Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu quả ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

+ Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học trên lớp; mở rộng hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.Tri thức cũng giúp người học hiểu được thế giới xung quanh, biết cách cư xử đúng đắn với mọi người, biết cách tiến hành công việc trong lao động, trong học tập, trong hoạt động nghệ thuật, trong rèn luyện sức khỏe… Vì thế, làm bất cứ một việc gì, dù đơn giản đến đâu chăng nữa thì tri thức vẫn là cơ sở đầu tiên để xỏc định mục đớch, nắm bắt một cỏch chớnh xỏc, cụ thể, rừ ràng, trỡnh tự hành động và thao tác của công việc. Vì thế, các nhà QLGD cần biết linh hoạt trong khâu tổ chức thực hiện, cần biết củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, vừa phát huy các tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như thu hút các nguồn lực trong xã hội để huy động tham gia xây dựng nội dung, thống nhất hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học 1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể, dự họp đầy đủ các buổi họp do nhà trường tổ chức để nắm được mục đích và phương pháp giáo dục mà có sự kết hợp kịp thời; cụ thể như tham gia tích cực vào Ban ĐDCMHS của lớp, trường – lựclượng gần gũi, giúp đỡ đắc lực nhất cho nhà trường về nhiều mặt (xây dựng CSVC, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục), tạo thuận lợi trong mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và gia đình, xây dựng truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi, thái độ coi thường thầy cô giáo trước mặt con cái mình. Giáo dục gia đình chính là một biện pháp hữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung: “Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [14]; vì thế “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục” [14]; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với Ban ĐDCMHS để tổ chức cho họ phát huy tối đa vai trò cầu nối giữa nhà trường và gia đình thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội và tình hình giáo dục ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Tham mưu để HĐND huyện ban hành nghị quyết về việc thực hiện cơ chế hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện việc khen thưởng với giáo viên học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập…Trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục huyện đã quan tâm lãnh chỉ đạo ngành giáo dục tiến hành thực hiện các nội dung nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nội dung các cuộc vận động trong ngành. Ở tất cả các trường học hội cha mẹ học sinh đều tích cực tham gia tu sửa cơ sở vật chất trường lớp vào đầu năm học, nhiều cá nhân tổ chức cũng tích cực tham gia ủng hộ đóng góp cho phong trào khuyến học huyện nhà qua đó đã góp phần tích cực trong việc đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục các trường học trên địa bàn huyện.

Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Với câu hỏi “Theo Thầy/cô HĐNGLL ở trường tiểu học có quan trọng không?”kết quả thu được, trong tổng số 46 CBQL, 35 GV chuyên trách (Tổng phụ trách đội), có 20/81 CBQL, CBCT cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, chiếm 25%; 49/81 CBQL, CBCT nhận thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thiết, chiếm 60%; Tuy nhiên có tới 12/81 CBQL, CBCT cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là không quan trọng lắm(có cũng được không có cũng được!), chiếm tới 15%. Phân loại nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các mặt cấu trúc nhân cách gồm có: hoạt động chính trị xã hội; hoạt động phục vụ học tập tìm hiểu khoa học; hoạt động lao động công ích, lao động sản xuất; hoạt động văn hóa nghệ thuật; hoạt động thể thao, tham quan du lịch… Phân loại theo tiến độ thời gian hàng ngày: trực nhật, vui chơi, ca hát, thể dục giữa giờ, lao động giúp đỡ gia đình, tự học ở nhà, học nhóm, tham gia câu lạc bộ…Hàng tuần: chào cờ đầu tuần, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt tập thể… Hàng tháng: sinh hoạt chủ đề, phát động thi đua, thảo luận chuyên đề, sơ kết thi đua, lao động công ích,… Hoạt động hè: tham gia sinh hoạt hoạt động hè tại địa phương, tham gia công tác xã hội, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, lao động giúp đỡ gia đình, ôn tập,… Phân loại theo chủ đề, chủ điểm năm học.

Bảng 1: Kết quả khảo sát “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục, hoạt động phong trào hay là hoạt động của Đoàn- Đội”
Bảng 1: Kết quả khảo sát “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục, hoạt động phong trào hay là hoạt động của Đoàn- Đội”

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Kết quả khảo sỏt thu được cho thấy cỏc kế hoạch này được xõy dựng cụ thể, rừ ràng, sỏng tạo, phự hợp với đặc điểm, tỡnh hỡnh của đơn vị; được xỏc định rừ mục tiờu, nội dung, biện pháp thực hiện, thời gian, địa điểm, người thực hiện, được phổ biến bằng văn bản đến toàn thể giáo viên và được tập thể ủng hộ, thực hiện nhiệt tình. Sau khi nhận chỉ thị trực tiếp từ Hội đồng Đội Quận, tổng phụ trách sẽ lên kế hoạch hoạt động cho mình và trình lên hiệu trưởng duyệt, khi đã được hiệu trưởng thông qua thì toàn bộ kế hoạch về các hoạt động của Đội sẽ được phổ biến ra toàn trường để cùng phối hợp thực hiện.

Quản lý việc tham gia của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, giám thị…Sau khi kiểm tra, đánh giá cần rút kinh nghiệm về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính đáp ứng hoạt động, từ đó có những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Quản lý đội ngũ giáo viên đối với việc tổ chức HĐGDNGLL: Trong công tác quản lý của nhà trường, muốn nâng cao hiệu quả công tác của GV đối với HĐGDNGLL trước hết cần phải xây dựng đội ngũ GV đủ mạnh về công tác chuyên môn, đồng thời cần phải bồi dưỡng năng lực hướng dẫn HĐGDNGLL cho đội ngũ GV, mặt khác cần phải tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên chuyên trách giỏi để làm nòng cốt cho HĐGDNGLL.

Quản lý việc sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Như vậy, Đa số CBQL đều thực hiện khá tốt việc quán lý các lực lượng than gia hoạt động GDNGLL, CBQL đã phận công nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, lực lượng đảm nhận, trong đó, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Đội TNTP HCM và GVCN. Kết quả thu được như sau: Đa số CBQL đều hạn chế trong việc cân đối ngân sách để mua trag thiết bị, CSC cho hoạt động GDNGLL vì theo họ, hiện tại, CSVC phục vụ cho việc học tập của nhà trường đang còn rất thiếu thốn, do vậy, nhà trường chú trọng dành ngân quỹ để mua sắm thiết bị, đồ dùng học tập.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Phân phối chương trình ở tiểu học chưa có tiết dành riêng cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên rất nhiều nội dung phải dạy lồng ghép vào các tiết học chính khóa, nhiều nội dung tập luyện cho các hội thi văn nghệ, kịch, tiểu phẩm, múa, thể dục thể thao, các buổi hội trại, các chuyến du khảo, tham quan, du lịch. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, cần được tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, hệ thống và khoa học bằng nhiều biện pháp giáo dục, trong đó có biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường.

Đánh giá chung về thực trạng 1. Những điểm mạnh

    Ví dụ: các hội diễn văn nghệ mừng ngày 20/11 đôi khi lại diễn ra vào các tuần lễ kiểm tra giữa học kì I, một số nội dung thi đấu của hội khỏe Phù Đổng diễn ra vào tháng 12 đôi khi bị trùng lịch kiểm tra cuối kì I, tháng 3 có rất nhiều hoạt động phong trào mừng ngày thành lập Đoàn lại là tháng có kì kiểm tra giữa kì II, tháng 5 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Đội 15/5, ngày sinh nhật Bác 19/5, liên hoan cháu ngoan Bác Hồ các cấp. Qua khảo sát, đề tài nhận thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Triệu Sơn, Thanh Hóa chưa được tiến hành thường xuyên, cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, cũng như vị trí, vai trò của công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chung chung, thiếu tính toàn diện và tính cụ thể dẫn đến hiệu quả của hoạt động này còn thấp.

    Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

    Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo

    Giải pháp đưa ra phải mang tính khả thi, có nghĩa là mang tính thực hiện cao trong thực tế. Vì vậy, sua khi đưa ra giải pháp, đề tài tiến hành khảo sát tính khả khi của giải pháp từ đối tượng nghiêm cứu và các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong tổ chức tốt hoạt động GDNGLL.

    Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

    Nâng cao nhận thức của Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Ngoài ra, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV, HS về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải Tổ chức tốt các giờ chào cờ đầu tuần: Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể với qui mô toàn trường nên phải được chuẩn bị tốt, thực hiện nghiêm túc, bài bản để mang lại hiệu quả giáo dục.

    Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

    Lãnh đạo bố trí những giáo viên có óc tổ chức, có tác phong làm việc khoa học, có tài hùng biện và năng khiếu sư phạm, khí chất vui nhộn, có khả năng diễn đạt mạch lạc, có khả năng tham mưu tư vấn tốt, có niềm đam mê, yêu thích hoạt động, đặc biệt có khả năng khơi dậy các năng lực tiềm ẩn trong học sinh. Hiệu trưởng xây dựng quy định về nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, cũng như trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia các hoạt động giáo dục.

    Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn tham gia tích cực hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

    Mặc khác, hàng tháng hoặc học kỳ có thể chọn tiết hoạt động mẫu trong khối, trong trường để giáo viên chủ nhiệm và tổ bộ môn dự học tập, rút kinh nghiệm; hằng năm tổ chức hội nghị khoa học, thi viết sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL, qua đó bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên chủ nhiệm và tổ bộ môn. Qua công tác Đội và sinh hoạt Sao, học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể, được trưởng thành về nhận thức, được rèn luyện về kĩ năng,… Chính hoạt động đội đã góp phần to lớn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.

    Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

    Hiệu trưởng phối hợp với tổ chức Đội TNTP HCM: tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức Đội TNTP HCM trong nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhà trường, vì vậy, Hiệu trưởng phối hợp với Tổng phụ trách Đội (người đại diện cho Đội thiếu niên) để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu được về các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

    Sử dụng hợp lý kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

    Để thực hiện phối hợp có hiệu quả, đòi hỏi người hiệu trưởng phải phân công giáo viên đại diện hiệu trưởng để thực hiện sự phối hợp với từng tổ chức, có chế độ họp giao ban định kì để sự phối hợp được duy trì thường xuyên và có kế hoạch. - Với thực trạng nhà trường đang được đầu tư nâng cấp, năm học 2014-2015, cần huy động học sinh tham gia lao động tu sửa khuôn viên nhà trường, trồng cây, tạo cảnh quan văn hóa trong nhà trường, từ đó phục vụ lại các hoạt động GDNGLL khi được tổ chức dưới hình thức tập thể.

    Thăm dò tính khả thi của các giải pháp 1 Thăm dò từ đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường cũng không đồng đều, có trường rất chú trọng tới hoạt động này, Đa số giáo viên nhiệt tình giảng dạy, thời gian dành cho hoạt động hợp lý, nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, điều kiện thực hiện thuận lợi, thu hút được nhiều học sinh tham gia. - Giáo viên phải thật nhiệt tình, bám lớp, bám trường; thật sự là người thầy, người cô; người chị, người mẹ và thậm chí là người bạn của các em, cùng học, cùng vui chơi với các em để tạo nên một môi trường thật thân thiện, để thật sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

    Hình 07: Bảng thể hiện tính khả hti của các giải pháp từ đối tượng nghiên cứu
    Hình 07: Bảng thể hiện tính khả hti của các giải pháp từ đối tượng nghiên cứu

    Kiến nghị

    Trong quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diện các trường Tiểu học, bên cạnh việc đi sâu thanh tra, kiểm tra hoạt động trên lớp cần đi sâu vào thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục NGLL. Để quản lý tốt hoạt động GDNGLL, hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu trên, thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL.