1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

BÀI HOÀN CHỈNH SINH KẾ CƯ DÂN ĐỘNG ĐẠT

149 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 456,82 KB

Nội dung

Sinh kế, đặc biệt là sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Ngày nay đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng... Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định hay không.

Trang 1

SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,

Xã Động Đạt, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên là một xã có nhiều dântộc sinh sống, có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội mang tính đặc thù.Trong những năm qua, đời sống của người dân ở đây không ngừng được nâng cao

về mọi mặt Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những lý dophải kể đến là do hoạt động sinh kế của cư dân nơi đây đã có nhiều hướng mới sovới trước kia Hoạt động sinh kế của người dân nơi đây chịu ảnh hưởng, bị chi phốikhá nhiều của yếu tố điều kiện tự nhiên, địa hình…sự phát triển của công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi sinh kế của cư dân xã Động Đạt theonhững chiều hướng khác nhau của từng hoạt động sinh kế

Để đánh giá các hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt trong những nămqua có sự thay đổi như thế nào? sự thay đổi sinh kế đó có phù hợp, bền vững haykhông? Những hoạt động sinh kế nào được đánh giá cao nhất, phù hợp nhất?, Giải

Trang 2

pháp nào cho những sinh kế chưa phù hợp, tìm kiếm nguồn sinh kế mới phù hợpvới điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội của xã Động Đạt huyện PhúLương góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây mà vẫn bảo vệ được yếu tốsinh thái văn hóa? Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chon đề tài “Sinh kế của cư dân

xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu, có tính

lý luận và thực tiễn cao

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Mục đích:

Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của người dân xã Động Đạt Qua

đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất củangười dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vữngphù hợp với điều kiện của cư dân tại địa phương

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu về các hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt, huyện PhúLương, Tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu:

+Phạm vi địa bàn: Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

+ Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến năm 2015

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tổng hợp, vận dung cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sinh kế khinghiên cứu hoạt động sinh kế của cư dân Động Đạt

+ Nghiên cứu từng hoạt động sinh kế cụ thể của cư dân trên địa bàn

+ Phân tích các nguồn lực như: tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, cơ sở

hạ tầng, cơ chế chính sách, tâm lý tộc người …tác động đến hoạt động sinh kế củangười dân

+ Tìm hiểu các nguồn lực mà người dân ở đây có thể tận dụng được đểtiếp cận và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình

Trang 3

+ Tìm hiểu hiệu quả của các hoạt động sinh kế đó mang lại lợi ích gì chongười dân Đánh giả tính bền vững của các hoạt động sinh kế.

+ Tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong hoạt đông sinh kế của ngườidân Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao đời sống kinh tế

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu:

+ Nguồn tư liệu từ UBND xã Động Đạt

+ Nguồn tư liệu sách, báo từ Thư viện

+ Nguồn tư liệu từ internet

+ Nguồn tư liệu từ khảo sát thực tế

- Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa, các thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, và các tài liệu

có liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp thống kê: Thống kê các đề tài nghiên cứu về sinh kế làm cơ

sở để nghiên cứu, tránh trùng lặp những vấn đề đã nghiên cứu của những người đitrước Thống kê các số liệu liên quan tới các hoạt động sinh kế

+Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát thực tế các hoạtđộng sinh kế của cư dân địa phương Quan sát tâm lý cư dân địa phương

+ Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được những chuyển biến, thay đổitrong hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng phấn lãnh đạo UBND xã Động Đạt cácvấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu

5 Đóng góp của đề tài

Trang 4

Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sinh kế, làm cơ sở để nghiên cứu

về những vấn đề liên quan tới sinh kế

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu từng hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt,đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng trong từng hoạt độngsinh kế góp phần định hướng sinh kế cho cư dân địa phương Đồng thời đưa ranhững giải pháp góp phần làm nâng cao đời sống kinh tế của xã Động Đạt Đây lànhững vấn đề mà trước đó chưa có đè tài nào nghiên cứu

Trong đề tài cũng đưa ra nhiều số liệu nghiên cứu cụ thể trong từng lĩnh vực,làm cơ sở nghiên cứu cho những đề tài nghiên cứu liên quan tới xã Động Đạt

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, đề tài có kết cấu nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bànnghiên cứu

Chương II: Các hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt, huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên từ 1986 đến 2015

Chương III: Các yếu tố tác động đến sinh kế và giải pháp nâng cao đời sốngkinh tế cho cư dân địa phương

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiêncứu

Sinh kế là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗiquốc gia Do vậy, trên thế giới cũng như ở Việt nam đã có nhiều công trình nghiêncứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc

biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ

1.1.1 Trên thế giới

Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiêncứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison Các tác giả đều cho rằngkhái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũngnhư từng hộ gia đình Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn

về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú

Phương pháp tiếp cận sinh kế được hình thành từ thập kỷ 80 đến thệp kỷ 90

do một số tác giả khởi xướng (R Champe 1983, Conway 1992, Bemstein và một sốtác giả khác

Phương pháp tiếp cận sinh kế bắt nguồn từ nạn đói trong thập kỷ 80 (Sen

1981, Swift 1989 Quá trình hình thành tiếp cận sinh kế bền vững được xây dựngtrên những tồn tại trong công tác phát triển, nó không phải là một phát minh, nóliên tục phát triển và hoàn thiện từ khi mới bắt đầu hình thành đến nay Chúng ta

có thể tóm lược một số nghiên cứu trên thế giới về sinh kế:

- Dưới góc độ khái niệm sinh kế

Dưới góc độ này nhiều nhà nghiên cứu qaun tâm Tiêu biểu có DIFID,Wallman, Brundland…Mỗi nhà nghiên cứu đều có quan điểm riêng về khái niệmsinh kế Ví dụ DIFID cho rằng sinh kế gồm ba thành tố chính: Nguồn lực và khảnăng con người có được, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế Wallman cho rằng

Trang 6

sinh kế= khả năng + nguồn lực + quyết định+ hoạt động thực thi = đạt mục tiêu,ước vọng.

- Nghiên cứu dưới góc độ sinh kế bền vững, chiến lược sinh kế, nguồn vốnsinh kế

Ở góc độ này có thể kể đên các nhà nghiên cứu như Bebbington , Ashley,Chambers, Caronline Moser, Hanstad và cộng sự; Carney …Mỗi nhà nghiên cứu

có phương pháp và cách tiếp cận khác nhau khi cùng nghiên cứu về những góc độcủa sinh kế liên quan đến chiến lược sinh kế, nguồn vốn sinh kế Tuy nhiên mụcđích cuối cùng đều hướng tới nghiên cứu những mô hình, giải pháp cho sinh kếbền vững Ví dụ, Hanstad và Carney đều cho rằng một sinh kế được coi là bềnvững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩycác khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khônglàm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên

- Nghiên cứu dưới góc độ khung sinh kế có

Ở góc độ nghên cứu khung sinh kế có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm , trong

đó phải kể đến nghiên cứu của DFID công bố vào năm 1999: DFID đã nghên cứukhung sinh kế bền vững, theo đó khung phân tích này đề cập đến các yếu tố vàthành tố hợp thành sinh kế lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sựphân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển

Tiếp đó, Chambers lại nghên cứu khung sinh kế cho người nghèo ở nôngthôn Ông cho rằng cần đặt những người nghèo ở nông thôn lên vị trí số một đểnghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và từ đó có những hành động giảm nghèo một cáchthực tế hơn

Khung snh kế bền vững do UNDP nghiên cứu, không còn chỉ nhấn mạnhđến phân tích sinh kế bền vững mà bao gồm cả các vấn đề xã hội

Trang 7

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế dưới góc

độ khác nhau Mổi nhà nghiên cứu, tổ chức đều đưa ra những ý kiến, quan điểmriêng của mình Những kết quả nghiên cứu đó là cơ sở định hướng những chínhsách phát triển bền vững

Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01) ( Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.) Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực

phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường

để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm Sự liên kết trong nước, khu vực và thế

Trang 8

giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnhvực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạoPTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài nghiên cứunhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tựnhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững Đồng thời,phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế

và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách vàthực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn

Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha – Czech Nghiên cứu này

được thực hiện ở xã Phong Mĩ huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tàinày nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinhhọc Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân,phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sửdụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tàinguyên rừng, tác động đến hoạt động sinh kế của người dân Ngoài ra, đề tài cũng

vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơcấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương

“Luận án tiến sĩ Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong biến đổi khí hậu”: Luận án đã phân tích, đề ra những sinh kế bền vững

vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu Tác giảnhấn mạnh đến sự biến đổi khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kếcủa cư dân nơi đây Đồng thời đặt ra vấn đề làm thế nào để có những hoạt độngsinh kế bền vững, những giải pháp nào cho sinh kế bền vững trong bối cảnh đó

“Bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế bền vững cho người dân ở Tây Nguyên” Luận văn khai thác khía cạnh yếu tố tận dụng nguồn lực tài nguyên rừng

sao cho phục vụ tốt sinh kế bền vững của cư dân Tây Nguyên, bởi rừng là nguồn

Trang 9

tài nguyên chính, quan trọng đối với đời sống kiinh tế, xã hội của khu vực TâyNguyên.

“Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” : Tác giả đặt vấn đề đô thị hóa là yếu tố

quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của cư dân ven đô Hà Nội Do

đó, vấn dề đặt ra là làm sao đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động sinh kế của

cư dân nơi đây? Luận văn đã đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chếthiếu tính bền vững trong hoạt động sinh kế của cư dân trong quá trình đô thị hóasau khi đã nghiên cứu, khảo sát thực tế

“Luận văn ThS Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long” Đề tài

nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long đối vớihoạt động sin kế của cư dân địa phương Do đó, đề tài đã nghiên cứu đưa ra những

đề xuất định hưởng hoạt động sinh kế bền vững gắn liền với yếu tố địa hình saocho vừa nâng coa đời sống người dân vừa bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyênnày

Luận văn Ths: “Giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho các hộ dân khu tái định cư ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”: Đề tài đánh giá thực trạng đời sống

kinh tế của cư dân khu tái định cư ở quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng Đồng thời đưa ragiải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân khu tái định cư

“Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Đà Nẵng” đề tài nghiên cứu sinh kế dưới khía cạnh hoạt động sinh kế

khai thác thủy sản Đối với cư dân vùng biển, hoạt động khai thác hải sản đượcxem là hoạt động sinh kế chính, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa xứng với tiềmnăng của cư dân địa phương Đề tài đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động sinh kế này

- Dưới góc độ nghiên cứu các hoạt động sinh kế của các vùng, địa phương

Trang 10

“Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 tỉnh Nghệ An”: Đề tài đã nghiên cứu các hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1_5

tỉnh Nghệ An, và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động sinh kế đó, đồngthời đưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao đời sống người dân miền núi

- Dưới góc độ nghiên cứu những tác động của các yếu tố đến sinh kế

“Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu

Long” đề tài đã nghiên cứu hoạt động sinh kế của các nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long với những yếu tố tác động “Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xéo – huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai” là luận văn Th S nghiên cứu dưới góc độ cụ thể của yếu tố tác động đến hoạt

động sinh kế là công tác khuyến nông (thuộc yếu tố chính sách)

Như vậy, từ lịch sử nghiên cứu đề tài trên cho thấy, vấn đề sinh kế đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu, quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa

có đề tài nào nghiên cứu về các hoạt động sinh kế của cư dân xã Động Đạt, huyệnPhú Lương Vì vậy, lựa chọn đề tài “sinh kế của cư dân xã Động Đạt huyện PhúLương, Tỉnh Thái Nguyên từ 1986 - 2015” là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa

có rất nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau

Về thuật ngữ sinh kế, có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện/ cách thức

để kiếm sống Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng

Trang 11

đồng còn được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống Hoặc sinh kế là thunhập ổn định có được nhờ áp dụng các phương thức/ biện pháp khác nhau Và có ýkiến cho rằng sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng động

mà họ sẽ được thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được nhữngước vọng của họ

Theo định nghĩa của khung phân tích sinh kế bền vững, “sinh kế bao gồmcác khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạtđộng cần thiết để kiếm sống” [23]

Bên cạnh đó, khi chúng ta tiếp cận khung sinh kế cho thấy phương pháp tiếpcận sinh kế là một cách tư duy, một cách suy nghĩ về các mục tiêu, về quy mô vànhững ưu tiên trong phát triển của mỗi cá nhân, gia đình nào đó Nghĩa là, cáchtiếp cận này đặt con người làm trung tâm hoạt động phát triển, đồng thời cố gắngtìm hiểu những vấn đề kinh tế- xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

từ góc nhìn con người, thông qua con người để phân tích phương thức sinh kế củamột cộng đồng dân cư nào đó Ví dụ, khi triển khai dự án Nga-Pháp nghiên cứu vàcho rằng vùng A Lưới (ở Thừa Thiên Huế) rất nghèo khổ nên phát triển chăn nuôibằng cách đưa con Ngan từ Pháp sang thì cần tìm hiểu việc nuôi Ngan này ở đây

có những thuận lợi, khó khăn gì và mang lại hiệu quả gì…

Trang 12

kỹ năng, học thức, sức khỏe, năng lực lao động, đất đai và các nguồn tài nguyênthiên nhiên khác, thu nhập tiền mặt, tiết kiệm, tài sản gia đình, công cụ sản xuất,những mạng lưới hỗ trợ từ gia đình, xã hội

- Khung sinh kế

Khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chi miêu tả, phân tích các khía cạnhkinh tế-xã hội mà cần phải phân tích khung sinh kế Bởi khung sinh kế chính làmột công cụ được xây dựng nhằm giúp người sử dụng xem xét những yếu tố khácnhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khănhoặc tạo cơ hội cho sinh kế Nó đồng thời cũng có mục đích tìm hiểu những yếu tốnày liên quan với nhau như thế nào Nói khác đi, chúng ta phải khẳng định ngoàimục đích cần phải đạt đến thì chúng ta phải thừa nhận: Khung sinh kế không đưa

ra một mô hình phản ánh chính xác thực tế (ví dụ, sau khi đất nước thống nhất, cóngười đề nghị trên đường số 1 phải trồng dừa để có nguồn lợi về sinh cảnh, kinh tếnhưng thực tế cây dừa chỉ phù hợp trồng ở vùng từ đèo hải vân trở vào) Nó là sựrút gọn và được triển khai khi áp dụng từng hoàn cảnh cụ thể bởi sinh kế của conngười rất đa dạng và phức tạp, chỉ có thể hiểu được nó một cách chính xác quakinh nghiệm trực tiếp

Đồng thời, phương pháp tiếp cận sinh kế không có mục đích đưa ra các giảipháp hoặc “kê đơn” cho nội dung các trương trình giảm nghèo Và việc sử dụngkhung sinh kế để phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là loại hoạt độngphát triển có hiệu quả nhất trong giảm nghèo Như vậy, áp dụng phương pháp tiếpcận sinh kế có nghĩa là sử dụng một cách nhìn rộng, không bị bó buộc bởi bất kìmột tư tưởng nào ở hiện tại về vấn đề cái gì là quan trọng đối với con người, vớinhững gì mà con người thực hiện hoặc cố gắng để đạt được

Hơn nữa, mục đích cao nhất của khung sinh kế là con người, lấy con ngườilàm trung tâm Thể hiện, phương pháp tiếp cận này bắt đầu bằng việc phân tích cácchiến lược của con người và những chiến lược đó được thay đổi như thế nào qua

Trang 13

thời gian Lôi cuốn người dân tham gia một cách đầy đủ và tôn trọng ý kiến của

họ, đồng thời đưa ra những hoạt động hỗ trợ nhằm để cho người dân đạt được mụcđích sinh kế của mình Phân biệt giữa các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của cácchương trình phát triển Ngoài ra, nêu bật được tác động của chính sách và cơ cấuthể chế đối vời người dân cũng như hộ gia đình…

- Sinh kế bền vững:

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là thế nào là một sinh kế bền vững khikhái niệm sinh kế đang ngày càng trở nên quan trọng trong các thảo luận và phântích về phát triển? Việc định nghĩa thế nào là một sinh kế bền vững trong một bốicảnh cụ thể vẫn còn phải bàn luận nhưng nhìn chung, một sinh kế được coi là bềnvững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩycác khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khônglàm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên

Về thuật ngữ sinh kế bền vững, phải bao hàm nội hàm của sinh kế và phảiđảm bảo được các yếu tố bền vững

Hiện nay, có nhiều cách hiểu và cách lý giải khác nhau về sinh kế bền vững,

có ý kiến cho rằng, sinh kế bền vững là cái mà bạn có thể kiếm tiền để sinh tồnnhưng cách kiếm tiền đó là cách kiếm tiền lành mạnh, cách kiếm tiền có ý nghĩa.Cũng có người cho rằng từ sinh kế đến sinh kế bền vững thì bản thân sinh kế phảibảo đảm các yếu tố: Không quá phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài; khi thực hiệnnhững sinh kế đó thì con người có thể đối phó và khắc phục được với những áplực, những cú sốc và những khủng hoảng; phải duy trì và nâng cao khả năng, tàisản ở cả hiện tại và tương lai Và họ cho rằng bền bững còn có một nội hàm làkhông gay tổn hại đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nó không gâytổn hại đến nhóm sinh kế mở ra cho cộng đồng khác Như vậy, trên cơ sở các ýkiến trên, người ta đưa ra định nghĩa: Một sinh kế là bền vững khi con người có thểđối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì hoặc

Trang 14

nâng cao khả năng tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hạiđến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên Ví dụ, một sinh viên vừa đi học vừa đilàm thêm mà việc làm thêm đó tạo ra được những điều kiện để phục vụ cho việchọc tập của sinh viên, đó chính là sinh kế bền vững.

Nhìn chung, xu thế chung của thế giới là người ta xem sinh kế bền vững vừa

là mục tiêu, vừa là phương pháp tiếp cận Người ta lý giải sinh kế bền vững như làmột mục tiêu vì nó được hình thành, được ra đời trong đời sống thực của mỗi cộngđồng cư dân, mỗi một người dân Nhưng đồng thời nó được xem như là mộtphương pháp tiếp cận vì nó xuất phát từ một con người cụ thể trong một bối cảnh

cụ thể nên quyết định việc nuôi sống bản thân họ và gia đình họ; nó được xây dựngthông qua cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày của người dân dựa trên muôn vànnhững khó khăn của họ Ví dụ, một người chặt cây dốt lên lấy than để nuôi sốngbản thân và gia đình họ

Và như đã biết, có nhiều lý do được đưa ra giúp chúng ta hiểu được tại saonhân loại ngày nay rất chú trọng đến vấn đề sinh kế bền vững:

Một là, với những phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay thì nhiều nước

đã đi vào con đường phát triển, phồn vinh, đồng thời kéo theo đó là tình trạngnghèo khổ ngày càng gia tăng Ví dụ, trên thế giới hiện có 1,5 triệu người sốngnghèo khổ, trong đó 500 nghìn người ở châu phi, 800 nghìn người ở Châu Á… vàtrong đó những người phải chịu hậu quả nhiều nhất là những người phụ nữ, trẻcon, người già, những người rễ bị tổn thương, những người yếu thế…chính nhữngđiều này bắt buộc nhân loại phải quan tâm đến vấn đề sinh kế bền vững

Hai là, đứng trước hiện trạng đất nước phồn vinh, phát triển, đói nghèo đangdiễn ra mạnh mẽ, do đó xóa đói giảm nghèo là một chương trình nghiên cứu hànhđộng mang tính toàn cầu chứ không phải trương trình của một quốc gia nào đó Vìvậy, nó thu hút được các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia nghiên cứu

để tiến tới xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, cách nhận thức, cách tư duy về các

Trang 15

phương pháp xóa đói giảm nghèo, về việc tìm ra những nguyên nhân lại khônggiống nhau giữa các quốc gia, các tổ chức Do vậy, họ thấy cần thiết phải đưa lýthuyết sinh kế bền vững vào nghiên cứu áp dụng cho xóa đói giảm nghèo.

Ba là, khi đứng trước tình trạng đói nghèo đó, thông thường các tổ chức, cácquốc gia đều có những cam kết về xóa đói giảm nghèo nhưng mà họ chỉ tập chungnhiều cho việc tài trợ, hỗ trợ các tài lực, các cơ sở vật chất, họ chỉ tập chung vàoviệc giải quyết cung cấp các nhu cầu dịch vụ nhưng họ lại không chú trọng vàonhân tố con người

Trên cơ sở đó, khái niệm sinh kế bền vững xuất hiện lần đầu tiên năm 1997

do ủy ban thế giới về môi trường đưa ra Đến năm 2000, trong báo cáo về lươngthực của thế giới, người ta xem sinh kế bền vững là một trong những cái rất hữuích nhằm xóa đói giảm nghèo bất công trên thế giới

+ Khung sinh kế bền vững

Vậy những nội dung chính của khung phân tích sinh kế bền vững là gì?Trong các bản hướng dẫn sinh kế bền vững do DFID công bố vào năm 1999, đểthúc đẩy các chính sách, hành động vì sinh kế bền vững và giảm nghèo Nội dungchính của khung phân tích này có thể được khái quát thành một số điểm chính dướiđây:

Khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế

Đó là: (1) Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (2) Các chiến lược mà

họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (3) Các thể chế, chính sách và tổ chứcquyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả

mà họ thu được; (4) Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụnghiệu quả các loại vốn mình có; (5) Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xuhướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ[23 Tr 4]

Khung phân tích này lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sựphân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển Trước đó,

Trang 16

Chambers đã lập luận rằng các nghiên cứu và thực hành phát triển nông thôn ở cácquốc gia thuộc thế giới thứ Ba phải đặt người nghèo lên vị trí số một ở cả cấp độ vĩ

mô và vi mô Vì cho đến đầu những năm 1980, vấn đề đói nghèo ở nông thôn vẫnthường được những “kẻ bên ngoài” (các nhà nghiên cứu, giới thực hành và cácquan chức) nhận thức và hiểu không đúng về mức độ “giàu có” của người nghèohay về bản chất bị che giấu của đói nghèo Chambers cho rằng cần đặt nhữngngười nghèo ở nông thôn lên vị trí số một để nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và từ đó

có những hành động giảm nghèo một cách thực tế hơn [23 Tr 4]

Khung phân tích này thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình cóảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng chúng đều ảnhhưởng đến sinh kế Ngoài ra, khung phân tích sinh kế bền vững được coi là mộttiếp cận toàn diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo, vì nó thừa nhận conngười không sống cô lập trong một khu vực hay cộng đồng nào và nhấn mạnh rằngcác nghiên cứu cần phải nhận dạng các cơ hội và hạn chế liên quan đến sinh kế ởcác góc độ: khu vực, cấp độ và lĩnh vực Nghĩa là: (1) Áp dụng phân tích sinh kếxuyên khu vực, lĩnh vực và các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận và hiểu được nhiềuảnh hưởng đến con người; (3) Công nhận nhiều tác nhân; và (4) Công nhận nhiềuchiến lược mà con người sử dụng để bảo đảm sinh kế của mình và nhiều kết quả

mà họ theo đuổi [23.tr 05]

Như vậy, khung phân tích này kết nối vĩ mô và vi mô Ban đầu, các nghiêncứu về sinh kế và đói nghèo thường nhấn mạnh đến phân tích các thể chế và quátrình ở cấp vi mô (hộ gia đình, cộng đồng), sau đó khung phân tích sinh kế bềnvững nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hai cấp độ vi mô và vĩ mô Vì những ngườithực hành phát triển ở cấp vi mô nhận thấy có những cách hay lĩnh vực mà cácchính sách, cấu trúc và quá trình ảnh hưởng đến sinh kế và các hoạt động ở cấp cơ

sở Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách lại sử dụng các phân tích sinh kế

vi mô để hoạch định hay điều chỉnh chính sách và thể chế

Trang 17

Sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận cácloại vốn, hay tài sản vốn Ở đây, có hai khái niệm trung tâm của khung phân tích

này Một là “sinh kế” (livelihood), một khái niệm thường được hiểu và sử dụng

theo nhiều cách và ở những cấp độ khác nhau Trong đó, một trong những sai lầmlớn thường thấy trong các thảo luận về phát triển nông thôn là việc đồng nhất sinh

kế đất đai (agrarian livelihoods) với sinh kế nông thôn (rural livelihoods), nên đã

làm chệch sự chú ý khỏi vô vàn các chuyển đổi liên quan đến các chiến lược sinh

kế và các loại tài sản được sử dụng trong các chiến lược đó [23 06]

Hai là khái niệm “vốn” (capital) Khung phân tích sinh kế bền vững cho

rằng con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống Ngầm ẩn trong khungphân tích này là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn,hay hình thức vốn, để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: vốn vật

chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital) và vốn tự nhiên (natural capital) Đây là

những loại vốn mang ý nghĩa của cả đầu vào và đầu ra

Trước khi khung sinh kế bền vững ra đời, khái niệm “vốn” đã đượcBourdieu phân tích và phân loại thành ba loại: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xãhội Tiếp đó, các thảo luận về “vốn” ngày càng trở nên sôi nổi cùng với sự xuấthiện của các cách phân loại và định nghĩa mới Theo khung sinh kế bền vững củaDFID, năm loại vốn này được hiểu là:

Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất

cần để hậu thuẫn sinh kế;

Vốn tài chính ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt

được các mục tiêu sinh kế của mình;

Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các

mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm

Trang 18

tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thốngquan trọng;

Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức

khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi cácchiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế Ở cấp độ hộ giađình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động của hộ và loại vốn nàykhác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp,khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống

và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền,các thủ tục );

Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế.

Có rất nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai

Tài liệu nghiên cứu về các loại vốn này cho thấy một số khác biệt trong cáchphân loại Cụ thể, dù có chung tên “khung sinh kế bền vững”, khung phân tích sinh

kế bền vững do Bebbington (1999) trình bày lại dán nhãn một số tên khác cho năm

loại vốn, đó là “vốn sản xuất” ( produced capital), “vốn con người” (human capital), “vốn tự nhiên” (natural capital), “vốn xã hội” (social capital) và “vốn văn hóa” (cultural capital) Còn Ian Scoones (1998) trình bày khung “sinh kế nông thôn bền vững” (sustainable rural livelihoods), trong đó tác giả cho thấy trong các

bối cảnh khác nhau, con người (ở khu vực nông thôn) đạt được mục tiêu sinh kếbền vững như thế nào qua việc tiếp cận một loạt các nguồn lực sinh kế được phânthành bốn loại: “vốn tự nhiên”, “vốn kinh tế/tài chính”, “vốn con người” và “vốn

xã hội”

Khung phân tích DFID nói riêng và các tiếp cận sinh kế bền vững nói chung

có cả điểm mạnh và yếu Về điểm mạnh, Caronline Moser đã khái quát thành bađiểm chính, đó là: Một tiếp cận lấy con người làm trung tâm, khung phân tích này

đã làm chuyển đổi cách thức hành động nhằm bao hàm cả các quá trình tham gia

Trang 19

và các nhóm liên ngành; Trọng tâm xuyên lĩnh vực của nó cho phép người sử dụngbàn đến tất cả các vấn đề chính sách liên quan đến người nghèo ở từng lĩnh vựctrong khi vẫn bao quát được các vấn đề tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính, thịtrường và công bằng liên quan đến an ninh cá nhân; Tiếp cận liên ngành có nghĩa

là khung phân tích này không hàm ý cư dân nông thôn đều là nông dân, mà thayvào đó, nó công nhận nhiều thực thể xã hội với nhiều nguồn thu nhập khác nhau

Tuy nhiên, khung phân tích này cũng có một số điểm yếu, quan trọng nhấtlà: Ở cấp độ tổ chức, việc khung phân tích nhấn mạnh đến đa lĩnh vực làm choviệc áp dụng trở nên khó khăn hơn; Ở cấp độ chính trị, nó chưa chú ý đúng mức và

vì thế chưa lý giải được các quan hệ giới, chính trị, thị trường; và Khung phân tíchnày trong thực tế khó có thể giải thích một cách hiệu quả sự kết nối giữa vi mô và

vĩ mô, hoặc ở cấp độ vĩ mô thì con người sử dụng các loại vốn để kiếm sống vàthoát nghèo như thế nào

Khi những hạn chế này ngày càng lộ rõ, khung phân tích sinh kế bền vững

đã được điều chỉnh ở một số điểm nhằm nâng cao tính hiệu quả của nó Cụ thể là,sau 5 năm đưa vào ứng dụng, cả DFID và UNDP đã không còn chỉ nhấn mạnh đếnphân tích sinh kế bền vững mà bao gồm cả các vấn đề xã hội Trong khi đó, một sốhọc giả đã sửa đổi khung phân tích Miranda Cahn nhận định rằng khung phân tíchnày chủ yếu tập trung vào châu Á và châu Phi, trong khi khu vực Thái Bình Dương

có nhiều điểm khác biệt về văn hóa và truyền thống Cahn cho rằng việc áp dụngkhung sinh kế bền vững vào khu vực Thái Bình Dương cần kết hợp với các yếu tốvăn hóa, truyền thống (bao gồm giới), vì hai yếu tố này có tác động quan trọng đếnsinh kế dưới nhiều góc độ khác nhau Do đó, định nghĩa thông thường về sinh kếcần được điều chỉnh cho phù hợp với khu vực này, cụ thể là: “Một sinh kế ở khuvực Thái Bình Dương bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cung cấpphương tiện sống Một sinh kế bền vững vận động trong khuôn khổ một bối cảnhtruyền thống và văn hóa thích nghi và đối phó với tổn thương, trong khi duy trì và

Trang 20

Tự nhiên

Tài chính

Xã hội

Vật chất Con người

tăng cường các tài sản và nguồn lực” Hoặc một số khác phát triển một số cách tiếp

cận mới, như tiếp cận dựa vào các quyền (rights-based approach) hay cách tiếp cận dựa vào tài sản (assets-based approach)[23 Tr.21].

-Vốn tự nhiên -Vốn con người -Vốn vật chất -Vốn tài chính

- Vốn xã hội

Các chiến lược sinh kế

-Khuyến nông, tăng cường sản xuất NN

- Đa dạng hóa sinh kế

- Di dân

Các kết quả sinh kế bền vững

-tỉ lệ việc làm tăng Tỉ

lệ nghèo khó giảm -học vấn, sức khỏe… tăng

-tính bền vững:Sự mau hồi phục,thích nghi

Các chính sách tổ chúc và quy trình:

- Các tổ chức quốc tế -Hê thống pháp luật,

cơ quan chính quyền -các cộng đồng địa phương…

Các chiến lược SK

-Các tác nhân

xã hội (nam,

nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị

Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn

-Cuộc sống đầy đủ hơn

-Giảm khả năng tổn thương

-An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội

-Ở các cấp khác

nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc

-Chính sách và thái độ đối với

Trang 21

Nói tóm lại, hiểu và nắm được sinh kế và sinh kế bền vững chúng ta mới có

được phương pháp tiếp cận sinh kế và sinh kế bền vững, đồng thời, theo đó chúng

ta sẽ hiểu được những động lực nào đã dẫn người dân tới các hoạt động mà họđang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì cũng như họ có những ưu tiên gìtrong hoạt động của mình; hiểu được người dân sẽ hành động như thế nào khi cónhững thời cơ mới Hay nói một cách khác, trên cơ sở nắm sinh kế và sinh kế bềnvững chúng ta sẽ có những giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo, giúp đời sống đượcnâng cao, thu nhập tốt hơn, khả năng tổn thương được giảm, an ninh lương thựcđược củng cố và đặc biệt là giúp cho người dân sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồntài nguyên thiên nhiên

1.2.1.2 Cư dân

Theo từ điển Việt Nam, thuật ngữ chỉ chung tất cả những người dân sinhsống trên một lãnh thổ Tuỳ điều kiện của môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội màdân cư các lãnh thổ khác nhau có tập quán cư trú, sản xuất và tiêu dùng khác nhau.Cũng tuỳ thuộc vào các điều kiện trên và trình độ

Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh

thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất) Chẳng hạn:dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam Dân cư của một vùng lãnh thổ

là khách thể nghiên cứu chung của nhiều môn khoa học, cả khoa học tự nhiên vàkhoa học xã hội, như Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học, Mỗi khoa học nghiên cứumột mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượngnghiên cứu riêng của mình.[33 Tr.17]

Khi nghiên cứu dân cư của một vùng nào đó thì thông tin quan trọng và cầnthiết, thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó tại một thời điểm (khi điều trahoặc tổng điều tra dân số) hoặc một thời kỳ nhất định (một, vài năm), tức là tổng sốngười hay là tổng số dân tại một thời điểm hay một thời kỳ nhất định Ở đây, mỗicon người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê Tuy tất

Trang 22

cả thành viên của một dân cư nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên mộtlãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hônnhân Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dânthành nhóm nam, nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu

cơ cấu của dân cư theo giới tính hoặc độ tuổi

Khái niệm dân cư trong luật quốc tế: Trong luật quốc tế hiện đại, dân cưđược hiểu là tổng hợp những người dân trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định

và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó Xét về mặt pháp lý, dân cư của mộtquốc gia bao gồm các bộ phận sau đây:

+ Công dân là người mang quốc tịch của chính quốc gia đó

+ Người mang quốc tịch nước ngoài là công dân nước ngoài

+ Người có từ hai quốc tịch trở lên

+ Người không có quốc tịch [22]

Khi nghiên cứu khái niệm cư dân chúng ta cần phân biệt với khải niệm dânsố: Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chấtlượng

Nội hàm của khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độtuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngônngữ tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số Quy mô,

cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra,

có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theonăm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác Như vậy,nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và những yếu tố gây nên sựbiến động của chúng như: sinh, chết và di cư Vì vậy, dân số thường được nghiêncứu cả ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động

1.2.1.3 Giải pháp

Trang 23

Giải pháp được hiểu là cách giải quyết một vấn đề nào đó, đưa ra giải pháp hữu ích; giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ [43]

1.2.1.4 Nghèo, đói

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp Coithu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người Quan niệmnày có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩnnghèo, ngưỡng nghèo Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theothu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống Thu nhập thấp không phản ánh hếtđược các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ

và cơ cực của những người nghèo Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế

Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đãđược hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khácnhau:

- Quan điểm của thế giới

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương doESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm vềđịnh nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng vàthoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xãhội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địaphương Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các cá nhân thiếunhững nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh

tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội Điều này

có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ Ranh giớinghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trongthời gian nhất định Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sáchđiều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia Ranh giới

Trang 24

nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đóchỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác

+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trungbình của cộng đồng Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồnlực của các cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xãhội, tức là so với mức sống tương đối của họ Như vậy, nghèo tương đối là tìnhtrạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tạiđịa phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vìnghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là

về bất bình đẳng phân phối trong xã hội1 Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằngnghèo khổ là khái niệm động thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theotrình độ học vấn và truyền thống Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung vàophúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn

xã hội Từ cách hiểu như trên, có thể nhận thấy khái niệm nghèo tương đối pháttriển theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống của xã hội

+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực

và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu làtrong lĩnh vực kinh tế

+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xãhội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, mộtvùng

Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèokhổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo

+ Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con ngườinhư biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôidưỡng tạm đủ

Trang 25

+ Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chitiêu tối thiểu.

+ Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năngthoả mãn những nhu cầu tối thiểu

+ Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xácđịnh như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lươngthực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước nàyhoặc nước khác

Trong cuốn khảo cứu dài 17 tập nhan đề The Life and Labour of the People

in London (Cuộc sống và lao động của người dân London) (1989 - 1903), Booth sửdụng thu nhập như một thước đo nghèo đói Khi đưa ra khái niệm mức nghèo, mộtmức mà dưới ngưỡng đó gia đình không thể có được những nhu cầu tối thiếu đểtồn tại Ông cũng đưa ra tính toán thu nhập để đáp ứng mức lương thiết yếu của họ,cộng thêm khoản chi quần áo và nhà ở

Ở Anh, các tác giả như BBuirian Abel – Smith và Peter Townsend đã địnhnghĩa theo nghĩa nghèo tương đối Tác giả cho rằng, gia đình có thể có đủ nguồnlực để tồn tại nhưng điều đó không có nghĩa là họ có đủ điều kiện để mặc ấm và cóthể mua được những vật dung lâu bền mới hay để tham gia vào các hoạt động xãhội và giải trí như những gia đình khác, do đó bị loại ra khỏi “đời sống bìnhthường của cộng đồng”

Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian vàkhông gian khác nhau Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặcđược hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người

- Quan niệm của Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệmnghèo đói Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt

Trang 26

+ Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn mộtphần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mứcsống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Trong hoàn cảnh nghèothì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu sinh hàng ngày

và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn Họ không thể vươn tới cácnhu cầu về văn hóa- tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tốithiểu gần nhất, gần như không có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượngtrẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụvăn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áocho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tìnhtrạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn,thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có

+ Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống Sựnghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái

ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày

và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động Về mặt năng lượng, nếutrong một ngày, con người chỉ được thỏa mãn mức 1500calo/ ngày thì đó là thiếuđói, dưới mức đó là đói gay gắt Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ

1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả Giá trị đồdùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhậpdưới 13kg gạo/người/tháng (tươngđương 45.000VND) (1998-2000) Đói nghèo ởnước ta, ngoài những đặc điểm xét về phương diện kinh tế, còn có những đặc điểm

về phương diện xã hội Nhìn chung, khái niệm nghèo đói là tình trạng một bộ phậndân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáodục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng

Nghèo đói thường được phản ánh dưới ba khía cạnh:

Trang 27

+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người + Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.+ Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộngđồng

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói:

“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộcsống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào cácquyết định của cộng đồng”

+ Ngưỡng nghèo hay mức nghèo:

Khái niệm này được hiểu là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng

số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tốithiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống vàsức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác

Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chidùng tối thiểu đó Khi nói đến đói nghèo là nói đến cá nhân con người, nhưng khixây dựng chuẩn mực nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ giađình để xem xét, do vậy trước hết cần hiểu thế nào là hộ nghèo? “Các hộ có thunhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo được gọi là hộnghèo Theo đánh giá chung của nhiều nước, hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trungbình của xã hội là hộ nghèo” Với quan niệm này, mức độ nghèo đói ở mỗi nước

có trình độ phát triển kinh tế và thu nhập theo đầu người khác nhau sẽ khác nhau.Như vậy, quy mô nghèo đói của một vùng, một quốc gia được xác định bằng tỉ lệ

số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó

Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật Ở cácnước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển.Hầu như mọi xã hội đều có các công dân đang sống nghèo khổ Trên đây là nhữngđịnh nghĩa khác nhau về đói nghèo, bởi như đã nói ở trên đói nghèo không có một

Trang 28

tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung nào cho tất cả các quốc gia Đói nghèo là mộtkhái niệm động, nó còn thay đổi theo thời gian và không gian để định nghĩa ngàycàng hoàn thiện hơn.

Phương pháp chung để xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu đểbảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người Có hai cách hiểu về nghèo khổ: Cáchhiểu theo tiêu chuẩn thống kê thuần túy (thu nhập bình quân, calorie, v.v…) vàcách hiểu theo chuẩn xã hội Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông quachuẩn nghèo, dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cụcThống kê hay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA) Chuẩn nghèo của

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cáchlàm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miềnnúi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị) Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống

kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm haimức:

Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lươngthực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là

2100 kcal/ngày đêm;

Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xácđịnh bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm,30% cho các khoản còn lại

+Các khía cạnh của đói nghèo

 Về thu nhập:

Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ Họ có mứcthu nhập thấp Điều này do tính chất công việc của họ đem lại Người nghèothường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công việc cựcnhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao Hơn thế nữa, những công việc này lạithường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và có

Trang 29

tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như mưa, nắng, lũ lụt,hạn hán, động đất ) Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lànhững ví dụ cho vấn đề này Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống củanhững người nghèo là rất hạn chế Hầu hết các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của conngười như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chícòn không đủ Nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề

đủ dinh dưỡng, riêng việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu cho con người

để có thể duy trì hoạt động sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặcđáp ứng một cách khó khăn Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác nhưlàm giảm sức khoẻ của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảmthu nhập cứ như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát

ra được

Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở những người nghèo Tàisản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tàichính, tài sản xã hội Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được sức lao động

cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt Như đã trình bày ở trên, do thu nhập thấp nênngười nghèo không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về lương thực thựcphảam Ăn uống cực kì thiếu thốn cộng với lao động nặng nề đã làm giảm sứckhoẻ của người nghèo do đó cũng không đảm bảo được các kỹ năng cũng như sứclao động cơ bản Tài sản tự nhiên như đât đai, thiếu tài sản tự nhiên có nghĩa làthiếu, không có hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi, không thể canh tác được Tàisản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản xuất - người nghèo có rất ít hoặc hầunhư không có các phương tiện sản xuất Điều này đã hạn chế khả năng lao độngcủa họ, làm họ khó khăn hơn nhiều so với những người có đủ phương tiện sản xuất

nó cũng làm giảm thu nhập của họ Còn về nhà ở, đại đa số người nghèo sốngtrong những căn nhà tạm bợ, dột nát, chật chội Nhiều căn nhà không đủ đảm bảo

an toàn, không bảo đảm sức khoẻ cho những người sống trong đó Do không có

Trang 30

những tài sản giá trị để bảo đảm nên người nghèo cũng có rất ít khả năng tiếp cậnvới các tổ chức cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người nghèo cũng không có khảnăng tiết kiệm nhiều Đó chính là thiếu hụt tài sản tài chính Còn tài sản xã hội,như các mối quan hệ và trách nhiệm đối với nhau để khi cần có thể nhờ cậy và ảnhhưởng chính trị đối với các nguồn lực, đối với người nghèo điều này cũng rất hạnchế, do thu nhập thấp, lúc nào cũng phải lo chạy ăn đủ bữa nên người nghèo khôngquan tâm hoặc không có khả năng tham gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội Mộtđiều cản trở nữa là, hầu hết khi tham gia vào các nhóm, tổ chức nào đó cũng đềuphải đóng một khoản phí nhất định, người nghèo lo ăn còn chưa đủ, nói gì đến việc

bỏ tiền tham gia nhóm, hội nào đó Điều này đã làm cho người nghèo dần bị cô lập

và do đó khó nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, hội khi gặp khó khăn

 Y tế - giáo dục

Những người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như

ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ không được tốt do ănuống không đảm bảo, lao động cực nhọc Người nghèo thường sống ở những vùng

có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sửdụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh, điều này cũng làmgiảm đáng kể sức khoẻ của họ Nó đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ chết của trẻ sơ sinhtrong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà mẹ mang thai thiếu máurất cao Có điều này là do người nghèo có thu nhập thấp, không đủ trả khoản tiềnviện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xửbất bình đẳng trong xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị bằng ngườigiàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp Bên cạnh đó,

do nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình,khi bị bệnh họ thường cố tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khibệnh trở nên trầm trọng họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quảkhông cao mà còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có

Trang 31

Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng thất vọng Hầuhết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn Tỷ lệ thất học,

mù chữ ở hộ nghèo, đói cao Có tình trạng như vậy là do các gia đình này khôngthể trang trải được các chi phí về họctập của con cái họ như tiền học phí, tiền sáchvở đi học, họ sẽ mất đi một lao động trong gia dình Những người nghèo cũng đãnhận thức rõ được tầm quan trọng của học thức với nghèo đói nhưng vấn đề họcphí của con em họ quả là vấn đề quá khó khăn với tình hình tài chính của gia đình.Một phụ nữ đã nói: “Các con tôi đã sẵn sàng tới trường vào tháng 9, nhưng tôikhông biết làm thế nào để có thể cho cả ba đứa tới trường ở một số nước, trẻ emphải thôi học bởi lỡ hạn nộp học phí đến đúng vào lúc mà gia đình không có khảnăng thanh toán nhất

Tóm lại, y tế - giáo dục là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họcũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như tươnglai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, không đủ trang trải, học phí, việnphí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám và chữa chạyđúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp cận với các dịch vụ

y tế Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm sức khoẻ cũng nhưhạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau

 Nguy cơ dễ bị tổn thương

Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm với

sự khốn cùng về vật chất và con người Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là gì? Nóchính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngượcđãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học Nói cách khác, những rủi ro

mà người nghèo phải đối mặt do tình trạng nghèo hèn của họ chính là nguyên nhânkhiến họ rất dễ bị tổn thương Những người nghèo do tài sản ít, thu nhập thấp, họchỉ có thể trang trải hạn chế, tối thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống Vìvậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc

Trang 32

có hại, những cú sốc mang tính tạm thời mà những người có nhiều tài sản hơn dễdàng vượt qua được Do thu nhập thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp cận vớicác cơ hội tăng trưởng kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí khôngđáng có hoặc giảm thu nhập ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất cắp hay

có người bị ốm đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn cuộcsống của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được Cũng cókhi việc khắc phục những rủi ro trong ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm sựkhốn cùng của họ trong dài hạn Chẳng hạn, ví dụ trên, do thiếu tài sản nên để chạychữa cho một người bị ốm, gia đình đã buộc phải quyết định cho một đứa con nghỉhọc hay họ phải bán trâu, bò, ngựa những phương tiện lao động cần thiết của giađình Cũng có thể người bệnh thì không khỏi được còn gia đình từ cảnh khá giả rơivào cảnh khốn cùng Như vậy, nếu có thêm một vài sự kiện nghiêm trọng nữa xảy

ra thì sự suy sụp đến cùng kiệt là điều khó tránh khỏi với người nghèo

Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của người nghèo là

sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đề mang tính rủi

ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành công (ví dụđầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuất mới ) chính điều này đãlàm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng quay của thị trường và dovậy cuộc sống của họ càng trở nên bần cùng hơn

 Không có tiếng nói và quyền lực

Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xãhội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung củacộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ Trong cuộcsống những người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thôbạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những người bình thường khácnghiễm nhiên được hưởng Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luônnơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình

Trang 33

Đó chính là kết quả mà nguyên nhân không có tiếng nói và quyền lực đem lại Mộtngười nghèo ở Trà Vinh nói họ chẳng được gọi đi họp vì nhà ở xa, khi nào phải đilao động thì mới được gọi tới Kể cả khi họ tham gia được các cuộc họp của cộngđồng thì họ cũng không thể quyết định được vấn đề gì dù rằng vấn đề đó liên quanđến lợi ích của chính họ Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở chỗnhững người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ Ngườiphụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào ngườichồng của họ.

- Quan điểm của thế giới

Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các địnhnghĩa căn bản đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới cũngđược gọi là Ủy Ban Brundtand Brundtand (Elliott, (Elliott, 1994:6) Định nghĩa đónhư sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại màkhông làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai"

Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốcgia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không được táitạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự giatăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn nănglượng lớn chưa kịp tái tạo Đây là hai trong số các sự kiện tạo nên động thái mớitrên thế giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăngkhác biệt xã hội" Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con

Trang 34

Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loàingười nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới pháttriển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội Tiên phongcho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ

Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyếnkhích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyềnkhai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trìnguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cáchthức tương tự Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoangdã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trườngThuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên

Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng

là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II(UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU) Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽtrong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hànhđộng hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững Năm 1951, UNESCO

đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiênnhiên trên thế giới vào những năm 50" Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954

và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trườngcon người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũngđược xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland

Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các côngtrình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner

"Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973)

và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bìnhlâu dài" của Amory Lovins (1977) Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề

Trang 35

cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm củaMaurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975) Đặc biệt khái niệm này được đềcập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bềnvững" (1981).

Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụngtrong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyênthiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trườngLiên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO Tuy nhiên.khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland(1987) Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệmchìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bếtắc trong các vấn đề trong phát triển Đây cũng được xem là giai đoạn mở đườngcho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầuhoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới vềphát triển bền vững tại Johannesburg (2002)

Phát triển bền vững theo Brundtland: Theo Brundtland: "Phát triển bền vững

là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khảnăng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tếdựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản,

sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của conngười, động vật và thực vật Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếptục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn

đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nướcgiàu và nghèo, và giữa các thế hệ Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừquân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết

để áp dụng khái niệm phát triển bền vững [12]

Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được đề cập trong báo cáo

Trang 36

Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế vàmôi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Nộidung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bìnhđẳng xã hội Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là

"tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại

Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sựquan tâm của toàn nhân ]oại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng pháichính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, và đặc biệt là giới khoa học vớiviệc làm dấy lên các tranh luận về khái niệm này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ)

Một số quan điềm cho rằng khái niệm "Phát triển bền vững' mới chỉ dừng lại

ở cấp độ lý thuyết mơ hồ và phức tạp Theo chúng tôi, khái niệm này mặc dù mớichỉ dừng lại ở cấp độ lý luận trừu tượng nhưng nó đã có những đóng góp nhất định

Để hiểu rõ khái niệm và khả năng áp dụng của nó ở từng phạm vi hay cấp độ, cầnphải định nghĩa và thao tác hoá khái niệm trong khuôn khổ mỗi phạm vi hay cấp

độ, khả năng áp dụng và tính phù hợp của khái,niệm này chỉ có thể đo lường thôngqua kiềm chứng thực tế

Năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hộiBảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) đưa ra khái niệmphát triển bền vững với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại khôngthể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếucủa xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".[12]

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáoBrundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường vàPhát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ:

Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầuhiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của cácthế hệ tương lai "[12]

Trang 37

Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tếhiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điềunày, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xãhội - môi trường.

Hai khái niệm gắn liền với quan điểm trên:

Khái niệm "nhu cầu"

Khái niệm của sự giới hạn mà tình trạng hiện tại của khoa học kỹ thuật và sự

tổ chức xã hội áp đặt lên khả năng đáp ứng của môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầuhiện tại và tương lai

Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nênnóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (tựa tiếng Anh:Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường đượcgọi là Báo cáo Brundtland) Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuậtngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạchđịnh các chiến lược phát triển lâu dài

- Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa:

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệmthời thượng Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hộinghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triểncủa hầu hết mọi nước Nguyên thủy, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốcgia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăngthu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lốiphát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa ), đến trữ lượnghữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt)

Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liêntục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực

Trang 38

khác, nhất là thiên nhiên Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triểnkhông bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt(mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triểnkhông bền vững Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vàongoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắcchắn Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thểgiữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trongtương lai.[12]

Không thể chối cãi: "phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưutâm Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên,

và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững"

Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác củaphát triển, đó là văn hóa và xã hội Định nghĩa này có thể mở rộng với ba cấu thành

cơ bản về sự phát triển bền vững:

+ Về mặt kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra hànghoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợnước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ

+ Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự côngbằng trong phân phối, cung cấp đầy đủcác dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục,bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân

+ Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảngnguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh haynhững vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không táitạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ Điều này baogồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinhthái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế

Trang 39

Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường LiênHợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:

+ Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

+ Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người

+ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất

+ Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được

+ Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất

+ Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân

+ Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình

+ Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển

và bảo vệ

+ Xây dựng một khối liên minh toàn cầu

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển

về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tươnglai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới,mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng

để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

- “Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào nhữngkhoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khámuộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ

Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh

Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là côngtrình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững”(1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội Côngtrình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáoBrundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về

Trang 40

mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững vềmặt kỹ thuật

"Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam

- giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp cácHội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí pháttriển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ,các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốcgia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường Đồng thời cũng

đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam

"Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng

sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môitrường cho phát triển bền vững Công trình này đã xác định phát triển bền vữngqua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đãtổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xãhội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnhvực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED(1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình

3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank

Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với cáccông trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) củaPhạm Xuân Nam Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quanđiểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường,phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển.Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả BùiĐình Thanh với tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI" tácgiả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội,môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế

Ngày đăng: 25/07/2017, 21:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w