Đất đai là tài sản rất lớn của mỗi quốc gia, giá trị của nó đang ngày càng giatăng một cách rõ rệt.Nhưng các mối quan hệ liên quan đến đất đang có xu hướngdiễn biến phức tạp,đòi hỏi phải
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức bước vào ngôi nhà chung của nền kinh tế toàncầu.Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội lớn cho toàn dân tộc nhưng chúng
ta cũng phải đối đầu với nhiều thách thức không nhỏ.Những thách thức này đòi hỏiĐảng và Nhà Nước sẽ phải nỗ lực hơn nữa để tiếp tục công cuộc đổi mới, hoànthiện các chính sách nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước, đẩy mạnh cải cách hànhchính, một trong những công tác được Nhà Nước quan tâm nhất hiện nay là côngtác quản lý Nhà Nước về đất đai
Đất đai là tài sản rất lớn của mỗi quốc gia, giá trị của nó đang ngày càng giatăng một cách rõ rệt.Nhưng các mối quan hệ liên quan đến đất đang có xu hướngdiễn biến phức tạp,đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được lợi ích củangười sử dụng đất.Do tác động của quá trình đô thị hóa, công tác quản lý nhà nước
về đất đai vẫn còn bị lỏng lẻo chưa được quan tâm đúng mức Thêm vào đó, ý thức
và sự hiểu biết về pháp luật đất đai của đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đếnnhững vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh
tế xã hội.Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài:” Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng” làm đề
án môn học
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà Nước về đất đai
- Tìm hiểu thực trạng quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn Quận Hai BàTrưng để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại
- Trên cơ sở của việc đánh giá đề xuất một số giải pháp để quản lý đất đai đạthiểu quả cao hơn
3 Kết cấu của đề án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Trang 2Chương I : Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà Nước về đất đai
Chương II: Thực trạng của công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng
Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
I Khái niệm, đặc điểm và phân loại đất đô thị
1 Khái niệm, đặc điểm đất đô thị
1.1 Khái niệm
- Trên phương diện hành chính: đất đô thị gồm nội thành và ngoại thành
- Trên phương diện pháp luật:đất đô thị là đất được các cấp có thẩm quyền phêduyệt cho việc xây dựng đô thị
- Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quyhoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan,các tổ chức, các cơ sở sảnxuất, kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh
- Đất đô thị vừa là tư liệu sinh hoạt ,vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt
+ Là tư liệu sinh hoạt đất đô thị dùng cho nhà ở, giải trí công cộng
+ Là tư liệu sản xuất đất đô thị căn cứ vào mục đích kinh doanh cuối cùng đểxác định không gian đất đai cầu dùng.Tính đất đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ diệntích đất có hạn , đất không di chuyển được, không thuần nhất về chức năng , vị trí,
và không bị hao mòn, nó là công cụ sinh lợi cho nhiều người, nhiều tổ chức trong
Trang 4xã hội.Đất thuộc sở hữu của nhà nước nhưng vẫn được người sử dụng mua bán, traođổi, chuyển nhượng và đó là một loại hàng hóa đặc biệt.Chính vì vậy đất là tàinguyên quý giá của mỗi quốc gia.
- Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt, tôn trọng các quy định về môi trường và mỹ quan
đô thị
Việc sử dụng đất hiện nay ở Việt Nam tuân theo luật đất đai năm 2003 mà cơ
sở của nó là luật đất đai năm 1993 và hiến pháp năm 1992.Việc khai thác, quản lý,
sử dụng đất đô thị được đặt trong môi trường pháp lý của nhà nước mà cụ thể là luậtđất đai
- Có thể sử dụng vào các chức năng khác nhau, giá trị của mỗi lô đất chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố.Trên mảnh đất đô thị các chức năng sử dụng này cạnh tranhvới nhau như sự cạnh tranh giữa khu công nghiệp và trung tâm thương mại
- Giá trị của đất đô thị phụ thuộc vào khả năng sinh lời do vị trí đất đem lại,giá trị sử dụng do mức độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xác định mục đích sử dụnghoặc là do chức năng được quy định trong quy hoạch xây dựng đô thị và đã được cơquan có thẩm quyền phê duyệt
- Có nhiều đối tượng sử dụng: trên cùng mảnh đất có thể có nhiều đối tượngcùng hưởng lợi như chủ đất, chủ nhà hàng.Các mảnh đất đô tihj riêng lẻ thường chialàm nhiều quyền lợi khác nhau.Những cá nhân khác nhau có thể có những quyền lợikhác nhau khi cùng chung sống trên cùng một mảnh đất , và làm ảnh hưởng đến giátrị của nó
2 Phân loại đất đô thị
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân chia thành các loại đất sauđây:
- Đất dành cho các công trình công cộng: như đường giao thông, các côngtrình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đườngdây tải điện, thông tin liên lạc
Trang 5- Đất dùng cho mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và cáckhu vực hành chính đặc biệt.
- Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các côngtrình phục vụ sinh hoạt, và khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết
kế nhà ở
- Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóavui chơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại,buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Đất nông lâm, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi trồng thủy sản,các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh
- Đất chưa sử dụng đến: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng chưa
sử dụng
II Quản lý nhà nước về đất đai.
1 Khái niệm về quản lý
- Quản lý là sự tách động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng cácbiện pháp, các công cụ quản lý khác nhau để điểu chỉnh hoạt động của các đốitượng theo những quỹ đạo khác nhau
- Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạtđộng của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luậtnhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
- Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai
Đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹđất đai theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụngđất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
Trang 62 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá , là điều kiện tồn tại và phát triển củacon người Đất đai là tư liệu sản xuất chính, không thể thay thế được của một sốngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp.Nếu không có nó rõ ràng không có bất
kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như khôngthể nào có sự tồn tại của loài người
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của đất đai trong đời sống vàtrong sản xuất xã hội ngày càng được đề cao, giá trị và giá trị sử dụng của nó tănglên rõ rệt.Do vậy các mối quan hệ liên quan đến đất đai đang diễn ra theo chiềuhướng ngày cang phức tạp, đòi hỏi cần phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.Việc sử dụng đất của nước ta nói riêng và Hà Nội nói chung trong thời gianqua lộn xộn.Tình trạng vi phạm pháp luật về đất như giao đất trái với thẩm quyền,chuyển quyền sử dụng đất không đúng như thủ tục pháp lý, sử dụng đất không đúngmục đích, các vụ tranh chấp đất vẫn còn diễn ra ngày càng nhiều Chức năng quản
lý nhà nước về đất đai còn nhiều chồng chéo giữa Bộ Xây Dựng và Bộ Tài Môi Trường
Nguyên-Mặt khác việc tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ởkhông cần sự cho phép của các cơ quan chức năng Thực trạng trên cũng phán ánhhiệu lực của bộ máy quản lý của nhà nước về đất đai ở nước ta quá kém Vì vậycông tác quản lý nhà nước về đất đai là rất cần thiết
3.Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đô thị bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
- Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị
- Giao đất, cho thuê đất
- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị
- Chuyển quyền sử dụng đất
- Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị
Trang 7- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các
vi phạm về đất đô thị
3.1 Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính
Điểu tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính là biện pháp đầu tiên phải thực hiệntrong công tác quản lý đất đô thị.Thực hiện tốt các công việc này giúp cho ta nắmđược số lượng, phân bố, cơ cấu chủng loại đất.Đây là công việc bắt buộc đã đượcquy định rõ trong điều 13, 14, 15 của luật đất đai
Việc điều tra, khảo sát đo đạc thường được tiến hành dựa trên một bản đồ hoặctài liệu gốc sẵn có.Dựa vào tài liệu này, các thửa đất được trích lục và tiến hành xácđịnh mốc giới, hình dạng của lô đất trên thực địa, cắm mốc giới và lập biên bản mốcgiới.Tiến hành đo đạc, kiểm tra độ chính xác về hình dáng và kích thước thực tế củatừng lô đất, lập hồ sơ kỹ thuật lô đất.Trên cơ sở tài liệu sẵn có và các hồ sơ kỹ thuậtthu nhập được sau khi điều tra đo đạc, tiến hành xây dựng bản đồ địa chính
3.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị
3.2.1 Quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian có mụctiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề phát triển và quy hoạch xây dựng đôthị,các điểm dân cư kiểu đô thị.Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyênngành nhằm giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sốngvật chất…
Đô thị hóa phát triển kéo theo sự gia tăng về số lượng dân cư đô thị, đòi hỏi sựgia tăng về đất đai xây dựng.Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng
và phức tạp, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và đổi mới liên tục.Do đóquy hoạch xây dựng đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác độngvào không gian kinh tế và xã hội, vào môi trường tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏamãn nhu cầu của con người.Công tác quy hoạch đô thị phải đạt được 3 mục tiêu sauđây:
Trang 8- Tạo lập tối ưu cho việc sử dụng điều kiện không gian trong quá trình sảnxuất mở rộng của xã hội.
- Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi giữa con người với thiên nhiên , khai thác vàbảo vệ tài nguyên môi trường
- Phát triển toàn diện tổng hợp những điều kiện sống, điều kiện lao động vànhững vấn đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người
3.2.2 Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị
Việc phân bố đất đai sử dụng vào xây dựng đô thị có thể chia thành các nhómchính sau đây:
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung: bao gồm đất để xây dựngcác công trình sản xuất, kho tang, các xí nghiệp dịch vụ sản xuất, hành chính quản
lý, đào tạo, nghiên cứu và giao thông phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.Ngoài ra còn bố trí trong các khu công nghiệp các công trình dịch vụ côngcộng, thể thao nghỉ ngơi, giải trí
- Đất các khu ở: bao gồm đất để xây dựng các khu mới và các khu cũ.Trongcác khu đất dùng để xây dựng các nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, đất câyxanh, thể dục thể thao và giao thông phục vụ cho khu ở
- Đất khu trung tâm đô thị: bao gồm đất trung tâm đô thị, các trung tâm phụ vàtrung tâm chức năng của đô thị trong các khu quận dùng để xây dựng các công trìnhhành chính-chính trị, dịch vụ cung cấp hàng hóa vật chất, văn hóa, giáo dục đào tạo,nghỉ dưỡng du lịch và các công trình giao thông
Ngoài ra còn bố trí trong các khu đất trung tâm của đô thị các nhà ở kháchsạn, các công trình nghỉ ngơi giải trí, các cơ sở sản xuất không độc hại, chiếm ítdiện tích, các cơ sở làm việc cao tầng
- Đất cây xanh, thể dục thể thao: bao gồm đất vườn hoa, công viên các bờsông,bờ hồ, các mảnh rừng cây nhỏ, các khu vườn và đất xây dựng các công trình
và sân bãi thể dục, thể thao
Trang 9Có thể bố trí trong các khu cây xanh, thể dục thể thao các dịch vụ công cộngnhà ở, nhà nghỉ dưỡng, các cơ sở sản xuất nông, lâm ,ngư nghiệp.
- Đất giao thông: bao gồm đất xây dựng các tuyến đường chính, đường khuvực, đường trục đi bộ lớn, tuyến đường sắt, ga đỗ xe và một số công trình dịch vụ
kỹ thuật giao thông.Trong quy hoạch đất giao thông cần đặc biệt chú ý đến đất dànhcho các công trình ngầm như đường cấp thoát nước, đường dây điện, và dây thôngtin
Ngoài ra đất đô thị còn gồm một số khu đất đặc biệt không trực thuộc quản lýtrực tiếp của đô thị như khu ngoại giao đoàn, khu doanh trại quân đội, các khu nghĩdưỡng, các cơ quan đặc biệt của nhà nước
Khi lập kế hoạch thiết kế đất đai xây dựng đô thị người ta phải căn cứ vào dựkiến quy mô dân số đô thị để tính quy mô diện tích mỗi loại đất theo các tiêu chuẩnthiết kế sau đây:
Đất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp 10-12m2/ng 10-12%
Đất trung tâm đô thị-khu đô thị 3-5m2/ng 3-5%
Đất cây xanh,thể dục thể thao 15-22m2/ng 15-22%
Sự dao động của các chỉ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình của khuđất xây dựng, địa chất công trình của các khu xây dựng, số tầng cao của công trình,hiện trạng tự nhiên và xây dựng đô thị
3.3 Giao đất và cho thuê đất
Giao đất, cho thuê đất là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đốivới đất đai, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên
Trang 10thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3.3.1 Giao đất
Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đô thị vào mục đích đã đượcphê duyệt có thể lập hồ sơ xin giao đất để sử dụng vào mục đích đó
* Hồ sơ xin giao đất bao gồm:
- Đơn xin giao đất
- Dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Bản đồ địa chính hoặc hiện trạng khu đất xin giao tỷ lệ 1/200-1/1000
- Phương án đền bù
* Thẩm quyền quyết định việc giao đất đô thị:
- Hồ sơ trên được gửi đến cơ quan địa chính cùng cấp để thẩm tra và trình ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
- Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của chính phủ thì tổng cục địachính và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình chính phủquyết định
* Trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị:
- Việc tổ chức thực hiện quyết định giao đất đô thị được thực hiện như sau:
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm
tổ chức triển khai việc giải phóng mặt bằng và hướng dẫn việc đền bù các thiệt hạikhi thu hồi đất trong phạm vi địa phương mình quản lý
Việc giao nhận đất tại hiện trường chỉ được thực hiện khi các tổ chức, cá nhânxin giao đất có quyết định giao đất, nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và làm cácthủ tục đền bù thiệt hại theo đúng các quy định của pháp luật
Người được giao đất có trách nhiệm kê khai Đăng ký sử dụng đất tại ủy bannhân dân phường, xã, thị trấn nơi đang quản lý khu đất đó
Trang 11Sau khi nhận đất, người được giao đất phải tiến hành ngay các thủ tục chuẩn bịđưa vào sử dụng, trong trường hợp co sự thay đổi về mục đích sử dụng, thì ngườigiao đất phải trình cơ quan quyết định giao đất xem xét giải quyết.
Việc sử dụng đất được giao phải đảm bảo đúng tiến đọ ghi trong dự án đầu tưxây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Nếu trong thời hạn
12 tháng kể từ khi nhận đất, người được giao đất vẫn khoogn tiến hành sử dụng màkhông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì quyết định giao đấtkhông còn hiệu lực
3.3.2 Thuê đất
Các tổ chức và cá nhân không thuộc diện giao đất hoặc không có quỹ đất xingiao, hoặc các công việc sử dụng không thuộc diện giao đất thì phải tiến hành xinthuê đất Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê đất đô thị để sử dụngvào các mục đích sau đây:
- Tổ chức mặt bằng phục vụ cho việc thi công xây dựng các công trình trông
đô thị
- Sử dụng mặt bằng làm bãi kho
- Tổ chức các hoạt động như cắm trại , hội chợ, lễ hội
-Xây dựng các công trình cố định theo các dự án đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, nhà ở
Các tổ chức, cá nhân nếu có nhu cầu thuê đất trong đô thị dành cho các mục đích đã được phê duyệt thì phải làm hồ sơ xin thuê đất
Hồ sơ xin thuê đất bao gồm:
- Đơn xin thuê đất
- Thiết kế sơ bộ mặt bằng khu đất xin thuê kèm theo thuyết minh
- Bản đồ địa chính khu đất xin thuê
- Giới thiệu địa điểm của kiến trúc sư trưởng thành phố hoặc sở xây dựng
Trang 12Đối với việc xin thuê đất để xây dựng các công trình cố định, việc xin thuê đấtđược tiến hành như các thủ tục và trình tự xin giao đất.
Thẩm quyền quyết định cho thuê đất:
Cơ quan địa chính cấp tỉnh xem xét, thẩm tra hồ sơ xin thuê đất và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan và bàn giao lại cho bên thuê
4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị
4.1 Nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất
Mọi tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất đều phải tiến hành kê khai đăng ký việc
sử dụng đất với ủy ban nhân dân phường, thị trấn để được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng hợp pháp đất đang sử dụng.Việc đăng ký đất đai không chỉ đảm bảoquyền lợi của người sử dụng đất mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụngđất.Việc đăng ký này sẽ giúp cho cơ quan Nhà Nước nắm chắc thực trạng sử dụngđất,thực hiện công tác quản lý việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích
Trang 134.2 Xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị
Do yếu tố lịch sử để lại, nhiều người sử dụng hợp pháp đất đai tại các đô thịnhưng chưa có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đó Chính vì vậy, đểtăng cường công tác quản lý đất đô thị cần phải tổ chức xét, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng hiện hành.Việc xét, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất cho những người đang sử dụng thường thuộc vào cáctrường hợp sau đây:
- Cá nhân sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Những người đang có các giấy tờ hợp lệ chứng nhận quyền sử dụng đất docác cơ quan có thẩm quyền thuôc chế độ cũ cấp, không có tranh chấp về quyền sửdụng đất và đang sử dụng đất không thuộc diện phải giao lại cho người khác theochính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam hoặc Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam
- Các cá nhân đang sử dụng đã thực hiện hoặc cam kết thực hiện các nghĩa vụtài chính với nhà nước về quyền sử dụng đất
Những người sử dụng đất đô thị không có nguồn gốc hợp pháp, nếu không có
đủ các giấy tờ hợp lệ như quy định song có đủ các điều kiện sau đây thì cũng đượcxem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Đất đang sử dụng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhànước có thẩm quyền xét duyệt
- Không có tranh chấp hoặc không có quyết định thu hồi đất của cơ quan NhàNước có thẩm quyền
- Không vi phạm các công trình hạ tầng công cộng và các hành lang bảo vệcác công trình kỹ thuật đô thị
- Không lấn chiếm đất thuộc các khu công trình di tích lịch sử, văn hóa, tôngiáo đã được Nhà Nước công nhận
Trang 144.3 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ xin xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị phải bao gồmđầy đủ những giấy tờ sau đây:
- Đơn xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị
- Các giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất.Nếu không có đủ các giấy
tờ hợp lệ về quyền sử dụng hợp pháp thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báoliên tục trên báo địa phương, sau 30 ngày không có ý kiến tranh chấp thì cơ quannhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết
- Sơ đồ lô đất xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4.4 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thầm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị do ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Cơ quan quản lý nhà đất và địa chínhgiúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký, xét, cấp giấy chứng nhận,lập hồ sơ gốc và quản lý hồ sơ về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị
5.Chuyển quyền sử dụng đất đô thị
Chuyển quyền sử dụng được hiểu là việc người có quyền sử dụng đất hợppháp chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác, tuân theo các quy địnhcủa Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai
Theo quy định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự thì chuyển quyền sử dụngđất gồm 5 hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấpquyền sử dụng đất
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong
đó cấc bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho nhau theo các nội dung, hìnhthức chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyềnđược quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất,trong đó người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người đượcchuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng
Trang 15- Cho thuê quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất có thờihạn.
- Thế chấp quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất khôngđầy đủ, trong đó bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất để đảm bảo việc thực hiệnnghĩa vụ dân sự
- Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chếtsang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của
Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai
6.Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị
6.1 Thu hồi đất xây dựng và phát triển đô thị
Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đô thị, Nhà Nước có quyền thuhồi phần diện tích đất đai đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng hiện đang nằm trongvùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
Khi thu hồi đất có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, cáccông trình lợi ích chung… thì phải có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà Nướcthẩm quyền.Nhà Nước phải thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thuhồi, kế hoạch di chuyển và phương án đền bù thiệt hại
6.2 Đền bù thu hồi
Đối tượng được hưởng đền bù thiệt hại bao gồm các gia đình, cá nhân đang sửdụng đất hợp pháp, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xây dựng xã hội đang sửdụng đất hợp pháp và đã nộp tiền sử dụng đất mà tiến độ không thuộc nguồn vốncủa ngân sách Nhà Nước
7 Thanh tra, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đô thị
7.1 Những nội dung tranh chấp về đất đai đô thị
- Tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về đất
Trang 16- Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.
- Tranh chấp về lối đi
- Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai
7.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại điều 38, luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp vềđất thuộc Ủy ban nhân dân và tòa án nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụngđất mà người sử dụng đất không có các giấy tờ chứng nhận quyền của các cơ quanNhà nước có thẩm quyền Cụ thể là:
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết cáctranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với các tổchức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấpgiữa các tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tòa án nhân dânTòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sửdụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền và tranhchấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó
Trang 17CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BA TRƯNG
I Điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội của Quận Hai Bà Trưng ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà Nước về đất đai
1 Điều kiện tự nhiên
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam của phần nội thành.Phía Bắc giápvới quận Hoàn Kiếm đi theo đường Nguyễn Du.Ranh giới tự nhiên phía Đông làSông Hồng, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía tây giáp Quận Đống Đa vàThanh Xuân dọc theo đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng
Hai Bà Trưng là quận có nhiều phường ven nội đang đô thị hóa nhanh.Tiềmnăng chủ yếu của quận là đất đai.Hiện nay quận có 20 phường,với diện tích là9.62km2, dân số là 378 000 người
Trên địa bàn quận có nhiều trường Đại Học lớn như Bách Khoa, Xây Dựng,Kinh Tế Quốc Dân…, nhiều viện nghiên cứu khoa học và đơn vị kinh tế của Trungương và địa phường
2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Trong những năm đổi mới, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nhiều thành phầnkinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh năng động, tạo ra nhiều sản phẩm hànghóa.Số đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng tăng.Hiện nay trên địabàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch vụ, còn lại
là hoạt động công nghiệp
Năm 2009, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của quận Hai Bà Trưng đều cơ bản hoànthành.Giá trị sản xuất, thương mại, dịch vụ đạt 1.325 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch đề
ra, các công trình dự án trọng điểm hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- HàNội được tích cực triển khai, đã tổ chức gắn biển khánh thành di tích đền Cơ Xá
Trang 18Về công tác xã hội, hơn 5 năm qua quận đã hỗ trợ sữa chữa và xây dựng 167nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.201 hô gia đình thoát nghèo, trên 33000 lao đọng giớithiệu việc làm.Đến nay, số hộ nghèo trong toàn quận còn 1.022 hộ chiếm 1,35%.Công tác y tế , dân số, kế hoạch hóa gia đình, công tác giáo dục đào tạo,côngtác thông tin và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững
và đạt nhiều kết quả trong nhiều năm qua
Năm 2010 quận Hai Bà Trưng xác định tập trung phát triển kinh tế với mứctăng trưởng cao, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng dịchvụ- công nghiệp, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11%
và giá trị các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 16%.Đẩy mạnh công tác xã hộihóa đầu tư, phát triển khoa học công nghệ vv
3 Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành với số lượng phường khá nhiều,dân số đông,với mật độ cao, tỷ lệ gia tăng dân số còn cao nên gặp khó khăn trongviệc quản lý
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên khắp các đô thị lớn dẫn đến lượng didân cư từ các nơi khác đến làm ăn sinh sống ngày càng đông Do đó nhu cầu về sửdụng đất ngày càng tăng trong khi quỹ đất thì có hạn nên việc xảy ra tình trạng tự ýchuyển đổi mục đích sử dụng, lấn chiếm đất công làm nhà ở là tất yếu
Cùng với quá trình đô thị hóa thì Quận Hai Bà Trưng có sự chuyển dịch cơcấu kinh tế rất nhanh theo hướng dịch vụ- công nghiệp.Sự phát triển của các hoạtđộng thương mại, dịch vụ ngày càng mở rộng dẫn đến việc hình thành các trung tâmthương mại, các hoạt động kinh doanh nhỏ vvv.Vì vậy quá trình này làm biến đổisâu sắc cơ cấu sử dụng đất, gây nên sự biến động lớn về mục đích sử dụng đất Do
đó muốn cho đời sống nhân dân trên địa bàn Quận ổn định, kinh tế ngày càng phattriển thì phải đẩy nhanh công tác quản lý về đất đai
Trang 19II Quỹ đất của Quận Hai Trưng và biến động đất đai trong thời gian qua.
1 Quỹ đất của Quận Hai Trưng
Theo số liệu thống kê năm 2009, Quận Hai Bà Trưng có tổng diện tích đất tựnhiên là 962ha bao gồm tất cả các loại đất trong địa giới hành chính của Quận.Theo tiêu chí phân loại đất của Tổng Cục Địa Chính, trên địa bàn Quận Hai
Diện tích và cơ cấu của từng loại đất được thể hiện cụ thể trong bảng sau
Cơ cấu các loại đất của Quận Hai Bà Trưng năm 2009
Nguồn: kết quả thống kê đất năm 2009
2 Biến động quỹ đất của Quận Hai Bà Trưng trong thời gian 2005-2010
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, GiápBát, Hoàng Văn Thụ Quận Hai Bà Trưng về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý Saukhi điều chỉnh Quận Hai Bà Trưng chỉ còn 20 phường Diện tích đất tự nhiên củaQuận sau khi cắt giảm 5 phường thì diện tích đất tự nhiên năm 2005 đã giảm456,4052 ha so với năm 2000