Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên cho thấy: Đa số các tác giả chú trọng nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp, rất ít có công trình nghiên cứu một cách hệ thống công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là bậc tiểu học. Hiện nay, qua tìm hiểu,chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng quản lý, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóalà cần thiết và phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay ở đơn vị này.
Trang 1Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Từ xa xưa, giáo dục đã rất được coi trọng, từ trong xã hội phong kiến, các vươngtriều phong kiến đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục Mỗi giai đoạn lịch sửphát triển của giáo dục (giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy, giáo dục dưới chế
độ chiếm hữu nô lệ, giáo dục trong xã hội phong kiến và thời kì văn hóa phục hưng, giáodục thời kì tích lũy tư bản chủ nghĩa, giáo dục dưới thời tư bản chủ nghĩa, giáo dục thời
kì cận hiện đại và giáo dục hiện đại trong vài thập kỉ gần đây) đều mang những tư tưởnggiáo dục đặc trưng riêng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nhất định
Quá trình phát triển của khoa học giáo dục, hoạt động dạy – học được nghiên cứumột cách hệ thống từ thời J.A Cômenxki nhưng khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp làmột vấn đề rất mới mẻ, chưa được phổ biến trong các xã hội trước đây, nó chỉ xuất hiện
rõ rệt nhất trong giáo dục hiện đại.Tuy nhiên trong những giai đoạn lịch sử trước đó, cácnhà giáo dục vẫn có đề cập đến lĩnh vực này trong tư tưởng giáo dục của mình
Rabơle(1494 - 1553), đại diện xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởngvăn hóa Phục hưng Ông cho rằng, giáo dục phải bao hàm các nội dung “trí dục, đạo đức,thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việchọc ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các hãng, tiếp xúc với cácnhà văn, các nghệ sỹ, đặc biệt là mỗi tháng một lần Thầy và trò về sống ở nông thôn mộtngày [1 39-40] ”
Democrite (460 – 370 trước CN), một nhà giáo dục thời Hi Lạp cổ đại, rất coitrọng việc giáo dục lao động, là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra nguyên tắc “kết hợpgiáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ em.” Khổng Tử (551 – 479 trướcCN), một nhà giáo dục phong kiến tiêu biểu của Trung Hoa cổ đại, luôn dạy học trò mìnhmột điều là ‘‘Học gì phải thực hành ngay điều ấy, phải củng cố ngay tri thức đã họckhông chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc làm.” [31]
Trang 2Pétxtalôdi (1746 – 1827), đã bỏ tiền túi để dựng ra một trang trại có tên là “TrạiMới” nhằm thu hút trẻ em con nhà nghèo vào để giáo dục Ở đây, giáo dục được thựchiện theo phương thức vừa giáo dục vừa lao động Ông đánh giá rất cao vai trò của laođộng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Theo Pétxtalôdi thì ‘‘Việc rènluyện thân thể cho trẻ em đượctiến hành thường xuyên chẳng những làm phát triển thểchất cho trẻ mà còn phát triển nhân cách và là một bước quan trọng để chuẩn bị cho trẻvào cuộc sống lao động, hình thành kỹ năng lao động cần thiết sau này” Ông đánh giácao ý nghĩa các bài tập quân sự, các trò chơi trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em.Theo ông, thể dục không được tách rời đức dục và trí dục Do ảnh hưởng quan điểm nàycủa ông mà các trường học đương thời ở Thụy Sĩ rất coi trọng việc rèn luyện quân sựphối hợp với các hoạt động thể dục, thể thao và các chuyến hành quân du lịch, tham quan.[2]
Theo A.S.Makarenkô (1888-1939) một nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc thì ‘‘Cái logiccủa quá trình sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lí hoạt động của học sinh tham giavào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, giải trí, thểdục thể thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật.” [2] Ông đã chỉ ra tầm quan trọngcủa công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phươngpháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để choquá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông đấtnước chúng ta nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằngcông tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộcsống của trẻ.[1.63]
Giáo dục tư bản thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Âu-Mỹ đã xuất hiện “Nhà trườngmới” Đây là loại trường ra đời vào cuối thế kỉ XIX ở Anh sau đó phát triển nhanh sangcác nước khác như: Mỹ, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ… và trở thành một phong trào rộng rãi trongcái gọi là “Hội liên hiệp quốc tế các nhà trường mới” Đặc điểm nổi bật của Nhà trườngmới là trẻ em được tổ chức cho thực hành lao động ít nhất 1 giờ 30 phút mỗi ngày, coitrọng hoạt động thể dục thể thao, trẻ được bơi lội, chạy nhảy, đi xe đạp, đi bộ, cắm trại…John Dewey (1859 – 1952) cho rằng ‘‘Cần phải cho trẻ lao động với các hình thức đa
Trang 3dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, dướinhà bếp, ngoài công xưởng… qua đó trẻ phải học cách tự thiết kế, học cách tính toán, tìm
tỉ lệ, tính giá trị thành phẩm, vật liệu, sử dụng các ngôn từ chuyên dùng, học cách trangtrí nội thất.” Ý định của ông là xóa bỏ ranh giới giữa nhà trường với đời sống [2]
Vào những năm 60 – 50 khi đất nước Liên Xô đang trên con đường xây dựng chủnghĩa xã hội Nhà nước Liên Xô rất quan tâm đến giáo dục con người toàn diện Cácnghiên cứu lý luận về giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được quan
tâm nghiên cứu Cuốn sách “giáo dục học”, tập 3, tác giá T.A.Ilina đã nói về hoạt động
ngoài giờ lên lớp với khái niệm, hình thức, nội dung cơ bản của hoạt động này Quyển
Quản lý giáo dục có hiệu quả (Effective Eduacational Management), tác giả Van Der
Westhtuizen đã nêu một số vấn đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp: khái niệm, mục đích,phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý các hoạt động của
HS, vai trò của giáo viên và những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt động của HS
Quan điểm giáo dục của Mác và Ăngghen cũng đã vạch ra những nguyên tắc cơbản để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện của xã hội tương lai Đó là
sự kết hợp một cách hợp lí giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất,
đó là việc kết hợp giữa lao động sản xuất và thực hiện giáo dục bách khoa (giáo dục kỹthuật tổng hợp) trong việc tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động thực tiễn, hoạt động
xã hội [2]Lênin cũng cho rằng ‘‘Trong giáo dục con người, muốn trở thành người có trithức, có khả năng xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể tin vào việc dạy dỗ, giáo dục vàđào tạo nếu như chỉ đóng khung trong bốn bức tường của nhà trường, sự học tập táchkhỏi cuộc sống và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.” [2]
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp được tiến hành từ nhữngnăm 80 của thế kỷ XX cho đến nay Tuy nhiên, từ những năm 1979 trở về trước cũng cómột số tài liệu đề cập đến vấn đề này Trong giai đoạn đó, khải niệm, nội dung của cụm
từ “hoạt động ngoài giờ lên lớp” chưa được hình thành rõ nét Trong thư gửi học sinhnhân dịp khai trường năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “ Nhưng các em cũngnên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen
Trang 4với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đấtnước” [3]
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đã vạch rõ phương châm giáo dục là:Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn Về xây dựng chương trình có đưathêm một số môn học và một số hoạt động mới như: thời sự chính sách, giáo dục côngdân, tăng gia sản xuất ở tất cả các lớp (mỗi tuần 3 giờ) [4] Cuộc cải cách giáo dục lần thứhai (1956) đã nêu rõ mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục là “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệthanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt,trung thành vớiTổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức
để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta…”.Phương châm của giáo dục là lý luận liên hệ với thực tiễn, gắn chặt nhàtrường với đờisống xã hội Cuộc vận động xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa năm 1958 có yếu tốđặc trưng là lao động sản xuất phải trở thành yếu tố cơ bản trong mục đích, phươngchâm, phương pháp giáo dục của nhà trường Trong dịp hè, các trường tổ chức cho họcsinh tham gia lao động sản xuất, học sinh sôi nổi tỏa về các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác
xã, đi về các bản làng, thôn xóm, tham gia lao động trong các công trường, các công trìnhthủy lợi, cầu đường… [4]
Tại điều 7, điều lệ trường phổ thông ban hành tháng 6/1976, hoạt động ngoài giờlên lớp được bao hàm các nội dung sau:
+ Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạytrên lớp, hoạt động lao động sản xuất và hoạt động tập thể
+ Hoạt động tập thể của HS do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên lao động
Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, boa gồm các hoạt độngvăn hóa, chính trị, xã hội của Đoàn, đội và các hoạt động ngọa khóa về khoa học, kỹthuật, văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường và của địa phương
+ Hoạt động tập thể góp phần giáo dục ý thức chính trị, khả năng công tác độc lậpcủa HS, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển năng khiếu của HS
Trang 5Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) có nêu mục tiêu cơ bản của giáo dục làthực hiện tốt hơn nữa nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với laođộng sản xuất, với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [4]
Điều lệ trường phổ thông tháng 4/1979, nội dung điều 10 được khái quát:
+Công tác giáo dục ở trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục:học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động sản xuất
+ Các hoạt động do nhà trường tổ chức cho HS tham gia với mức độ thíchhợp ngoài các hoạt động trên đây cần tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa khác nhưvăn nghệ, thể dục thể thao
Sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba thì tên gọi hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp mới chính thức xuất hiện và có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: Năm 1979,Viện Khoa học giáo dục thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về “Các hoạt động ngoài giờhọc trên lớp và sự hình thành nhân cách của học sinh” Sau năm 1979, các cán bộ nghiêncứu của Viện Khoa học giáo dục gồm Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị
Kỉ, Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổchức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp Sau đó, các tác giả như:Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng,
… đã thực hiện một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về hoạt độngngoài giờ lên lớp
Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 11 tháng 01/1979 của Bộ Chính trị và Ban chấphành Trung ương Đảng khóa IV về cải cách giáo dục đã khẳng định “nội dung giáo dục ởtrường phổ thông trung học mang tính chất toàn diện nhưng có chú ý hơn đến việc pháthuy sở trường và năng khiếu cá nhân cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rènluyện thể chất, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, quân sự[11.4-5] Để đápứng nhu cầu cho chương trình cải cải cách giáo dục, nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu
về khái niệm hoat động ngoài giờ lên lớp và những hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờsao co hiệu quả Trong trào lưu đó, các nhà nghiện cứu chia làm hai hướng Hướng thứnhất tập trung vào nghiên cứu lý luận Bao gồm những tác giả tiêu biểu trên Hướng thứ
Trang 6hai nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại giờlên lớp ở các trường.
Ngoài ra, HĐGDNGLL còn được các tác giả luận văn Thạc sĩ chọn làm đề tàinghiên cứu như:
- Với đề tài “Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp của hiệu trưởng các trường THPT các tỉnh phía Nam”tác giả Nguyễn ThịHoàng Trâm (năm 2003) đã hệ thống lại lý luận về HĐGDNGLL, nghiên cứu thực tiễn
về quản lý HĐGDNGLL trong một số trường THPT các tỉnh phía nam, đề xuất được một
số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT
- Với đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpcủa hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh” tác giảPhan Thị Hiền (năm 2008) đã nghiên cứu tập trung vào những quy định về nội dung quản
lý HĐGDNGLL ở các trường THPT, những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lýHĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường THPT Tác giả cũng đã khảo sát thực trạng vàcông tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninhtừ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGDNGLL tạicác trường THPT
Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học đã được quyđịnh cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD-ĐT Điều 26 của Điều lệ trường tiểuhọc đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờlên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ họcsinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáodục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi,thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; laođộng công ích và các hoạt động xã hội khác”.[4]
Các công trình và luận văn trên chỉ nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đềthực tiễn cụ thể ở một số địa bàn nghiên cứu khác nhau, đối tượng và khu vực cũng khác
Trang 7nhau về hoạt động ngoài giờ lên lớp Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên cho thấy: Đa sốcác tác giả chú trọng nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp, rất ít có công trìnhnghiên cứu một cách hệ thống công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặcbiệt là bậc tiểu học Hiện nay, qua tìm hiểu,chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nàonghiên cứu về thực trạng quản lý, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Chính vì vậy việc lựa
chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóalà cần thiết và phù hợp với công tác
quản lý giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay ở đơn vị này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1 Quản lý
Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nhữngcách tiếp cận khác nhau
Từ điển tiếng Việt (2005): Đặt quản lý trong vai trò một động từ và định nghĩa:
“Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định: là tổ chức và điều khiển cáchoạt động theo những yêu cầu nhất định” [7, 800]
G.KH.PôPôp cho rằng quản lý là chiếc đòn bấy để xã hội loài người phát triển Ôngnói: “quản lý là một yếu tố không thể thiếu của đời sống chúng ta Loài người không thêphát triển, nếu không giảm bớt tốc độ bất định, không nâng cao tính tổ chức, không dùngchiếc đòn bây là quản lý”
Henri Fayol (1841-1925), người Pháp, người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổđiển cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.Khái niệm này xuất phát từ sự khái quát về các chức năng của quản lý
Quản lý là tổng thẻ những hoạt động (thao tác) do con người, chủ thế của quán lýthực hiện đối với khách thể, nhằm cải tạo khách thể, đảm bảo cho nó vận động đi tới mộtmục tiêu đã định”[9]
Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tracác quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp
Trang 8quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức vàcác thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định (PhanVăn Kha, 2007 ” Gíao trình Quản lý nhà nước về giáo dục” nhà xuất bản Đại học Quốcgia Hà Nội) Các nhà khoa học quản lý khẳng định “ hạt nhân của quản lý là con ngườivàquản lý con người thực chất là xác định vị trí của mỗi con người trong xã hội, quy địnhcác chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ cùng vai trò xã hội của họ”.[8]
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của thểquản lý dẫn đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến.Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thànhviên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được cácmục đích đã định.[15]
Dựa trên sự phân tích các đặc trưng của quản lý, tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lý
là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có,dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [23]
Ngày nay, mặc dù thuật ngữ quản lý đã trở lên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa nào thống nhất Tuy nhiên với tư cách là một họat động, có thể định nghĩa: Quản lý
là sự tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người,nhằm đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội Quản lý là một quá trình tác động có định hướng,
có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho
sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định[9] Hiểu mộtcách ngắn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lýđến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra Trong bốn chức năng trên thì lập kế hoạch là nền tảng củaquản lý; chức năng tổ chức là công cụ; chức năng lãnh đạo là quá trình tác độngđiều hành; phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức; chức năng kiểm tra là đánhgiá kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ưuđiểm, hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo
Trang 9Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội Đó là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của
hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục,đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chấtlượng Hiểu theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là điều hành phối hợp các lực lượnggiáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xãhội
Khái niệm quản lý giáo dục đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra, tùy cách tiếp cận,phương pháp nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có những cách hiểu khách nhau nhưngkhông khác nhau về bản chất Chúng ta có thể tiếp cận một số khái niệm về quản lý giáodục của một số nhà nghiên cứu sau đây để thấy rõ hơn vấn đề này:
Theo từ điển giáo dục học “Quản lý GD (nghĩa hẹp) chủ yếu là quản lý GDthế hệtrẻ, GD nhà trường, GD trong hệ thống GD quốc dân”[24]
Theo M.I.Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và hướng đích của chủ thế quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệthống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻtrên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triểnthể lực và tâm lý của trẻ em”[17]
Trang 10TS Nguyễn Gia Quý cho rằng “Quản lý GD là sự tác động có ý thức củachủ thểquản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động GD tới mục tiêu đã địnhtrên cơ sở nhậnthức và vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thốnggiáo dục quốc dân”[25]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung làthực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành Giáo dục- Đào tạo, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”[18]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hànhtheo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hộichủ nghĩa Việt Nam mà tiêu diêm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệgiáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất”.[19]
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Quản lý GD là tác động có hệ thống,có mụcđích, có kế hoạch, là quá trình tổ chức và điều khiển, là sự tác động có ýthức của chủ thểquản lý trong hệ thống GD quốc dân đưa giáo dục đạt tới mục tiêudựkiến Nói cách khác:Quản lý GD là tác động có ý thức, có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến kháchthể quản lý trong hệ thống GD nhằm làm chohoạt động GD đạt được mục tiêu đã định
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội nói chung Có thể nói quản lý làyếu tố quan trọng tác động đến chất lượng GD; QLGD là nhân tố quan trọng để phát triển
sự nghiệp GD Như vậy, theo nghĩa rộng “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển của xã hội”.Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, hình thành
và hoàn thiện nhân cách, tái sản xuất nguồn lực con người Vì không có gì phức tạp bằngcon người cho nên quản lý giáo dục đòi hỏi chủ thể quản lý phải có những năng lực, phẩmchất tương xứng với công việc Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người đối vớingành giáo dục, quản lý con người còn có nghĩa là đào tạo con người, dạy cho họ thưc hiệnvai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, phát triển nghề nghiệpcủa họ để làm tròn trách nhiệm xã hội của mình, vì sự nghiệp phát triển xã hội và pháttriển bản thân
Trang 11tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạođưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.” [27]
Theo Trần Kiểm thì quản lý nhà trường là QLGD ở tầm vi mô trongphạm vi mộtnhà trường; “là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả cácnguồn lực có được, nhằm đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường tiến triển tốt, đạtđược mục tiêu giáo dục mà trọng tâmcủa nó là hoạt động dạy học và HĐGD” [10]
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáodục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [11] Quản lý nhà trường là những tác độngquản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện chohoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường [23]
Theo Nguyễn Minh Đường, quản lý nhà trường là QLGD dưới cấp độ nghĩa hẹp;ngoài ra, quản lý nhà trường là quản lý theo mục tiêu chất lượng, tức là phải làm cho
Trang 12chương trình, nội dung, phương pháp và hình thứctổ chức giáo dục phù hợp với các đốitượng học sinh cụ thể, các điều kiệnhọc tập cụ thể [4] Điều này, một mặt đòi hỏi nhàQLGD phải quản lý được mục tiêu, quản lý các nguồn lực, quản lý các hoạt động, phải
có kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình, mặt khác chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả cácHĐGD trong nhà trường, điều kiện CSVC, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đàotạo, bồi dưỡng… tức là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luậtchung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng Quản lý nhà trường khácvới các loại quản lý xã hội được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáoviên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trườngvừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo racủa nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tudưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận [23] Từ các địnhnghĩa trên, ta có thể hiểu: Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt độngcủa giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trong trường nhằm đạt được mục tiêu giáodục đã đề ra.Quản lý nhà trường, nhìn chung, là tác động có mục đích, kế hoạch của chủthể quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các LLGDkhác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD-ĐTcủa nhà trường; đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến đếnmục tiêu giáo dục
Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, hoạt động của nhà trườngrất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảođảm sự đoàn kết, sẽ thống nhất được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nênsức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục Côngtác quản lý nhà trường phải nhằm quản lý toàn diện tất cả mọi hoạt động mới có thể giáodục, hoàn thiện và phát triển nhân cách của trẻ một cách hợp lí, hợp quy luật, khoa học
và hiệu quả Hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhàtrường kể cả các lực lượng hỗ trợ, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường Muốn
Trang 13có hiệu quả trong công tác quản lý, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặcthù của nhà trường, phải chú trọng đến việc cải tiến công tác quản lý giáo dục.
Trọng tâm của công tác quản lý nhà trường là:
+ Quản lý việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫncủa các cấp quản lý giáo dục cao hơn, thực hiện đúng chương trình và phương pháp giáodục để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao Quản lý phải sát sao với công việc, kiểmtra, thanh tra kịp thời để giúp đỡ, uốn nắn, tạo điều kiện cho các hoạt động được thựchiện đúng theo kế hoạch đề ra
+ Quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên và tập thể học sinh;tạo bầu không khí sư phạm vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhaucùng tiến bộ
+ Quản lý tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT Quản lý cảthời gian và chất lượng học tập Quản lý học sinh tốt thì chất lượng sẽ cao
+ Quản lý cơ sở vất chất, thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy,học tập, giáo dục học sinh, thường xuyên kiểm tra, bổ sung thêm những thiết bị mới theoyêu cầu đổi mới chương trình giáo dục
+ Quản lý nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng quy tắc tài chính củanhà nước và của ngành giáo dục; đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chínhkhác nhằm xây dựng, mua sắm thêm thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học
+ Quản lý việc thi đua khen thưởng và việc đề bạt cán bộ kế cận, xét duyệt nângbậc lương cho giáo viên Các hoạt động này phải được công khai minh bạch trước hộiđồng sư phạm của trường Quản lý phải luôn chú ý tới nhiệm vụ chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần của cán bộ giáo viên, công nhân viên, phải tạo một phong trào thi đua liêntục trong nhà trường “Thầy dạy tốt – Trò học tốt” Thầy trò cùng hướng đến một chấtlượng giáo dục của trường ngày một nâng cao
Công tác quản lý nhà trường đòi hỏi phải đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiếnlên một trạng thái phát triển mới, bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ cácnguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chấtlượng giáo dục
Trang 141.2.1.4 Quản lý nhà trường Tiểu học
Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD-ĐT, nơi quản lý nhàtrường bằng các biện pháp vĩ mô; hai cấp trung gian là Sở GD- ĐT ở tỉnh/thành phố vàcác Phòng Giáo dục ở các quận/ huyện; cấp quản lý quan trọng trực tiếp của HĐGDtrong các trường học là Ban Giám hiệu nhà trường [3]
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thốnggiáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng Trường tiểu học có nhiệm vụ
tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dụccủa Bộ Giáo dục và Đào tạo; huy động hết trẻ em vào lớp một và vận động học sinh bỏhọc đến trường; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xóa mù chữtrong cộng đồng.Trường tiểu học được xác định trong mạng lưới trường học và đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Ủy ban nhân dân cấp phường/xã lập
hồ sơ theo quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo chấp nhận hồ sơ và cùng với Ủy bannhân dân phường/xã khảo sát tính khả thi và trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpquận/huyện xem xét quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kí quyết địnhthành lập trường tiểu học khi có đủ hồ sơ quy định thành lập trường
Nội dung quản lý nhà trường Tiểu học gồm:
- Tổ chức đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh (CBGV-NV-HS) thựchiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà rường; giáo dục học sinh phấnđấu học tập, rèn luyện trở thành những công dân tốt cho đất nước
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn theo chương trình của BộGD-ĐT sao cho chương trình được thực hiện nghiêm túc và các phươngpháp giáo dục luôn được cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao không ngừng chấtlượng dạy và học Biện pháp quản lý là theo dõi, đôn đốc mọi công việc,thanh kiểm tra thường xuyên để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh Quản lý tốt việc học tậpcủa học sinh theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT bao gồm quản lý thời gian, chất lượnghọc tập, tinh thần thái độ và phương pháp học tập
- Quản lý CSVC và trang thiết bị nhà trường (bao gồm việc bảo quản CSVC vàtrang thiết bị hiện có và không ngừng bổ sung cái mới, có giá trị) nhằm phục vụ tốt nhất
Trang 15cho việc học tập và giảng dạy, cho việc giáo dục học sinh Quản lý nguồn tài chính hiện
có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính nhà nước và của Ngành Giáodục;
- Quản lý nhà trường Tiểu học còn có nghĩa là chăm lo đến đời sống vật chất vàtinh thần cho tập thể CB-GV-NV nhà trường Cần động viên, khuyến khích đội ngũ đểtạo phong trào thi đua sôi nổi và liên tục trong toàn trường
1.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
1.2.2.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong nuốn tài liệu đào tạo thuộc Dự án Phát triển giáo viên tiểu học nêu rõ: “Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạtđộng giáo dục trong giờ học trên lớp Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp vớicông tác giáo dục học sinh ngoài lớp” [7]Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên cốt cán trườngtrung học phổ thông xác định: ‘‘Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động
có mục đích giáo dục, tổ chức có kế hoạch, có chương trình, nội dung, phương pháp vàphương tiện phù hợp, được thực hiện với vai trò chủ đạo của giáo viên Đó là sự tiếp nốihoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn, tạo nên sự thống nhấtgiữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở họcsinh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường phát triển toàn diện nhân cách,
là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động trongquá trình học tập, rèn luyện Nó vừa củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừaphát triển các kỹ năng cơ bản, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục của nhà trườngnhư: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng sống chung, kỹ năng tổ chức cuộcsống và các kỹ năng khác…” [28]
Tác giả Đặng Vũ Hoạt viết: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chứcgiáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động côngích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa, văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao,vui chơi, giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực,
sở trường,…) [15]
Trang 16Tác giả T.A.Ilina cho rằng: “Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thườngđược gọi là công tác giáo dục ngoại khóa Công tác này bổ sung và làm sâu hơn công tácgiáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực củatrẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó,
đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập vềhành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này.” [20]
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động tổ chức ngoài giờ học của cácmôn học trên lớp nhằm tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, tạo
sự thống nhất giữa giáo dục trong và ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học vàthời gian hè nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêuđào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội [43] Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT, antoàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáodục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năngkhiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường;hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi học sinh” [1]
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức và quản lý với sựtham gia của các lực lượng xã hội Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hànhtiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy-học trong phạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng.Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trìnhgiáo dục, làm cho quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc
Từ các định nghĩa nêu trên có thể đưa ra một điểm chung: Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp Đây làmột trong hai hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cáchcó tổ chức, có mục đíchtheo kế hoạch của nhà trường, hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động họctập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêuđào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ
Trang 17Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ họccác môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ vớihoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sựhình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đượctrong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu họcnói riêng.Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptrong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên.
1.2.2.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các công việc: lập kế hoạchchi tiết cho hoạt động, chuẩn bị cho hoạt động của giáo viên và học sinh; tổ chức hoạtđộng theo kế hoạch đã vạch ra; tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá quá trình và kết quảhoạt động Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tiến trình hoạch định
kế hoạch, tổ chức, điều khiển và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Với tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học, công tác quản
lý hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng Bởi lẽ, nếu công tác quản lý hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp được đảm bảo và tổ chức tốt sẽ phát huy được hiệu quả của hoạtđộng này và ngược lại
Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học là quá trình tác động của chủthể quản lý (hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên vàhọc sinh được tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạchnhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một các toàn diện Quản lý hoạt động ngoài giờ lênlớp của cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường thực chất là quản lý về mục tiêu giáodục, quá trình giáo dục, là quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện, công tác kiểm tra,đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường thực hiện hoạtđộng ngoài giờ lên lớp Vì vậy, tham gia tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp làmột trong những tiêu chí để đánh giá thi đua các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học
Trang 18Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học bao gồm quản lý về cácchương trình, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Quản lý các nguồn nhânlực, vật lực tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Quản lý hiệu quả cácchương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu hoc phải đảm bảonguyên tắc, yêu cầu, mục đích của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và yêu cầu củacông tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là một hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng trong toàn bộ quá trìnhquản lý ở nhà trường Tiểu học; do đó, các nhà QLGD cần chỉ đạo thực hiện chương trìnhhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ GD-ĐT, có kết hợp lồng ghéptuyên truyền giáo dục cũng như tích hợp giảng dạy kỹ năng sống và các luật vào một sốmôn học khoa học xã hội Phương thức tổ chức phải rất linh hoạt,sáng tạo để đạt được mục tiêu đề ra, giúp học sinh thực sự phát huy vai trò là chủ thểtrong các hoạt động; từ đó làm phong phú hấp dẫn các hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp và chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo ở các khối lớp học khác nhau
1.2.3 Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Giải pháp có nghĩa là chỉ, vạch ra con đường để đi tới được cái "đích" mình cầnđến hay mục tiêu mong đợi, giải pháp tốt thì đến đích nhanh an toàn giải pháp không phùhợp có thể không đến được đích mà ta mong muốn
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học lànhững kế hoạch, những con đường, chiến lược được đưa ra nhằm quản lý các hoạt độngngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất Bao gồm hiệu quả vềchương trình, nội dung, nhân vật lực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thuộcbậc Tiểu học Đồng thời đảm bảo hiệu quả phù hợp về mặt trình độ, nhận thức đối vợi HSbậc tiểu học
1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
* Vị trí:
Trang 19Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đượckhẳng định tại điều 27 Điều lệ trường tiểu học và điều 24 Điều lệ trường trung học (banhành ngày 11 tháng 7 năm 2000), là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường:
- Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua các môn bắt buộc vàtựchọn…
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lựclượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức,…
Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động “phụ”,hoạt động “bề nổi” mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục củacác nhà trường
Chúng ta đã biết, quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học lànhững bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng) Trongquá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách
có hệ thống, còn phải hướng tới việc giáo dục toàn diện, góp phần hình thành nhân cáchcho các em Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, ngoài hoạt độngtrí dục, học sinh còn được giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, thể chất, lao động Vìvậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp
mà còn qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Có thể nói, hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dụchọc sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, vănnghệ, xã hội, thể dục thể thao,
… Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hóanhững yêu cầu về chuẩn mực, hành viđã được quy định thành hành vi và thói quen tươngứng Muốn cho sự chuyển hóa này diễn ra thì phải thông qua các hoạt động như: học tập,lao động, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với cácthầy, cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh…
Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạtđộng dạy và h ọc các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ chưa hoàn thành vì học sinh
sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế và thời gian,
Trang 20không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn; dovậy, nhà trường phải tổ chức các hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp để tạo điềukiện hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp được khẳng định là một trong hailoại hoạt động giáo dục thiết yếunằm trong cả trong chương trình chính khóa và ngoại khoá nhằm tiếp nối hoạt động dạyhọc để tạo sự hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể, hiện thực hóa mục tiêugiáo dục toàn diện của cấp học, được nhà trường phối hợp tổ chức với các lực lượng xãhội để tạo ra mối liên hệ đa chiều giữa Nhà trường –Gia dình –xã hội;
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ haichiều giữa
nhà trường và xã hội Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều
kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắnhọc với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa Thầy và Trò tham gia các hoạtđộng cộng đồng Bằng việc đóng góp sức người, sức của của cộng đồng để tổ chức cáchoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện đểhuy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo thế hệ trẻ, vào sự phát triểnnhà trường
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm Vì thế, hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ làm quenvới các hoạt động, tích lũy dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đồng thờihoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ Đâycũng là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
* Vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học có vai trò sau: +Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần hình thành và phát triển tính chủthể cho học sinh: tính chủ động, tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo trong việc tham giavào các hoạt động chính trị xã hội Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn vớicác hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung, có xúccảm, tình cảm sâu sắc đối với con người, quê hương, đất nước, đối với nghĩa vụ công dântương lai, với Đảng, với dân tộc.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn tạo cơ hội tốt
Trang 21để thu hút cả ba lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội cùng tham gia giáodục.
+ Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học trên lớp; mở rộng hiểu biếtcho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinhnghiệm hoạt động tập thể của học sinh.Tri thức cũng giúp người học hiểu được thế giớixung quanh, biết cách cư xử đúng đắn với mọi người, biết cách tiến hành công việc tronglao động, trong học tập, trong hoạt động nghệ thuật, trong rèn luyện sức khỏe… Vì thế,làm bất cứ một việc gì, dù đơn giản đến đâu chăng nữa thì tri thức vẫn là cơ sở đầu tiên
để xác định mục đích, nắm bắt một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng, trình tự hành động vàthao tác của công việc Với ý nghĩa đó, tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptrước hết phải nhằm giúp học sinh tiểu học bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức
đã được học trên lớp (qua những hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, sưu tầm, sinhhoạt theo các chuyên đề ) Các hoạt động này còn giúp cho học sinh có những hiểu biếtmới, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội.Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết nhữngvấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra
+ Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợpvới lứa tuổi học sinh tiểu học như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổchức và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng
tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốttrong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể.Nói đến hoạt động là phải nói tớihành vi, kỹ năng thực hiện hoạt động
Đối với học sinh tiểu học, hoạt động ngoài giờ lên lớp rèn luyện cho các em nhữnghành vi, kỹ năng như:Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt tronghọc tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác Kỹ năng tự quản, trong đó có kỹnăng tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhậnxét, đánh giá kết quả hoạt động.Kỹ năng tự giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ năng hòa nhập đểthực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do nhà trường hoặc tập thể lớp giao cho.Nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tư
Trang 22duy và hình thành thế giới quan khoa học Thái độ, tình cảm được hình thành dựa trên cơ
sở, nền tảng của thế giới quan và niềm tin của con người Nhiệm vụ này thực hiện tốt sẽ
có tác dụng tốt, có tính chất quyết định đối với sự hình thành thái độ, tình cảm đạo đức,tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và hoạt động xã hội Nhận thức, ý nghĩ của con ngườiđược thể hiện, bộc lộ qua thái độ, tình cảm Thái độ, tình cảm được biểu hiện ở hành vi.Thông qua các hoạt động sống hàng ngày tạo thành các kỹ năng, thói quen phù hợp vớicác giá trị của cuộc sống Hệ thống thái độ, hành vi, kỹ năng, thói quen được hình thànhtrở thành phương tiện, công cụ hữu hiệu nhấtcho việc bổ sung, tăng cường nhận thức, mởrộng tầm hiểu biết ở mức độ cao và sâu sắc hơn Sự kết hợp giữa kiến thức, tình cảm,niềm tin và biểu lộ ở thói quen, hành vi, lối sống của con người trong mọi mối quan hệ xãhội chính là thước đo, là hiệu quả của hoạt động giáo dục
+Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học, do đó
tạo nên sự hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mụctiêu giáo dục của cấp học tiểu học
+ Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thành tìnhcảmchân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có tháiđộđúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp giúp học sinh hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phùhợp Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, cónhững hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước… qua đó làm tăng thêm sựhiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, Đội… để từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ học sinh,nghĩa vụ đội viên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh có những hiểu biếttối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề hòa bình và hữu nghị, vấn đề bảo vệmôi sinh, môi trường, vấn đề pháp luật…
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từng bước hình thành cho học sinh niềm tinvào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa,niềm tin vào Bác Hồ… từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm
Trang 23truyền thống của trường, của lớp, của quê hương mình, mong muốn vươn lên thành conngoan, trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trongsáng (tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước), qua đó, giúp các
em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lỗi thời khôngphù hợp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lốisống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương vàcủa đất nước Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực,tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường,của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạnthiếu nhi Quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới Việc bồi dưỡng thái độ, tình cảmcho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và phải được thực hiện ngay từ lứa tuổitiểu học Do đó, việc thu hút được học sinh tham gia vào các loại hình Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong giáo dục mà các nhà giáodục đang mong đợi
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa củng cố, vừa phát triển quan hệgiaotiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội
+ Thu hút và phát huy được tiềm năng củacác lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục họcsinh
Môi trường thực hiện hoạt động giáo dục rất đa dạng: có thể diễn ra trong lớp học,trong nhà trường, trong môi trường thiên nhiên rộng lớn; do đó, tùy điều kiện của từngđịa phương, từng trường, từng nơi mà tổ chức thực hiện cho phù hợp, không thể dậpkhuôn theo một tiêu chí thống nhất nào Vì thế, các nhà QLGD cần biết linh hoạt trongkhâu tổ chức thực hiện, cần biết củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớptrong trường và với cộng đồng xã hội, vừa phát huy các tiềm năng của các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường cũng như thu hút các nguồn lực trong xã hội để huy độngtham gia xây dựng nội dung, thống nhất hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh
Trang 24+ Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em
+ Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việctham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độđúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việcchung Dưới sụ cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh cùngnhau tổ chức các hoạt độngtập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhà trường,ngoài xã hội Từ đó giúp hìnhthành những kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử có văn hóa,giúp cho việc hình thành và pháttriển nhân cách ở các em
Nhiệm vụ Mục tiêu của giáo dục tiểu học theo Quyết định số
43/2001/QĐ-BGD-ĐT ngày 9-11-2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ: “Giáo dục tiểu họcnhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn vàlâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tụchọc trung học cơ sở” Nhiệm vụ giáo dục được quán triệt vào Hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp ở trường tiểu học thể hiện ở 3 nhiệm vụ cơ bản:
+Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức, nhiệm vụ bồi dưỡng hệ thống thái độ,nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi
+ Nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức Tri thức là kết quả của nhận thức hiệnthực được kiểm tra bằng thực tiễn và được phản ánh ở tư duy con người
+ Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm Tri thức là cơ sở, là nền tảng, là cội nguồn
để hình thành niềm tin Tri thức, thái độ và niềm tin là những thành phần cơ bản của ýthức con người nói chung và trẻ em tiểu học nói riêng Ý thức lại được tôi rèn trong hoạtđộng cho nên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo cho học sinh hứng thú vàlòng ham muốn hoạt động Vì vậy, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải có nộidung, hình thức và quy mô phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu của họcsinh Ngoài ra, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng phải sôi nổi, phong phú, đadạng để thu hút, lôi cuốn các em tham gia một cách tự giác
+ Nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi Hệ thống kỹ năng, hành vi làđiều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động có hiệu quả
Trang 25Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và làm tiền đềcho nhau.
1.3.2.Yêu cầu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học cần đảm bảo yêu cầu vềnguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nguyên tắc tính mục đích, tính kếhoạch; tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động; Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi
và tính cá biệt của học sinh; Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tínhtích cực, độclập và sáng tạo của học sinh Ngoài ra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpphải đảm bảo yêu cầu đảm bảo nhiệm vụ, nội dung của hoạt động này
1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Có thể nói, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học hiệnnay là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết, bới lẽ, như đã trình bày, hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp chiếm giữ vị trí và có vai trò vô cũng quan trọng đối với việc giáo dục toàndiện cho HS Thêm vào đó, thực tế hiện nay vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khácnhau mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học nói riêng, hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở các bậc học khác nói chung chưa phát hut được nhiệm vụ, vai tròcủa nó Thậm chí nhiều đơn vị trường chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của họtđộng này, hoặc có đơn vị có tổ chức nhưng chỉ mang tính đối phó, hời hợt Đó là môtnghịch lý
Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát huy được hiệu quả, tính tích cực của nó thi côngtác quản lý là điều không thể thiếu,hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng vậy, nhất là
từ thực tế việc tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
1.4.2.1 Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
*Quản lý mục tiêu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: là việc xây dựng và tổchức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, đảm bảo ba
Trang 26yếu tố, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lý giáo dục,đổi mới phương pháp – hình thức giáo dục, đảm bảo các yêu cầu giáo dục toàn diệnnhưng thiết thực, có trọng tâm, nâng cao chất lượng giáo dục.
Quản lý nội dung chương trình: để quản lý nội dung, chương trình hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, người quản lý phải nắm bắt yêu cầu giáo dụccủa từng độ tuổi học sinh cụ thể trong chương trình giáo dục, chỉ đạo để đảm bảo chươngtrình được thực hiện đầy đủ, toàn diện, không được cắt xén, đặc biệt là các hoạt độngngoài giờ lên lớp, các chương trình ngoại khóa
Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường Tiểu học: Người quản lý cần nắm bắt và hiểu rõ các phương pháp và hình thức tổchức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tổ chức các hoạt động này một cách linhhoạt, sáng tạo, phù hợp Hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trườngTiểu học cần phải được quản lý chặt chẽ Trong quản lý nội dung, phương pháp và hìnhthức tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp cần quán triệt các nguyêntắc giáo dục gắn với thực tiễn, gắn kết giữa gia đình, nhà trường, xã hội, giáo dục tronglao động, trong tập thể, thống nhất giữa ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh,kết hợp với sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của họcsinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
Quản lý chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học: Chậtlượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề
ra trong chương trình, kế hoạch đối với từng lứa tuổi cụ thể Quản lý chất lượng của hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp xét đnế cùng đó là sau mỗi lần tổ chức các hoạt độngngoại khóa, học sinh và giáo viên đều phải có sự lớn lên về mặt kiến thức, kỹ năng, thái
độ Đặc biệt là học sinh sau mỗi lần tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,các em cần phải có sự trưởng thành về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, nhân cách, hànhvi đạt được các mục tiêu cụ thể về đức – trí – thẩm – mỹ
1.4.2.2 Quản lý việc tham gia của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
Trang 27Các nguồn lực tham gia của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học bao gồm các lực lượng về con người, kinh phí, thờigian và điều kiện về vật lực.
Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Tiểu học: Nâng lực giáo viên có vai trò rấtquan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nhà trường đối với việc dạyhọc cũng như hình thành nhân cách cho học sinh Hằng năm Hiệu trường Nhà trường cần
có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể đối với từng giáo viên cũng như khuyến khích, động viên họtham gia các lớp học, các buổi sinh hoạt nhằm nâng cao chuyên môn Bên cạnh đó, nhàtrường cũng cần có những biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo chotoàn thể giáo viên trong trường
1.4.2.3 Quản lý việc sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học
Kinh phí có mối quan hệ chặt chẽ với việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.Bởi lẽ hầu như các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều cần có kinh phí thì mới thực hiện đạthiệu quả cao Nhiệm vụ của người quản lý trong công tác này phải nắm bắt được các yêucầu, nội dung thực hiện của những kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp để quản lý, sắpsếp kinh phí hợp lý cho tùng hoạt động để vừa đảm bảo tính hiệu quả của hoạt độngngoài giờ vừa đảm bảo nguồn kinh phí được quản lý, bố trí một cách hợp lý
Cơ sở vật chất liên quan tới hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng nằm trong nội dungcủa người quản lý công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp Người quản lý phải biết cách sắpxếp cơ sở vật chất được đảm bảo cho hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nhất;
số lượng, chất lượng, tính đa dạng quản lý CSVC trước và sau khi hoạt động ngoài giờlên lớp
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
*Cơ chế, chính sách
Bất cứ làm gì cũng cần dựa trên cơ sở pháp lý, các chủ trương, chính sách, cơ chế
hoạt động; vì vậy muốn quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học cần nắm vững các văn bản, thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có
Trang 28liênquan để triển khai đúng hướng trong quá trình tổ chức thực hiện Ngược lại, các cơquan đoàn thể, các tổ chức xã hội, cũng cần những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như
để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu; đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển giáo dục, nâng cao dân trí,đào tạo và bồi dưỡng nhân tài Từ năm 1986, bước vào thời kì đổi mới cho đến nay, ViệtNam có chiến lược đầu tư phát triển giáo dục, Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh tầm quantrọng của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Ngoài ra, nhiều văn bản liên quan đến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về HĐGDNGLL như từ Nghị định 90-CP của Chính phủ đến Văn kiện Hộinghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Quyết định của Bộtrưởng BộGD-ĐT số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ký ngày 19/11/2002; đáp ứng cho việc triển khai Nghịquyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ; Nghị định43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ; Nghị quyết 35/2009/QH của Quốc hội
kỳ họp thứ 12;…
*Đặc điểm của môi trường
Môi trường nhà trường: Nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức phổ thông vềkhoa học tự nhiên và xã hội cho học sinh trong các giờ văn hóa trên lớp và qua các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm đào tạo con người phát triểntoàn diện Dưới sự dạy
dỗ, chăm sóc của các thầy cô giáo cùng sự gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè, học sinh
có cơ hội bộc lộ nhân cách, tài năng rõ nét nhất Huy động các LLXH tham gia xây dựngmôi trường nhà trường từ cảnh quan, CSVC đến nề nếp, kỷ cương, mối quan hệ trongsáng, hợp tác, thân thiện giữa Thầy với Thầy, Thầy với Trò, Trò với Trò, Thầy – Trò vớinhân dân địa phương,…Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc cùng với gia đình và
xã hội tạo ra môi trường này
Những yếu tố trong nhà trường có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là;
+ Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớnđến giáo dục toàn diện học sinh vì “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo
Trang 29chất lượng giáo dục” (Luật Giáo dục) Thông qua các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt,trong tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên không ngừng pháthuy năng lực, trí sáng tạo và trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách củahọc sinh Chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần quyết định hiệu quả của HĐGD nóichung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng; do đó, nâng cao chất lượng chođội ngũ giáo viên là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi hiệu trưởng phải có kế hoạch thườngxuyên bồi dưỡng một cách toàn diện và đồng bộ
+ Học sinh: Trước yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT trong công cuộc CNH, HĐH đấtnước, nhất là trong điều kiện chúng ta đang có cơ hội mới, vận hội mới, xu hướng hòanhập vào thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mựchơn, ý thức tự giác rèn luyện của các em phải cao hơn Không chỉ tiếp thu kiến thức thầy
cô truyền đạt trên lớp, học sinh phải biết biến kiến thức này thành một dạng tri thức mớiphù hợp với nhu cầu thực tiễn mỗi người và ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống, gắn lýthuyết với thực hành Với sự hướng dẫn của giáo viên và thông qua hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ chủ động bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thứcđược học trên lớp, tự khám phá, coi trọng thực tế; hình thành sự thống nhất giữa nhậnthức và hành động để có thái độ đúng đắn, tự tin và trách nhiệm hơn trước những vấn đềcủa cuộc sống
+ Các hoạt động đoàn thể: Trong nhà trường tiểu học, hoạt động Đội không thể táchkhỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; công tác này nhằm giáo dục con người pháttriển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ Chính vì vậy, ban giám hiệu nhà trường cần phối hợpvới Đội TNTP để triển khai kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,rèn kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều biện pháp với nhiều nội dung, hình thức đadạng và phong phú Qua những hoạt động đó học sinh sẽ phát hiện được những tiềm năngcủa bản thân, phát huy được tư duy sáng tạo, biết sống có trách nhiệm, thành thạo các kỹnăng sống, biết yêu quý cái đẹp, biết phê phán thói hư tật xấu, tránh xa các tệ nạn xã hội,biết tự đánh giá và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình; luôn có ý thức vươn lêntrong học tập
Trang 30+Xây dựng CSVC cảnh quan trường, lớp: Vấn đề ở đây không đơn thuần chỉ là việcxây dựng, mua sắm hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau phục vụ chohoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà là tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp để cùng tạo dựng, giữ gìn, cảm nhận, sử dụng cảnh quan vào mụcđích giáo dục Ngôi trường khang trang, sạch, đẹp với những trang thiết bị hiện đại phùhợp thực tiễn sẽ giúp học sinh sẽ cảm thấy say mê, hứng thú hơn khi bước chân đếntrường đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trongnhà trường.
+Xây dựng mối quan hệ Thầy – Trò: Trong quá trình giáo dục học sinh, quan hệthầy trò là quan hệ thể hiện tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm Sự chăm sóc tậntình, ân cần, chu đáo của các thầy cô giáo với học sinh sẽ là nguồn động viên lớn tronghọc tập và rèn luyện, trong giáo dục nhân cách cho học sinh và cả trong chia sẻ cuộc sốngđời thường
+ Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với học sinh: Bên cạnh sự giúp đỡ của cácthầy cô trong trường, học sinh còn được sống cùng các bạn, học tập, rèn luyện trong tậpthể lớp, tập thể trường…; vì vậy, xây dựng, củng cố tốt mối quan hệ tình cảm, bạn bè sẽlàm cho các em đồng cảm, đoàn kết gắn bó với nhau hơn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; từ
đó học sinh biết phát huyvai trò, trách nhiệm của bản thân trong tập thể, gắn bó và tíchcực xây dựng tập thể vững mạnh
- Môi trường gia đình: Gia đình là nền tảng sớm nhất, tác động thường xuyên nhất
và là môi trường chủ yếu trong việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh Giáo dụcgia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn vì nó gắn với quan hệmáu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái; có vai trò trọng tâm trongcác hoạt động kết hợp với các LLGD khác để giáo dục thế hệ trẻ Giáo dục con cái tronggia đình là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ; đượcxác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta như trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân vàgia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em,…
Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dụctrong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau Xét
Trang 31ở lứa tuổi Tiểu học, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của học sinh cónhững biến đổi rất mạnh mẽ, Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹcần quan tâm xây dựng một phong cách sinh hoạt nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thúnhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ trong một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trongđómọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau; đặc biệt cha mẹ, người lớn phảigiữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội Ngoài ra, các bậccha mẹ phải thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể, dự họpđầy đủ các buổi họp do nhà trường tổ chức để nắm được mục đích và phương pháp giáodục mà có sự kết hợp kịp thời; cụ thể như tham gia tích cực vào Ban ĐDCMHS của lớp,trường – lựclượng gần gũi, giúp đỡ đắc lực nhất cho nhà trường về nhiều mặt (xây dựngCSVC, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáodục), tạo thuận lợi trong mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và gia đình, xây dựngtruyền thống “Tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi, thái độ coithường thầy cô giáo trước mặt con cái mình Giáo dục gia đình chính là một biện pháphữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung: “Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm xâydựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gươngcho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [14]; vì thế “Nhàtrường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục” [14]; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với Ban ĐDCMHS để tổ chứccho họ phát huy tối đa vai trò cầu nối giữa nhà trường và gia đình thông qua các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội vi mô và vĩ mô có tác động rất lớn đến việcgiáo dục thế hệ trẻ; do đó, cần huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường xã hội
và môi trường thiên nhiên lành mạnh, khai thác tốt các mặt tích cực; đẩy lùi các mặt tiêucực; nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính; tạo ra dư luậnđúng đắn về giá trị của học vấn, về ý thức, động cơ, thái độ học tập, thi cử, …
Tóm lại: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học đóng vai trò quantrọng trong việc dạy người – nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.Tuy nhiên,
Trang 32để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học phát huy hiệu quả tốt nhất phảigắn liện với công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Người quản lý hoạtđộng này cần nắm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ trong lĩnh vực mình quản lý để có nhữnggiải pháp, chương trình, kế hoạch quản lý hiệu quả.
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TRIỆU SƠN,
TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình giáo dục ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Huyện được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1964 trên cơ sở tách 13 xã: Thọ Ngọc,Thọ Tiến, Thọ Cường, Thọ Bình, Thọ Dân, Thọ Tân, Thọ Phú, Thọ Vực, Thọ Sơn, ThọThế, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Lộc thuộc huyện Thọ Xuân và 20 xã: Hợp Tiến, HợpThắng, Hợp Lý, Hợp Thành, Minh Châu, Minh Dân, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Lực, DânQuyền, An Nông, Vân Sơn, Nông Trường, Tiến Nông, Khuyến Nông, Thái Hòa, TânNinh, Đồng Tiến, Đồng Thắng, Đồng Lợi thuộc huyện Nông Cống Khi mới thành lập,huyện có 33 xã: An Nông, Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền, Đồng Lợi, Đồng Thắng, ĐồngTiến, Hợp Lý, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Châu, Minh Dân,Minh Sơn, Nông Trường, Tân Ninh, Thái Hòa, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, ThọNgọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Tiến Nông, Văn Sơn,Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Xuân Thọ
Ngày 5 tháng 1 năm 1987 thành lập xã Triệu Thành trên cơ sở điều chỉnh một phầndiện tích tự nhiên và dân số của xã Hợp Thành.Ngày 3 tháng 6năm 1988thành lập thị trấnTriệu Sơn - thị trấn huyện lị của huyện Triệu Sơn - trên cơ sở điều chỉnh 22,99 ha diện tích
tự nhiên với 1.341 nhân khẩu của xã Minh Châu; điều chỉnh 5,19 ha diện tích tự nhiên với
229 nhân khẩu của xã Minh Dân và điều chỉnh 85,55 ha diện tích tự nhiên với 3.594 nhânkhẩu của xã Minh Sơn.Ngày 25 tháng 11 năm 1994, thành lập xã Bình Sơn trên cơ sở điềuchỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Thọ Bình.Như vậy, huyện Triệu Sơn có
1 thị trấn và 35 xã như hiện nay
Huyện có diện tích 292.2 km², phía Đông giáp huyện Đông Sơn, phía ĐôngNam giáp huyện Nông Cống, phía Nam giáp huyệnNhư Thanh, phía Tây Nam giáphuyện Thường Xuân, phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Đông Bắc giáp
Trang 34huyện Thiệu Hóa Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nhưng diện tích chủ yếu vẫn làđồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, với vài con sông suối nhỏ chảy vào sôngChu ở hai huyện bên: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, ở phía Nam có một vài ngọn núi thấp với
độ cao khoảng 250 – 300 m, như núi Nưa ở xã Tân Ninh Cực Nam là xã Tân Ninh, cựcTây là xã Bình Sơn, cực Đông là xã Đồng Tiến Dân số là 208.300 người (1999) gồm 3dân tộc Kinh, Mường, Thái
Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của Châu thổ Sông
Mã, Sông Chu của tỉnh Thanh Hoá, tiếp giáp với các huyện miền núi Thường Xuân
và Như Thanh nên Triệu Sơn đã hình thành hai dạng địa hình cơ bản đó là: Địa hìnhtrung du - miền núi gồm 8 xã Địa hình đồng bằng gồm 28 xã, thị trấn Tỷ lệ hộ nghèochiếm 16.73,0% tổng dân số, nghề nghiệp chủ yếu của người dân là nông nghiệp, lâmnghiệp
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng: 5,5%;công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5% - Cơ cấu kinh tế: nông -lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%; dịch vụ 27% Tại xã Dân Quyền
đã có khu tập trung sản xuất với các nhà máy sản xuất tre,luồng,mì chính
2.1.2 Vài nét về tình hình giáo dục ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển sâu rộng, yêu cầu đặt ra đó là phảiđầu tư cho nguồn lực con người hay nói cụ thể hơn đó là đầu tư phát triển giáo dục đàotạo xứng tầm với thực tế phát triển Tuy nhiên trước năm 2012 thực tế giáo dục đào tạoTriệu Sơn vẫn còn nhiều hạn chế khó khăn, cần phải khắc phục Đó là trường mầm noncòn nhiều điểm lẻ, số trường đạt chuẩn quốc gia chỉ đứng 13/27 huyện thị Nhiều trườngchuẩn ở khối tiểu học chưa được quan tâm đúng mức để giữ chuẩn, trình độ năng lực củamột số cán bộ quản lý, giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp, nhiều giáo viên chưa đổimới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin, tình trạng thừa thiếu giáoviên ở các trường vẫn diễn ra và chưa có giải pháp khắc phục, chất lượng giáo dục mũinhọn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện….Một số nới cấp ủy chínhquyền và phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến giáo dục kinh phí chi cho hoạt
Trang 35động và xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục còn hạn chế Từ thực tế trên , một yêu cầucấp bách đặt ra đó là phải tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục.huy động sức mạnh tổng hợp của gia đình- nhà trường- xã hội và sự vào cuộc của cả hệthống chính trị để đầu tư phát triển giáo dục Tháng 12/2011 ban chấp hành Đảng bộhuyện đã ban hành nghị quyết 04/NQ-HU về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáodục đào tạo giai đoạn 2012-2015 sau 4 năm triển khai thực hiện giáo dục đào tạo TriệuSơn đã có những bước chuyển mình rõ rệt cả về chất lượng giáo dục cũng như việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia
Nghị quyết được ban hành đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ vànhân dân toàn huyện về cả nhận thức và hành động đối với giáo dục đào tạo Từ đó thực
sự đã trở thành nguồn cổ vũ và động viên lớn lao đối với cán bộ quản lý, giáo viên và họcsinh trong toàn ngành vươn lên đạt nhiều kết quả đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà nghịquyết đề ra Kết quả sau 4 năm thực hiện nghị quyết 04 NQ-HU của ban chấp hành Đảng
bộ huyện Triệu Sơn về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn2012-2015 đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.Cụ thể trong đổi mới công tác quản lý giáodục, phòng giáo dục và đào tạo đã sắp xếp mạng lưới trường lớp, học sinh, đội ngũ quản
lý, giáo viên chỉ đạo các trường thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của
hệ thống giáo dục quốc dân Tham mưu để HĐND huyện ban hành nghị quyết về việcthực hiện cơ chế hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện việc khen thưởng vớigiáo viên học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập…Trong việc nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục huyện đã quan tâm lãnh chỉ đạo ngành giáo dục tiếnhành thực hiện các nội dung nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nội dung các cuộc vậnđộng trong ngành Giao cho phòng giáo dục tham mưu để có các giải pháp tăng cườngnâng cao chất lượng giáo dục Toàn huyện đã thực hiện xong công tác phổ cập giáo dụccho trẻ 5 tuổi từ năm 2013, 100% các trường trong huyện duy trì vững chắc các tiêuchuẩn công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và THCS Đến nay các chỉ tiêu cụ thể củanghị quyết đề ra đã cơ bản hoàn thành, chất lượng giáo dục đại trà của bậc học mầm nonđạt chỉ tiêu tỉnh giao ( trên 98%) Chất lượng đại trà bậc học phổ thông đạt chỉ tiêu tỉnhgiao ( trên 90%) Học sinh giỏi các môm văn hóa THCS 3 năm liên tục đứng thứ 7 trở
Trang 36lên Học sinh giỏi giải toàn bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh liên tục đứng trong tốp 5 củatỉnh Các Trường THPT tỷ lệ đậu đại học trên 40% nghị quyết đặt ra là 24% Giáo dụcthường xuyên đã duy trì tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 là 100%, tỷ lệ lượt ngườilao động tham gia các hình thức học tập là trên 70% Trung tâm giáo dục thường xuyên
có chất lượng đứng trong tốp đầu của tỉnh Về chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý Thực hiện nội dung nghị quyết đến nay toàn ngành có 100% cán bộgiáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn là 67,9% Số cán bộ quản lý, giáo viên đã học quản lý là100% và có nằng trung cấp chính trị trở lên là 295/278 người Số sáng kiến kinh nghiệmđược xếp loại cấp huyện trong 3 năm gần đây là 1452, trong đó có 72 sáng kiến cấp tỉnh,
1 sáng kiến được xếp loại A cấp tỉnh và đã áp dụng hiệu quả ở các trường học Đối vớinội dung phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất và trường chuẩn quốcgia, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, chỉ đạo các xã, ThịTrấn tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học gắn với
lộ trình chương trình xây dựng nông thôn mới Đến nay toàn huyện đã có 59/117 trườngđạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 50,4%( mục tiêu đề ra là 45%) Phong trào xã hội hóa giáodục được đẩy mạnh, trong huyện có 2 địa phương là xã Thọ Cường và Đồng lợi đã duy trìthực hiện tiếng kẻng khuyến học Ở tất cả các trường học hội cha mẹ học sinh đều tíchcực tham gia tu sửa cơ sở vật chất trường lớp vào đầu năm học, nhiều cá nhân tổ chứccũng tích cực tham gia ủng hộ đóng góp cho phong trào khuyến học huyện nhà qua đó đãgóp phần tích cực trong việc đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cao chấtlượng giáo dục các trường học trên địa bàn huyện Có thể khẳng định rằng nghị quyết 04của ban chấp hành Đảng bộ huyện được triển khai thực hiện đã tạo sự chuyến biến mạnh
mẽ trên tất cả các mặt hoạt động của nghành giáo dục, góp phần tích cực nâng cao chấtlượng nguồn lực con người xây dựng quê hương giầu đẹp văn minh
Tiếp tục thực hiện nội dung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, trong thời giantới huyện tập trung vào việc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, đổi mới phương pháp
dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục các cấp học Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn Bên cạnh việc dạy kiến thức văn hóa quan tâm giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh, duy trì vững cắc kết quả phổ
Trang 37cấp giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiểu học, THCS Thực hiện chuẩn hóa độingũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốcgia, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện tốt việc xãhội hóa giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo huyện nhà, xứng tầm với truyềnthống vùng quê hiếu học.
2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Để nắm rõ thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực trạng công tácquản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học Huyện Triệu Sơn, tỉnh ThanhHóa, đề tài tiến hành điều tra
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi và phỏng vấn Các phiếu hỏi được xử lý,
phân tích theo phương pháp tính trên tỉ lệ phần trăm của các bảng số liệu dựa vào các nộidung được khảo sát
Đối tượng điều tra:
• Cán bộ QLGD (CBQLGD): là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoặcphụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Ban giám hiệu tại các trường Tiểu họcHuyện Triệu Sơn)
• Cán bộ lãnh đạo đoàn thể (CBLĐĐT) gồm: cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Công đoàngiáo dục, Tổng phụ trách Đội, Hội khuyến học, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Công an(Những đoàn thể trong việc phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp)
• Cán bộ lãnh đạo Đảng – Chính quyền (CBLĐĐ-CQ): lãnh đạo Đảng, chínhquyền các cấp liên quan
• Giáo viên, học sinh (GV-HS) và CMHS gồm GVCN và GVBM
Tổng phụtrách Đội
Họcsinh
Chính quyềnđịa phương
CMHS
Trang 38Nội dung điều tra, khảo sát: Căn cứ vào khung lý thuyết về quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, đề tài đã xác định hệ thống những vấn đề thựctrạng cần làm rõ: Thực trạng về nhận thức về vai trò, tác dụng, ý thức tổ chức hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp Thực trạng tổ chức các hình thức, nội dung hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Khái quát quá trình khảo sát: Đề tài đã trưng cầu ý kiến của 46 Hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng/ 35 trường được khảo sát; 98 ý kiến của cán bộ chuyên trách, tổ trưởngchuyên môn, giáo viên và giáo viên chủ nhiệm và 400 học sinh ở tất cả 35trường Tiểuhọc trên địa bàn huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa
Sau khi xử lý số liệu kết quả khảo sát, đề tài đánh giá thực trạng về hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp và thực trạng công tác quản lý về hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn như sau:
2.2.1 Nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong bất kì hoạt động nào của con người, nhận thức của người thực hiện là rấtquan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động đó Nhận thức củaCBQL và GV về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những yếu tốkhông thể thiếu trong việc góp phần tạo nên sự thành công và chất lượng của hoạt độngnày trong thực tiễn công tác ở các trường Nhận thức đúng là điều kiện cần để có đượchành động đúng và ngược lại, nhận thức sai thì khó có thể giúp người ta hành động đúngđược
*Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Khảo sát những đối tượng: Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, tổ trưởng chuyênmôn, giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môntrong cùng một câu hỏi, đề tài thu được kết quả đa
số CBQL, GV,đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp.Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ tương đối chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt độngnày Kết quả cụ thể như sau:
Trang 39CBQL, Chuyên trách GVCN, GVBM 0
Hình 3: Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát “Theo Thầy/cô HĐNGLL ở trường tiểu học
có quan trọng không?”
Với câu hỏi “Theo Thầy/cô HĐNGLL ở trường tiểu học có quan trọng không?”kết
quả thu được, trong tổng số 46 CBQL, 35 GV chuyên trách (Tổng phụ trách đội), có20/81 CBQL, CBCT cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, chiếm25%; 49/81 CBQL, CBCT nhận thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thiết,chiếm 60%; Tuy nhiên có tới 12/81 CBQL, CBCT cho rằng hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là không quan trọng lắm(có cũng được không có cũng được!), chiếm tới 15%.Tuy nhiên, trong 15% CBQL, CBCT nhận thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpkhông cần thiết lắm thì chắc chắn sẽ có một số không nhỏ sẽ cho rằng hoạt động nàythậm chí không cần thiết! Tuy nhiên, đứng ở cương vị người quản lý, chuyên trách cóthể vì lý do tâm lý, xã hội nên họ chưa dám nói thẳng Đối với giáo viên, đề tài chủ yếukhảo sát GVCN – người có tầm ảnh hưởng quan trọng tới công tác hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp và một số GVBM Trong tổng số 85 GV được khảo sát, 27/85 GV chorằng hoạt động này rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 29%; 34/85 GV cho rằng hoạt động này làcần thiết, chiếm 37%; 27/85 GV nhận thấy hoạt động này không vó cũng được mà cócũng được, chiếm tới 29% Thậm chí, có 5GV cho rằng hoạt động này không cần thiết,
Trang 40chiếm 5% Như vậy, về nhận thức của CBQL, CBCT ở mức độ khá tốt Đa số đều chorằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết và cần thiết(85%) Nhà trường
đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các nội dungtheo chủ đề hàng tháng Tuy nhiên, kế hoạch mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức theo chủđiểm, theo các đợi thi đua chào mừng các ngày lễ lớn song chưa thật cụ thể trong việcphân công như: giao cho ai, kế hoạch, kinh phí tổ chức, thời gian luyện tập Tuy nhiên,cũng còn một bộ phận CBQL, CBCT chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạtđộng này.Ở cương vị người lãnh đạo, Đảm nhận công việc chuyên trách mà nhận thứcchưa đúng về lĩnh vực mình quản lý, đảm nhiệm chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đếnhiệu qủa của nó Đối với giáo viên, tỷ lệ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này
ở mức độ tương đối Bởi lẽ tỷ lệ cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp là không quantrọng lắm, thậm chí là không quan trọng chiếm tới 34% Điều này dễ dẫn tới kiểu làm đốiphó, hời hợt, kém hiệu quả.Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò vàtác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách học sinh Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trungvào các hoạt động dạy học trên lớp Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, họ chỉ tổ chứcnhằm đối phó với sự quản lí, chỉ đạo của lãnh đạo mà không cần quan tâm đến chất lượng
và hiệu quả của nó Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không được giáo viên đầu tưdẫn đến nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu, chưa thiết thực, chưa gắn với nhu cầuthực tế cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của học sinh Chính vì vậycác hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia, chưa mang lạihiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện nay
Việc lựa chọn mức độ “Có cũng được, không có cũng được’’ và “Không cần thiết’’cho thấy rõ sự thờ ơ trong một số CBQL và GVCN.Họ không nhận ra tầm quan trọng củahoạt động này trong giáo dục học sinh Thứ nhất,điều này có thể dẫn đến sự thiếu nhiệttình và làm cho kết quả của HĐGDNGLL không cao, gây ảnh hưởng không tốt đến mụctiêu phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục Kết quả nàycũng phù hợp với thực tiễn hiện nay ở một số trường đó là giáo dục học sinhtheo kiểuthực dụng, học sinh thi cái gì thì giáo viên chỉ dạy cái đó, học sinh học để đối phó với thi