Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
Lớp: Kế hoạch 47A
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(
Ngày nộp 07/05/2009) Tên đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐAY VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP THÁI BÌNH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của chuyên đề 1
2 Phạm vi nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
Chương I 3
VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG 3
DOANH NGHIỆP 3
I KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT(KHSX) TRONG DOANH NGHIỆP 3
1 Định nghĩa về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 3
2 Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp 4
3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 5
3.1 Về góc độ thời gian 5
3.2 Về góc độ nội dung 6
II QUY TRÌNH LẬP KHSX TRONG DOANH NGHIỆP 6
III NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHSX VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .9
1 Kế hoạch năng lực sản xuất 9
1.1 Mối quan hệ giữa công suất và năng lực sản xuất 9
1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng công suất 10
1.3 Phương pháp xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp 11
Trang 21.4 Cân đối năng lực sản xuất 11
2 Kế hoạch sản xuất tổng thể 12
2.1 Nội dung của KHSX tổng thể 12
2.2 Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể 14
3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 16
3.1 Nội dung 16
3.2 Phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất 17
4.1 Nội dung của kế hoạch nhu cầu sản xuất 17
4.2 Phương pháp lập KH nhu cầu sản xuất 18
5 Kế hoạch tiến độ sản xuất 19
5.1 Nội dung của kế hoạch tiến độ sản xuất 19
5.2 Phương pháp lập kế hoạch tiến độ sản xuất 19
IV CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH .23
1 Năng lực đội ngũ cán bộ 23
2 Nguồn lực tài chính dành cho công tác lập kế hoạch 23
3 Tổ chức bộ máy lập KH và các cơ chế đảm bảo hiệu lực thực hiện KH .23
Chương II 25
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP 25
THÁI BÌNH 25
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP THÁI BÌNH 25
1 Quá trình hình thành và phát triển 25
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 26
1.3 Tổ chức bộ máy quản lí của công ty 26
2 Đặc điểm các nguồn lực và trang thiết bị cung ứng và thị trường cung ứng của công ty 27
2.1 Nguồn tài chính 27
Trang 32.2 Đặc điểm máy móc thiết bị 28
2.3 Nguồn cung ứng nguyên vật liêu 30
2.4 Thị trường tiêu thụ 33
2.5 Về nhân lực 34
3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 34
II THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP THÁI BÌNH 38
1 Khái quát chung về công tác kế hoạch tại công ty 38
1.1 Các loại kế hoạch sản xuất tại công ty 38
1.2 Đặc điểm và vai trò của công tác lập kế hoạch tại công ty 40
2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty 42
2.1 Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 42
2.2 Quy trình lập kế hoạch tại công ty 44
3 Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần đay và KDTH TB 46
3.1 Kế hoạch năng lực sản xuất 46
3.2 Kế hoạch sản xuất tổng thể 47
3.3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 48
3.4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất 49
3.5 Kế hoạch tiến độ sản xuất 50
4 Các điều kiện hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch tại công ty 50
4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty 50
4.2 Năng lực cán bộ lập kế hoạch tại công ty 52
4.3 Nguồn lực tài chính dành cho công tác lập kế hoạch tại công ty 53
4.4 Tổ chức bộ máy lập kế hoạch và các cơ chế đảm bảo hiệu lực kế hoạch tại công ty 54
Hình 8: Tổ chức bộ máy phòng kế hoạch của công ty 55
III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY 56
1 Mặt tích cực 56
2.Mặt hạn chế 57
Trang 43 Nguyên nhân 57
Chương III 59
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐAY 59
VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP THÁI BÌNH 59
I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG 5 NĂM TIẾP THEO 59
1 Mục tiêu phát triển 59
2 Định hướng trong 5 năm tới 59
II HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 60
1 Xây dựng KHSX dài hạn và trung hạn 60
2 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất 61
3 Hoàn thiện một số nội dung trong quá trình lập kế hoạch 61
4 Hoàn thiện các phương pháp sử dụng trong lập KHSX 64
5 Hoàn thiện bộ máy lập kế hoạch của công ty 65
KẾT LUẬN 66
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của chuyên đề
Chuyển từ chế độ bao cấp bước sang nền kinh tế thị trường cạnh tranhgay gắt và khốc liệt, không ít các doanh nghiệp đã phải phá sản vì không tìmđược lối đi riêng cho mình.Thỏa mãn nhu cầu của thị trường và linh độngtrước những biến động của thị trường là những bí quyết giữ vững được vị thếcủa mình trên thị trường Công ty Cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp TháiBình đã làm được điều đó Là một công ty của nhà nước, đi lên từ thời kỳ baocấp, vượt qua giai đoạn đất nước biến đổi,công ty chuyển thành công ty cổphần nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của một công ty nhànước Công ty đã từng bước, từng bước đi lên và xác định được vị thế củamình trên thị trường không những trong nước mà còn ở nước ngoài Công tácxây dựng kế hoạch sản xuất được xây dựng trong công ty từ những ngày đầuthành lập, song hiệu quả của công tác lập kế hoạch của công ty phần nào cònmang tính cứng nhắc, không bao quát được hết nội dung của bản kế hoạch.Chính vì thế, hiệu quả lập công tác của kế hoạch chưa cao và bản kế hoạchvẫn còn mang đậm tính chất giấy tờ Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấycông ty vẫn chưa xây dựng được bản kế hoạch hoàn chỉnh mang tính linhđộng và thích nghi với thị trường, công ty còn hoạt động chồng chéo giữa cáckhâu sản xuất, chưa tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực mình đang có Vìvây, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuấttại công ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình” để tìm ra nguyênnhân của những thiếu sót và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục nhữnghạn chế trong bản kế hoạch của công ty
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Vai trò của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Trang 6ChươngII: Thực trạng công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Đay và Kinh
doanh tổng hợp Thái Bình
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công
ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập tại nhà trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Ths VũCương đã giúp tôi hoàn thành bài viết này Đồng thời tôi xin chân thành cảm
ơn các cô chú, anh chị tại công ty Cô phần Đay và Kinh doanh tổng hợp TháiBình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tham gia thực tập
2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: công ty cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình
- Nội dung: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần Đay
và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là kế hoạch trong doanh nghiệp ? Kế hoạch sản xuất là gì? Quy trìnhlập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp như thế nào? Công cụ kế hoạch sảnxuất trong doanh nghiệp như thế nào?
- Thực trạng xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần Đay và Kinhdoanh tổng hợp Thái Bình? Những thành tựu và hạn chế? Nguyên nhân là gì?
- Giải pháp để khắc phục những hạn chế trong công tác lập kế hoạch tại côngty?
4 Phương pháp nghiên cứu
- Trao đổi trực tiếp
- Tổng hợp tài liệu từ công ty, sách báo…
- Phương pháp so sánh, tổng hợp logic
Trang 81 Định nghĩa về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Trải qua những thời kỳ khác nhau của nền kinh tế, kế hoạch hóa mang vaitrò và chức năng khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau Trong thời
kỳ kế hoạch hóa tập trung, kế hoạch hóa là công cụ điều tiết mọi hoạt động từtrung ương đến địa phương Trải qua thời kỳ bao cấp, bước sang kinh tế thịtrường kế hoạch hóa mang tính linh hoạt hơn Theo đinh nghĩa mới nhấttrong Từ điển bách khoa Việt Nam 2 thì: “Kế hoạch hóa là hoạt động của conngười trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặcbiệt là quy luật kinh tế, tổ chức quản lí các đơn vị kinh tế kỹ thuật, các ngànhcác lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thốngnhất’’
Theo cách hiểu trên thì kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô vàphạm vi khác nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, kế hoạch hóa theovùng, địa phương , kế hoạch hóa theo ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanhnghiệp Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọitắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp) được xác định là một phương thức quản lídoanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp mộtcách có chủ định của cac nhà lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp vào các lĩnhvực sản xuất kinh doanh Nói cách khác, kế hoạch hóa doanh nghiệp là mộtquy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng
Trang 9thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiệnmong muốn đó.
Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoánmục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra Công tácnày bao gồm các hoạt động chính như sau: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kếhoạch, kiểm tra điều chỉnh và đánh giá kế hoạch
Xét về bản chất, kế hoạch trong doanh nghiệp được hình thành thông quanhững câu hỏi như: Trạng thái của doanh nghiệp hiện tai, kết quả và nhũngđiều kiện hoạt động kinh doanh? Doanh nghiệp muốn được phát triển như thếnào(hướng phát triển của doanh nghiệp?) Làm thế nào để sử dụng hiệu quảnguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích đặt ra? Quá trình thựchiện kế hoạch nhằm đưa kế hoạch vào thực tiễn đồng thời dự kiến những yếu
tố bất ngờ bất lợi xảy ra và khả năng ứng phó với những điều bất ngờ đó
2 Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,kế hoạch là hệ thống chỉ tiêu điềutiết mọi hoạt động tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,Vai trò lớn nhất của cơ chế này là: có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiêt kệm và tíchlũy rất cao, thực hiện được những nhưng cân đối cần thiết trong tổng nềnkinh tế quốc dân Các doanh nghiệp được xem như là những tế bào trong tổngthể nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất
Trang 10doanh nghiệp Các kế hoạch không đáp ứng được nhu cầu của các doanhnghiệp trong sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế.
Bước sang nền kinh tế thị trường kế hoạch mang tính linh động, định hướng,linh hoạt với thị trường,đáp ứng được nhu cầu của thị trường Dựa vào nhữngdấu hiệu của thị trường mà doanh nghiệp thực hiện hành vi sản xuất kinhdoanh của mình
Trong nền kinh tế này, kế hoạch có những vai trò nổi bật sau:
- Kế hoạch chỉ ra những cơ hội và thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển,đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn và thách thức để doanh nghiệp tìmcách đối phó
- Kế hoạch là chức năng gắn kết toàn bộ các chức năng khác trong doanhnghiệp, giúp cho việc quản lí không bị rối loạn và tốn kém
- Xây dựng một kế hoạch cụ thể cho các bước hoạt động giúp cho quátrình hoạt động diễn ra liên tục, suôn sẻ, có mục đích, tiết kiệm nguồn lực
Kế hoạch dài hạn bao trùm khoảng thời gian khoảng 10 năm Quá trình soạn
lập kế hoạch được đặc trưng bởi:
- Môi trường liên quan có dược hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã
Trang 11- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng dự báo.
Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra
các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm
Kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến
độ, hành động có thời hạn dưới 1 năm: kế hoạch quý, tháng, tuần…Kế hoạchngắn hạn bao gồm những phương pháp cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng đểhoàn thành tốt mục tiêu của kế hoạch trung hạn và ngắn hạn
3.2 Về góc độ nội dung
Theo góc độ nội dung, tính chất hay câp độ của kế hoạch chúng ta chia kếhoạch doanh nghiệp thành 2 bộ phận:
Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược áp dụng trong doanh nghiệp là định hướng lớn cho
phép doanh nghiệp thay đổi cải thiện , củng cố vị thế cạnh tranh của mình vànhững phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Nói đến kế hoạch chiếnlược không phải nói đến góc độ thời gian của chiến lược mà nói đến tính chấtđịnh hướng của kế hoạch và mục tiêu tổng thể phát triển của doanh nghiệp.Trách nhiệm soạn thảo kế hoạch chiến lược trước hết là của lãnh đạo trongdoanh nghiệp, vì nó đòi hỏi trách nhiệm cao và quy mô hoạt động rộng lớncủa nhà quản lí
Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp)
Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chươngtrình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạtđộng của doanh nghiệp
II QUY TRÌNH LẬP KHSX TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 12Hình 1: Quy trình kế hoạch hóa sản xuất trong doanh nghiệp
Điều chỉnh Điều chỉnh KH chỉ đạo nhu cầu sản xuất
Điều chỉnhcông suất
Thực hiện cóphù hợpvới KH
Nhân sự
KH nhân sự
KH sản xuất tổng thể
Kh chỉ đạo sản xuất
KH nhu cầu vật liệu
KH nhu cầu công suất
Thực hiện KH công suất
Thực hiện KH vật liệu
Khả thi?
Trang 131 Xác định một số căn cứ cơ bản
Xuất phát từ những ràng buộc về năng lực sản xuất, tồn kho, nhu cầuMaketing,mua sắm, năng lực cung cấp, tài chính, luồng tiền, nhân sự sẽ làm
cơ sở cho việc lập kế hoạch
2 Xây dựng kế hoạch tổng thể
3 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất
4 Xây dựng kế hoạch nhu cầu vật tư
5 Khi nhu cầu sản xuất khả thi, thực hiện kế hoạch công suất
6 Thực hiện kế hoạch vật tư
Kế hoạch sản xuất tổng thể được xây dựng trong mối quan hệ mật thiết vớicác kế hoạch khác trong công ty Kế hoạch Marketing cho biết chỉ số dự báobán hàng- là căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất Tuy vào số liệu dự báo
mà kế hoạch sản xuất được xây dựng tương thích Nếu con số dự báo khôngsát với thực tế thì hoặc là sản xuất quá ít, hoặc là dẫn đến tình trạng tồn đọnghàng hóa Để tránh tình trạng trên, kế hoạch sản xuất phải chỉ ra năng lực sảnxuất cũng như khả năng sản xuất của doanh nghiệp để cân đối giữa nhu cầu
và khả năng thực hiện đảm bảo cho bản kế hoạch có tính khả thi
Kế hoạch sản xuất với kế hoạch nhân sự: việc phối hợp nhịp nhàng giữanguồn nhân lực và vật lực trong công ty sẽ làm giảm bớt chi phí cho công ty.Nếu nguồn nhân lực phục vụ sản xuất dư thừa sẽ gây lãng phí và ngược lạithiếu bớt nhân lực sẽ làm giảm công suất hoạt động của máy móc thiết bị.Trong trường hợp, công ty mở rộng quy mô sản xuất thì kế hoạch sản xuấtphải đưa ra yêu cầu về nhân lực đối với bộ phận kế hoạch nhân sự Sau khithống nhất giữa 2 bộ phận kế hoạch này sẽ có sự điều chỉnh khả năng sản xuấtcho hợp lí
Kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính: Mọi nhu cầu về tiền, cung cấp, sửachữa và mua sắm vật tư đều được đưa tới bộ phận tài chính Tùy vào khả
Trang 14năng đáp ứng của công ty mà tài chính sẽ đưa ra mức giới hạn và bộ phận sảnxuất phải lên kế hoạch sao cho vừa tiết kiệm lại đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh đó, kế hoạch sản xuất còn phụ thuộc vào năng lực mua sắmnguyên vật liệu, khả năng cung cấp của nhà cung ứng Từ những nguồnnguyên liệu đó là cơ sở cho việc xây dựng những chỉ tiêu của bản kế hoạch
III NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHSX VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1 Kế hoạch năng lực sản xuất
Xác định năng lực sản xuất là một phần không thể thiếu trong quy trình lập
kế hoạch sản xuất Doanh nghiệp muốn theo kịp nhu cầu xã hội phải luôntrang bị cho mình những máy móc thiết bị cùng công nghệ tiên tiến hợp thờiđại Do đó, năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng thường xuyên thay đổi.Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhautrong đó, quan trọng nhất là: công suất của máy móc thiết bị, mức độ sử dụngmáy móc thiết bị trong những điều kiện khác nhau Xây dựng kế hoạch nănglực sản xuất để có cơ sở xác định các chỉ tiêu sản xuất và tiến độ thực hiện
1.1 Mối quan hệ giữa công suất và năng lực sản xuất
Dựa trên cơ sở chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và dự báo nhu cầu thịtrường, doanh nghiệp phải cân nhắc việc quyết định trang bị cho mình mộtmức độ năng lực sản xuất nhất định Quyết định này tác động trực tiếp đếnphần chi phí cố định và nó cũng quyết định xem liệu doanh nghiệp có khảnăng đáp ứng nhu cầu hay các thiết bị của nó sẽ không được sử dụng hết Nếucông suất của nhà máy quá lớn, bộ phận không sản xuất sẽ làm tăng thêm chiphí cố định Và ngược lại, nếu công suất của nhà máy quá nhỏ doanh nghiệp
sẽ mất khách hàng
Vậy, năng lực sản xuất là khả năng sản xuất của máy móc thiết bị, dâychuyền, của lực lượng lao động trong thởi kì nhất định Nó là đại lượng
Trang 15thường xuyên thay đổi theo nhu cầu của khoa học công nghệ Và, công suất
là khả năng sản xuất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định, ví dụ như số lượng sản phẩm đầu ra trongmột đơn vị đầu ra Có nhiều loại công suất khác nhau như: công suất thực tế,công suất thiết kế và công suất hiệu quả
- Công suất thiết kế là mức sản lượng lý thuyết tối đa của một hệ thống sảnxuất trong một thời kỳ nhất định Nó được thể hiện bằng tỷ lệ, như số tấn théptrong một tuần, một tháng hoặc một quý
- Công suất hiệu quả là tổng khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp mongmuốn đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm, về khả năngđiều động sản xuất, bảo dưỡng và tu sửa máy móc trong một thời gian nhấtđịnh
- Công suất thực tế là công suất mà doanh nghiệp có thể đạt tói trong nhữngđiều kiện xác định về chủng loại sản phẩm, phương pháp sản xuât, điều kiệnbảo trì và các tiêu chuẩn chất lượng
Để đánh giá mức độ sử dụng công suất người ta sử dụng 2 tiêu chí sau:
Công suất thực tế
Hiệu suất sử dụng công suất =
Công suất thiết kế
Công suất thực tế Hiệu quả sử dụng công suất =
Công suất hiệu quả
1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng công suất
Dự báo nhu cầu sử dụng dựa trên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai Thông thường việc dự báo nhu cầu sản xuất trải qua 2 bước: trước hết làdoanh nghiệp tiến hành dự báo nhu cầu theo những phương pháp truyền thống
Trang 16như là xác định công suất của bộ phận chủ đạo, sau đó xác định thừa thiếu củacác bộ phận khác Những kết quả dự báo này sẽ được sử dụng để xác địnhnhu cầu công suất
Trong trường hợp nhu cầu về công suất không dự đoán được, doanh nghiệp
có thể sử dụng mô hình “xác suất” Một trong những kỹ thuật hay được ápdụng để lập kế hoạch năng lực sản xuất trong điều kiện nhu cầu không chắcchắn là lý thuyết ra quyết định, trong đó sử dụng cây quyết định Bằng việcgán các giá trị xác suất cho các trạng thái tự nhiên, chúng ta có thể đưa quyếtđịnh cho phép tối đa hóa giá trị kỳ vọng của lựa chọn
1.3 Phương pháp xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp
(Phương pháp xác định cho doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm).
Khi đó, năng lực sản xuất của bộ phận hoặc phân xưởng được tính theo côngthức:
N = S × Nh × TkTrong đó: N - năng lực sản xuất của phân xưởng hoặc công đoạn
S - số máy móc thiết bị chính của phân xưởng hoặc công đoạn
Nh - định mức theo giờ của máy hay thiết bị chính
Tk - Thời gian hoạt động của máy móc thiết bị trong năm
Công thức tính cho công đoạn hay phân xưởng có nhiều máy móc:
n
N = ∑ S × Nh × Tk
i=1
trong đó: n là số chủng loại máy móc thiết bị khác nhau trong bộ phận
1.4 Cân đối năng lực sản xuất
Khi xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, người ta thường đánh giátừng bộ phận hoặc từng phân xưởng sản xuất trên dây chuyền sản xuất rồi sosánh với các chỉ tiêu của bản kế hoạch hoạch đề ra Việc cân đối này, sẽ đảmbảo cho kế hoạch được khả thi trên cả dây chuyền sản xuất Quá trình đánh
Trang 17giá từng bộ phận khắc phục được tình trạng thừa thiếu năng lực sản xuất tạicác phân xưởng
Xác định năng lực cần thiết các bộ phận theo kế hoạch sản xuất
NCti = KHSX × ais
Trong đó: NCti -năng lực cần thiết của bộ phận i
ais - hệ số tiêu hao bán thành phẩm i cho một đơn vị sản phẩmcuối cùng s
Sau khi tính năng lực cần thiết của từng bộ phận ta lập bảng cân đối năng lựcthừa thiếu so với kế hoạch sản xuất chủ đạo:
Bảng1: Cân đối năng lực sản xuất thừa, thiếu
Năng lực thiếu hay thừa
Tùy vào kết quả cân đối năng lực thừa thiếu mà doanh nghiệp có biện pháp nâng cao năng lực của xưởng yếu kém và tận dụng năng lực dư thừa củacác bộ phận chủ đạo
2 Kế hoạch sản xuất tổng thể
2.1 Nội dung của KHSX tổng thể
Trang 18Hình 2: Sơ đồ mối liên hệ của kế hoạch sản xuất tổng thể
Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh tr 125- Nxb Lao động xã hội,2006
KHSX tổng thể xác định khối lượng và thời gian sản xuất trong tươnglai gần từ 3-18 tháng Nhà quản lí sản xuất cố gắng tìm ra cách thức tốt nhất
để đáp ứng nhu cầu bằng cách điều phối quy mô sản xuất, mức độ sử dụng laođộng, sử dụng giờ phụ trội, thuê gia công và các yếu tố kiểm soát khác Mụctiêu của kế hoạch sản xuất tổng thể là giảm thiểu chi phí trong kỳ kế hoạch.Đối với đa phần doanh nghiệp sản xuất kế hoạch sản xuất tổng thể chủ yếunhằm đưa vào các chính sách sản xuất, thương mại, mua sắm và cung ứng…,
Quyết định sản phẩm
Hoạch định công suất
Nhân sựĐơn hàng dự
báo bán hàng
KHSX tổng thể
KH chỉ đạo
SX và hệ thống MRP
KH tiến bộ
Vật liệu sẵn có
Thuê gia công
Dự trữ thành phẩm
Trang 19cho các hoạt động chung và cho nhóm sản phẩm Kế hoạch sản xuất tổng thể
là một phần của hệ thống kế hoạch hóa sản xuất, do vậy, cần phải hiểu đượcmối quan hệ giữa kế hoạch và một số các yếu tố bên trong và bên ngoài
2.2 Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể
a.Phương pháp đồ thị
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất do chúng dễ hiểu và dễ sử dụng.Theo phương pháp này, người làm kế hoạch phải thực hiện 5 bước sau:
Xác định nhu cầu mỗi kỳ
Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trợ và thuê gia công mỗi kỳ
Xác định chi phí lao động thuê gia công và chi phí lưu kho
Tính đến chính sách của doanh nghiệp đối với lao động hoặc mức lưukho
Khảo sát các kế hoạch và ước lượng tổng chi phí
Mức sản xuất trung bình sẽ được tính theo công thức:
Tổng nhu cầu dự báo(cả năm)
Mức sản xuất bình quân(ngày) =
Thời gian sản xuất ( số ngày làm việc)
Trang 20b Một số phương pháp khác
Mô hình hệ số quản lí của Bowman là một mô hình lập kế hoạch dựa trênthành tích và kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo Với giả thiết thành tích củacán bộ trong quá khứ là khá tốt, nó có thể sử dụng như một cơ sở cho các
Trang 21quyết định trong tương lai Kỹ thuật này sử dụng phương pháp hồi quy cácquyết định sản xuất trong quá khứ của cán bộ lãnh đạo và đường hồi quy sẽchỉ ra mối liên hệ giữa các biến số (chẳng hạn giữa nhu cầu và lao động)trong các quyết định tương lai Theo Bowman sự kém cỏi của lãnh đạothường thể hiện qua sự không nhất quán trong việc ra quyết định
Hai mô hình khác được sử dụng là: mô hình nguyên tắc quyết định tuyếntính và mô hình mô phỏng Nguyên tắc quyết định tuyến tính nhằm mục đíchxác định mức sản xuất tối ưu và mức sử dụng lao động cho mỗi kỳ kế hoạch
Mô hình này cho phép giảm thiểu chi phí tiền lương, tiền thưởng, chi phíngừng sản xuất, tiền thêm giờ và chi phí lưu kho… Mô hình mô phỏng sửdụng một thủ tục tìm kiếm để tìm ra một sự kết hợp giữa quy mô lao động vàmức sản xuất sao cho ít tốn kém
3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
3.1 Nội dung
KH chỉ đạo sản xuất là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổng thể và
kế hoạch nhu cầu sản xuất Mục đích của kế hoạch này là xác định doanhnghiệp sản xuất cái gì và khi nào thì sản xuất Kế hoạch này cho chúng ta biếtcần chuẩn bị những gì để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạch sản xuấttổng thể Tuy nhiên, kế hoạch chỉ đạo sản xuất không phải là sự chia nhỏ củaKHSX tổng thể mà là sự thể hiện KH nói riêng trên chương trình chỉ đạo sảnxuât tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn vị nhằm thỏamãn tốt nhất các dự báo kế hoạch
Trang 22Bảng 2: Mẫu bảng kế hoạch chỉ đạo sản xuất
STT SP
KHnăm
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
3.2 Phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Áp dụng như kế hoạch sản xuất tổng thể, nếu kế hoạch sản xuất tổng thể làtính cho một nhóm hàng thì kế hoạch chỉ đạo sản xuất áp dụng tính cho mộtmặt hàng cụ thể
4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất
4.1 Nội dung của kế hoạch nhu cầu sản xuất
Để KHSX tổng thể được cân đối, KH chỉ đạo sản xuất có thể thực hiệnđược, cần giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu độc lập của khách hàng vànăng lực sản xuất của doanh nghiệp Việc tính toán nhu cầu được thực hiệnngay sau khi xây dựng KHSX tổng thể và KH chỉ đạo sản xuất
Mục đích của kế hoạch nhu cầu là xác xác định nhu cầu các phương tiện vàcác yếu tố sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị diện tích sản xuất…)
Nhu cầu độc lập: là những nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết,linh kiện, phụ tùng thay thế được dùng cho mục đích thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng
Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu phát sinh ra từ các nhu cầu độc lập
Nó được tính toán từ các quá trình sản phẩm thành các bộ phận, các cụm chitiết và linh kiện, vật tư, nguyên vật liệu
Trang 23Phương pháp lập kế hoạch nhu cầu sản xuất dựa theo phương pháp MRP.Theo phương pháp này cần phải phân biệt rõ nhu cầu độc lập và nhu cầu phụthuộc Từ đó, doanh nghiệp phải xác định được số lượng và thời gian để thỏamãn nhu cầu của khách hàng Việc tính toán các yếu tố trên cần dựa vào: mức
dự báo bán hàng, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, mức tồn kho, quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm cùng với kết cấu của sản phẩm và định mức khấuhao…
Sau đây là ví dụ về cách tính toán nhu cầu sản xuất, trong đó mối liên hệ giữa
các nhu cầu và định mức tiêu hao vật chất và thời gian thể hiện dưới dạng ma
trân.
Sản xuất sản phẩm A, B, C:
Các sản phẩm được tạo thành từ các bộ phận: từ nhu cầu cấp 1(bộ phận Ei),nhu cầu cấp 2(linh kiện Fi), nhu cầu cấp 3(linh kiện rời Di)…Trình tự lắp rápsản phẩm sẽ theo ma trận sau:
Hình 4: Trình tự lắp ráp sản phẩm
Để đáp ứng thời gian mà các đơn đặt hàng yêu cầu, ta cần xác định thời giancần thiết để lắp ráp sản phẩm từ nhu cầu cấp 1, lắp ráp nhu cầu cấp 1 từ nhucầu cấp 2, lắp ráp nhu cầu cấp 2 từ nhu cầu cấp 3 Ví dụ thời gian cần thiếttheo thứ tự là 1 tuần, 1 tuần và 3 tuần
Nhu cầu sản xuất sẽ được tính theo sơ đồ sau:
Các bộ
phận Di
Cụm linh kiện Fi
Linh kiện rời Ei
Sản phẩm
A, B,C
Trang 245 Kế hoạch tiến độ sản xuất
5.1 Nội dung của kế hoạch tiến độ sản xuất
Kế hoạch sản xuất cụ thể hóa các quyết định về công suất, kế hoạch sản xuấttổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành một chuỗi các công việc và sựphân công nhân sự, máy móc nguyên vật liệu Kế hoạch tiến độ giúp doanhnghiệp trong việc phân phối và theo dõi thời gian và thứ tự thực hiện từngbước công việc để đạt được mục tiêu đề ra Kế hoạch này đòi hỏi phân bố thờigian cụ thể cho từng công việc cụ thể Tuy nhiên, nhiều bước công việc cũngđòi hỏi sử dụng cùng nguồn lực ( công nhân, máy móc, phân xưởng ) dó đódoanh nghiệp phải sử dụng một số kỹ thuật để giải quyết mâu thuẫn này
5.2 Phương pháp lập kế hoạch tiến độ sản xuất
a Phương pháp điều kiện sớm: bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể khi
đã biết yêu cầu công việc Phương pháp này thường được áp dụng lập kếhoạch có thể hoàn thành không đúng thời hạn cần thiết Trong nhiều trườnghợp phương pháp này gây ra sự tồn đọng sản phẩm dở dang Nó thường được
sử dụng trong trong những tổ chức như nhà hàng, bệnh viện và sản xuất máycông cụ
b Phương pháp điều kiện muộn: bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch công
việc cuối cùng trước tiên Bằng cách trừ lùi thời gian cần thiết cho mỗi côngviệc, chúng ta có thể biết được thời gian bắt đầu sản xuất
- Kỹ thuật lập KH tiến độ chính xác phụ thuộc vào số lượng đơn hàng, bảnchất của công việc, vào mức độ phức tạp của công việc và bốn tiêu chuẩn sauđây:
Nhu cầu sx
tháng (A, B, C)
[1]
Nhu cầu cấp 1[5]
[5]= [1] × [2]
Nhu cầu cấp 2[6]
[6] ]= [3] × [5]
Nhu cầu cấp 3[7][7] ]= [4] × [6]
Trang 25 Giảm thiểu thời gian hoàn thành (Thời gian hoàn thành trung bình củacông việc)
Tối đa mức sử dụng công suất (tỷ lệ phần trăm thời gian sử dụng thiếtbị)
Giảm thiểu tồn kho sản phẩm dở (số lượng trung bình công việc đangthực hiện)
Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng (số ngày muộn trungbình)
c Phương pháp biểu đồ GANTT
Là phương pháp lập kế hoạch tiến độ tốt, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thựchiện, linh hoạt và khả thi
- Nội dung của phương pháp này nhằm xác định thứ tự và thời hạn sản xuấtcủa các công việc khác nhau cần thiết cho một chương trình sản xuất nhấtđịnh, tùy theo độ dài của mỗi bước công việc, điều kiện trước của mỗi công
việc, các kỳ hạn cần tuân thủ và năng lực sản xuất.Ví dụ: Tại một phân xưởng
nhận được nhiệm vụ phải thực hiện các công việc để sản xuất các chi tiết A,
B, C, D theo các thứ tự ràng buộc sau: 0
Thời hạn sản xuất: A = 3h, B = 6h, C = 4h, D = 7h, E= 5h
Trang 26Bảng 3: Biểu đồ GANTT cho việc hoàn thành nhiệm vụ E
Công
việc
Thời gian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15A
d Phương pháp sơ đồ mạng PERT
Xây dựng và thực hiện kế hoạch theo thời gian hoàn thiện các hoạtđộng Các hoạt động này được coi là mốc quan trọng trong cả một quy trìnhthực hiện liên tục Sơ đồ mạng PERT là một mạng hoạt động rút ra từ việcxây dựng các mối quan hệ theo trình tự bắt đầu và kết thúc tất cả các hoạtđộng cần thực hiện theo một trình tự logic nhất định Để xây dựng một sơ đồmạng PERT cần nắm rõ các nguyên tắc như: xác định rõ các sự kiện và hoạtđộng, chỉ rõ mối liên hệ giữa các hoạt động, chỉ rõ thời gian trùng, xác đinhhoạt động chính, hoạt động giả, thời gian quan trọng nhất Từ đó, xác địnhthời gian tối thiểu để hoàn thành các hoạt động(sơ đồ găng) và xác định đượchoạt động nào có thể linh động được, hoạt động nào không thể thay đổi vềmặt thời gian
Dựa vào sơ đồ, ta sẽ cắt ngắn được thời gian sản xuất, giảm thiểu chiphí cho các hoạt động đồng thời tạo điều kiện cho công tác phối hợp và lập kếhoạch
Trang 27Ví dụ: Có các hoạt động, với thời gian như sau:
Hoạt động a b c d e f g h iĐiều kiện cv hoàn
h(10)
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, để các hoạt động này được hoàn thành thì thờigian tối thiểu là mất 37 tuần (dựa trên các đường găng được vẽ lớn) Các hoạtđộng nằm trên đường găng thì không thể trì hoãn được, còn những hoạt độngnhư c, d, e, g, h là những hoạt động có thể trì hoãn được
Xây dựng sơ đồ PERT có thể thấy được hoạt động nào xảy ra trước giúpcho việc quản lí dễ dàng hơn Tuy nhiên, việc xây dựng sơ đồ có nhược điểm
là khá phức tạp và tốn nhiều thời gian
IV CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
3
20 24 4
5
37 37 0
4
34
34 0
2
10
10 0
1
4 4 0
0
0
0
0
Trang 281 Năng lực đội ngũ cán bộ
Nhân tố con người là chủ thể của mọi hoạt động, trong công tác lập kế hoạchđội ngũ cán bộ có vai trò then chốt trong công tác lập kế hoạch, là chủ thểtrong công công tác lập kế hoạch, quyết định sự thành công của bản kế hoạch
- Kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được của cán bộ là cơ sở cho việc ra quyếtđịnh trong tương lai, xây dựng định hướng tốt cho bản kế hoạch Theo ôngBowman thì năng lực của cán bộ thông qua thành tích của họ trong quá khứ,
và sự kém cỏi của cán bộ là gây ra chất lượng kém của bản kế hoạch, nguyênnhân là do việc không tổng hợp được ý kiến và nhất quán trong kế hoạch Một đội ngũ cán bộ lập kế hoạch tốt cần phải tư duy sáng tạo, tổng hợpthông tin, tìm kiếm thị trưởng tiêu thụ và tìm kiếm sản phẩm mới
2 Nguồn lực tài chính dành cho công tác lập kế hoạch
- Chi phí dành cho công tác lập kế hoạch bao gồm cả chi phí cố định và chi
phí cố định Chi phí cố định gồm có môi trường làm viêc, các công cụ hỗ trợcho công tác lập kế hoạch về cơ sở hạ tầng,máy móc trang thiết bị Chi phílưu động là chi phí phát sinh trong quá trình tổng hợp thông tin cho bản kêhoạch
Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kinh phí cho quá trình chuẩn bị lập kế hoạch, từkhâu nghiên cứu và khảo sát thị trường đến khâu thực hiện kế hoạch đề ra.Bên cạnh đó, các nguồn kinh phí dành cho đào tạo nâng cao chuyên môn củacán bộ là một trong những nguôn đầu tư không thể thiếu trong mỗi doanhnghiêp Rất nhiều doanh nghiệp thuê chuyên gia hoặc cố vấn vể làm việc chocông ty của mình
3 Tổ chức bộ máy lập KH và các cơ chế đảm bảo hiệu lực thực hiện KH
Một doanh nghiệp hoặc tổ chức muốn làm ăn hiệu quả phải có sự thống nhấtngay trong tổ chức đó Bằng cách tạo mối liên kết trong quá trình lập kế
Trang 29hoạch từ cấp trên xuống cấp dưới, thông báo mọi nôi dung, kế hoạch hoạtđộng cho tất cả mọi người để làm việc trong tinh thần chung và đoàn kết Doanh nghiệp làm việc trong chế độ có ràng buộc về mặt tài chính để mọingười có trách nhiệm với công việc mà mình phụ trách Các chế độ đó như:tăng lương, lương thưởng cho phòng kế hoạch nếu kế hoạch được thực hiệnthành công, nếu công việc làm không tốt sẽ bị phạt và không có lươngthưởng.
Tổng kết: Sản xuất là hoạt động trực tiếp mang lại của cải cho xã hội, thỏa
mãn nhu cầu cùa con người Còn đối với một doanh nghiệp thì sản xuất lànguồn gốc để sinh ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.Trong tất cả các loại kếhoạch tồn tị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì kế hoạch ngắn hạn lại được sửdụng nhiều nhất Khởi đầu của kế hoạch hàng năm bao giờ cũng bắt đầu làviệc cân đối năng lực sản xuất, sau đó là xây dựng kế hoạch tổng thể Bước kếtiếp sau kế hoạch tổng thể là kế hoạch chỉ đạo sản xuât và nhu cầu sản xuất đểthích với năng lực sẵn có của doanh nghiệp Kế hoạch tiến độ sản xuất là nộidung hướng dẫn các bước công việc một cách khoa học và logic Mỗi loại kếhoạch có những phương pháp hỗ trợ để tính toán và đưa vào thực hiện trongthực tiễn Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có
đủ điều kiện để áp dụng y nguyên như trong lí thuyết Để làm rõ những thànhtựu và hạn chế trong công tác lập kế hoạch doanh nghiệp trên thực tế, phântiếp theo chuyên đề sẽ nghiên cứu về thực trạng tại doanh nghiệp cụ thể
Trang 30Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐAY VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP
Điện thoại : 0363861667
Fax : 0363841281
Ngành nghề sản xuất chính : Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chính
từ Đay tơ nguyên liệu Các mặt hàng bao tải các loại như A70, A70TV, A75,A75TV, A85TV,sợi các loại như sợi 1,1, sợi1.2, sợi 1.5 , sợi xe 2+3…,cúi giacông,Đay tơ sơ chế và các loại manh thưa
Công ty cổ phần Đay và kinh doanh tổng hợp Thái Bình được thành lập từnăm 1982, tiền thân là công ty Đay Thái Bình Từ ngày đầu thành lập đếnnăm 2005 công ty là một doanh nghiệp nhà nước Công ty hoạt động dưới sựkiểm soát của Ủy Ban nhân dân tình Thái Bình Trải qua thời kỳ bao cấp bướcvào nền kinh tế thị trường, công ty vẫn giữ truyền thống là một công ty trongsạch vững mạnh, thu nhiều lợi nhuận đứng vào tốp đầu trong tỉnh Đến tháng
9 năm 2005 thực hiện quyết định số 1304QDUB ngày 23 tháng 5 năm 2005của UBND về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty Đay thành công
Trang 31ty Cổ phần Đay và KDTH Thái Bình Công ty chính thức đi vào hoạt độngtheo giấy phép kinh doanh số 0803000217do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhThái Bình cấp lần đầu ngày 29 tháng 7 năm 2005 Tính đến tháng 9 năm
2005, vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 51% và
cổ đông 49% Công ty cũng phát hành luôn cổ phiếu với mệnh giá 10.000đồng
Đến tháng 7 năm 2009, với nhu cầu mở rộng vốn sản xuất kinh doanh, công
ty huy động thêm 1,6 tỷ đồng từ cổ đông Tổng số vốn điều lệ của công ty là11,6 tỷ đồng, với 42% của nhà nước và 58% của các cổ đông Công ty chínhthức đi vào hoạt động theo giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bìnhcấp lần thứ hai
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm đay và một sốsản phẩm như tre, luồng, phục vụ cho hàng nông sản như cà phê, điều, gạo,hạt tiêu phục vụ cho xuất khẩu Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuấtkinh doanh thu lợi nhuận, tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân Bêncạnh giữ vững khách hàng truyền thống công ty tiếp tục phát triển thêm thịtrường và mở rộng sản xuất
1.3 Tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Trang 32Hình 6: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng hành chính công ty cổ phần Đay và KDTH Thái Bình
2 Đặc điểm các nguồn lực và trang thiết bị cung ứng và thị trường cung ứng của công ty
2.1 Nguồn tài chính
Hiện tại nguồn vốn của công ty từ nhiều nguồn khác nhau như:, vốn của các
cổ đông, vốn ngân hàng, vốn trích tử lợi nhuận hàng năm Do yêu cầu mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh nên trong những năm gần đây, công tykhông ngừng huy động thêm vốn bổ sung vào hoạt động sản xuất Vì thế,tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng đáng kể qua các năm Năm 2006,
Văn phòng
Phòng
kế toán
Phòng
kế hoạch
Xưởng sợi và xưởng dệt
Làng nghề
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Trang 33tổng số vốn lưu động trong công ty là gần 37 tỷ, đến năm 2007 là 40 tỷ( tăng8.1%) Tổng số vốn này phần lớn dành cho việc tăng cường hoạt động sảnxuất kinh doanh, phần còn lại phục vụ xây dựng nhà xưởng, kho tàng, nângcấp cơ sở hạ tầng Mặt khác, mặc dù số vốn của công ty thu về hàng năm tăngnhưng một phần là vay ngân hàng, phần khác trả cho cổ đông nên vốn đầu tưtái sản xuất mở rộng là không đáng kể
2.2 Đặc điểm máy móc thiết bị
Quy trình sản xuất dệt như sau:
Nguyên liệu Chọn làm mềm và ủ Chải (lần 1 và lần 2 Ghép (lần 1 và lần 2) Sợi con Ống xe Sợi thành phẩm Dệt
Trang 34Bảng 4 : Một số máy móc thiết bị chính của công ty
STT Máy móc thiết bị Nơi sản xuất Số lượng
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần Đay và KDTHTB
Thông qua bảng trên ta thấy: số máy móc được nhập từ Trung Quốc lànhiều nhất, 69 trong tổng số 140 chiếc Xét về chất lượng, sản phẩm củaTrung Quốc không bền và dùng tốt bằng các máy móc nhập từ nước khác,song bù lại giá cả lại phải chăng hơn Trong những công đoạn cần phải cómáy móc thiết bị tốt thì công ty sẽ nhập khẩu của những nước phát triển Tất
cả các máy móc đều có chế độ bảo dưỡng hàng năm, tránh khỏi những rắc rốitrong quá trình sản xuất theo dây chuyền Mới gần đây nhất là năm 2006,công ty nhập 40 máy dệt theo dây chuyền đồng bộ của Trung Quốc, các máycòn lại đã dược mua từ trước đó và vẫn dùng sản xuất tốt Nhìn chung,cácmáy móc thiết bị tại công ty vẫn còn đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, các loạimáy mang yếu tố công nghệ trong ngành sản xuất đay chưa có nên với máymóc hiện có của công ty vẫn được xếp vào những loại máy hàng đầu trongsản xuất và chế biến đay
Trang 35Nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên để chuẩn bị cho một quá trình sảnxuất Nguyên vật liệu nhập vào trong công ty không những phải đảm bảo vềchất lượng, sô lượng mà còn phải đáp ứng đúng thời gian để quá trình sảnxuất được diễn ra liên tục Nguồn nguyên liệu trong công ty mua số lượng lớn
từ được lấy từ Long An, cái nôi trồng đay của Việt Nam, ngoài ra công tycòn mua ở huyện Hưng Hà tỉnh Bình, và nhập từ Băng-la-det.Tùy thuộc vào
sự biến động của nguồn nguyên liệu trong nước mà công ty sẽ phải nhập từnước ngoài về là bao nhiêu Trung bình mỗi năm, công ty nhập khoảng 2500-
3000 tấn nguyên liệu
Trang 36Bảng 5: thống kê thu mua nguyên liệu của công ty
Đơn giá.