Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Kết quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 40 - 41)

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Tổng công ty

2.4.Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Kết quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Kết quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong năm 2009 vừa qua, Tổng công ty đã tổ chức rất nhiều các hoạt động đào tạo, các chương trình đào tạo chủ yếu là đào tạo công nhân mới trong các lĩnh vực dệt, nhuộm, lò hơi, khí nén… đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ… Kết quả của các hoạt động đó được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 05: Kết quả đào tạo năm 2009

STT Nội dung các khóa đào tạo Số lớp Số người

1 Hội thảo, tập huấn 48 602

2 Đào tạo mới 30 743

3 Đào tạo mới, bồi dưỡng tay nghề yếu

121 3052

Nhìn vào bảng trên ta thấy, các hoạt động đào tạo được tổ chức một cách khá thường xuyên với số lượng khá lớn. Vì vậy đã đào tạo được cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên trong công ty để họ nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động của bản thân và cho toàn Tổng công ty.

Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.4.1. Ưu điểm

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty dệt may Hà Nội đã có được nhiều tích cực:

- Độ ngũ công nhân đã được đào tạo hợp lý, nhanh chóng làm chủ được các máy móc trang thiết bị hiện đại mới, thuần thục với dây chuyền công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng đưa đến tận tay người tiêu dùng.

- Với đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên sâu, khả năng nhạy bén đã đưa ra những đường lối chiến lược mới cho Tổng công ty, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, giữ vững vị trí những doanh nghiệp đi đầu trong ngành dệt may, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người lao động, nâng mức thu nhập bình quân lên 2,7 triệu đồng (năm 2009).

- Hàng năm có nhiều cán bộ, công nhân viên chức của Tổng công ty được đón nhận các danh hiệu anh hùng cao quý do nhà nước trao tặng, một ví dụ tiêu biểu là trong lễ kỉ niệm 25 năm thành lập của Tổng công ty, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý – Anh Hùng Lao Động cho Chị Trần Kim Oanh - Công nhân đứng máy sợi con của Tổng công ty, Chiến sĩ Thi đua nhiều năm liền, Bàn tay Vàng Ngành Dệt May Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 40 - 41)