thị và kế hoạch kiểm tra thu tiền thuế nhà sản xuất kinh doanh và sử lý việc sử dụng sai mục đích. - Qui định về thủ tục giao và cho thuê đất đai đối với tổ chức đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng. - Qui định về một số nghĩa vụ khi chuyển đổi đất. - Một số chính sách quản lí thị trường bất động sản. - Phối hợp xâu dựng sửa đổi chính sách về giao đất giải phóng mặt bằng. * Một số công tác trọng tâm trong công tác quản lí đất đai - Hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại khu vực đô thị trên toàn thành phố. - Tập trung đẩy mạnh và tiếp tục thực hiện chỉ thị số 15/2001 CT-UB ;16/2002/CT-UB 17/2002/ct-UB nhằn tăng cường công tác quản lí đất đai. - Hoàn thành việc số hoá bản đồ địa chính toàn thành phố phục công tác quản lí đất đai. - Phối hợp với các ngành UBND các quận, huyện đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. - thực hiện công tác cập nhật bản đồ địa chính toàn thành phố nhằn quản lí mọi biến động về đất đai III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội 1.1Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lí đất đai của nhà nước. Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới xây dựngđất nước hơn 15 năm qua đẫ đạt được những thành công trên nhièu lĩnh vực trong đó có chính sách đổi mới chính sách về đất đai một cách đúng dắn và sáng tạo khiến cho người dân thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao .Tạo ra động lực quan trọng thúc đầy sản xuất phát triển ở nước ta đất đai luôn luôn là vấn đề nhạy cảm cả về 3 mặt kinh tế chính trị xã hội tình trạng khiếu nại tố cáo về đát đai ở nhiều vùng trong toàn quốc xảy ra khá phức tạp đang là vấn đề nhức nhối . Chúng ta cần tập trung nghiên cứu có biện pháp giải quyết kịp thời một cách cơ bản hướng tới ổn định lâu dài. Để tăng cường quản lí nhà nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng có hiệu lực và hiệu qủa có nhiều việc chúng ta cần làm Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về đất đai và thanh tra kiểm soát việc thi hành. Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trên thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những mối quan hệ ban đầu có tính hành chính chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính thị trường, kinh tế xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai làm xuất hiện nhiều vấn đề mới. Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong quản lý vì vậy vấn đề tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng để hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai đúng hướng cầc kiên định nguyên tắc cơ bản là tăng cường chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý của nhà nước. Ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua lợi ích kinh tế hai mặt này phải được gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân nhà nước thống nhất quản lý về đất đai được tăng cường có hiệu lực, hiệu quả hơn trong việc sử dụng đất. Đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai cần coi trọng đẩy mạnh chương trình truyền thông về pháp luật. Tăng cường việc thanh tỷa kiểm soát, việc chấp hành đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất để boả đảm giữ vững trật tự kỷ cương trong thi hành pháp luật về đất đai. Để hoàn thiện chính sách về đất đai cần: + Kiến nghị với chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định về đất đai. Bên cạnh đó cấn thường xuyên kiểm tra việc thực thi luật đất đai, kịp thời phát hiện những tiêu cực và yếu kém trong quản lý. Nhận quyền sử dụng đất đô thị theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt các khâu trùng lặp không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người sở dụng đất. + Xác định kinh phí để thực hiện giao đất, cấp sổ đỏ và các nhiệm vụ từ ngân sách nhà nước. Cân đối vào ngân sách hàng năm của địa phương. + Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan như: nông nghiệp, xây dựng tài chính, kế hoạch thanh tra nhà nước, địa chính trong việc chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trên theo sự phân công trách nhiệm cụ thể theo chức năng của mỗi cơ quan. 1.2. Đánh giá phân hạng đất. Hàng năm phối hợp các cơ quan thuế, địa chính tiến hành thống kê kiểm kê từng loại đất cụ thể đùng thời gian để tioến hành phân loại đất theo luật thuế sử dụng đất và quy định của chính phủ. Mặt khác qua đánh giá phân hạng đất sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho công tác quản lý xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1.3.Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất: Thanh tra kiểm tra đất đai là một chức năng thiết yếu của cơ quan nhà nước về đất đai là phương thức bảo đảm pháp chế tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực đất đai. Do vậy để khắc phục những vi phạm pháp luật đất đai cần tăng cường công tác quản lý về đất đai. Phát hiện kịp thời những vi phạm đồng thời qua đó phát hiện những bất hợp lý trong nội dung các văn bản pháp luật đẻ khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản. + Lắng nghe ý kiến của các đại biểu hội đồng nhân dân vssf tình hình quản lý đất đai của từng địa phương để có những chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng. + Ban hành các văn bản để đối phó kịp thời những tình huống và xu hướng biến động về đất đai. + Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu bổ xung các chính sách pháp luật. 1.4.Tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan chuyên môn. Quy hoạch kế hoạch Tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Đây là công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà lâu dài , đảm bảo sự quản lý nhà nước về đất đai. Theo đúng định hướng phát triển kinh tế. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật” đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là tạo ra các vùng kinh tế hàng hoá phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế của mỗi vùng. Hướng cho mọi người sử dụng đất có hiệu quả. Tập trung đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng vốn, trong thời gian trước mắt thành phố cần xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Việc xây dựng quy hoach kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện theo ngành, vùng và căn cứ các quy hoạch chung của toàn thành phố. *Công tác quy hoạch thành phố: Đây là yêu cầu thực tế trước mắt và lâu dài do vậy quy hoạch sử dụng đất đô thị phải dự đoán được sự phát triển xã hội tương lai. Dự tính bằng con số cụ thể, từ đó bố trí quy hoạch cụ thể chi tiết trước mắt đối với thành phố. Cần được triển khai rà soát lại quy hoạch chi tiết cụ thể với dự kiến phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và mỹ quan đô thị. Kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý không mang tính khả thi. Cần chú ý đến quy hoạch kết cấu hạ tầng đường điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường. Có kế hoạch triển khai thực hiện từng bước và công khai dân chủ hoá vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với đất chưa sử dụng cấn khảo sát cụ thể hiện trạng diện tích các loại đất này để có kế hoạch sử dụng đất cụ thể đưa vào khai thác sử dụng phù hợp. Vì vậy cần tăng cường xây dựng và nâng chất lượng quản lý triển khai thực hiện quy hoạch kế hoạch đó trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận Đẩy mạnh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính bằng các phương pháp, phương tiện phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội, đồng thời khai thác các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ kịp thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận trên diện rộng. Đẩy mạnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết gắn quy hoạch giao đất và cấp giấy chứng nhận với nhau, đồng thời rà soát nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức. Cải tiến quy trình thủ tục đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận thanh tra kiểm tra phát hiện những vi phạm và xử lý kịp thời không gây phiền hà vòng vo kéo dài thời gian giải quyết. Phải có sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật tránh tình trạng đùn đẩy mỗi nơi một ý kiến thiếu tập trung mất uy tín với nhân dân. 1.5.Phát triển thị trường bất động sản. Việc triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường bất động sản trong thpì gian qua có nhiều mặt làm được nhưng có những mặt yếu kém có lĩnh vực chưa được khai thông hoặc quản lý không chặt có thị trường ngầm hoạt độngngoàu tầm kiểm soát của nhà nước. Để chủ động quản lý tốt thị trường bất động sản thành phố cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau: - Cần tập trung xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở. Tập trung cơ quan đăng ký hoạt động có hiệu lực. Cơ quan chức năng giúp nhà nước làm tốt khâu điều tra cơ bản nhằm nắm chắc quỹ đất đai, các đối tượng sử dụng đất cập nhật biến động. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu để sớm hình thành hệ thống thông tin quản lý đất đai, quản lý bất động sản đưa công tác quản lý vào nề nếp. - Tổ chức đăng ký bất động sản cấp chứng chỉ xác định mọi biến động. - Định giá bất động sản cần có một cơ quan định giá bất động sản chuyên - Phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai. Bộ máy tổ chức quản lý môn. đất đai phải đồng bộ, toàn diện, thống nhất từ trên xuống dưới. Cần ba mặt: một là luật pháp phải hoàn thiện, hai là đội ngũ cán bộ phải có đức có tài, ba là hoàn thiện bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ quản lý. Bộ máy quản lý phải thông suốt tránh chồng chéo, hoạt động có hiệu quả cao. Thường xuyên quan tâm tới hoàn thiện bộ máy quản lý về chuyên môn, năng lực quản lý của các cán bộ ngành địa chính. - Hàng năm cử các bộ nòng cốt đi học ở các trung tâm lớn trong và ngoài nước để trau dồi kiến thức, phương pháp quản lý mới. - Có chương trình đào tạo cho cácn bộ cấp xã, phường ngay trên địa bàn thành phố. - Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hệ thống quản lý như công nghệ GPS, Mapingfot, kỹ thuật số… để nâng cao hiệu quả quản lý. - Phải tổ chức tuyên truyền giáo dục để thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trong cán bộ công chức và nhân dân toàn thành phố. - Phổ biến luật đất đai tới mọi người dân. - Có chế độ khuyến khích khen thưởng các cán bộ có thành tích công tác tốt, sáng tạo trong công việc. Tóm lại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và đât đô thị cần một số kiến nghị sau: - Cần tổ chức hiệu quả công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ sự cần thiết phải quản lý và sử dụng hợp lý đất đai. - Xây dựng chỉ dạo chặt chẽ sát sao, phân công rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng ngành tập trung tháo gỡ những vướng mắc. - Cần có đội ngũ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn cao. - Đẩy mạnh giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khiếu kiện của nhân dân về đất đai, phải đẩm bảo đúng dân chủ công bằng. - Đơn giản hoá các thủ tục trong việc đăng ký cấp GCN, cho thuê, giao đất. Đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. - Cần soạn thảo các văn bản để điều chỉnh kịp thời những bất cập trong quản lý. - Cần áp dụng công nghệ mới trong quản lý hồ sơ địa chính, vẽ bản đồ… - năng, đơn giản hoá tình trạng cồng kềnh, chồng chéo không cần thiết. Có biện pháp cải tổ bộ máy hành chính tổ chức theo hướng đa chức năng 2.Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội: 2.1 Kiến nghị với Nhà nước: + Ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nâng cao năng lực thể chế: - Kiến nghị với Chính Phủ đề suất sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định về đất đai. Bên cạnh đó Chính phủ cũng thường xuyên kiểm tra việc thực thi luật đất đai, kịp thời phát hiện những tiêu cực và yếu kém trong quản lý thực thi luật. - Lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội ở các địa phương về tình hình quản lý sử dụng đất để có những chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhà làm luật. +Nên có chính sách ưu tiên đầu tư cho các quận huyện trong lĩnh vực đo đạc xây dựng bản đồ địa chính trong công nghệ mới. +Có các chương trình đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính nòng cốt của từng địa phương trong cả nước, nắm bắt được các phương pháp quản lý đất đai tiên tiến của các nước phát triển. +Chính phủ có chính sách đầu tư những trang thiết bị hiện đại ( tin học hoá ngành địa chính xuống tận cấp phường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý). 2.2. Kiến nghị Đối với thành phố. Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố trong quản lý đất đai. Cụ thể hoá các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Ban hành các văn bản nghị định, quyết định về đất đai. 2.3.Kiến nghị với các cơ quan hữu quan. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đô thị như cơ quan địa chính với cơ quan thuế, giải phóng mặt bằng. - Tránh sự chồng chéo cồng kềnh không cần thiết trong việc giải quyết các công việc quản lý đất đai, đảm bảo mục tiêu hiệu quả và đúng pháp luật. Kết luận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Đây là yếu tố khách quan để mọi chính sách pháp luật về đất đai phát huy hiệu lực góp phần phát triển kinh tế xã hội trước mắt và trong tương lai. Hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường kéo theo đó là các vấn đề phức tạp khác như sự gia tăng dân số. Việc phát triển và quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội khác… đòi hỏi phải có một quỹ đất rất lớn. Chính vì vậy, bây giừo chúng ta cần phải có kế hoạch quản lý sử dụng đất sao cho phù hợp nhất với phương châm tiết kiệm, hiệu quả. Đối với thành phố Hà Nội để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì trước mắt phải biết khai thác sử dụng đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng một cách hợp lý, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm và có hiêu quả nguồn tài nguyên quý giá này. Do đó, việc đẩy mạnh công tác quản lý về đất đai là nhiệm vụ quan trọng của các cấp các ngành trong giai đoạn hiện nay. Với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu là vấn đề xã hội và dư luận quan tâm, trong khi đó nhà nước và thành phố mới bổ sung và tiếp tục xem xét hoàn thiện pháp luật đất đai. Do vậy, trên đây mới chỉ đề cập đến một số mặt nổi cộm của nội dung quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội. Chưa đi sâu một cách cụ thể về những vấn đề này nhưng trên cơ sở nghiên cứu luật đất đai năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 1998 đã xem xét, phân tích, đành giá thực trạng quản lý về đất đô thị ở thàh phố Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra một số tồn tại của công tác quản lý nhà nước về đất đô thị đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị đó là những giả pháp chủ yếu để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố. Mục Lục Lời nói đầu ................................................................................................................................ 1 Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý nhà nước về đất đô thị..................................... 4 I.Vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế xã hội: ........................................................... 4 II. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đô thị:......................................................................... 8 III. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đô thị: ................................................... 9 1. Khái niệm và phân loại đất đô thị: ............................................................................. 9 2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đô thị: ............................................................... 10 2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị:................................................................................................................................... 11 2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị: ......................... 13 2.3 Giao đất, cho thuê đất: ............................................................................................ 15 2.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị ................................. 18 2.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị ........................................................................... 19 2.6 Thu hồi và đền bù khi thu hồi đất đô thị ................................................................ 21 IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đô thị. .................... 24 1. Chính sách pháp luật của nhà nước.......................................................................... 24 2. Quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế ............................................................. 25 3.Quá trình di dân nông thôn đô thị và tăng dân số..................................................... 26 4.Phát triển của thị trường bất động sản. ..................................................................... 26 Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố hà nội hiện nay ........ 27 I. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị: ...................................................................................................... 27 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. ...................... 27 2. các nguồn tài nguyên................................................................................................. 30 3. Cảnh quan môi trường Hà Nội: ................................................................................ 31 4. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về đất đô thị:................................................................................................................................... 32 1. Quỹ đất đô thị. ........................................................................................................... 33 2. Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội…………………...36 III.Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội:.............................. 36 1.Điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. .......................... 37 2. Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất. ...................................... 37 3. Giao đất và cho thuê đất. ............................................................................................... 42 4.Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị. ................................... 46 5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị. ............................................................................ 47 6. Thanh tra giải quyết các tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về đất đô thị. ........................................................................................................ 49 IV. Đánh giá chung những mặt đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.......................................................................... 53 1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………54 a.Đối với việc điều tra đo đạ lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. ....... 53 b.Với công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất. ......................................................... 53 c.Công tác giao đất cho thuê đất................................................................................... 54 d.Với các công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. ..... 54 e. Công tác thu hồi đất và đền bù. ................................................................................ 54 f. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại....................... 55 Chương III Quan điểm và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lí đất đai đô thị ở Hà Nội. ...................................................................................................................... 58 I.Quan điểm. ....................................................................................................................... 58 II.Kế hoạch quản lí đất đô thị trong những năm tới. ....................................................... 59 III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 60 1.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội ........ 60 1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách đất đai của nhà nước…………………...62 1.2. Đánh giá phân hạng đất. ........................................................................................ 62 1.3.Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất: ........................ 62 1.4.Tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan chuyên môn. ................................ 63 1.5.Phát triển thị trường bất động sản. ......................................................................... 64 2 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội …………………………………………………………………68 2.1 Kiến nghị với Nhà nước………………………………………………….68 2.2 .Kiến nghị với thành phố…………………………………………………68 2.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan…………………………………….69 Kết luận ................................................................................................................................... 67 Tài liệu tham khảo. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai nhà ở trường Đại Học kinh tế Quốc Dân do PGS-TSKH Lê Đình Thắng chủ biên. Nguồn liên giám thống kê 1986-2001 cục thống kê thành phố Hà Nội. Báo cáo chuyên đề '' định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000-2010'' một số ngành lĩnh vực của thành phố Hà Nội. Luật đất đai 1993 sửa đổi bổ sung 1998 và 2001. Báo cáo kết quả hoạt động của sở dịa chính nhà đất của thành phố Hà Nội các năm 2000, 2001, 2002. Nghị định 68/2001/NĐ-CP 1/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí cộng sản số 10 tháng 4 năm 2002 bài của TRiệu văn Bé. Chỉ thị 15/CôNG TY-UB 24/4/2001 vcủa thành phố Hà Nội về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai kiên quyết sử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố. Nghị định 22/1998/NĐ-CP 24/4/1998 của chính phủ về vệc định giá đất đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng để phục vụ cho an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia. Nghị định của chính phủ 72/2001/NĐ-CP 5/10/2001 về việc phân loại đô thị. Nghị định 87/1994/NĐ-CP 14/4/1994 về việc quy định khung giá các loại đất. [...]... pháp luật hiện hành Trên đây là 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đô thị nố đảm bảo cho công tác quản lý của nhà nước ngày một có hiệu quả hơn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý IV Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đô thị 1 Chính sách pháp luật của nhà nước Để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đô thị Nhà nước đã ban hành luật đất đai 1993 và sửa đổi năm... quan nhà nước không quản lý và cập nhật được làm cho hiệu quả của công tác quản lý đất đô thị giảm Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố hà nội hiện nay I Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị: 1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 1.1 Điều kiện tự nhiên Hà Nội là thủ đô của nước. .. từ các loại đất cho nhau Đặc biệt hiện nay đất nông nghiệp, lâm nghiệp của khu nội thành đang giảm mạnh đất chưa sử dụng giảm đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng III .Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội: Năm 2002 là năm thứ hai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII Công tác quản lý đất đai trên địa bàn toàn thành phố Hà nội có nhiều... Thanh Nhàn là một ví dụ thì việc quản lý của nhà nước đang gặp khó khăn II: Hiện trạng quỹ đất và đất đô trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội 1 Quỹ đất đô thị Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố năm 2000 là 92097,45 ha tăng so với năm 1995 là 290,8 ha và tăng so với năm 1990 là 40,8 ha a Quỹ đất và cơ cấu đất đô thị Trong đó: diện tích đất tự nhiên của 7 quận nội thành là 8430... nông thôn đô thị và tăng dân số Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị Vì quá trình di dân nông thôn, đô thị và dân số tăng nhanh Nhu cầu về nhà ở tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu này Nhà nước cần mở rộng diện tích đất đô thị ra các quận huyện ngoại thành và sát nhập các khu xung quanh đô thị lại để phát triển nhà ở Các khu đô thị mới bằng biện pháp hiện nay là xây... chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đất đai của thành phố hoàn thành đạt mức cao kế hoạch bán nhà cải tạo duy tu sửa chữa, phát triển nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thực hiện có kết quả quyết định 273/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, các chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn giải quyết tốt nhiệm vụ việc khiếu... hệ đất đai gồm nhà nước, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có các quyền gì và sử dụng như thế nào Các chính sách pháp luât của nhà nước là một công cụ để nhà nước có thể nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất đai đô thị trong phạm vi quốc gia Nó thể hiện quan niêm đường lối của Đảng và nhà nước là quản lý tập trung thống nhất và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong đó có đất đai. .. đô thị hoá Trong hơn mười năm đổi mới kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình hơn 8% điều này làm cho quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng hầu hết các đô thị đều được mở rộng Hiện nay nước ta có hơn 500 thành phố và thị xã lớn nhỏ diện tích đất đô thị là rất lớn Nhà nước cần xây dựng một đô thị quản lý toàn diện cả về quy mô lẫn khả năng kiểm soát để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đô thị. .. Niên giám thống kê năm 1991-2001 cục thống kê thành phố 2.Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Biểu4: Biến động các loại đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Loại đất Năm Tăng Giảm Tăng giảm thực tế 1990 1995 2000 1995/1990 2000/1995 1887,18 1186,82 934 -700,36 -252,82 -953,18 4,3 3,6 3 -0,7 -0,6 -1,3 2332,54 3263 +903,46 +903,46 4Đất ở 2002,65 2445 +442,35 +442,35 5Đất chưa... dụng đất khi giao đất Thu tiền cho thuê đất khi giao Tính giá trị tài sản khi nhà nước giao đất đền bù thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi 2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị: a Quy hoạch xây dựng đô thị: Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, có mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề phát triển và xây dựng đô thị Các điểm dân cư kiểu quy hoạch đô

Ngày đăng: 29/09/2015, 10:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w