Cơ sở đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty 1 Chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 43 - 45)

DỆT MAY HÀ NỘ

3.1.Cơ sở đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty 1 Chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

3.1.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Đất nước ta đang trên đà đổi mới toàn diện và sâu sắc, Ngành Dệt May Việt Nam cũng đang không ngừng đổi mới để tiến kịp ngành thời trang thế giới, năm 2009 là ngành đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Hoà trong xu thế chung của toàn ngành, Hanosimex đang nỗ lực để tạo ra những giá trị mới nhằm tiếp tục củng cố và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Khủng

hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, đến đời sống của người lao động, đã đặt ra nhiều thách thức và một bài toán khó đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết.

Trước những yêu cầu đó, nhiệm vụ trọng tâm mà Hanosimex đặt ra trong những năm tới là: Xây dựng và triển khai thực hiện định hướng chiến lược SXKD toàn Tổng Công ty thời kỳ 2010-2015, trong đó:

- Tập trung mọi năng lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực cốt lõi là sợi, dệt, may; đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh,việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Phát triển thêm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty dựa trên các lợi thế về vị trí và đất đai của Tổng công ty, khai thác tốt các tiềm năng, điều kiện nhằm tạo ra các lợi thế mới, bổ trợ hữu hiệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

- Thực hiện chiến lược giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, tăng dần hàng thời trang trên thị trường nội địa. Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thu hút đầu tư …để đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục chương trình đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp cơ cấu lại sản xuất cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời kỳ mới.

- Xây dựng chính sách đào tạo với các chương trình: đào tạo lại, đào tạo bổ sung, nâng cao và đào tạo dài hạn đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy và cách làm hiệu quả, đủ nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản trị doan nghiệp.

- Thực hiện một nhiệm vụ lớn vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài đó là di dời hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ra khỏi địa bàn thành phố, trên cơ sở đó Tổng công ty đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các dự án di dời theo kế hoạch, kết hợp với việc đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đảm bảo tính ổn định và phát triển lâu dài cho Tổng công ty.

Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đã đề ra cần phải có một đội ngũ lao động thực sự có năng lực và có tâm huyết, đồng thời xét trên tình hình hiện tại của đội ngũ lao động trong Tổng công ty thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Các phương pháp này cũng phải phù hợp với các chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 43 - 45)