Tình trạng kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI HOÀN CHỈNH SINH KẾ CƯ DÂN ĐỘNG ĐẠT (Trang 53 - 59)

- Tiếp cận thuyết sinh thái văn hóa

1.3.2.2 Tình trạng kinh tế

Đặc điểm chung về kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã Động Đạt. Ngoài ra, nhân dân xã Động Đạt còn trồng các loại cây lương thực và hoa màu khác như: ngô, khoai, sắn. Trồng các cây công nghiệp như: cây chè, cây lạc, cây đỗ tương…. Ngoài trồng trọt, nhân dân xã Động Đạt còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn, gà, vịt…để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng. Xã Động Đạt còn đẩy mạnh việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre, nứa… xã Động Đạt có nhiều nghề thủ công, giỏi nghề đan lát, nghề làm trống, sản xuất gạch ngói. Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa. Ngày nay, thương mại và dịch vụ phát triển rộng hầu khắp trên địa bàn xã..

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì của dân tộc ta, giải phóng miền Nam, thống nhất đẩt nước. Cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới - giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Phấn khởi và tự hào trước những thắng lợi của dân tộc, thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Động Đạt đã hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần cùng nhân dân huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thu được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. + Tình hình kinh tế Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1977), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái vòng 2 (19 - 24/4/1977) đã quyết định : Tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm để làm tròn nhiệm vụ hậu cần tại chỗ cho công nghiệp phát triển và cải tạo đời sống nhân dân. Xuất phát từ đường lối chung, đuờng lối kinh tế của Đảng, Nghị quyết 23, 24 (1977) của Trung ương, Nghị quyết 40,45,46 (1977) của Tỉnh ủy Bắc Thái đề ra, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương đã xác định 4 thế mạnh để phát triển kinh tế của Phú Lương là: lương thực, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi. Trên cơ sở phân tích mặt mạnh, mặt yếu của huyện, Đại hội đại biểu huyện Phú Lương lần thứ XIV đã khẳng định: “Ra sức phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp một cách toàn diện, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân. Tích cực thâm canh cây trồng và chăn nuôi, phát triển ngành giao thông, thủy lợi. Củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất, ra sức cải tiến quản lí kinh tế, quản lí xã hội, lưu thông phân phối, tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc” [6,tr 202]

Về nông nghiệp: Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Phú Lương lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân dân xã Động Đạt tập trung phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ, đi đôi với tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, cải tiến

kĩ thuật canh tác. Với ý chí cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường ,vượt qua mọi khó khăn trước mắt, năm 1977 xã đã thu được kết quả: diện tích trồng lúa, trồng màu tăng lên đáng kể, sản lượng ngày càng tăng. Chăn nuôi vẫn được duy trì, số lượng đàn trâu, đàn bò, lợn, dê …không ngừng tăng. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100- CT/TW về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân trong huyện nêu cao lòng yêu nước, phát huy ý thức tự lực, tự cường để vượt qua mọi khó khăn giành các mục tiêu về kinh tế - xã hội do Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra. Thực hiện tinh thần đó, Đảng bộ và nhân dân xã Động Đạt đã không ngừng mở rộng diện tích canh tác, phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển chăn nuôi, chuyển đổi phương thức, giao cho các hộ gia đình xã viên nên có bước phát triển. Đảng bộ huyện Phú Lương rất coi trọng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong thời gian từ 1970 - 1982, với sự cố gắng và quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân xã Động Đạt đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được nhiều thắng lợi mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra. Đời sống của nhân dân bước đầu được cải thiện, các yêu cầu về ăn, ở, mặc, học hành… từng bước được đáp ứng, tình hình sản xuất ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu huyện chưa thực hiện được, nên kinh tế còn nhiều hạn chế. Đó còn là sự mất cân đối giữa sản xuất và đời sống, giữa trồng trọt và chăn nuôi, sự phân công lao động ngành, nghề chưa hợp lý. Việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống còn máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo, còn nặng nhiều về hình thức. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lương lần thứ XV đã nghiêm khắc nhận ra những sai sót, khuyết điểm và đề ra phương hướng nhiệm vụ ba năm 1983-1985 là “Ra sức phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch. Đảm bảo sản xuất lương thực,

thực phẩm đủ cân đối trên địa bàn huyện, đồng thời đóng góp cho Tỉnh và Trung ương” [6,tr.214]. Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng bộ huyện lần XV, Đảng bộ và nhân dân xã Động Đạt đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đoàn kết thực hiện các mục tiêu mà Đại hội đề ra.

Về lâm nghiệp: Là một huyện miền núi, nhân dân các dân tộc trong huyện sống phụ thuộc nhiều vào nguồn khai thác lâm sản nên Đảng bộ và chính quyền xã Động Đạt rất quan tâm đến công tác lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác trồng, quy hoạch rừng. Công tác bảo vệ rừng còn nhiều thiếu sót, hàng nghìn ha rừng đầu nguồn các loại bị tàn phá (cả rừng đầu nguồn và rừng già). Các vụ vi phạm phá rừng cũng chưa được xử lý kịp thời và kiên quyết (kể cả cán bộ, đảng viên và nhân dân). Lực lượng kiểm lâm hoạt động còn yếu, chủ trương giao đất giao rừng cho hợp tác xã chưa được thực hiện. Bước sang năm 1985, công tác trồng và bảo vệ rừng đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Diện tích trồng rừng ngày càng tăng. tệ đốt rừng làm nương rẫy và nạn cháy rừng đã giảm nhiều so với trước. Thế mạnh về lâm nghiệp của huyện đã được phát huy. Các kế hoạch trồng rừng, khai thác gỗ, đặc biệt là việc khai thác nguyên liệu, Đảng bộ đã thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho các hợp tác xã và các hộ gia đình quản lí. Với chủ trương đó, đã làm giảm tình trạng đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng bừa bãi.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong năm 1977,Theo thống kê về công nghiệp huyện Phú Lương đối với sản xuất gạch, để phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân trong huyện, có nêu đến xã Động Đạt: “ toàn huyện đã sản xuất được 3000 viên gạch, 1000 tấn vôi chủ yếu ở các xã Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch [35,tr.6]. Tổ chức đội, tổ sản xuất các loại công cụ sản xuất cả các nông cụ như lưỡi cày, dao, liềm, cuốc… Năm 1985, tập trung cố gắng xây dựng cụm cơ khí của huyện bao gồm chế biến Nông - lâm sản, sản xuất công cụ cầm tay cho nông nghiệp, một số dụng cụ gia đình, sửa chữa máy móc thiết bị thuộc xã quản lí. Tổ chức tốt việc khai thác nguồn than của địa phương để phục vụ cho sản xuất và sinh

hoạt. Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp là ngành vật liệu xây dựng: gạch, ngói, vôi, cát, sỏi, than.

Trong những năm 1980 - 1982 tiểu thủ công nghiệp xã Động Đạt phát triển không toàn diện chủ yếu tập trung vào việc sản xuất nông cụ cầm tay như dao, cuốc. xẻng…phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Một số mặt hàng xuất khẩu ở giai đoạn này lại không được chú ý đầu tư như: mành cọ, tăm mành, hoa hồi, dầu bạc hà, cật cọ… Những năm 1983 - 1985 đánh dấu bước chuyển biến mới của ngành tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản lượng đều vượt chỉ tiêu của huyện đề ra. Tuy nhiên, do điều kiện không thuận lợi, lại thiếu sự chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp, chưa khai thác hết được những thế mạnh của vùng. Các xí nghiệp, hợp tác xã chỉ cố gắng đạt được chỉ tiêu định mức được giao về số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Kinh tế gia đình chưa phát triển do chưa có chính sách phù hợp của Nhà nước.

Tiểu kết chương 1

Sinh kế, đặc biệt là sinh kế bền vững của cư dân là một trong những vấn đề trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trên thế giới cũng như Việt nam, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Dưới nhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau về sinh kế, nhiều tác giả đã đặt ra những vấn đề cơ bản trong hoạt động sinh kế của các vùng, tỉnh, địa phương khi tiếp cận nghiên cứu thực tế. Nhiều giải pháp đã được đặt ra nhằm đưa ra một chiến lược phát triển bền vững cho cư dân phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lý tộc người, phù hợp với bối cảnh xã hội.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về sinh kế nhưng có hai cách tiếp cận cơ bản là tiếp cận từ thuyết kinh tế và thuyết văn hóa.

Động Đạt là một xã có đặc điểm kinh tế nhìn chung kinh tế nông – lâm nghiệp vẫn là kinh tế chủ đạo, ngoài ra còn có những hoạt động kinh tế bổ trợ khác như kinh tế dịch vụ, tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp…Cư dân với nhiều thành

phần dân tộc khác nhau cùng chung sống với những đặc trưng riêng trong sinh hoạt văn hóa, tâm lý là đặc điểm chug về xã hội của Động Đạt.

Những đặc điểm kinh tế, cư dân, xã hội, điều kiện tự nhiên…là những yếu tố ảnh hưởng, chi phối, quy định các hoạt động sinh kế của cư dân Động Đạt.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu BÀI HOÀN CHỈNH SINH KẾ CƯ DÂN ĐỘNG ĐẠT (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w