Đánh giá phân hạng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố hà nội lời nói đầuđất đai là tài nguyên quí giá (Trang 62)

IV. Đánh giá chung những mặt đạt được và những hạn chế của công tác quản lý

f. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại

1.2. Đánh giá phân hạng đất

Hàng năm phối hợp các cơ quan thuế, địa chính tiến hành thống kê kiểm kê từng loại đất cụ thể đùng thời gian để tioến hành phân loại đất theo luật thuế sử dụng đất và quy định của chính phủ. Mặt khác qua đánh giá phân hạng đất sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho công tác quản lý xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

1.3.Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất:

Thanh tra kiểm tra đất đai là một chức năng thiết yếu của cơ quan nhà nước về đất đai là phương thức bảo đảm pháp chế tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực đất đai. Do vậy để khắc phục những vi phạm pháp luật đất đai cần tăng cường công tác quản lý về đất đai. Phát hiện kịp thời những vi phạm đồng thời qua đó phát hiện những bất hợp lý

trong nội dung các văn bản pháp luật đẻ khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản.

+ Lắng nghe ý kiến của các đại biểu hội đồng nhân dân vssf tình hình quản lý đất đai của từng địa phương để có những chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng.

+ Ban hành các văn bản để đối phó kịp thời những tình huống và xu hướng biến động về đất đai.

+ Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu bổ xung các chính sách pháp luật.

1.4.Tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan chuyên môn.

Quy hoạch kế hoạch

Tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Đây là công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà lâu dài , đảm bảo sự quản lý nhà nước về đất đai. Theo đúng định hướng phát triển kinh tế. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật” đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là tạo ra các vùng kinh tế hàng hoá phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế của mỗi vùng. Hướng cho mọi người sử dụng đất có hiệu quả. Tập trung đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng vốn, trong thời gian trước mắt thành phố cần xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Việc xây dựng quy hoach kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện theo ngành, vùng và căn cứ các quy hoạch chung của toàn thành phố. *Công tác quy hoạch thành phố:

Đây là yêu cầu thực tế trước mắt và lâu dài do vậy quy hoạch sử dụng đất đô thị phải dự đoán được sự phát triển xã hội tương lai. Dự tính bằng con số cụ thể, từ đó bố trí quy hoạch cụ thể chi tiết trước mắt đối với thành phố. Cần được triển khai rà soát lại quy hoạch chi tiết cụ thể với dự kiến phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và mỹ quan đô thị. Kịp thời điều chỉnh những bất hợp

lý không mang tính khả thi. Cần chú ý đến quy hoạch kết cấu hạ tầng đường điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường. Có kế hoạch triển khai thực hiện từng bước và công khai dân chủ hoá vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đối với đất chưa sử dụng cấn khảo sát cụ thể hiện trạng diện tích các loại đất này để có kế hoạch sử dụng đất cụ thể đưa vào khai thác sử dụng phù hợp.

Vì vậy cần tăng cường xây dựng và nâng chất lượng quản lý triển khai thực hiện quy hoạch kế hoạch đó trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận

Đẩy mạnh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính bằng các phương pháp, phương tiện phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội, đồng thời khai thác các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ kịp thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận trên diện rộng.

Đẩy mạnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết gắn quy hoạch giao đất và cấp giấy chứng nhận với nhau, đồng thời rà soát nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức.

Cải tiến quy trình thủ tục đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận thanh tra kiểm tra phát hiện những vi phạm và xử lý kịp thời không gây phiền hà vòng vo kéo dài thời gian giải quyết. Phải có sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật tránh tình trạng đùn đẩy mỗi nơi một ý kiến thiếu tập trung mất uy tín với nhân dân.

1.5.Phát triển thị trường bất động sản.

Việc triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường bất động sản trong thpì gian qua có nhiều mặt làm được nhưng có những mặt yếu kém có lĩnh vực chưa được khai thông hoặc quản lý không chặt có thị trường ngầm hoạt độngngoàu tầm kiểm soát của nhà nước. Để chủ động quản lý tốt thị trường bất động sản thành phố cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:

- Cần tập trung xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở. Tập trung cơ

quan đăng ký hoạt động có hiệu lực. Cơ quan chức năng giúp nhà nước làm tốt khâu điều tra cơ bản nhằm nắm chắc quỹ đất đai, các đối tượng sử dụng đất cập nhật biến động. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu để sớm hình thành hệ thống thông tin quản lý đất đai, quản lý bất động sản đưa công tác quản lý vào nề nếp.

- Tổ chức đăng ký bất động sản cấp chứng chỉ xác định mọi biến động. - Định giá bất động sản cần có một cơ quan định giá bất động sản chuyên môn.

- Phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai. Bộ máy tổ chức quản lý đất đai phải đồng bộ, toàn diện, thống nhất từ trên xuống dưới. Cần ba mặt: một là luật pháp phải hoàn thiện, hai là đội ngũ cán bộ phải có đức có tài, ba là hoàn thiện bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ quản lý. Bộ máy quản lý phải thông suốt tránh chồng chéo, hoạt động có hiệu quả cao. Thường xuyên quan tâm tới hoàn thiện bộ máy quản lý về chuyên môn, năng lực quản lý của các cán bộ ngành địa chính.

- Hàng năm cử các bộ nòng cốt đi học ở các trung tâm lớn trong và ngoài nước để trau dồi kiến thức, phương pháp quản lý mới.

- Có chương trình đào tạo cho cácn bộ cấp xã, phường ngay trên địa bàn thành phố.

- Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hệ thống quản lý như công nghệ GPS, Mapingfot, kỹ thuật số… để nâng cao hiệu quả quản lý.

- Phải tổ chức tuyên truyền giáo dục để thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trong cán bộ công chức và nhân dân toàn thành phố.

- Phổ biến luật đất đai tới mọi người dân.

- Có chế độ khuyến khích khen thưởng các cán bộ có thành tích công tác tốt, sáng tạo trong công việc.

Tóm lại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và đât đô thị cần một số kiến nghị sau:

- Cần tổ chức hiệu quả công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ sự cần thiết phải quản lý và sử dụng hợp lý đất đai.

- Xây dựng chỉ dạo chặt chẽ sát sao, phân công rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng ngành tập trung tháo gỡ những vướng mắc.

- Cần có đội ngũ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn cao. - Đẩy mạnh giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khiếu kiện của nhân dân về đất đai, phải đẩm bảo đúng dân chủ công bằng.

- Đơn giản hoá các thủ tục trong việc đăng ký cấp GCN, cho thuê, giao đất. Đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng.

- Cần soạn thảo các văn bản để điều chỉnh kịp thời những bất cập trong quản lý.

- Cần áp dụng công nghệ mới trong quản lý hồ sơ địa chính, vẽ bản đồ… - năng, đơn giản hoá tình trạng cồng kềnh, chồng chéo không cần thiết. Có biện pháp cải tổ bộ máy hành chính tổ chức theo hướng đa chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố hà nội lời nói đầuđất đai là tài nguyên quí giá (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)