I. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý
3. Giao đất và cho thuê đất
Giao đất: Thưc hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt từ năm 1996 đến 2001 Hà nội đã giao và cho thuê dược 5227.58 ha đất để thực hiện 1904 dự án phát triển công nghiệp và đô thị phát triển kinh tế xã hội trong đó có 1832.6 ha đất cho 494 dự án đầu tư phát triển sản xuất phi nông nghiệp. Kinh doanh dịch vụ gồm 1016.9 ha đất cho 141 dự án có nguồn vốn nước ngoài trong đó có 13 dự án 100% vồn nước ngoài được thuê diện tích đất là52.2 ha,128 dự án liên doanh với nước ngoài . được thuê 964.7 ha ; có 4 dự án đầu tư nước ngoài sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp nội bài , khu công nghiệp Hà Nội đầu tư, khu công nghiệp sài đồng A, khu công nghiệp Bắc thăng long.
+ 815.7 ha đất được giao để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu khu công nghiệp vừa và nhỏ các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống các nhà máy nhỏ lẻ các công trình dịch vụ thương mại
Còn lại 3394.98 ha đất được giao để thực hiện 1410 dự án sử dụng vào các mục đích. 919.97 ha xây dựng các trụ sở cơ quan. 479.94 ha đất ở đô thị
+ 754.5 ha đất giao thông +979.16 ha đất thủy lợi
+ 45.84 ha đất an ninh quốc phòng +880.85 ha đất nghĩa địa
+66.77 ha đất chuyên dùng khác
Tính đến đầu năm 2001 toàn địa bàn thành phố có 141 doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và 100% vốn nước ngoài kí hợp đồng thuê đất với tổng diện tích là 12668.737 m2 đất ; 353 doanh nghiệp trong nước kí hợp đồng thuê đất có tổng diện tích 3231858 m2 trong đó
+ 242 doanh nghiệp nhà nước thuê 1582.437 m2 đất + 71 doanh nghiệp TNHH thuê 1.147.442 m2 đất
+ 21 doanh nghiệp cổ phần thuê 457.500,8 m2 + 3 doanh nghiệp tư nhân thuê 15325 m2 đất + 17 hợp tác xã thuê 29153.2 m2
Trong năm 2001 sở điạ chính thành phố đẫ thụ lí 380 hồ sơ trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với tổng diện tích là912.33 ha đạt 93.1% kế hoạch về diện tích đất , tạm giao 203 ha đất để bồi thường công tác giải phóng mặt bằng. Thu tiền thuê đất năm 2001 và nộp ngân sách 183.7 tỉ đạt 146.7% kế hoạch.
Năm 2002 sở đã trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với diện tích 1278 ha đạt 10.8% kế hoạch , đạt 108% kế hoạch, nộp ngân sách 635.3 tỉ đồng đạt 167.8% kế hoạch, năm 2001 và 2002 uỷ ban nhân dân thành phố đã giao và cho thuê được 2180 ha đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong đó đã giao 165.6 ha đất để phát triển công nghiệp, 201 ha để xây dựngcác công trình giao thông, hạ tầng đầu mối; 503.3 ha đất để xây dựng các khu đô thị mới. Các dự án phát triển nhà ở và khu tái, 5.2 ha để xây dựng quĩ nhà phục vụ các vị lão thành cách mạng cải thiện nhà ở, giao đất xây dựng các công trình trọng điểm công trình phục vụ SAEGAME 22...
6 tháng đầu năm 2003 sở điạ chính đã trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với diện tích khoảng 957 ha đạt 46% kế hoạch để phục vụ cho các dự án trên địa bàn
Kết quả kế hoạch giao đất và cho thuê đất đô thị từ 1996 đến 2001.
Biểu 6: Công tác giao đất và cho thuê đất qua các năm.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Diện tích đất giao
và cho thuê(đơn vị ha)
%so với kế hoạch 48.1% 47.75% 19.93% 49.5% 55.3% 82.9% 101.33% Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện nghị định 273/ QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra quản lí và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Biểu 7: Kết quả giao đất đô thị đến năm 2002. Loại đất
Đối tượng được giao đất và cho thuê đất Đơn vị(ha) Hộ gia đình cá nhân Tổ chức kinh tế Tổ chức nhà nước An ninh quốc phòng UBND phường quản lí Tổng số 1.Đất ở đô thị 479,94 0 0 0 0 479,94 2.Đất chuyên dùng 0 1832,6 919,97 0 66,77 2752,57 3.Đất N-L-N 0 0 0 0 979,16 979,16 4.Đất dành cho các công trình công cộng 0 0 0 0 754,5 754,5 5.Đất an ninh quốc phòng 0 0 0 45,84 0 45,84 Tổng cộng 479,94 1832,6 919,97 45,84 1758,43 4969,94 %so với tổng số 9,65 36,87 18,5 0,922 35,38 100%
a.Nghĩa vụ đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định thì tất cả các tổ chức cá nhân đóng trên địa bàn thành phố đều phải đăng ký cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến tháng 12/2002 như sau.
Biểu 8: Kết quả đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. ST T Quận Số hộ, tổ chức cần đăng ký Số hộ, tổ chức đã đăng ký %đăng ký so với số cần đăng ký Hộ gia đình Tổ chức Hộ gia đình Tổ chức Hộ gia đình Tổ chức 1 Hoàn Kiếm 3806 1787 3603 1700 94,66 95,13 2 Hai Bà Trưng 39497 8087 37400 6000 94,69 74,19 3 Ba Đình 14521 3625 10521 2652 72,45 72,41 4 Đống Đa 24130 8870 21036 6870 87,17 77,45 5 Tây Hồ 12122 6024 12000 4050 99,0 67,23 6 Cầu Giấy 10799 7045 80790 7000 74,8 99,36 7 Thanh Xuân 11042 6802 9016 4079 81,65 59,69 Tổng Cộng 115917 75387 108375 33324
Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký thống kê đất đai của phòng đăng ký thông kê đất thuộc Sở địa chính nhà đất Hà Nội.
Như vậy trong nhưng năm qua trên địa bàn thành phố đã có 108375 hộ gia đình và 33324 tổ chức tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 74,07% trong đó hộ gia đình chiếm 44,89%, tổ chức chiếm 29,08%.
b.Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà diễn ra như sau.
2001 toàn thành phố cấp được 37001/35000 tại khu vực đô thị đạt 106.24%kế hoạch
Năm 2002 toàn thành phố cấp được 40664/40000 giấy chứng nhận tại khu vực đô thị đạt 102.5% kế hoạch dự kiến đến hết năm 2002 toàn thành phố sẽ cấp được 40664 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 102.5%
Kế hoạch 2002 cụ thể như sau:
Biểu 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị đến năm2002. STT Quận Số giấy chứng nhận cần cấp Số giấy chứng nhận đã cấp
%so với số giấy chứng nhận cần cấp đến năm 2001 2002 Tổng cộng 1 Hoàn kiếm 5593 3178 1500 4637 83,55 2 Hai Bà Trưng 47548 13253 3711 22344 46,99 3 Ba Đình 18011 7625 3693 11318 62,84 4 Đống Đa 33000 12809 6301 19110 57,91 5 Tây Hồ 18146 7613 1218 11141 61,40 6 Cầu Giấy 16924 7311 3728 11039 65,23 7 Thanh Xuân 17844 7045 3515 10560 59,18 Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của sở địa chính nhà đất Hà Nội.
Như vậyđến hết năm 2002 trên địa bàn thành phố hà nội đã cấp được 90175/157066giấy chứng nhận đạt 62,44% số giấy chứng nhận cần cấp.
Kế hoạch năm 2003:
Biểu 10: Kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị năm 2003. Số tt Quận huyện Kế hoạch cấp GCN
1 Hoàn kiếm 500 2 Hai bà trưng 600
3 Ba đình 2000
4 Đống đa 4000
5 Tây hồ 3000
6 Cầu giấy 1500
7 Thanh Xuân 1500 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở địa chính nhà đất Hà Nội.
5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị.
Hiện nay trên toàn địa bàn thành phố việc chuyển quyền sử dụng đất đô thị diễn ra hết sức phức tạp nhưng nó cũng đang được UBND thành phố phối hợp với các cơ quan hữu quan đang uốn nắn để đi váo nề nếp. Ngoài những kết quả đạt được còn một số khó khăn trong công tác này
Theo thống kê có 358 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật với diện tích 80628 m2 đất trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp 294 trường hợp với diện tích 57573 m2.
Trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất và các quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai qui định , căn cứ nghị định 87/CP ngày 7/8/1994 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đêt phục vụ vào mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3455/QĐ -UB ngày 20/9/1995 qui định thực hiện nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ là cơ sở để thực hiện đền bù giải phóng một số công trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố như đường chùa Bộc – Thái hà, đường 32 , đường quốc lộ 5, dường Trần Khát Chân.
Khu công nghiệp nội bài. Trong quá trình triển khai đền bù giải phóng mặt bằng có một số điểm cần phải sửa đổi cho phù hợp với thựctế như việc căn cứ giao đất tái định cư theo khẩu cần được thay bằng diện tích đất bị thu hồi. Ngày 16/9/1997 UBND thành phố đã ban hành quyết định 3528 thay thế quyết định 3455, trong đó có một số nội dung đã được các bộ ngành trung ương nghiên cứu là căn cứ để trình
chính phủ sửa đổi nghị định 90/CP 17/8/1994. Trong giai đoạn này thành phố đã vận dụng để giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như : dự án thoát nước thành phố, đường Hoàng Quốc Việt , Đường Láng Hoà Lạc, mở rộng sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Ngày 24/4/1998 Nghị định 22/NĐ-CP về đền bù giải phóng mặt bằng ra đời, thì ngày 30/6/1998 UBND thành phố ban hành quyết định 20/QDUB hướng dẫn thực hiện nghị định 22 – thực hiện nghị quyết của thành uỷ và Hội đồng nhân dân thành phố ngày 30/10/2000 UBND thành phố đã có quyết định số 88/2000/QDUB thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố có bổn phận thường trực chuyên trách để tập trung chỉ đạo thống nhất và ngày 19/9/2001 có quyết định số 72/2001/QDUB ban hành qui định về trình tự tổ chức thực hiện công tác thường thiệt hại tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố trong đó qui định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng , qui định cấp phát cho chủ tịch UBND . Các quận huyện được phê duyệt phương án bồi thường cho người bị thu hồi đất và trình tự các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn phức tạp taí định cư, hậu giải phóng mặt bằng.
Năm 2000-2001 thành phố đã tập trung triển khai và xây dựng 37 khu tái định cư tập trung của thành phố với khả năng bố trí tái định cư được g403 hệ để phục vụ công tác tái định cư cho các dự án ngoài việc xây dựng các khu tái định cư tập trung thành phố đã chỉ đạo dà soát sử dụng quĩ đất 206 tại các dự án xây dựng nhà ở phải bàn giao cho lại thành phố ,bổ xung quĩ nhà đất thành phố để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng một số quận đã tích cực chủn bị quĩ nhà đất trong nội thành bằng các căn hộ chung cư cao tầng , chủ động trong công tác tái định cư hoặc bàn giao đất để các hộ tự xây đựng nhà ở theo qui hoạch
Các dự án sử dụng đất phải bồi thường giải phóng mặt bằng khi triển khai phải có quyết định thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng do phó chủ tịch uỷ ban nhân dân quận huyện làm chủ tịch hội đồng thực hiện qui trình điều tra xác lập
số liệu nguồn gốc về đất đai , tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường tái định cư.
Từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2002 trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt băng để đầu tư xây dựng810 công trình dự án với diện tích là: 4521.23 ha đất và phải di chuyển là : 79702 hộ gia đình.
Có 15 trường hợp không thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã được cấp thẩm quyền xét duyệt
Có 155 trường hợp khiếu lại về bồi thường giải phóng mặt bằng hầu hết là khiếu lại về nguồn gốc , hiện trạng đất thu hồi ; một số trường hợp khiếu lại về chính sách đền bù đặc biệt là phương án được lập và phê duyệt trong giai đoạn chuyển đổi chính sách UBND thành phố đã chỉ đạo . Các ngành xem xét giải quyết khiếu lại một số vụ việc kéo dài ubnd đã thành lập tổ công tác điều tra giải quyết sau khi có kết luận UBND thành phố đã có quyết định giải quyết khiếu lại cuối cùng một số trường hợp phức tạp đã mời các bộ ngành trung ương phối hợp tư vấn để thống nhất trả lời.
Nói chung năm 2002 là năm đồng Khởi về giải phóng mặt bằng
Trong năm 2002 đã triển khai 320 dự án với diện tích là1385 ha đất liên quan đến trên 3 vạn hộ nhu cầu tái định cư là 4650 ha đã thực hiện giải phóng mặt bằng 170 dự án với diện tích1160 ha . Kinh phí bồi thường khoảng 1290 tỉ đồng số hộ có liên quan là 27480 hộ. Thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư dự kiến 83.4% số dự án được phê duyệt dự án được giao mặt bằng để triển khai là 53% tăng 6.9% so với năm trước. Diện tích bàn giao mặt bằng đạt 83.7% yêu cầu so vơi năm trước đạt 158% số tiền chi trả bồi thường đạt 168% số hộ bố trí tái định cư đạt 54.6% nhu cầu bằng 187% so với năm 2001.
6. Thanh tra giải quyết các tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về đất đô thị.
Theo báo cáo của tổ chức địa chính nhà đất Hà Nội thì trong năm 2001 và năm 2002 công tác thanh tra giải quyết các tranh chấp các khiếu lại tố cáo và sử lí
các vi phạm về đất đô thị như sau: Hầu hết toàn bộ các khu dân cư về cơ bản đã hoàn thành việc dăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Chỉ còn một số tổ chức thuê đất chưa có giấy tờ hợp pháp đã được xử lí.
Đã thông báo kế hoạch thực hiện và phương án xử lí 1925 tổ chức sử dụng đất vi phạm trong đó có
188 tổ chức đã kê khai theo chỉ thị 245 /TTg có giấy tờ hợp pháp phải liên hệ sở địa chính nhà đất để lập hồ sơ kí hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo qui định
1739 tổ chức đã đăng ki kê khai sử dụng đất theo chỉ thị 245/TTg chưa có giấy tờ hợp pháp phải lập hồ sơ theo qui định để làm thủ tục hợp thức quyền sử dụng đất. Tính đến hết tháng 11 năm 2002 đã có 800/1739 đơn vị liên hệ với sở địa chính nhà đất để được hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỉ lệ 46%
Có 60/188 tổ chức có giấy tờ hợp pháp đã kí hợp đồng thuê đất đạt 32%. Nhiều đơn vị đã tự giác hoàn thiện hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Công tác thanh tra xử lí vi phạm giải quyết khiếu lại tố cáo đã có nhiều chuyển biến, giải quyết tập trung có hiệu quả xử lí được một số điểm nóng không để các vụ mới phát sinh.
- Tập trung chỉ đạo bám sát cơ sở , nắm chắc tình hình phối hợp chặt chẽ với quận huyện tranh thủ sự đồng tìnhcủa các cơ quan trung ươngvà sự chỉ đạo