1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

55 3,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 350,5 KB

Nội dung

Luận Văn:Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Con người luôn là một nhân tố quan trọng trong xã hội Trong nền kinh tếhiện đại như hiện nay, vị trí quan trọng của con người ngày càng được khẳng định,là yếu tố quyết định sự thành bại của các hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng vớisự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật , trình độ của con người ngàycàng được nâng cao, tuy nhiên trình độ của người lao động nước ta hiện nay vẫnchưa cao và chưa đồng đều và cũng chưa có đầy đủ điều kiện để phát triển hơnnữa Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang rất chú trọng đến công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực để giúp người lao động thực hiện tốt công việc của mìnhcũng như tạo điều kiện để họ phát triển.

Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội em nhậnthấy, Tổng công ty rất chú trọng đến yếu tố con người và các chương trình đào tạovà phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên cũng cón có một số vấn đề tồn tại Vì vậy,

em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội” để nghiên cứu Với mục đích tìm

hiểu kĩ hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty và cómột số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác này.

Tuy nhiên thời gian có hạn, và kiến thức chuyên ngành của bản thân còn hạnchế nên chuyên đề thực tập của em còn một số thiếu sót Em rất mong nhận đượcý kiến đóng góp của các cán bộ trong Tổng công ty và cô giáo hướng dẫn để emcó thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương I:

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ

phần dệt may Hà Nội

Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là công ty nhà nước hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệtổ chức và hoạt động, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, đượctự chủ kinh doanh, kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Dệt - MayHà Nội theo quy định của pháp luật.

Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội

Tên giao dịch: HANOI TEXTILE AND GARMENT JOINT STOCKCORPORATION

Tên viết tắt: VINATEX - HANOSIMEX

Địa chỉ: Số 25/13 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, HàNội

Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty:

a) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyênphụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may;

Trang 3

b) Kinh doanh, xuất, nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất,thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, caosu; các mặt hàng tiêu dùng;

c) Kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinhdoanh cơ sở hạ tầng;

d) Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí;

đ) Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học,công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị;

e) Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngànhdệt may;

g) Đầu tư và kinh doanh tài chính;

h) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty là đơn vị sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các mặt hàngsợi, sản phẩm dệt kim, dệt thoi, hàng may mặc, khăn bông theo giấy phép kinhdoanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Qúa trình hình thành vàphát triển của công ty có thể khái quát qua các giai đoạn:

Từ năm 1978 – 1984, đây là giai đoạn hình thành Công ty với tên gọi sơ khailà Nhà máy Sợi Hà Nội

7/4/1978, Nhà máy Sợi Hà Nội được thành lập với sự hợp tác giữa Tổngcông ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (cộng hòa liên bangĐức) với tổng số vốn ban đầu là 50 triệu USD Đến ngày 21/11/1984 các hạngmục cơ bản được hoàn thành và chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quảnlý với tên gọi nhà máy Sợi Hà Nội.

Từ năm 1984 – 1991, giai đoạn này nhà máy đã đi vào hoạt động sản xuấtkinh doanh; mua sắm, lắp ráp thêm nhiều máy móc thiết bị sản xuất, dây chuyềncông nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóamặt hàng kinh doanh, dần mở rộng thị trường theo chiều hướng xuất khẩu Sảnphẩm của công ty cũng đã xuất khẩu sang các nước Nhật, Thụy Sỹ, Nga, HànQuốc… Sản phẩm của Tổng công ty luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng

Trang 4

và từng bước đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế Năm 1989,sản lượng đạt tới 95% công suất thiết kế Do vậy để thuận tiện cho việc giao dịch,tháng 4/1990 Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhậpkhẩu trực tiếp ( tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX ) Đến tháng 4/1991, Bộcông nghiệp nhẹ lại quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nộithành xí nghiệp Liên hiệp sợi – Dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại làHANOSIMEX Với gần 2000 cán bộ công nhân trong đó có trên 400 cán bộ kĩthuật quản lý, công nhân lành nghề được đào tạo tại các trượng đại học trong vàngoài nước Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật kinh doanh giỏi Vớilực lượng quản lý và lao động hùng mạnh đã làm cho chất lượng sản phẩm ngàycàng được nâng cao, duy trì đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Giai đoạn 1991 – 1995, cùng với sự phát triển đổi mới của cơ chế thị trường,nhu cầu về may mặc luôn thay đổi và ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đòi hỏixí nghiệp cũng phải được mở rộng về quy mô hơn nữa Vì vậy, tháng 6/1993, xínghiệp tiến hành xây dựng thêm 2 dây chuyền dệt kim Tháng 10/1993, Bộ côngnghiệp nhẹ quyết đính sát nhập nhà máy sợi Vinh (Nghệ An) vào xí nghiệp liênhợp Ngày 19/05/1994, nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm cả 2 dâychuyền Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và tháng2/1995 khánh thành Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ lại quyết định đổi tên xínghiệp liên hiệp sợi Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.

28/02/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt may Hà Nội Việc chuyển đổitên thành Công ty Dệt may Hà Nội không phải là sự chuyển đổi về hình thức màchính là sự đổi mới về tư duy kinh tế, đổi mới chức năng, nhiệm vụ và phươngthức hoạt động của một doanh nghiệp Nhà nước.

Đến năm 2005, theo kế hoạch đã đặt ra, hai nhà máy thành viên của Công tylà Nhà máy may Đông Mỹ và Nhà máy Dệt Hà Đông tiến hành cổ phần hóa,chuyển thành hai công ty con trực thuộc là Công ty cổ phần may Đông MỹHANOSIMEX và Công ty cổ phần Dệt may Hà Đông HANOSIMEX, trong đóvốn nắm giữ của công ty mẹ lớn hơn 50% Ngoài ra một thành viên khác là Nhà

Trang 5

máy Dệt may Hoàng Thị Loan (tại thành phố Vinh – Nghệ An ) cũng được cổphần hóa dưới hình thức công ty liên kết trong đó Công ty Dệt May Hà Nội nắmgiữ 42% cổ phần.

Như vậy Công ty Dệt may Hà Nội đã phát huy vai trò tiên phong trong tiếntrình Nhà nước chủ trương cổ phần hóa , thay đổi hình thức sở hữu đối với một sốngành nghề quan trọng Theo kế hoạch thì đến cuối năm 2007, toàn bộ công ty Dệtmay Hà Nội sẽ chuyển sang hình thức cổ phần, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ51% vốn.

Và đến tháng 1/2008, công ty chính thức đổi tên thành Tổng công ty cổ phầnDệt may Hà Nội, hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phẩn, tên giao dịch làVinatex – Hanosimex.

1.2.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty hiện nay- Nhà máy sợi

- Nhà máy may 1- Nhà máy may 2- Nhà máy may 3- Nhà máy may 4

- Trung tâm Dệt kim Phố Nối- Nhà máy Dệt Demin

- Công ty cổ phần Dệt Hà Đông- Công ty cổ phần May Đông Mỹ

- Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (thành phố Vinh – Nghệ An)- Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng – Hanosimex

- Siêu thị Vinatex Hà Đông- Công ty cổ phần thời trang- Công ty cổ phần cơ điện

Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty là cơ cấu điều hành theo chế độ mộtthủ trưởng, đứng đầu là Tồng giám đốc ( TGĐ ) điều hành mọi hoạt động của công

Trang 6

ty, tiếp theo là 6 Phó Tổng giám đốc Tiếp theo 2 khối cơ bản là khối phòng banchức năng và khối các nhà máy.

- Khối phòng ban chức năng: có nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo công ty vềcác chiến lược đầu tư phát triển, điều hành quá trình sản xuất, thực hiện các nhiệmvụ kinh tế, giám sát kĩ thuật, giám sát chất lượng sản phẩm, cho ý kiến chỉ đạo đểcác nhà máy sản xuất đật hiệu quả cao.

- Khối các nhà máy sản xuất: Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất, thực hiệnlệnh sản xuất, thực hiện định mức kinh tế kĩ thuật, đảm bảo hiệu quả sản xuất tốiđa, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

Sơ đồ 01: Mô hình quản lý của Tổng công ty

Trang 7

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

PTGĐ điều hành sản

xuất sợi

PTGĐ điều hành sản

xuất dệt nhuộm

PTGĐ điều hành sản xuất may

PTGĐ điều hành kĩ

PTGĐ điều hành kinh

Phòng đầu tư và CNTT

CTCP dệt may Hoàng

Thị LoanNhà máy sợi

Phòng điều hành sợi

Trung tâm dệt kim Phố Nối

CTCP dệt Hà Đông

Phòng điều hành may

Nhà máy may 1

Nhà máy may 2

Nhà máy may 3

Nhà máy may 4

Phòng đảm bảo chất

CTCP thương mại

Hải PhòngTrung tâm cơ khí – tự động

CTCP may Đông Mỹ

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng kinh doanh

Trung tâm thiết kế thời trang

PTGĐ điều hành quản trị

nhân sự và hành chính

Chi nhánh TP Hồ Chí

Phòng quản trị hành

Phòng đời sống

Trung tâm thương mại

Phòng quản trị nhân sự

Trung tâm y tế

Trang 8

Hiện nay, trong quy định của Tổng công ty, mỗi bộ phận lại có những chứcnăng nhiệm vụ khác nhau, được quy định rất chặt chẽ trong các tài liệu về ISO củaTổng công ty

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty, baogồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông ủyquyền Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viêncủa Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Cơ cấu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2008 – 2012Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên

- Ông Nguyễn Khánh Sơn- Ông Chu Trần Trường- Bà Nguyễn Thị Thanh Bình- Bà Nguyễn Thị Dung- Ông Hồ Lê Hùng

Hội đồng quản trị đã họp phiên đầu tiên và nhất trí bầu ông Nguyễn KhánhSơn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phầndệt may Hà Nội.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty, quản trịTổng công ty giữa hai kỳ đại hội Các thành viên của Hội đồng quản trị là cổ đôngcủa Tổng công ty, được Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị đại diện cho tất cảcác cổ đông có quyền biểu quyết, có toàn quyền nhân danh các cổ đông quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của Tổngcông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát gồm 3 người

- Bà Nguyễn Thu Hà (trưởng ban)- Bà Phạm Thị Anh Hoa

- Bà Nguyển Kim Dung

Trang 9

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát chịu tráchnhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc và thực hiệntheo quyện và nghĩa vụ của mình.

1.3 Các phòng ban chức năng

Hiện nay, theo quy định của Tổng công ty, mỗi phòng ban lại có chức năng vànhiệm vụ riêng được quy định rất chặt chẽ trong các tài liệu về ISO của Tổng côngty Với cơ cấu tổ chức trong Tổng công ty hiện nay là khá phức tạp vì vậy, dướiđây chỉ đề cập đến một số phòng ban cơ bản

1.3.1 Phòng Kỹ thuật – Đầu tư

- Định mức kỹ thuật sợi, dệt, nhuộm, may, định mức lao động và hao phí lao độngtrong toàn Tổng công ty.

- Điều hành, kết nối các đơn vị về lĩnh vực kỹ thuật – đầu tư nhằm thực hiện yêucầu, nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công.

* Nhiệm vụ

- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật của các quy trình công nghệ, xâydựng các phương án sử dụng nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải cho các nhà máy- Kết hợp với các đợn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 và tổchức quá trình thực hiện một cách có hiệu quả.

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các nhà máy trong quá trình thực hiệncác kế hoạch, định mức nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các biến động lớnvề chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm sản xuất ra luôn đạt yêu cầu, tiêuchuẩn quy định.

Trang 10

- Giups Tổng giám đốc xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựngkế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Gíup Tổng giám đốc quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo các công trìnhxây dựng cải tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thời gian.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy phạm an toàn trong các lĩnhvực điện lạnh, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường Tổ chức tập huấn về kỹthuật an toàn cho cán bộ quản lý, công nhân.

- Tổng kết, đánh giá tình hình công tác kỹ thuật hàng năm, xây dựng phươnghướng chiến lược năm sau và lâu dài của Tổng công ty

1.3.2 Phòng Kế toán – Tài chính

* Chức năng

Phòng Kế toán – Tài chính có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốctrong công tác kế toán, tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng vố hợp lýđúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổngcôngt ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.

* Nhiệm vụ

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụngtài sản, vật tư, tiền vốn của Tổng công ty, tình hình sử dụng các nhân việ của đơnvị, phản ánh các chị phí trong quá trình sản xuất và kết quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh của Tổng công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thi chi tàichính, kỷ luật thu nộp Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư,tiền vốn và các nguồn kinh phí Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hiện tượngtham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế và kỷ luật tài chínhcủa Nhà nước.

-Lập và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơquan nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước quy định.

Trang 11

- Thực hiện chế độc hạch toán thống nhất theo hệ thống tài chính do Bộ Tài chínhquy định.

- Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dựán đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản.

- Tham mưu cho Tổng giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mua bán vậttư thành phẩm với khách hàng Thực hiện việc nộp ngân sách đầy đủ kịp thời đúngchế độc nhà nước quy định.

- Xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyểndụng nhân sự.

- Xây dựng, trình duyệt Tổng giám đốc duyệt và ban hành các quy chế trong côngtác bảo hộ lao động, công tác đào tạo, công tác lao động, tiền lương và các chínhsách chế độ có liên quan.

- Giải quyết các đơn thư khiếu nại của cán bộ công nhân viên, lập hồ sơ, báo cáoTổng giám đốc giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật khiếu nại của Tổng côngty.

Trang 12

- Quản lý, giải quyết các chế độc chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội với ngườilao động.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ các đơn vị trong toàn Tổng công ty về việc thực hiệncác công tác trên.

- Quản lý hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài Tổng công ty.

1.4 Đặc điểm về sản phẩm của Tổng công ty

Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp lớn được Nhànước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý và điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh Trong quá trình phát triển Tổng công ty đã không ngừng đa dạng hóavà nâng cao chất lượng sản phẩm Hiện nay Tổng công ty đang tiến hành sản xuấtkinh doanh một số mặt hàng chủ yếu sau:

- Các loại sợi: sợi cotton, Peco, Slub, PES, OE các loại- Các loại vải dệt kim: single, interlock, rib, lacost…- Các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, vải dệt Demin- Các loại khăn bông

- Sản phẩm khác: Hiện nay Tổng công ty còn có thêm một số dòng sản phẩmthời trang cao cấp như Jump, Bloom… đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí bảnquyền của cục sở hữu trí tuệ.

Năng lực sản xuất của công ty:- Năng lực kéo sợi: 23000 tấn/năm

- Năng lực sản xuất hàng dệt kim: vải các loại 4500 tấn/năm, sản phẩm maymặc dệt kim 12 triệu sản phẩm/năm, xuất khẩu 7 triệu sản phẩm/năm

- Các loại khăn: 1500 tấn/năm

- Quần áo Jean: 1,5 triệu sản phẩm/năm

1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong nhữngnăm vừa qua

Tổng công ty Dệt may Hà Nội trước kia là một đợn vị sản xuất theo chỉ tiêukế hoạch ngành giao Ngày nay khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Tổng công ty đã

Trang 13

nhanh chóng tiếp cận với thị trường, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh củamình.

Với các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, giá thành hợp lí, Tổng công tyđã thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng Tổng công ty đã duy trì được kháchhàng truyền thống và ngày càng thu hút thêm được số lượng lớn khách hàng mới,sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng đượccải thiện Trong những năm gần đây, công ty đã đạt được kết quả khả quan

Trang 14

Bảng 01: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thời kỳ 2006 - 2009

ĐVT: Trđ

1 Doanh thu thuần từ bánhàng và cung cấp dịch vụ

2 Lợi nhuận gộp từ bán hàngvà cung cấp dịch vụ

101.384 123.878 142.760 128.293 92.1073 Doanh thu từ hoạt động tài

6 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7210 8110 8.930 8.333 8.579

Biểu đồ 01: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụgiai đoạn 2003 – 2009

Tỷ đồng

Doanh Thu Thuần

Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động bánhàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty có tăng trưởng đáng kể Năm 2006,

Trang 15

doanh thu của Tổng công ty tăng 229.192 triệu đồng so với năm 2005 tương ứngvới 16,96% Đến năm 2007, doanh thu của Tổng công ty vẫn tiếp tục tăng, cụ thểtăng 209.039 triệu đồng tương ứng với 13,2% Tuy nhiên đến năm 2008, doanhthu của Tổng công ty có sự giảm sút đáng kể, giảm 418.165 triệu đồng tương ứngvới 23,4%, nguyên nhân là do trong năm này Tổng công ty đã tổ chức lại cơ cấudoanh nghiệp, chuyển sang hình thức công ty cổ phẩn nên Tổng công ty còn gặpnhiều khó khăn Hơn nữa cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cũng đã ảnh hưởnglớn đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Mặc dù, năm 2009 Tổng công tyđã đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, tuy nhiên doanh thu từ bán hàng và cungcấp dịch vị vẫn có sự giảm sút Năm 2009, doanh thu từ bán hàng giảm 202.348triệu đồng, tương ứng với 14,8%

Biểu đồ 02: Lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn 2005 – 2009

811089308333 8579

triệu đồng

Với những nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh của Tổng côngty, lợi nhuận Tổng công ty đã đạt được những con số đáng kinh ngạc Lợi nhuậnsau thuế của năm 2006 tăng 900 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 12,5%.Đến năm 2007 lợi nhuận cũng vẫn tiếp tục tăng so với năm 2006, cụ thể là tăng820 triệu đồng tương ứng với 10,1% Đến năm 2008, mặc dù doanh thu của Tổng

Trang 16

công ty có sự giảm sút đáng kể, nhưng với nhiều hoạt động khác đặc biệt là việcphát hành cổ phiếu, công ty đã thu được mức lợi nhuận là 8333 triệu đồng, tuynhiên vẫn thấp hơn năm 2007 là 597 triệu đồng tương ứng với 6,7% Và đến năm2009, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn đinh trở lại, mặc dù doanh thutừ hoạt động bán hàng vẫn giảm tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính thìtăng mạnh, đồng thời lợi nhuận từ các hoạt động khác thì lại có bước tăng trưởngđáng kể vì vậy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng công ty trongnăm 2009 tăng 246 triệu đồng tương ứng với 2,95% Với kết quả kinh doanh đó,Tổng công ty đã có những định hướng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh,mạng lại lợi nhuận lớn hơn cho Tổng công ty.

1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực tại Tổng công ty

1.6.1 Nhân tố bên ngoài

1.6.1.1.Xu hướng phát triển hội nhập của nền kinh tế thịtrường

Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như các nước trong khu vực, đã ítnhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế của nước ta Các cường quốcnhư Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… đều đã đạt được những thành tựu kinh tếđáng kể, trở thành những nước dẫn đầu trong sự phát triển về kinh tế, kĩ thuật cũngnhư nhiều lĩnh vực Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam ko bị tụt hậuvà thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, không bị lệ thuộc vào các cườngquốc đó Để có thể tiếp cận, học hỏi với các phương thức kinh doanh, các côngnghệ hiện đại, năm 2006, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO Thoát khỏi các rào cản kinh tế, có cơ hội tiếp cận với các nền kinh tế hiệnđại, có cơ hội mở rộng thị trường tuy nhiên Việt Nam cũng phải đối đầu với rấtnhiều khó khăn thử thách Khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoàiđồng thời cũng có nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài cũng được kinh doanh tạithị trường Việt Nam, như vậy các doanh nghiệp của nước ta sẽ phải đối đầu vớinhiều hơn các đối thủ cạnh tranh, trong đó có các đối thủ mạnh có lợi thế hơn cả

Trang 17

về tài chính lẫn công nghệ Việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩmsang thị trường nước ngoài cần phải tìm hiểu rất kĩ các quy định kinh tế, chính trịvà luật pháp của nước đó nên cần phải có những bước chuẩn bị kĩ lưỡng Bên cạnhđó còn có một số vấn đề hiện nay đang trở nên khá nhức nhối Các nước phát triểntrên thế giới hiện nay luôn cách xa nước ta về trình độ của người lao động Vớiđầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, các phương pháp khoa học, tạo nênmột đội ngũ lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng Trong khi đó, côngtác đào tạo và phát triển người lao động của nước ta còn có rất nhiều hạn chế vàkhông đồng đêu Mặt khác khi các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh ởnước ta đã mở ra rất nhiều cơ hội cho người lao động của nước ta, rất nhiều nhântài đã chuyển sang làm cho các doanh nghiệp nước ngoài, sang định cư tại cácnước đang phát triển để có cơ hội học hỏi và phát triển tài năng của cá nhân dẫnđến hiện tượng cháy máu chất xám Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của nước ta là làm sao phải tạo ramột đội ngũ lao động thực sự có năng lực và có các biện pháp để giữ chân ngườilao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước nhà.

1.6.1.2.Nhân tố chính trị, luật pháp

Mỗi nhà nước đều hoạt động theo một thể chế chính trị và có những quy định luậtpháp riêng Chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệpcũng như tạo nên một cuộc sống ổn định cho người dân Pháp luật lại là một côngcụ quản lý của nhà nước, đảm bảo sự công bằng và trật tự cho xã hội Bất kì mộtdoanh nghiệp nào cũng phải hoạt động và chịu sự quản lý về của nhà nước vềchính trị và pháp luật Vì vậy họ phải tuân thủ các quy định mà nhà nước đó đangáp dụng

Trong điều kiền kinh tế mở rộng như hiện nay, các doanh nghiệp được mở rộng thịtrường, tiến hành xuất khẩu sang các nước Vì vậy, những doanh nghiệp xuất khẩunày, ngoài việc tuân thủ các quy định chính trị pháp luật trong nước, bên cạnh đócòn phải tìm hiểu và tôn trọng các quy định luật pháp ở các nước xuất khẩu

Trang 18

Nhà nước Việt Nam là nhà nước hoạt động theo thể chế cộng hòa xã hội chủnghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy nhà nước luôn tạo điều kiện ổnđịnh về chính trị để các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh hợp pháp, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của nước nhà.Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản pháp luật và yêu cầu các doanh nghiệp,cá nhân khi kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định của phápluật Và trong tiến trình tất yếu của hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổchức thương mại thế giới WTO, nguyên tắc đối xử phổ biến trong pháp luật vềthành lập, quản lý hoạt động doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư là đối xử quốcgia, một loạt các văn bản mới đã được ban hành như Luật doanh nghiệp 2005,Luật đầu tư 2005, Luật lao động được ban hành và áp dụng từ tháng giêng năm2005

Các quy định về pháp luật và chính trị khiến cho người lao động có ý thức trongcông việc, hơn nữa còn giúp cho việc tạo thị trường lao động có tính chất và mứcđộ cạnh tranh cụ thế, đảm bảo các điều kiện về bảo hiểm, chế độ, các chính sáchưu đãi cho người lao động… Ngoài ra, các yếu tố về chính trị và luật pháp còn tạonên một chế độ công bằng, vì vậy người lao động đều có cơ hội đào tạo và pháttriển như nhau Với các quy định đó còn tạo cho người lao động có ý thức caotrong quá trình thực hiện đào tạo và phát triển, góp phần hoàn thiện công tác đàotạo và phát triển nguồn lao động trong doanh nghiệp.

Là một trong những doanh nghiệp nhà nước vì vậy Tổng công ty cổ phần dệt mayHà Nội luôn phải đi đầu trong công tác áp dụng và chấp hành các quy định củapháp luật, là công cụ vật chất quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô, làm lựclượng nòng cốt, thực hiện công bằng, đầy đủ và đúng quy định về các hoạt độngđào tạo và phát triển người lao động, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thựchiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.6.1.3.Nhân tố công nghệ

Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển khá mạnh và có tác động rõ rệt lên mọi mặtcủa đời sống xã hội và bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mắt với sự tiến

Trang 19

bộ không ngừng của công nghệ sản xuất, máy móc trang thiết bị Mỗi ngày lại cónhiều công nghệ mới ra đời và công nghệ trước nhanh chóng trở nên lạc hậu Vìvậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp làm thế nào để có thế tiếp cận với công nghệmới một cách kịp thời và nhanh chóng tiếp thu, áp dụng công nghệ đó tại doanhnghiệp của mình Đồng thời phải trang bị cho người lao động những kiến thức cầnthiết về công nghệ mới đó để họ có thể chủ động trong công việc và làm chủ đượcmáy móc công nghệ đó.

Việt Nam hiện nay đang là một nước đang phát triển, vì vậy trình độ công nghệcòn gặp rất nhiều hạn chế Hầu hết những công nghệ mà các doanh nghiệp trongnước đang áp dụng được coi là công nghệ mới nhưng trên thế giới, công nghệ đóđã trở nên lạc hậu Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm củanước ta so với sản phẩm của các đối thủ trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, độingũ lao động cũng gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với máy móc trang thiếtbị mới Vì vậy yêu cầu đặt ra là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phảiđảm bảo cho đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sử dụng côngnghệ, đảm bảo vốn kiến thức cần thiết cho người lao động.

Tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, các công nghệ hiện nay đang được ápdụng đều là những công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trênthế giới như Marzoli, Toyota, Rieter… và đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực kéosợi, dệt vải Demin, dệt khăn, dệt kim, may.

Năm 2005, Tổng công ty đã đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị sợi hiện đạicó thiết bị cáp lõi và đồi sợi tự động, các máy may công nghệ được điều khiển vàkiểm soát qua màn hình vi tính, các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tựđộng Autoleveler, các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiệnđại cho sợi chất lượng cao.

Trong lĩnh vực dệt vải Demin, dây chuyền dệt được đầu tư đồng bộ từ côngđoạn Mắc – Nhuộn – Hồ - Dệt – Hoàn tất với các ưu điểm vượt trội đảm bảo chấtlượng cho sản phẩm.

Trang 20

Trong lĩnh vực dệt khăn, các thiết bị được đầu tư đồng bộ, sản xuất chủngloại khăn đa dạng, chất lượng cao Công đoạn dệt được trang bị các máy dệt tựđộng VIMATEX – ITALIA, đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các mặt hàngcó hình hoa phức tạp, các kiểu trang trí,… đáp ứng yêu cầu đa dạng của kháchhàng.

Lĩnh vực may, các nhà máy may được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ, hiệnđại của các hãng nổi tiếng trên thế giới như KANSAI – Nhật Bản, UNION – Mỹ.Trong đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng Ngoài ra có xưởng thêu vitính gồm 10 máy thêu TAJIMA, BARUDAN – Nhật Bản, trong đó có 3 máy thêukhổ rộng thế hệ mới.

Với những dây chuyền công nghệ hiện đại như vậy, thì cần có một đội ngũlao động lanhg nghề và có hiểu biết về những công nghệ đó Vì vậy cần có nhữngphương pháp đào tạo phù hợp để người lao động kịp thời nắm bắt được nhữngcông nghệ đó.

1.6.2 Nhân tố bên trong

1.6.2.1.Lịch sử phát triển của Tổng công ty cổ phần dệt mayHà Nội

Tổng công ty dệt may Hà Nội được thành lập năm 1978 với tên gọi sơ khai là nhàmáy sợi Hà Nội Do thời kì này nền kinh tế vẫn còn hoạt động theo cơ chế bao cấpnên người lao động không phát huy hết được khả năng cũng như sức sáng tạo củamình dẫn đền năng lực sản xuất không đạt hiệu quả Bên cạnh đó, cơ chế bao cấpcũng dẫn đến việc đánh giá không đúng khả năng của người lao động, thành quảhọ được hưởng không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra Cơ chế bao cấp cũngkhiến cho người lao động không được đào tạo bài bản và cũng có ít cơ hội để tiếptục phát triển.

Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quyđịnh của pháp luật và các điều lệ của Tổng công ty vì vậy Tổng công ty cũngkhông tránh khỏi những hạn chế mà một công ty nhà nước thường gặp phải Trong

Trang 21

đó, tình trạng thiếu và mất nhân tài là một trong những vấn đề nghiêm trọng Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chế độ đãi ngộ chưa hợp lývà còn nhiều hạn chế trong các chính sách đối với người lao động, công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực cũng không được chú trọng.

Đến cuối năm 2007, đầu năm 2008, công ty đã chuyển sang hình thức cổ phầntrong đó nhà nước vẫn nắm giữ 51% về vốn Với những đổi mới này Tổng công tymong muốn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho người lao động về các điều kiện laođộng, các chính sách đãi ngộ, lương thưởng, bảo hiểm cũng như những sản phẩmtốt nhất, phù hợp cho khách hàng và lợi ích cho các cổ đông Với sự thay đối nhưvậy, Tổng công ty cũng cần có một đội ngũ lao động có năng lực thực sự và làmviệc đạt hiệu quả, cho nên hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã đượcTổng công ty đặc biệt chú trọng và có nhiều đổi mới Việc thay đổi về hình thứckinh doanh và cơ cấu tổ chức cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.

Với lịch sử phát triển lâu dài, Tổng công ty đã có được đội ngũ lao động lànhnghề, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Tuy nhiên, với trình độ còn hạn chế nênđội ngũ lao động đó chưa đáp ứng được so với yêu cầu, đặc biệt trong giai đoạnchuyển đổi hình thức của Tổng công ty, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực cũng cón hạn chế vì vậy cũng cần phải có những biện pháp để khắc phục.

1.6.2.2.Đặc điểm về quy mô và cơ cấu tổ chức

Một doanh nghiệp có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, Tổng công ty có 14 đơn vịthành viên hoạt động đồng thời, và các đơn vị đó nằm ở những địa bàn khác nhau,có những đơn vị nằm khá xa trụ sở chính của Tổng công ty Ví dụ như CTCP dệtmay Hoàng Thị Loan được đặ tại thành phố Vinh – Nghệ An, CTCP thương mạiHải Phòng – Hanosimex… Với cơ cấu tổ chức khá phức tạp như vậy Tổng công tysẽ gặp khá nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh nói chung và công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng Vì để hoạt động của Tổng công tyđược phát triển thì cần có sự phát triển đồng đều ở các đơn vị thành viên, vì vậy

Trang 22

ngay cả những phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng cần phảiđược tiền hành đồng thời để đảm bảo chất lượng người lao động tại các đơn vịthành viên.

1.6.3 Nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Mỗi người lao động đều có những tính cách, mục đích lao động riêng vì vậy mỗingười cũng sẽ có nhu cầu được đào tạo và phát triển khác nhau Với những cánhân luôn coi trọng công việc, có những mục đích rõ ràng, làm việc để kiếm tiềnkhông chỉ là mục đích duy nhất mà họ luôn có tham vọng, muộn thăng tiến đến vịtrí cao hơn, muốn trở thành người có địa vị trong xã hội cũng như trong công ty.Vì vậy họ luôn mong muốn hoàn thiện bản thân mình và mong muốn được đào tạobài bản, có chất lượng, nhu cầu được đào tạo của họ là không có hạn chế Tuynhiên đối tượng lao động bao gồm rất nhiều thành phần vì vậy cũng luôn có nhữngngười không có nhu cầu được đào tạo và phát triển hơn nữa, họ thỏa mãn vớinhững gì hiện có Mặt khác trong Tổng công ty, đối tượng lao động là nữ cũng khánhiều, mặc dù hiện nay, cuộc sống cũng trở nên thoải mái, những tư tưởng xưa cũ,lạc hậu cũng đã được xóa bỏ phần nào nhưng là một người phụ nữ họ luôn cónhững ý thức trách nhiệm đối với gia đình, con cái Vì vậy, họ sẽ gặp khó khăntrong quá trình tiến hành đào tạo và phát triển.

Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng hạn chế nên phương phápđào tạo và phát triển cũng khác nhau Vì vậy những nhân tố thuộc về bản thânngười lao động cũng là một nhân tố ảnh hướng khá nhiều đến công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực trong Tổng công ty.

1.6.4 Các nhân tố khác

Trên đây là một số nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực của Tổng công ty Ngoài ra còn có một số nhân tố cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động nay.

Nhân tố văn hóa, xã hội là các yếu tố đặc trưng cơ bản của mỗi quốc gia Với điềukiện cuộc sống ngày càng được nâng cao, sự thâm nhập của các yếu tố văn hóacủa các dân tộc, các nước khác trên thế giới dẫn đến việc giữ gìn bản sắc cho dân

Trang 23

tộc đang được nhà nước và người dân đặc biệt quan tâm, bên cạnh đó việc học hỏithêm các yếu tố văn hóa của nhân loại cũng được đề cập và phát triển Điều đó dẫnđến nhu cầu được học hỏi và nâng cao trình độ của con người cũng ngày càng trởnên cấp thiết Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp cũng là một nhântố quan trọng và góp phần tạo nên sự phát triển cũng như xây dựng thương hiệucho doanh nghiệp Ngoài ra, nhân tố này còn ảnh hưởng khá mạnh đến suy nghĩ vàcách thức làm việc của mỗi người, vì vậy sự phát triển của nhân tố văn hóa, xã hộicũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu được đào tạo và phát triển của người lao động vìvậy, khi tiến hành công tác này trong doanh nghiệp, người đào tạo cũng phải tiếnhành nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa đến người lao động.

Thi trường và đối thủ cạnh tranh: mỗi doanh nghiệp luôn hướng đến một thịtrương tiềm năng nhất định và cũng luôn có mong muốn được mở rộng thị trường.Tuy nhiên, khi mở rộng thị trường, doanh nghiệp cũng phải tính đến các yếu tốthuộc về bản thân doanh nghiệp và có một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc pháttriển và mở rộng thị trường đó là các đối thủ cạnh tranh Đây cũng là một trongcác rào cản khiến cho việc mở rộng thị trường gặp khó khăn Để đối mặt với cácđối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần có nguồn lực cả về mặt tài chính, cơ sở vậtchất trang thiết bị, nguồn lực về con người cũng như các phương thức kinh doanhhiệu quả Và một công cụ cạnh tranh hiệu quả đó là một nguồn nhân lực dồi dào cảvề chất và lượng, chính vì vậy để tiến hành cạnh tranh đạt kết quả, người lao độngphải được đào tạo bài bản Vì vậy, nguồn lực cũng là một yếu tố dẫn đến cạnhtranh Để có được một nguồn nhân lực vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, mỗidoanh nghiệp luôn có những biện pháp riêng để thu hút lao động và các chươngtrình đào tạo, phát triển của các doanh nghiệp ngày càng phong phú hơn

Có thể nói, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực, mỗi nhân tố lại có sự ảnh hưởng và mức độ tác động khác nhau.Vì vậy, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần phải xem xét và cân nhắc sựảnh hưởng của các yếu tố đó để có thể nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực một cách nhanh chóng và thiết thực.

Trang 24

Chương II:

Trang 25

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Tổng công ty

Lực lượng lao động là nhân tố chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của bấtcứ một doanh nghiệp nào và đặc điểm của lực lượng lao động cũng là nhân tốquan trọng tác động trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vàlà căn cứ đề lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chohợp lý

Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một công ty lớn, lực lượng lao động đôngđảo bao gồm rất nhiều thành phần như lãnh đạo cấp cao, nhân viên các phòng banchức năng, đội ngũ nhân viên bán hàng, đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp Mỗingười lại có trình độ khác nhau và có nhu cầu đào tạo khác nhau nên phải cânnhắc, xem xét để có phương pháp đào tạo và phát triển phù hợp

Hiện tại, số lượng lao động trong Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là khoảng6000 lao động Là một công ty lớn trong ngành dệt may Việt Nam, lực lượng laođộng khá đông đảo, Tổng công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, các cuộc khủnghoảng kinh tế kéo dài để tiếp tục sản xuất kinh doanh Hàng năm Tổng công tycũng tổ chức các hoạt động tuyển dụng để bổ sung lực lượng lao động tạo điềukiện giải quyết việc làm cho người lao động

Về trình độ của đội ngũ lao động, ta có thể xem xét qua bảng sau

Bảng 02: Kết cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty năm 2009

Trang 26

Bảng 04: Tỷ lệ lao động về mặt cơ cấu

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỉ lệ lao động là nũ chiếm khá nhiều phần lớn là do đặcthù của ngành dệt may Lực lượng lao động trong Tổng công ty là lao động trẻ,tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 65% tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất.Với đội ngũ lao động trẻ như vậy có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp cận với khoa họccông nghệ tiên tiến, và đặc biệt, rất có lơi cho công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực trong Tổng công ty Những cũng có nhiếu khó khăn, do hoạt động sảnxuất dệt, nhuộm, ngươi công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóachất độc hại nên dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe, dẫn đến phải nghỉ hưu sớm.Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp do thiếulao động lành nghề , lao động mới còn thiếu kinh nghiệm và cần phải được đào tạolại Tuy nhiên, lao động trong Tổng công ty đều là những người nhiệt tình, say mêsáng tạo trong công việc, đây là một trong những lợi thế cho các hoạt động củadoanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường và hiệu quả.

Với một đội ngũ nhân viên đông đảo như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của Tổng công ty trong tương lai và cũng đặt ra yêu cầu cho côngtác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm sao đề có một đội ngũ nhân viên đạt

Trang 27

yêu cầu cả về chất và lượng một cách nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nguồn nhânlực thiếu hụt trong thời gian ngắn nhất có thể

2.2 Các chính sách lao động đang được áp dụng tại Tổng công ty

Chính sách đối với người lao động

- Chế độ làm việc

Thời gian làm việc: Thời gian làm việc trong tuần hiện nay của Tổng công tylà 5,5ngày, nghỉ giữa trưa 1 giờ Thực hiện nghỉ lao động vào chiều ngày thứ Bảynhằm tăng thời gian tái sản xuất sức lao động cho nhân viên, tuy nhiên khi có yêucầu về tiến độ kinh doanh thì nhân viên cũng có trách nhiệm làm thêm giờ vàTổng công ty cũng có những quy định để vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, vừađảm bảo đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động

Nghỉ phép, lễ Tết: Nhân viên được nghỉ lễ Tết với thời gian 8 ngày theo quyđịnh của bộ Luật Lao động Đồng thời theo Luật Lao động, nhân viên làm việc vớithời gian 12 tháng tại Công ty được nghỉ phép 12 ngày và thời gian nghỉ phép đốivới nhân viên không làm việc đủ 12 tháng được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc.Ngoài ra cứ 5 năm làm việc tại Công ty, nhân viên tiếp tục được cộng thêm 01ngày phép trong năm.

Nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên được nghỉ ốm 3 ngày (không liên tục) trongnăm và được hưởng nguyên lương Trong thời gian nghỉ thai sản, nhân viên nữngoài thời gian nghỉ 04 tháng với chế độ bảo hiểm theo đúng quy định, còn đượchưởng thêm 04 tháng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả

- Chính sách đối với người lao động

Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Tổngcông ty dệt may Hà Nội luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp lý nhằmduy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc cải thiện môitrường làm việc giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa

Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tưtưởng cầu tiến, Tổng công ty đã và luôn có những chính sách đãi ngộ thích hợpnhằm phát huy khả năng, tính sáng tạo của nhân viên, giúp họ đạt được những

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty có tăng trưởng đáng kể - Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
ua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty có tăng trưởng đáng kể (Trang 14)
Bảng 01: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thời kỳ 2006 -2009 - Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Bảng 01 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thời kỳ 2006 -2009 (Trang 14)
Về trình độ của đội ngũ lao động, ta có thể xem xét qua bảng sau - Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
tr ình độ của đội ngũ lao động, ta có thể xem xét qua bảng sau (Trang 25)
Bảng 05: Kết quả đào tạo năm 2009 - Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Bảng 05 Kết quả đào tạo năm 2009 (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w