CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG (1986-2015)

Một phần của tài liệu BÀI HOÀN CHỈNH SINH KẾ CƯ DÂN ĐỘNG ĐẠT (Trang 59 - 92)

- Tiếp cận thuyết sinh thái văn hóa

CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CƯ DÂN XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG (1986-2015)

PHÚ LƯƠNG (1986-2015)

2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp

Xã Động Đạt với diện tích đất tự nhiên 3.988,71 ha được phân như sau: Đất trồng lúa: 474,88 ha Đất trồng cây hàng năm khác: 288,18 ha; Đất trồng cây lâu năm: 731,19 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 73,78 ha ; Đất trồng cây Lâm nghiệp: 1.508,91 ha; Đất trồng cây công nghiệp (cây chè): 318,00 ha; Đất ở: 89,96 ha; Đất chuyên dùng: 290,19 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 11,94 ha; Đất tôn giáo tín ngưỡng( Đền Đuổm, Đền Khuôn): 7,15 ha; Đất sông suối, ao hồ: 88,61 ha; Đất quân sự: 93,31 ha; Đất chưa sử dụng: 12,61 ha.[36] Nước sinh hoạt cơ bản đảm bảo, được khai thác từ 2 nguồn giếng khơi (nước mặt), giếng khoan (nước ngầm). Nước cho sản xuất nông nghiệp, còn gặp khó khăn, 35% diện tích đất nông nghiệp ở 4 xóm thiếu nước sản xuất về mùa khô, do không có hồ chứa nước. Đối với cây lương thực, diện tích trồng lúa nước trên bốn trăm ha, chất đất tốt, thuận tiện về thủy lợi và giao thông, có tiềm năng thâm canh tăng năng xuất, đưa các giống có năng xuất và chất lượng cao vào sản xuất. Đồng ruộng của xã có điều kiện xây dựng vùng sản xuất lúa giống. Trên địa bàn xã Động Đạt, diện tích trồng chè lớn, đồng thời cũng là nơi chè có chất lượng ngon, thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất chè cũng như thay thế giống chè mới. Nhiều địa bàn trồng chè ở xã có thể khoanh vùng đầu tư xây dựng thương hiệu cung cấp tiêu thụ ngoài thị trường. Giao thông trong xã thuận lợi, ngoài tuyến quốc lộ 3 chạy dọc chiều dài xã, trên địa bàn Động Đạt còn có các tuyến giao thông tỉnh, huyện đi qua. Đây là điều kiện tốt để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Hoạt động sinh kế nông nghiệp của cư dân trên địa bàn xã từ năm 1986 đến 2015 về cơ bản đây vẫn là

hoạt động sinh kế chính nhưng có nhiều biến chuyển trong cơ cấu cây trồng và diện tích, năng suất cây trồng.

Theo quan điểm đổi mới của Đảng, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, xã hội. Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đại hội VI đã xác định vai trò vị trí quan trọng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn: “trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 phải tập trung sức người vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Nội dung ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô trình độ công nghệ, với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong thời kì quá độ. Xóa bỏ cơ chế quan liêu, quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Quản lí kinh tế không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất. Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, mở rộng phân công lao động, hợp tác kinh tế, tích cực khai thác nguồn vốn, thị trường, công nghệ. Đổi mới quan hệ sản xuất: Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đó là 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ. Mọi thành phần kinh tế đều được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Đổi

mới cơ chế quản lí: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân đón nhận và ủng hộ, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đã đem lại sự thay đổi to lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ V (1986) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ đến năm 1990: “phải hình thành một bước cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp. Các huyện có cơ cấu nông - lâm - công nghiệp hoặc lâm - nông - công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công có cơ cấu công - nông - lâm nghiệp”]. Quán triệt đường lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Đảng bộ lần thứ V (1986), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương khóa XVI đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế cho huyện là: Ra sức phát triển sản xuất nông - lâm - công nghiệp một cách toàn diện, ổn định và cải thiện từng bước đời sống nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp; tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; tạo ra bước chuyển biến đáng kể về mặt xã hội, tăng cường bảo đảm giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện

Thấm nhuần tư tưởng đổi mới của Đại hội VI, xuất phát từ tình hình của địa phương, được sự chỉ đạo của chính quyền địa phương:Tập trung ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, thực sự đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, sản xuất lương thực, thực phẩm là mục tiêu số 1 của tỉnh trong những năm 1986 – 1990, đề ra phương hướng phát triển của xã là coi trọng chương trình lương thực, thực phẩm là mặt trận hàng đầu, trong đó sản xuất lương thực là mục tiêu số 1, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tăng nhanh hàng xuất khẩu. Năm 1986, năm mở đầu của thời kì đổi mới cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 8 của Trung ương về giá - lương - tiền, xóa cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển sang hoạch toán

kinh doanh theo cơ chế thị trường. Vì thế, Động Đạt đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất: giá cả tăng cao, nhiều ngành sản xuất đình trệ, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu…thêm vào đó là thời tiết hạn hán, sâu bệnh, đã gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Với tinh thần khắc phục khó khăn, xã Động Đạt chủ trương giành ưu tiên cho sản xuất lương thực thực phẩm, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, cây ăn quả. Trong trồng trọt: Năm 1986, tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm đã có tăng lên so với trước, năng suất, sản lượng lúa đạt mức khá. Sản lượng cây màu đều tăng về diện tích gieo trồng. Năm 1987, trong điều kiện thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, mùa đông thì nóng ấm, hạn hán kéo dài, cả vụ đông xuân và vụ mùa đều mất mùa nặng. Sản lượng lương thực đạt chỉ đạt 74 % kế hoạch. Năm 1987, là năm đầu tiên xã Động Đạt trồng được ngô đông xuống ruộng và khoai lang, mở ra hướng bố trí lại mùa vụ, quyết đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính cho các năm tiếp theo. Năm 1987, sản lượng lương thực giảm sút, phần cung cấp của Trung ương cho các đối tượng ăn gạo sổ phi sản xuất nông nghiệp thường xuyên thiếu hụt và chậm kế hoạch. Cho nên đầu kì giáp hạt năm 1988, toàn xã thiếu, đói nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh, huyện, xã đã phải chỉ đạo cứu đói, cấp và bán gạo cho các đối tượng chính sách, cán bộ công nhân viên . Do có sự chỉ đạo cương quyết của Tỉnh và Huyện ủy, chính quyền xã mà tình trạng thiếu đói của huyện nhanh chóng được khắc phục. Tuy nhiên, đây là bài học bổ ích cho Đảng bộ và nhân dân xã Động Đạt. Từ đây, công tác chỉ đạo sản xuất phấn đấu đạt các chỉ tiêu về diện tích, năng suất được quan tâm hơn.

Ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là khoán 10. Đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện sự đổi mới sâu sắc trong chính sách kinh tế đối với nông nghiệp và nông thôn nước ta, là sự cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng ta trong nông nghiệp, bước đầu thể hiện và nâng cao cơ chế khoán sản phẩm trong

hợp tác xã. Nghị quyết 10 nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nông sản và hàng hóa. Thực hiện tốt chương trình lương thực và thực phẩm trên cơ sở hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Mở rộng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nông thôn mới, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba lợi ích ( cá nhân, tập thể, và Nhà nước), đổi mới tổ chức cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các hợp tác xã đã thực hiện giao quỹ đất đến từng hộ xã viên, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất. Hợp tác xã là đơn vị chủ quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán của hợp tác xã, có quyền sử dụng đất lâu dài từ 10 - 15 năm với mức khoán ổn định, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Có thể nói rằng, nghị quyết 10 đã tạo ra sự đột phá cho nông nghiệp nước ta, phù hợp với hoàn cảnh khách quan, yêu cầu sản xuất nông nghiệp, hợp với lòng dân nên được nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ. Sau một năm thực hiện nghị quyết 10, với sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, làm thêm vụ đông, tăng vòng quay của đất, đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, cơ bản giải quyết được nạn đói. Các cây màu ngắn ngày đều tăng về diện tích, năng suất và sản lượng.

Năm 1989, thực hiện phương hướng phát triển giai đoạn 1989 – 1990 của chính quyền xã Động Đạt, đó là đổi mới một cách toàn diện về kinh tế, xã hội trong đó tiếp tục đổi mới kinh tế, tập trung cho ba chương trình kinh tế lớn; chống thất thu ngân sách và hạn chế mức bội chi từng mặt; từng bước ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động trong toàn xã. Thực hiện cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp, tại xã Động Đạt nói riêng, huyện Phú lương nói chung đã vấp phải những khó khăn, thách thức mới; quy mô hợp tác xã quá lớn, trong khi bộ máy quản lý hợp tác xã chậm đổi mới dẫn đến các hợp tác xã lúng túng cả về nội dung và phương thức hoạt động. Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế, chưa vươn lên theo kịp yêu cầu của cơ chế

quản lý mới; xã viên không thừa nhận vai trò của Ban quản trị hợp tác xã, khiến hiệu lực điều hành của Ban quản trị hợp tác xã giảm dần, dẫn đến khoán trắng. Nhiều hợp tác xã chỉ còn tồn tại trên hình thức, nợ đọng sản phẩm không thu được, nghĩa vụ nhà nước không hoàn thành. Từ khoán trắng dẫn đến tranh chấp ruộng đất “đòi lại ruộng đất ông cha” xẩy ra với hình thức và mức độ khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất dẫn đến năng suất, sản lượng lúa giảm nhiều. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu, đói xuất hiện lại. Trước tình hình trên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Huyện ủy và chính quyền địa phương mà đến cuối năm 1991, việc tranh chấp ruộng đất ở xã Động Đạt căn bản được giải quyết. Năm 1991, tuy thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng với những cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn diện tích gieo cấy trong toàn xã vẫn đạt 99,7% so với kế hoạch. Sản lượng lương thực tuy có giảm so với kế hoạch do mất mùa nhưng do khuyến khích hết các thành phần lưu thông lương thực nên giá lương thực trên địa bàn huyện vẫn giữ vững và ổn định. Năm 1994, sau hơn hai năm phấn đấu thực hiện Nghị quyết số 18 của Đảng bộ huyện Phú Lương, và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, sản xuất nông nghiệp có những tiến bộ rõ rệt, tổng sản lượng lương thực tăng nhanh qua các năm. Sản lượng vụ đông với các cây màu như khoai, đỗ, lạc…ngày càng được mở rộng, diện tích canh tác một vụ ngày càng thu hẹp hơn. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật như các giống lúa mới, giống ngô mới đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi, tạo ra năng suất cao hơn. Chương trình cấp 1 hóa giống lúa được triển khai trên diện rộng, với các giống lúa có năng suất cao, có sức chống chịu sâu bệnh, đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo ra niềm tin mới để người nông dân ngày càng mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Hoạt động khuyến nông bước đầu đã phát huy được tác dụng, có chiều hướng hoạt động hiệu quả hơn. Việc giao quyền sử dụng đất cho nông dân được triển khai khá tốt, xã đã cơ bản thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc làm này đã tạo ra tác dụng hết sức

thiết thực, ruộng đất được ổn định, người nông dân yên tâm đầu tư vốn và sức lao động để phát triển sản xuất, vòng quay của đất được nâng lên. Sang năm 1995, vụ chiêm xuân do điều kiện khí hậu không thuận lợi, sâu bệnh phát triển, đặc biệt bệnh đạo ôn làm ảnh hưởng lớn trong sản xuất. Nhờ sự chỉ đạo trong sản xuất của huyện ủy, chính quyền và sự chủ động nỗ lực của nhân dân nên diện tích cấy đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 29,1 tạ/ha.

Mười năm đổi mới (1986 - 1995), là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội xã Động Đạt. Đảng bộ cùng nhân dân đã khắc phục khó khăn, xác định cây trồng thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao. Những thành quả đạt được đã khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược lựa chọn phát triển sinh kế trọng điểm của cư dân địa phương.

Năm 1996, xã Động Đạt đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển mạnh nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chế biến nông, lâm sản. Mở rộng các ngành nghề phát triển trong nông thôn. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương về việc chuẩn bị giống, phân, cung ứng vật tư, tiếp thu khoa học kĩ thuật vào sản xuất của nhân dân nên diện tích trồng cây lương thực giảm so với giai đoạn 1986 - 1995 nhưng sản lượng quy thóc vẫn tăng và vượt chỉ tiêu đề ra.

Năm 2001- 2015 đứng trước nhiều cơ hội và thách thức nhưng nhân dân xã Động Đạt đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, kinh tế tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu BÀI HOÀN CHỈNH SINH KẾ CƯ DÂN ĐỘNG ĐẠT (Trang 59 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w